K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2022

Hình đâu ạ ?

14 tháng 9 2022

loading...  

9 tháng 8 2023

Đồng bào Tây Nguyên thường ở trong ngôi nhà sàn làm bằng tre, gỗ, lá. Trang phục truyền thống được may bằng vải thổ cẩm, trang trí hoa văn đặc sắc. 

2 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Kinh thành Huế được xây dựng cách ngày nay hơn 200 năm và sau gần 30 năm thì hoàn thành.
- Với chu vi khoảng 9 km, Kinh thành Huế có hình gần như vuông, đường chia ô cờ, với ba vòng thành (Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành). Hoàng thành và Tử Cấm thành được gọi chung là Hoàng Cung hay Đại Nội.

Kinh Thành huế gần như là hình vuông, với cấu trúc gồm 3 vòng thành: Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành

Tìm các thông tin về lá biến dạng theo hướng dẫn dưới đây: - Quan sát cây xương rồng hoặc H.25.1 và hãy cho biết:      + Lá cây xương rồng có đặc điểm gì?      + Vì sao đặc điểm đó giúp cây có thể sống ở những nơi khô hạn thiếu nước? - Quan sát H.25.2 H.25.3 hãy cho biết:      + Một số lá chét của cây đậu Hà Lan và lá ở ngọn cây mây có gì khác với các lá bình thường?      + Những lá...
Đọc tiếp

Tìm các thông tin về lá biến dạng theo hướng dẫn dưới đây:

- Quan sát cây xương rồng hoặc H.25.1 và hãy cho biết:

     + Lá cây xương rồng có đặc điểm gì?

     + Vì sao đặc điểm đó giúp cây có thể sống ở những nơi khô hạn thiếu nước?

- Quan sát H.25.2 H.25.3 hãy cho biết:

     + Một số lá chét của cây đậu Hà Lan và lá ở ngọn cây mây có gì khác với các lá bình thường?

     + Những lá có biến đổi như vậy có chức năng gì đối với cây?

- Quan sát củ riềng hoặc củ dong ta (H.25.4)

     + Tìm những vảy nhỏ ở trên thân rễ, hãy mô tả hình dạng và màu sắc của chúng.

     + Những vảy đó có chức năng gì đối với các chồi ở thân rễ?

- Quan sát củ hành (H.25.5) và cho biết:

     + Phần phình to thành củ là do bộ phận nào của lá biến thành và có chức năng gì?

1
24 tháng 10 2018

- Ở H.25.1

     + Lá cây xương rồng biến thành gai.

     + Lá biến thành gai làm giảm sự thoát hơi nước qua lá phù hợp với điều kiện sống của cây ở nơi khô hạn.

- Ở H.25.2 H.25.3:

     + Lá chét của đậu Hà Lan hình thành tua cuốn, lá cây mây biến thành tay móc.

     + Tua cuốn, tay móc giúp cây bám vào giá thể để cây leo lên cao.

- Ở H.25.4

     + Các vảy nhỏ trên thân rễ có màu nâu, màu trắng.

     + Chúng có chức năng bảo vệ các chồi ở thân rễ.

- Ở H.25.5 phần phình to ở củ hành là bẹ lá phình to ra, có vai trò dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.

2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
- Mô tả hệ thống đê sông Hồng:
+ Hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ có tổng chiều dài hàng nghìn ki-lô-mét. Nhiều nơi đê có độ cao từ 6 m đến 8 m, có nơi cao hơn 10 m.
+ Đây là công trình vĩ đại của người dân trong việc ngăn lũ của sông ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Vai trò của đê sông Hồng: nhờ có hệ thống đê ven sông mà đời sống của người dân được đảm bảo hơn; dân cư phân bố rộng khắp đồng bằng; nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ phát triển; nhiều di tích lịch sử, văn hóa,... được lưu giữ.

12 tháng 12 2023


 

25 tháng 11 2023

Sông Hương

Sông Hương chảy qua thành phố Huế. Nước sông Hương có màu xanh ngọc, chảy lững lờ qua thành phố, qua các làng mạc yên bình, các di tích lịch sử cổ kính kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hai bên bờ sông tạo nên vẻ đẹp huyền bí mà thơ mộng. Nối hai bờ sông Hương có nhiều cây cầu nhưng nổi tiếng nhất là cầu Trường Tiền.

Núi Ngự

Núi Ngự (hoặc núi Ngự Bình) nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 4 km về phía nam. Trước đây, núi Ngự được coi như hệ thống thành lũy tự nhiên đồ sộ, kiên cố, bảo vệ Kinh thành Huế. Ngày nay, núi Ngự vẫn rợp bóng thông xanh ngát. Từ trên đỉnh núi, có thể nhìn ngắm sông nước, cung điện, chùa chiền, lăng tẩm và vẻ đẹp thơ mộng của Cố đô Huế.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Nhà Rông được xây dựng ở vị trí trung tâm, cao ráo, có mặt bằng rộng, thuận lợi cho sinh hoạt cộng đồng. Nhà Rông có vai trò chính là nơi để hội họp, tiếp khách,... Khi làm nhà Rông, người dân chủ yếu sử dụng các vật liệu như gỗ, mây, tre, nứa, lá. Nhà Rông càng to đẹp chứng tỏ buôn làng càng giàu có, thịnh vượng.

2 tháng 8 2023

Tham khảo:
Các dân tộc ở Tây Nguyên thường sống tập trung thành buôn. Mỗi buôn thường có một nhà rông. Nhà rông của mỗi dân tộc có những nét riêng về hình dáng và cách trang trí. Nhà rông là ngôi nhà chung lớn nhất của buôn. Nhiều sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách của cả buôn,... được diễn ra ở đó. Nhà rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn càng giàu có, thịnh vượng.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Mô tả cảnh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thườnng họp vào những ngày nhất định.

+ Hàng hoá phần lớn là những sản phẩm của người dân địa phương, nhiều nhất là hàng thổ cẩm, công cụ sản xuất, một số món ăn đặc trưng như: thắng cố, cơm lam,...

+ Chợ phiên còn là nơi giao lưu và gặp gỡ của mọi người sau những giờ lao động vất vả, nơi kết bạn của các nam nữ thanh niên.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Mô tả phong cảnh làng quê ở Đồng bằng Bắc Bộ

+  Làng quê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Người dân ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ sống thành từng làng theo quan hệ họ hàng, làng xóm.

+ Phong cảnh quen thuộc ở làng quê thường có cổng làng, cây đa, luỹ tre, giếng nước, chùa, đình làng,...

+ Mỗi làng đều có một ngôi đình thờ Thành hoàng, là nơi hội họp, tổ chức các lễ hội truyền thống của người dân trong làng.

26 tháng 11 2023

- Chợ phiên vùng cao:
+ Chợ phiên vùng cao thường họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này, chợ thường rất đông vui.
+ Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, giao lưu văn hoá của người dân.
+ Ngoài ra, chợ phiên cũng là nơi lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc về ẩm thực, trang phục,...
- Lễ hội Lồng Tồng:
+ Còn được gọi là lễ hội xuống đồng của các dân tộc Tày, Nùng,... + Lễ hội này được tổ chức vào đầu mùa xuân, để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
+ Hoạt động chính của lễ hội là: nghi lễ xuống đồng, với sự tham gia thực hiện nghi thức cày đường cày đầu tiên, thi cấy,....
+ Trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bịt mắt đập trống,... - Nghệ thuật múa xòe Thái
+ Xòe Thái là loại hình múa truyền thống, đặc sắc, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái.
+ Xòe Thái có rất nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. Xoè vòng có tính giao lưu cộng đồng cao nên không hạn chế số người tham gia. Các vòng xoè thường được xác định “tâm xoè" bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa,....
+ Năm 2021, Tổ chức UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tham khảo

- Chợ phiên vùng cao:

+ Chợ phiên vùng cao thường họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này, chợ thường rất đông vui.

+ Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, giao lưu văn hoá của người dân.

+ Ngoài ra, chợ phiên cũng là nơi lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc về ẩm thực, trang phục,...

- Lễ hội Lồng Tồng:

+ Còn được gọi là lễ hội xuống đồng của các dân tộc Tày, Nùng,...

+ Lễ hội này được tổ chức vào đầu mùa xuân, để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.

+ Hoạt động chính của lễ hội là: nghi lễ xuống đồng, với sự tham gia thực hiện nghi thức cày đường cày đầu tiên, thi cấy,....

+ Trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bịt mắt đập trống,...

- Nghệ thuật múa xòe Thái

+ Xòe Thái là loại hình múa truyền thống, đặc sắc, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái.

+ Xòe Thái có rất nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. Xoè vòng có tính giao lưu cộng đồng cao nên không hạn chế số người tham gia. Các vòng xoè thường được xác định “tâm xoè" bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa,....

+ Năm 2021, Tổ chức UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.