K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

goolgel thẳng tiến =))

30 tháng 8 2018

Ko có bạn ơi

17 tháng 11 2021

Theo kiến thức lớp 7 giúp mình nhé !

17 tháng 11 2021

Tham khảo :

Câu 1 :

3. Triều đại nhà Tiền Lê (980 – 1009) trị vì 29 năm

Do Vệ Vương (Đinh Toàn) là con trai của vua Đinh Tiên Hoàng lúc lên ngôi mới có 6 tuổi. Nên mọi quyền hành đều nằm trong tay Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn. Nhà Tống tính lợi dụng lúc vua còn nhỏ để lập nên ách đô hộ của Trung Quốc. Nhưng khi ấy những người theo phò tá Lê Hoàn đã tôn ông lên làm vua để chống lại quân giặc. Thái hậu Dương Vân Nga thể theo nguyện vọng của các tướng sĩ đã khoác áo bào cho Lê Hoàn.

Được sự tín nhiệm của đình thần, Lê Hoàn lấy tước hiệu là vua Lê Đại Hành đã cầm quân đánh thắng quân Tống vào năm 981. Nhưng thế lực của nhà Tống vẫn còn đáng sợ nên nhà vua đã xin cầu hòa với nhà nước Khai Phong và được Khai Phong chấp nhận. Có được hòa bình với Trung Quốc, Lê Đại Hành đã tổ chức đạo quân sang đánh Chămpa. Sau khi có được sự kính nể của cả phía Bắc và phía Nam đối với Đại Cồ Việt vua Lê Đại Hành đã cho làm đường và đào kênh để phát triển giao thông và kinh tế. Theo gương các triều đại Trung Quốc, Lê Đại Hành lập lễ tịch điền bằng cách đích thân cày những luống cày đầu tiên để vỡ đất. Ông cũng là vị vua đầu tiên cho đúc tiền Thiên Phúc (trước đó nước ta đều sử dụng tiền của Trung Quốc).

Đồng tiền “Thiên Phúc Trấn Bảo”. Ảnh: BTLSQG

Ông mất vào năm 1005 sau 24 năm trị vì và củng cố nền móng Việt Nam. Năm 1009 sau khi ông mất, con ông còn nhỏ, đình thần đã tôn một vị quan cao cấp là Lý Công Uẩn lên làm vua. Nhà Tiền Lê kết thúc.

Câu 2 :

Ý nghĩa lịch sử:

- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ âm mưu thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.

25 tháng 1 2016

1. Nội dung của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt :

Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập đảng thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng Cộng sản Việt Nam. Những điểm chủ yếu của Cương lĩnh chính trị đầu tiên:
Chiến lược cách mạng: tiến hành “ tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến, tư sản phản cách mạng, làm  cho nuớc Việt Nam độc lập tự do, lập chính phủ công, nông, binh và quân đội công nông; tịch thu sản nghiệp của đế quốc và phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất.
Lực lượng cách mạng: công nông, tiểu tư sản, trí thức, lợi dụng hoặc turng lập phú nông, địa chủ, tư sản. Cách mạng phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
Lãnh đạo cách mạng: đảng cộng sản Việt Nam: đội tiền  phong của giai cấp vô sản.
Tuy còn vắn tắt, song đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn
đề dân tộc và giai cấp. độc lập, tự do là tư tưởng chủ yếu của cương lĩnh.

2. Tại sao nói : đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam ?

    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với tổ chức thống nhất đã vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn : làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
    Vạch ra phương hướng cách mạng đúng đắn : sử dụng bạo lực của quần chúng theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin.
    Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, Việt Nam có nhiều đồng minh mới và cũng góp phần mình vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

22 tháng 12 2021

Bản vẽ kĩ thuật(gọi tắt là bản vẽ) trình bày thông tin kĩ thuật của sp dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện giao tiếp (thiết kế, thi công, sử dụng sản phẩm) trong kỹ thuật, nó bao gồm các hình biểu diễn (hình chiếu, hình cắt..), các số liệu ghi kích thước, các yêu cầu kỹ thuật...., nó được vẽ theo một quy tắc thống nhất nhằm thể hiện hình dạng, kết cấu, độ lớn... của vật thể.

2 tháng 1

Câu 1: 

- Quan sát thời gian mọc, lặn; di chuyển của mặt trời, mặt trăng làm ra lịch.

+ Âm lịch: Theo sự di chuyển của mặt trăng quanh trái đất.

+ Dương lịch: Theo sự di chuyển của trái đất quanh mặt trời.

- Dương lịch được hoàn chỉnh, gọi là công lịch.

- 1 thập kỉ = 10 năm.

- 1 thế kỉ = 100 năm.

- 1 thiên niên kỉ = 1000 năm.

- Ở Việt Nam, Công lịch được dùng chính thức trong các cơ quan và văn bản nhà nước, tuy nhiên, âm lịch vẫn được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

Câu 2:

- Đời sống vật chất

+ Người nguyên thủy đã biết mài đá, tạo ra nhiều loại công cụ khác nhau (rìu, bôn, chày, cuốc đá) và vũ khí (mũi tên, mũi lao).

+ Đồ gốm đã dần phổ biến với hoa văn trang trí phong phú.

+ Sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lập bằng cỏ khô hay lá cây.

+ Nguồn thức ăn bao gồm cả những sản phẩm săn bắn, hái lượm và tự trồng trọt, chăn nuôi.

- Đời sống tinh thần

+ Trong các di chỉ, người ta tìm thấy nhiều viên đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi, nhiều vỏ ốc biển được mài thủng, có thể xâu dây làm đồ trang sức, những bộ đàn đá, vòng tay,...

+ Hoa văn trên đồ gốm cũng dần mang tính chất nghệ thuật, trang trí.

+ Trong nhiều hang động, người ta đã phát hiện các mộ táng, có chôn theo công cụ và đồ trang sức.

 

2 tháng 1
  • Câu 1: Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng mà người xưa đã tính và làm ra lịch.
  • Âm lịch là cách tính lịch dựa và sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng.
  • Người xưa đã phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút.
  • Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực có cách làm lịch riêng.
  • Đối với người phương Đông: Cách tính thời gian dựa vào chu kỳ quay của mặt trăng quanh trái đất (cách tính âm lịch).
  • Câu 2 :

    Đời sống vật chất của người nguyên thủy ở Việt Nam:

    + Công cụ lao động: chủ yếu sử dụng nguyên liệu đá để chế tác công cụ lao động; ngoài đá, con người còn sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác, như: xương thú,… Tới thời kì đá mới, kĩ thuật chế tác công cụ lao động của con người ngày càng phát triển; con người bước đầu biết chế tác đồ gốm.

    + Cách thức lao động: từ chỗ lấy săn bắt – hái lượm làm nguồn sống chính (cư dân văn hóa Ngườm – Sơn Vi…), con người đã từng bước chuyển sang sang trồng trọt và chăn nuôi gia súc (nền nông nghiệp sơ khai đã bắt đầu từ thời văn hóa Hòa Bình).

    + Địa bàn cư trú: từ chỗ cư trú trong các hang động, mái đá ngoài trời, ven bờ sông, suối (cư dân văn hóa Ngườm – Sơn Vi…), tới thời kì đá mới, con người đã quần tụ nhau lại thành các thị tộc, bộ lạc, định cư ở những địa bàn cư trú ổn định và ngày càng mở rộng.

    - Đời sống tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng:

    + Hình thành những mầm mống của tôn giáo, tín ngưỡng.

    + Con người đã biết dùng đồ trang sức, như: vòng cổ và chuỗi hạt xương (bằng cách đem khoan lỗi rồi lấy dây xâu lại); vòng tay, hoa tai…

    + Con người biết chế tác các nhạc cụ từ xương thú hoặc đá

câu 1: hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào tây sơn?câu 2: chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? vì sao chữ cái la-tinh ghi âm bằng tiếng việt trở thành chữ quốc ngữ của ta cho đến ngày nay?câu 3: trình bày những biện pháp phát triển kinh tế thời lê sơ? tác dụng của những biện pháp đó?câu 4: quân đội thời lê sơ được tổ chức như thế nào? câu 5: nêu những nét chính về tình hình...
Đọc tiếp

câu 1: hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào tây sơn?

câu 2: chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? vì sao chữ cái la-tinh ghi âm bằng tiếng việt trở thành chữ quốc ngữ của ta cho đến ngày nay?

câu 3: trình bày những biện pháp phát triển kinh tế thời lê sơ? tác dụng của những biện pháp đó?

câu 4: quân đội thời lê sơ được tổ chức như thế nào?

 câu 5: nêu những nét chính về tình hình xã hội đàng trong nửa sau thế kỉ 18?

câu 6: quang trung đã có những chính sách gì để phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định xã hội , phát triển văn hóa dân tộc?

câu 7: chính sách ngoại thương của nhà nguyễn với các nước phương tây được thể hiện như thế nào?

câu 8: trình bày sự phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào thế kỉ 17-18?

 câu 9: hãy kể những thành tựu kỹ thuật cuối thế kỉ 18 - nửa đầu thế kỉ 19? những thành tựu đó phản ánh điều gì?

 câu 10: hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn học giáo dục của đại việt thời lê sơ?

 

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

♦ Những nội dung cơ bản của lịch sử Đông Nam Á trong thế kỉ XX:

- Nội dung thứ nhất: cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á

+ Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920: Ở Việt Nam, Lào, Campuchia, diễn ra phong trào đấu tranh chống thực dân theo khuynh hướng phong kiến; ở Philíppin, Inđônêxia, Mianma,… diễn ra phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản.

+ Từ năm 1920 đến năm 1945: phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng: tư sản và vô sản. Năm 1945, một số nước như: Inđônêxia, Việt Nam, Lào,.. đã giành được độc lập dân tộc.

+ Từ năm 1945 đến năm 1975: nhân dân Đông Nam Á tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân theo nhiều con đường khác nhau, như: đấu tranh vũ trang; đàm phán hòa bình,… và lần lượt giành được độc lập dân tộc.

- Nội dung thứ hai: quá trình tái thiết, phát triển đất nước sau khi giành được độc lập

+ Sau khi giành độc lập, các nước: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo tiến hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX.

+ Các nước Việt Nam, Lào, Campuchia từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hoá từ cuối thập kỉ 80 - 90 của thế kỉ XX.

+ Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hoá nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.

- Nội dung thứ ba: quá trình liên kết khu vực được đẩy mạnh thông qua sự hình thành và phát triển, mở rộng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

+ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Mailaixia, Xingapo, Philíppin và Thái Lan.

+ Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (in đô nê xi a, tháng 2/1976), với việc kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác.

+ Từ những năm 80 của thế kỉ XX, ASEAN từng bước mở rộng thành viên trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi. Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên. Từ đây ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa,… xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.