K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2022

Tham Khảo

Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nổi bật nhân vật Ngô Tử Văn - một con người khảng khái, cương trực, kiên quyết đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân. Một mình chàng dám đương đầu với hồn ma tên tướng giặc, và dù phải xuống tận Minh ti, chàng vẫn không hề sợ hãi, rút lui. Diêm Vương công minh đã suy xét kĩ lưỡng mọi việc, xử đúng người đúng tội, giải oan cho Tử Văn. Truyện kết thúc bằng nhiều chi tiết li kì, hấp dẫn, giàu ý nghĩa. Sau khi trừng phạt hồn ma tướng giặc họ Thôi, Diêm Vương đã ban thưởng Tử Văn khá hậu hĩnh: Vương nghĩ Tử Văn có công trừ hại, truyền cho vị thần đền kia, từ nay phần xôi lợn của dân cúng tế, nên chia cho Tử Văn một nửa và sai lính đưa Tử Văn về. Chi tiết này khắc hoạ thêm một lần nữa sự công minh của Diêm Vương. Việc ban thưởng cho Tử Văn chứng tỏ Diêm Vương đứng về lẽ phải, có thiện chí đối với hành động dũng cảm của kẻ sĩ. Cho Tử Văn được trở lại làm người, có lẽ Diêm Vương không chỉ muốn trả dại sự công bằng cho chàng mà còn muốn duy trì sự tồn tại của khí phách hiên ngang, dũng cảm, của tinh thần khảng khái trên cõi trần. Tử Văn sẽ là sứ giả mang lại sự yên bình cho nhân dân chốn dương gian.

Việc Tử Văn được sống lại là phán quyết của Diêm Vương nhưng việc chàng được giới thiệu, đề cử vào chức phán sự đền Tản Viên là do Thổ công hết lòng xin cho: Nay thấy ở đền Tản Viên khuyết một chân phán sự, lão đã vì nhà thầy mà hết sức tiến cử, được đức Thánh Tản ngài đã bằng lòng, vậy xin lấy việc đó để đền ơn nghĩa. Hành động của Thổ công là hành động trả nghĩa Tử Văn. Nhờ chàng mà vị thần này được trở lại cai quản ngôi đền vốn bị hồn ma tướng giặc họ Thôi cướp mất. Nhận chức quan phán sự, Tử Văn sẽ phải chết, nhưng Thổ công khuyên rằng: Người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau. Tất nhiên, một người như Tử Văn có lẽ không vì danh tiếng mà hám chức danh đó. Lí do chính yếu khiến chàng ưng thuận lời đề nghị của Thổ công là với chức phán sự, chàng sẽ có cơ hội mang lại công lí, chính nghĩa cho cuộc đờị. Hơn nữa, để Tử Văn nhận chức phán sự cũng là cách Nguyễn Dữ bất tử hoá hình tượng con người cương trực, khảng khái. Chẳng thế mà sau khi Tử Văn chết rồi, có người còn nhìn thấy chàng ngồi trên xe, cưỡi gió mà biển mất. Những người như Tử Văn không thể chết mà phải sống mãi mãi để cuộc đời này được yên ổn, để mọi điều tai chướng bị tiễu trừ. Chi tiết kì ảo được Nguyễn Dữ xây dựng vừa thể hiện thái độ- ngợi ca, vừa thể hiện ước mơ công lí của nhà văn.

Kết thúc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thể hiện một cách sâu sắc triết lí dân gian ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, gieo gió gặt bão. Kẻ gian trá, xấu xa như hồn ma tướng giặc họ Thôi đã phải chịu tội còn người cương trực, khảng khái như Ngô Tử Văn xứng đáng được muôn đời ngợi ca. Lòng cảm phục và thái độ ngợi ca của Nguyễn Dữ đã được thể hiện một cách trực tiếp trong lời bình ngay sau kết thúc truyện. Theo ông, con người sống trên đời không sợ “cứng quá thì gãy” mà chỉ sợ không thể cứng được. Ngô Tử Văn một kẻ sĩ nước Vỉệt là người đã luôn giữ cho mình sự cứng cỏi để vượt qua mọi thế lực phi nghĩa. Cũng từ nhân vật này, người đọc có thể thấy Nguyễn Dữ rất đề cao sự cứng cỏi trong nhân cách kẻ sĩ. Thực ra đã là trí thức thì cần rất nhiều phẩm chất tốt đẹp. Quan niệm của Nguyễn Dữ về nhân cách kẻ sĩ không phải không đúng nhưng có lẽ chưa đầy đủ, trọn vẹn. Nếu kẻ sĩ lức nào cũng cứng quá thì chắc chắn cũng sẽ cổ lúc phải gãy.

Có khi sức hấp dẫn của những câu chuyện lại ở kết thúc giàu ý nghĩa. Viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ không chỉ làm người đọc hài lòng bởi một kết thúc có hậu mà còn khiến chúng ta phải có những giây phút lắng lại để chiêm nghiệm về ý nghĩa của kết thúc đó.

16 tháng 6 2021

"Nếu coi đọc sách là một quá trình tư duy, thì ngày nay, người ta đang ít nghĩ đi nhiều lắm ."Hiện nay, nhịp sống hằng ngày của con người được hỗ trợ nhịp nhàng cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao. Tuy nhiên, việc đọc sách vẫn được duy trì như là một thói quen lành mạnh và nó luôn chứng tỏ được những vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Điều đầu tiên, sách được coi như là một nguồn giải trí tuyệt vời và ngày nay nhiều người đến cuốn sách như một cách thư giãn. Đọc sách thường xuyên sẽ giúp cho bộ não khỏe mạnh, làm thanh thản tâm hồn chúng ta và giải toả tất cả căng thẳng trong công việc, trong các mối quan hệ cá nhân hoặc các vấn đề khác trong cuộc sống thường ngày. Không những vậy, sách hỗ trợ rất nhiều cho chúng ta kĩ năng suy nghĩ và phân tích vấn đề và phát triển trí tưởng tượng của chúng ta nhờ vào nguồn thông tin đa dạng. Có kiến thức về lĩnh vực khác nhau sẽ tạo cơ sở giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại vật và những thách thức trong tương lai. Điều cuối cùng nhưng rất quan trọng, đọc sách rèn luyện chúng ta khả năng tập trung tâm trí vào những gì chúng ta đang làm. Trong một thế giới của Internet, nó dường như như rất khó khăn cho chúng ta cưỡng lại sự thu hút của điện thoại di động hoặc máy tính. Nhưng khi chúng ta đọc sách, tất cả sự chú ý của chúng ta tập trung vào việc câu chuyện và chúng ta có thể nhập tâm vào từng chi tiết nhỏ nhất. Kết lại, mỗi cuốn sách đều mang lại giá trị to lớn cho độc giả và chúng ta nên duy trì thói quen đọc sách thường xuyên.

31 tháng 12 2021

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: về hiện trạng đọc sách của xã hội ngày nay.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Qúa trình tư duy: quá trình phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta không biết.

- Đọc sách là một quá trình tư duy: đọc sách giúp cho tư duy con người phát triển, tiếp nhận thêm tri thức, văn hóa, tinh thần…

- Câu nói thể hiện được đọc là một quá trình tư duy, ta càng đọc nhiều thì ta càng biết nhiều, hiểu nhiều, nghĩ nhiều. Còn nếu không đọc thì ta đang dần làm cho kiến thức bị ít đi, suy nghĩ cũng bớt dần và ta trở nên không hiểu biết, lạc hậu.

b. Chứng minh – Bình luận:

Khẳng định rằng quan niệm trên là hoàn toàn đúng đắn:

- Đọc sách là một việc làm rất tốt cho quá trình tư duy, nó giúp ta giải mã những điều ta thắc mắc và cho ta thêm thông tin mới.

- Đọc sách cho ta những phán đoán đúng hoặc sai:

+ Phán đoán đúng khi ta vận dụng những luận cứ chắc chắn cho phán đoán của mình.

+ Phán đoán sai khi ta không am hiểu về vấn đề đó.

=> Đọc sách là một quá trình để ta rèn luyện và phát triển tư duy.

- Ngày nay, chúng ta ít nghĩ đi nhiều lắm bởi ta giờ rất ít khi đọc sách nhất là giới trẻ hiện nay thì lại càng ít. Thay vì đọc sách họ dành thời đó để lướt mạng, xem ti vi, chơi facebook. Chính vì vậy, tư duy của họ đang bị chậm lại.

=> Ngưng đọc sách là ngưng tư duy.

- Lấy ví dụ chứng minh: ở trong cuốc sống.

c. Bài học:

Chúng ta phải luôn luôn đọc sách bởi nó giúp ta tư duy, biết được nhiều điều và quan trọng nó còn ảnh hưởng, hình thành đạo đức, nhân cách sống tốt.

3. Kết bài: Nêu suy nghĩ và liên hệ bản thân

9 tháng 4 2023

Tác giả đã dùng những câu thơ chính luận thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lý độc lập của nước Đại Việt.  Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, lo cho dân thì hòa bình mới giữ vững. Đem lại cho dân cuộc sống ấm no hạnh phúc còn là trách nhiệm của người lãnh đạo. Đó là trách nhiệm giữ nước, đưa đất nước phát triển sánh vai với cường quốc nam châu. Là giữ vững nền độc lập, tự do mà không bị xâm phạm bởi các đất nước khác, không nhu nhược, không khuất phục trước tình cảnh nước mất nhà tan

12 tháng 11 2021

bà bt ko

 

26 tháng 9 2021

Tham khảo:

Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Có ý chí, con người luôn vững vàng trước thử thách phong ba. Họ cho khó khăn là trải nghiệm; xem nghịch cảnh là môi trường để rèn luyện. Qua khó khăn đó, ý chí nghị lực được hình thành, được tôi luyện, con người mới có thể hiên ngang, bản lĩnh giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản. Nguyễn Ngọc Ký, Nick Vujick, Hellen Keller… là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công.