viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm xúc sau khi đọc văn bản ông một
giúp mình với m.n-(
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau khi đọc bài thơ "Mẹ là tất cả" khiến tôi trào dâng sự xúc động khi nhớ về người mẹ của mình. Bài thơ đã cho thấy tình mẫu tử cao cả và tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho đứa con của mình. Từ đó, tôi cảm thấy trân trọng và hạnh phúc khi còn mẹ ở bên chăm lo từng ngày. => Hứa học tập thật tốt để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của mẹ ...
Khi đọc bài thơ em cảm thấy tình thương của mẹ thật thiêng liêng, cao cả. Mẹ hóa thân vào "cơn gió mùa thu", "đêm sáng trăng sao","tia nắng ban mai","ánh sáng vầng dương dịu kì" chỉ mong luôn được gần bên, giúp sức cho đứa con nhỏ của mình. Mẹ là người luôn ở bên những lúc ta cần nhất, giúp nhọc nhằn trôi đi. Tình mẫu tử là thứ tình cảm trân quý không gì sánh bằng.
mình cũng học lớp 6 mà sao chưa đọc qua văn bản bài học tốt nhỉ ?
Tham Khảo!
Trong các bài thơ trung đại đã học em thich nhất là bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ có thể coi là bản tuyên ngôn đọc lập đầu tiên của dân tộc ta. Bằng lời lẽ hết sức đanh thép, hào hùng đã khẳng định chủ quyền: vua Nam ở, "vằng vặc sách trời chia xứ sở". Đây là những lí lẽ thuyết phục khiến chúng không thể chối cãi được. Hai câu cuối bài chính là lời cảnh tỉnh đến bọn xâm lược sẽ bị ta đánh cho tơi bời. Bằng lập luận và giọng thơi đanh thép tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước.
Bài thơ “Một mình trong mưa” với hình ảnh con cò lặn lội gợi cho em liên tưởng tới những người mẹ tảo tần vất vả nuôi con, chăm lo cho gia đình. Trong các khổ thơ, em đặc biệt ấn tượng với khổ thơ thứ ba, khổ thơ khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ cô đơn lặn lội giữa bập bùng mưa gió, không ngại khó không ngại khổ, miệt mài bươn chải vì con, vì chồng. Qua đây, em lại càng thêm trân trọng và yêu thương những người chị, người mẹ, người bà. Em tự nhủ sẽ cố gắng học hành thật tốt để không phụ lòng mẹ mong mỏi, chăm lo.
Sau khi em đọc xong văn bản Thánh Gióng em càng cảm thấy tự hào về lịch sử chống giặc ngoại xâm của đất nước ta. Dọc theo chiều dài lịch sử có rất nhiều kẻ thù ngoại bang xâm lăng, gây nên biết bao đau thương, khổ đau cho nhân dân ta. Nhưng nhân dân ta chưa bao giờ để chúng thực hiện được ý đồ của mình. Chỉ cần có kẻ dám xâm phạm bờ cõi từ già đến trẻ đều "đồng tâm hiệp lực" cùng nhau tiêu diệt kẻ thù. Bên cạnh đó, nhân dân ta còn mang một khát vọng hòa bình vô cùng mạnh mẽ để đất nước không còn chiến tranh, chết chóc lầm than, con người "an cư lạc nghiệp" hưởng một hạnh phúc ấm no. Những trang sử hào hùng đó mãi là bài học quý báu cho thế hệ trẻ hôm nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Những kẻ thù xâm lược đất nước khiến cho cuộc sống của người dân khổ cực. Thế nhưng, nhân dân ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Điều đó được thể hiện rõ qua hình ảnh người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc Ân. Hay vị chủ tướng Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh. Cùng với đó sự ý thức của nhân dân ta về việc đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. Những trang sử hào hùng, vẻ vang đó đã để lại bài học quý giá cho thế hệ sau. Chúng ta – những người con của đất Việt trong thời bình hãy tích cực học tập để dựng xây và bảo vệ đất nước.
Hình ảnh ông đồ già trong bài thơ "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm. Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp không khí ngập tràn sắc xuân của Tết Nguyên đán "hoa đào nở". Nổi bật trong khung cảnh tấp nập của phố đông người, ông đồ già xuất hiện cùng những vật dụng quen thuộc như "mực tàu, giấy đỏ". Với đôi tay tài hoa của mình, ông đã viết nên những nét chữ "Như phượng múa, rồng bay" làm người đời ngưỡng mộ mà tấm tắc khen ngợi. Nhưng khi Nho học lụi tàn, con người dần quên đi những truyền thống tốt đẹp thì ông đồ vẫn kiên trì ngồi nơi góc phố cùng "giấy đỏ", "mực", "nghiên". Tiếc rằng, trong không khí nhộn nhịp của phố phường ngày Tết, người ta đã lãng quên đi ông đồ già viết câu đối đỏ. Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay" không chỉ khắc họa khung cảnh lạnh lẽo, buồn bã mà còn là gợi nên tâm trạng cô đơn, tủi buồn khi thời thế thay đổi. Câu hỏi tu từ "Hồn ở đâu bây giờ" như một lời tiếc thương cho số phận của ông đồ, cho những tàn lụi của những giá trị Nho học. Bằng thể thơ năm chữ ngắn gọn, giọng điệu trầm lắng cùng biện pháp tu từ nhân hóa "Giấy đỏ buồn không thắm",... đã bộc lộ niềm tiếc thương chân thành trước một lớp người tài năng nhưng do thời cuộc mà đi vào dĩ vãng. Bài thơ như lời nhắc nhở mỗi người về việc trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp.