K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời mà nhớ lên, nhớ nhãn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời mà nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ Bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, buởi Vạn Phước, cam Bổ Hạ, đào Sa Pa mà nhớ xuống.

(Vũ Bằng- Thương nhớ mười hai)

câu 1 phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? tìm ra nét độc đáo trong diễn đạt của tác giả câu 2 nêu thông điêp của đoạn trích ? ( trình bày trong đoạn văn 5-7 dòng) giúp mình với

1
6 tháng 8 2022

1. PTBĐ chính: Biểu cảm

Nét độc đáo: Tác giả liệt kê ra nỗi nhớ về người và vật

2. Thông điệp: Qua đoạn trích, tác giả Vũ Bằng bày tỏ nỗi nhớ Hà Nội tha thiết. Tác giả nhớ từ những chi tiết nhỏ cho đến những món ăn. Điều này cho thấy tác giả không chỉ yêu HN mà còn có sự cảm nhận tinh tế về HN. Qua đây cũng là lời khuyên cho mọi người hãy luôn nhớ về quê hương nguồn cội dù chúng ta có đang ở bất kì nơi đâu, hãy luôn khắc ghi quê hương trong trái tim ta.

_mingnguyet.hoc24_

6 tháng 8 2022

bạn là chuyên văn à

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào... Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". (Ngữ văn 7- tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? của ai? Xác định thể loại của văn bản đó.

Câu 2: Tìm hai từ láy, 2 từ ghép có trong đoạn trích .

Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa với từ “học trò” trong ngữ liệu.

Câu 4: Trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được. Câu 5: Từ hoài niệm của người mẹ về tuổi thơ, từ sự lo lắng của mẹ dành cho con trong buổi tựu trường, em thấy người mẹ là người như thế nào?

Câu 6: Em hiểu “ thế giới kì diệu” sa cánh cổng trường mà người mẹ nhắc đến là gì?

Câu 7: Hãy nhớ và viết lại cảm xúc ngày đầu tiên đến trường của em bằng một đoạn văn .
Giúp mình với!

1
2 tháng 10 2021

Câu 1 : Trích từ "Cổng trưởng mở ra" - của Lý Lan - văn bản nhật dụng

Câu 2 : - 2 từ láy : nôn nao , hồi hộp

- 2 từ ghép : khắc sâu , tự nhiên

Câu 3 : học trò - học sinh

Câu 4 : Nội dung : Sự hồi tưởng của người mẹ về ngày khai trường đầu tiên của minh.

Nghệ thuật : - Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc

- Từ ngữ nhẹ nhàng, kín đáo thể hiện những tâm tư, tình cảm thầm kín của người mẹ

2 tháng 10 2021

Còn từ câu 5-7 bạn chưa làm ạ

 

Đề 1:Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới: "Người ta nhớ nhà,nhớ cửa,nhớ những nét mặt thương yêu,nhớ những con đường đã đi về năm trước,nhớ ng bn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên nhữg con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau,hoa bưởi.Ng ta nhớ heo may giếg vàng;nhớ cá mè,rau rút;nhớ trăng bạc,chén vàng. Nhớ quá,bất cứ cái j của Hà Nội cũng...
Đọc tiếp

Đề 1:Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

"Người ta nhớ nhà,nhớ cửa,nhớ những nét mặt thương yêu,nhớ những con đường đã đi về năm trước,nhớ ng bn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên nhữg con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau,hoa bưởi.Ng ta nhớ heo may giếg vàng;nhớ cá mè,rau rút;nhớ trăng bạc,chén vàng.

Nhớ quá,bất cứ cái j của Hà Nội cũng nhớ,bất cứ cái j của Bắc Việt cũng nhớ,nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi,nhớ từ tiếng hát của ng mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại;nhớ hoa sấu rụng xuống đường Hàng Trống,nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông Đào,nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời nhớ lên,nhớ nhãn Hưng Yên,vải Vụ Bản ,cả anh vũ Việt Trì,na Láng,bưởi Vạn Phúc,cam Bố Hạ,đào Sa Pa,mà nhớ xuống."

(Vũ Bằng-Thương nhớ mười hai)

Câu 1:Hãy xác định phương thức biểu đạt và nội dung của đoạn văn trên.

Câu 2:Nồi dung đoạn văn trên có liên quan đến bài thơ nào em đã học?Tác giả là ai?Hãy chép lại bài thơ đó.

Câu 3:Trong đoạn văn trên,tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào nổi bật?Tác dụng của nghệ thuật đó?

Câu 4:Tìm 1 từ trái nghĩa với từ "vắng vẻ".

Câu 5:Đối với bản thân em,hình ảnh nào in sâu trong kí ức mà em nhớ nhất?Hãy viết đoạn văn trình bày cảm xúc đó (3-5 câu).

2
23 tháng 11 2019

câu 1 : mk nghĩ là phương thức tự sự và biểu cảm

câu 2 tác giả là vũ bằng

câu 4 : vắng vẻ - tấp nập

chúc bn học tốt!hihi

26 tháng 11 2019

1/PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT LÀ BIỂU CẢM 4/ TỪ TRÁI NGHĨA VS VẮNG VẺ LÀ:ĐÔNG ĐÚC

22 tháng 1 2017

Nghĩa của từ đi trong hai câu thơ: ta đi trọn kiếp người/cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

• Chữ đi trong câu thơ thứ nhất nghĩa là: sống, là trải qua kiếp người.

• Chữ đi trong câu thơ thứ hai nghĩa là: thấu hiểu và cảm nhận.

Đọc đoạn văn và trả lời:" Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ mướn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lai, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp một...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và trả lời:

" Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ mướn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lai, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào..."

Nêu nội dung chính của đoạn văn trên

1
16 tháng 8 2021

NDC: tâm trạng hồi hộp và những ấn tượng khác ghi trong lòng người mẹ về ngày đầu tiên đi học 

16 tháng 8 2021

ghi tham khảo đi em ơi, chị nhắc lần 2 đấy!

Giúp mik lm bài này với!Đọc đoạn văn và trả lời:"Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu...
Đọc tiếp

Giúp mik lm bài này với!

Đọc đoạn văn và trả lời:

"Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào..."

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản đó do ai sáng tác? Nêu các phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn văn trên?

b. Tìm các từ láy trong đoạn văn và phân tích tác dụng của từ láy trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong đoạn văn? Đặt câu với 1 từ láy vừa tìm?

c. Hãy phân tích tâm trạng của nhân vật người mẹ trong đoạn trích trên.

0
Bài 2: Xác định từ ghép trong đoạn văn  sau: " Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ mướn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lai, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học...
Đọc tiếp

Bài 2: Xác định từ ghép trong đoạn văn  sau:

 " Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ mướn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lai, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào..."( Cổng trường mở ra)

0
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Hãy cứ ước mơMẹ của một bé gái 5 tuổi lanh lợi mới đi dự Hội nghị Phụ nữ về. Vốn đang phấn khích bởi những giấc mơ kì thú về năng lực của nữ giới – chủ đề chính của hội nghị - bà bèn hỏi con gái mình sau này lớn lên bé muốn làm nghề gì. Bé Lin-đa đáp: “Dạ, làm y tá ạ!”.Dạo ấy, y tá vẫn bị cho là nghề riêng của phụ nữ, thế...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Hãy cứ ước mơ

Mẹ của một bé gái 5 tuổi lanh lợi mới đi dự Hội nghị Phụ nữ về. Vốn đang phấn khích bởi những giấc mơ kì thú về năng lực của nữ giới – chủ đề chính của hội nghị - bà bèn hỏi con gái mình sau này lớn lên bé muốn làm nghề gì. Bé Lin-đa đáp: “Dạ, làm y tá ạ!”.

Dạo ấy, y tá vẫn bị cho là nghề riêng của phụ nữ, thế nên câu trả lời trẻ thơ kia xem ra không làm bà mẹ vui lòng, dù sao thì bà cũng vừa mới đi dự hội nghị về năng lực của phụ nữ kia mà.

Con có thể làm bất cứ nghề gì con muốn. – Bà mẹ khơi gợi cho con gái. – Con có thể làm luật sư, bác sĩ phẫu thuật, làm một nhân viên ngân hàng hay tổng thống… Con có thể làm bất cứ thứ gì con thích.

Bé Lin-đa hỏi lại: “Bất cứ thứ gì sao mẹ?”

- Ừ, làm bất cứ thứ gì, con ạ! – Người mẹ mỉm cười.

Bé Lin-đa reo lên: “Ồ, vậy thì hay quá! Con muốn làm một chú ngựa con!”

Hẳn là giấc mơ của cô bé kia cần thêm đôi chút chín chắn nữa, thế nhưng bạn có muốn mình có được tinh thần lạc quan như của cô bé ngây thơ, mong muốn được làm một chú ngựa con tung tăng chạy nhảy trên thảm cỏ xanh, hít thở khí trời và những làn gió mát; hơn là cứ bi quan ủ rũ và than vãn rằng: “Tôi chẳng làm được cái gì nên hồn cả” hay không?

Tết-đi Ru-dơ-veo đã nói rằng: “Hãy cứ ngước lên các vì sao và nhớ giữ cho đôi chân đứng trên mặt đất”. Đó là một cách để biến ước mơ thành hiện thực. Nào, hãy bắt đầu bằng cách ngước nhìn lên và mơ tưởng về những điều đẹp nhất.

      (Theo Một phút có thể thay đổi cuộc đời)

Chú giải: Tết-đi Ru-dơ-veo: Theodore Roosevelt (1858-1919), hay còn gọi là Teddy, là tổng thống thứ 26 của Mĩ.

Chép lại một câu văn trong bài mà em thích nhất.

1
12 tháng 8 2018

Hướng dẫn giải:

- Hãy cứ ngước lên các vì sao và nhớ giữ cho đôi chân đứng trên mặt đất.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Hãy cứ ước mơMẹ của một bé gái 5 tuổi lanh lợi mới đi dự Hội nghị Phụ nữ về. Vốn đang phấn khích bởi những giấc mơ kì thú về năng lực của nữ giới – chủ đề chính của hội nghị - bà bèn hỏi con gái mình sau này lớn lên bé muốn làm nghề gì. Bé Lin-đa đáp: “Dạ, làm y tá ạ!”.Dạo ấy, y tá vẫn bị cho là nghề riêng của phụ nữ, thế...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Hãy cứ ước mơ

Mẹ của một bé gái 5 tuổi lanh lợi mới đi dự Hội nghị Phụ nữ về. Vốn đang phấn khích bởi những giấc mơ kì thú về năng lực của nữ giới – chủ đề chính của hội nghị - bà bèn hỏi con gái mình sau này lớn lên bé muốn làm nghề gì. Bé Lin-đa đáp: “Dạ, làm y tá ạ!”.

Dạo ấy, y tá vẫn bị cho là nghề riêng của phụ nữ, thế nên câu trả lời trẻ thơ kia xem ra không làm bà mẹ vui lòng, dù sao thì bà cũng vừa mới đi dự hội nghị về năng lực của phụ nữ kia mà.

Con có thể làm luật sư, bác sĩ phẫu thuật, làm một nhân viên ngân hàng hay tổng thống… Con có thể làm bất cứ thứ gì con thích.

Bé Lin-đa hỏi lại: “Bất cứ thứ gì sao mẹ?”

- Ừ, làm bất cứ thứ gì, con ạ! – Người mẹ mỉm cười.

Bé Lin-đa reo lên: “Ồ, vậy thì hay quá! Con muốn làm một chú ngựa con!”

Hẳn là giấc mơ của cô bé kia cần thêm đôi chút chín chắn nữa, thế nhưng bạn có muốn mình có được tinh thần lạc quan như của cô bé ngây thơ, mong muốn được làm một chú ngựa con tung tăng chạy nhảy trên thảm cỏ xanh, hít thở khí trời và những làn gió mát; hơn là cứ bi quan ủ rũ và than vãn rằng: “Tôi chẳng làm được cái gì nên hồn cả” hay không?

Tết-đi Ru-dơ-veo đã nói rằng: “Hãy cứ ngước lên các vì sao và nhớ giữ cho đôi chân đứng trên mặt đất”. Đó là một cách để biến ước mơ thành hiện thực. Nào, hãy bắt đầu bằng cách ngước nhìn lên và mơ tưởng về những điều đẹp nhất.

      (Theo Một phút có thể thay đổi cuộc đời)

Chú giải: Tết-đi Ru-dơ-veo: Theodore Roosevelt (1858-1919), hay còn gọi là Teddy, là tổng thống thứ 26 của Mĩ.

Vì sao câu trả lời thích làm y ta của bé Lin-đa không làm mẹ vui lòng?

1
31 tháng 7 2017

Hướng dẫn giải:

- Vì nghề đó bị cho là nghề riêng của người phụ nữ.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Hãy cứ ước mơMẹ của một bé gái 5 tuổi lanh lợi mới đi dự Hội nghị Phụ nữ về. Vốn đang phấn khích bởi những giấc mơ kì thú về năng lực của nữ giới – chủ đề chính của hội nghị - bà bèn hỏi con gái mình sau này lớn lên bé muốn làm nghề gì. Bé Lin-đa đáp: “Dạ, làm y tá ạ!”.Dạo ấy, y tá vẫn bị cho là nghề riêng của phụ nữ, thế...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Hãy cứ ước mơ

Mẹ của một bé gái 5 tuổi lanh lợi mới đi dự Hội nghị Phụ nữ về. Vốn đang phấn khích bởi những giấc mơ kì thú về năng lực của nữ giới – chủ đề chính của hội nghị - bà bèn hỏi con gái mình sau này lớn lên bé muốn làm nghề gì. Bé Lin-đa đáp: “Dạ, làm y tá ạ!”.

Dạo ấy, y tá vẫn bị cho là nghề riêng của phụ nữ, thế nên câu trả lời trẻ thơ kia xem ra không làm bà mẹ vui lòng, dù sao thì bà cũng vừa mới đi dự hội nghị về năng lực của phụ nữ kia mà.

Con có thể làm bất cứ nghề gì con muốn. – Bà mẹ khơi gợi cho con gái. – Con có thể làm luật sư, bác sĩ phẫu thuật, làm một nhân viên ngân hàng hay tổng thống… Con có thể làm bất cứ thứ gì con thích.

Bé Lin-đa hỏi lại: “Bất cứ thứ gì sao mẹ?”

- Ừ, làm bất cứ thứ gì, con ạ! – Người mẹ mỉm cười.

Bé Lin-đa reo lên: “Ồ, vậy thì hay quá! Con muốn làm một chú ngựa con!”

Hẳn là giấc mơ của cô bé kia cần thêm đôi chút chín chắn nữa, thế nhưng bạn có muốn mình có được tinh thần lạc quan như của cô bé ngây thơ, mong muốn được làm một chú ngựa con tung tăng chạy nhảy trên thảm cỏ xanh, hít thở khí trời và những làn gió mát; hơn là cứ bi quan ủ rũ và than vãn rằng: “Tôi chẳng làm được cái gì nên hồn cả” hay không?

Tết-đi Ru-dơ-veo đã nói rằng: “Hãy cứ ngước lên các vì sao và nhớ giữ cho đôi chân đứng trên mặt đất”. Đó là một cách để biến ước mơ thành hiện thực. Nào, hãy bắt đầu bằng cách ngước nhìn lên và mơ tưởng về những điều đẹp nhất.

      (Theo Một phút có thể thay đổi cuộc đời)

Chú giải: Tết-đi Ru-dơ-veo: Theodore Roosevelt (1858-1919), hay còn gọi là Teddy, là tổng thống thứ 26 của Mĩ.

Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

1
24 tháng 10 2018

Hướng dẫn giải:

- Hãy lạc quan lên và mơ về những điều tốt đẹp nhất.