Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau :" Yêu thương là món quà vô giá của cuộc sống" - tìm hiểu đề - tìm ý - viết đoạn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn 2/3 trang giấy đây
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Ông cha ta đâu chỉ đang nhắc chuyện bầu, chuyện bí. Câu ca dao còn mang thông điệp nhân văn về lòng thương người, nhân ái, bao dung. Vậy thế hệ tiếp nhận bài học đó có còn hiểu và thực thi lòng bao dung trong cuộc sống đúng cách? Ba chữ “lòng bao dung” rất dễ hiểu. bao dung là sự rộng lòng tha thứ cho người có lỗi lầm. Tuy nhiên, nếu nói “lòng bao dung” thì bạn nên hiểu rộng hơn đó là bao dung, vị tha, biết đùm bọc, che chở, thậm chí hi sinh lợi ích cá nhân cho một điều gì đó xứng đáng. Đây là một đức tính tốt đẹp của con người.
Đúng như nghĩa chính nhất của nó, bao dung biểu hiện ở cách bạn biết tha thứ lỗi lầm. Không ai sinh ra mà hoàn hảo cả. Trong cuộc sống, ít nhiều sẽ mắc lỗi, bản thân mỗi chúng ta đều hiểu điều đó. Khi bản thân bạn mắc lỗi, bạn cũng cần được tha thứ. Do vậy, hãy tha thứ cho một ai đó khi họ mắc phải lỗi lầm. Lấy ví dụ trong lớp học, môi trường gần gũi với chúng ta nhất. Giả sử trong lớp có bạn bị phát hiện trộm cắp một món đồ của một học sinh khác. Bạn đó biết lỗi và đã trả lại món đồ. Cô giáo và các bạn khác đã tha thứ, bỏ qua và lại quan hệ hòa đồng với nhau trở lại. Biết tha thứ và từ bỏ ý niệm xấu xa trong mình, điều đó không gì khác ngoài lòng bao dung.
Bao dung biểu hiện cao cả hơn trong những vấn đề tế nhị hơn. Hãy nghĩ tới những ngày kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bão lửa. Khi giặc thua, đầu hàng, quân dân ta đã tha tội, thậm chí lo toan đủ miếng ăn, áo mặc và trả lính về với quê hương họ. Việc làm ấy khiến không ít bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Bản thân quân lính thua trận cũng tôn trọng quân và dân ta hơn.
Tôi khá tâm đắc một câu nói của Nam Cao: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình”. Có thể coi đây là một định nghĩa khác cụ thể hơn về bao dung. bao dung biểu hiện trong cách bạn đối xử với người khác, đặc biệt là người yếu thế. Bạn sinh ra có một hình hài hoàn thiện, bạn đã là “kẻ mạnh” so với những người khiếm khuyết cơ thể. Hãy thương yêu, bao bọc lấy họ giống như cách mà Thị Nở đã đến và yêu thương mảnh hồn tàn tạ, méo mó Chí Phèo. Đôi khi, một vài yêu thương nhỏ bé lại có khả năng cứu rỗi một đời người.
Như vậy, lòng bao dung đem lại cho chúng ta nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nó giúp ta sống hòa đồng, thiện chí với mọi người hơn. bao dung sẽ tiếp thêm sức mạnh cho người khác, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Tuy vậy, bao dung không đồng nghĩa với sự tha thứ mù quáng. Hãy đặt lòng bao dung đúng lúc, đúng chỗ. Bạn chỉ nên tha thứ cho những người thực sự muốn được tha thứ. Đối với những kẻ cố tình mắc sai lầm và không có ý định sửa chữa, bạn không nên đặt sự tha thứ nơi họ. Làm như vậy trái lại chỉ để cho lòng tốt của chúng ta bị lợi dụng mà thôi.
Có câu “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, hãy bao dung nếu có thể. Điều đó tốt cho bạn và tốt cho mọi người. Khi bạn sống bao dung, bạn sẽ nhận được nhiều thứ hơn so với những gì bạn nghĩ. Với tôi, sống bao dung giúp tôi thanh thản hơn.
1. Mở đoạn: Giới thiệu bệnh vô cảm là một trong những căn bệnh phổ biến ngày hôm nay. Nó đang từ từ lan rộng ngấm sâu vào đời sống xã hội.
2. Thân đoạn:
- Bệnh vô cảm: căn bệnh tâm hồn của những người sống ích kỷ, lạnh lùng và thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, của những người sống xung quanh mình.
- Nguyên nhân:
+ Con người bị cuốn vào guồng quay cuộc sống đầy mệt mỏi, họ không thể nghĩ cho ai khác ngoài bản thân mình
+ Tâm lý đám đông "nếu mình không giúp, cũng sẽ có người khác giúp"
+ Tính chất của cuộc sống mang tính chất “đô thị hóa”nhanh khiến văn hóa làng xã ngày một mai một dần, con người không còn kết nối với nhau
- Thực trạng:
+ Con người dần thơ ơ vô cảm với những người xung quanh hoặc với chính người mình yêu thương. Họ cho rằng quan tâm người khác là hành động phí thời gian và cũng không phải nghĩa vụ của mình.
+ Khi chứng kiến cái ác diễn ra trước mắt, họ gián tiếp giúp kẻ thủ ác trốn tội bằng sự im lặng của mình.
+ Vô cảm ở đây còn là vô cảm với chính ước mơ và tương lai của mình không còn quan tâm đến ngày mai mình sẽ làm gì.
- Hậu quả:
+ Bệnh vô cảm khiến cái ác xuất hiện và hoành hành khắp trong xã hội
+ Vì căn bệnh vô cảm mà con người mất dần kết nối với nhau.
=> Bài học nhận thức: Chúng ta cần sống học cách cho đi yêu thương để không khiến bản thân trở thành khối băng di động, chỉ biết làm việc như một cái máy mà không có cảm xúc. "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Tình thương chính là cái quý giá của con người. Chính vì vậy hãy để trái tim mình được lấp đầy yêu thương để chia sẻ cùng những người xung quanh
- liên hệ bản thân
Sự nỗ lực hết mình trong cuộc sống là một khía cạnh quan trọng để chúng ta đạt được thành công và đạt được mục tiêu của mình. Đó là sự cống hiến tuyệt đối và không ngừng nghỉ để đạt được những điều mà chúng ta mong muốn. Ý nghĩa của sự nỗ lực hết mình không chỉ là về việc đạt được thành công mà còn là về quá trình phát triển bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Đầu tiên, sự nỗ lực hết mình giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và thách thức trong cuộc sống. Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ và dễ dàng. Chúng ta thường gặp phải những trở ngại và thử thách mà không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi chúng ta nỗ lực hết mình, chúng ta có thể vượt qua những khó khăn này và tiến lên phía trước. Sự nỗ lực hết mình giúp chúng ta không bỏ cuộc và không đánh mất hy vọng. Nó truyền động lực và sự kiên nhẫn để chúng ta tiếp tục cố gắng và không ngừng nghỉ. Thứ hai, sự nỗ lực hết mình giúp chúng ta phát triển bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Khi chúng ta đặt mục tiêu và nỗ lực hết mình để đạt được chúng, chúng ta không chỉ đạt được thành công mà còn trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn. Quá trình nỗ lực hết mình giúp chúng ta khám phá và phát triển những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Chúng ta học cách vượt qua giới hạn và phát triển những kỹ năng mới. Sự nỗ lực hết mình cũng giúp chúng ta rèn luyện sự kiên nhẫn và sự kiên trì, hai yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong cuộc sống. Cuối cùng, sự nỗ lực hết mình mang lại cho chúng ta cảm giác tự hào và hạnh phúc. Khi chúng ta đạt được những mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra và nhìn lại quá trình chúng ta đã đi qua, chúng ta cảm thấy tự hào về những gì chúng ta đã đạt được. Sự nỗ lực hết mình cũng mang lại cho chúng ta cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn vì chúng ta biết rằng chúng ta đã đặt tất cả sức lực và tâm huyết vào những gì chúng ta làm. Trong cuộc sống, sự nỗ lực hết mình là một yếu tố quan trọng để đạt được thành công và đạt được mục tiêu của chúng ta. Nó giúp chúng ta vượt qua khó khăn, phát triển bản thân và mang lại cảm giác tự hào và hạnh phúc. Vì vậy, hãy luôn nỗ lực hết mình và không ngừng nghỉ để đạt được những điều mà chúng ta mong muốn trong cuộc sống.
1.Mở :
- Trong cuộc đời mỗi người sẽ có nhiều nơi để đi, nhiều đích để đến nhưng chỉ có 1 nơi để trở về, đó chính là gia đình.
2.Thân :
a.Gia đình là gì :
-Là tổ ấm, là mái nhà, là nơi mà các thành viên là những người thân ruột thịt cùng chung sống, yêu thương và bao bọc nhau vô điều kiện.
b.Vai trò của gia đình :
- Là nơi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách cho mỗi người.
- Là điểm tựa tinh thần, là chốn bình yên sẵn sàng che chở và giang tay đón nhận ta kể cả khi thành công hay thất bại, là động lực để ta vượt qua mọi khó khăn giông bão của cuộc đời.
- Là nơi chắp cánh ước mơ cho ta được bay cao và xa.
c.Biểu hiện :
- Gia đình/tổ ấm ấy của ai ? Họ ở đâu ?
- Nêu ra sự gắn bó của các thành viên trong gia đình ?
- Ý nghĩa, đóng góp của gia đình họ cho xã hội ?
d.Phê phán mặt trái vấn đề :
- Lên án những người không biết yêu quý, trân trọng giá trị của gia đình, phê phán những người cùng 1 nhà nhưng không biết yêu thương, đùm bọc nhau...
e.Rút ra bài học :
- Về nhận thức : nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, yêu quý và trân trọng gia đình.
- Về hành động : Vun đắp tổ ấm mỗi ngày, cùng quan tâm, dành thời gian bên cha mẹ, anh chị em. Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để sau này trưởng thành xây dựng 1 gia đình hạnh phúc.
Bài này mình tự làm nha. Chúc bạn học tốt !!!
Em tham khảo !
Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,... Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.
Tham khảo:
1. Phân tích đề
– Yêu cầu đề bài: Trình bày quan niệm, suy nghĩ của em về lòng tự trọng
– Phạm vi tư liệu dẫn chứng: những sự việc, hành động biểu hiện cho lòng tự trọng trong cuộc sống.
– Phương pháp lập luận chính: giải thích, bình luận
2. Hệ thống luận điểm
– Luận điểm 1. Giải thích khái niệm lòng tự trọng
– Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng tự trọng
– Luận điểm 3: Vai trò của lòng tự trọng
– Luận điểm 4:Bài học nhận thức và hành động
3. Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng
Mở bài nghị luận về lòng tự trọng
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Thân bài nghị luận về lòng tự trọng
* Luận điểm 1. Giải thích khái niệm lòng tự trọng
– Lòng tự trọng là ý thức coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân, coi trọng giá trị của bản thân.
– Tại sao cần phải có lòng tự trọng?
+ Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, những điểm chưa hoàn thiện
+ Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc bởi: Người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình
+ Tự trọng giúp chúng ta sống đẹp sống có ích -> Xã hội lành mạnh hơn
+ Lòng tự trọng khơi nguồn các đức tính tốt đẹp khác
+ Có tự trọng chúng ta mới có thể học được cách tôn trọng người khác
* Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng tự trọng
– Có suy nghĩ, hành động và cách ứng xử đúng với lương tâm và đạo lí.
– Nói đi đôi với làm
– Cố gắng làm bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình, không coi cóp, gian lận
– Khi có khuyết điểm chân thành sửa sai và nhận lỗi.
– Nhìn thẳng vào hạn chế của mình khi không đủ khả năng đảm đương một công việc.
– Luôn có ý thức tự giác vươn lên để khẳng định mình ngay cả khi gặp khó khăn, trắc trở.
– Chú ý cả đến lời nói khi giao tiếp.
– Biết giữ lời hứa, tôn trọng mọi người.
– Luôn làm tốt nhiệm vụ không để ai nhắc nhở hoặc chê trách.
– Có thái độ sống hòa nhã với mọi người, tôn trọng người già, nhường nhịn trẻ em
* Luận điểm 3: Vai trò của lòng tự trọng
– Luôn giúp ta tự tin vào việc mình làm, luôn chủ động vững vàng trong mọi công việc, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách.
– Luôn giúp ta lạc quan, yêu đời
– Luôn giúp ta được mọi người tôn trọng
– Góp phần xây dựng xã hội văn minh.
– Dẫn chứng:
+ Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc.
+ Người Nhật: Sau chiến tranh Thế giới thứ II, sau vụ động đất, sóng thần vừa qua…
+ Hồi World Cup năm 2002, tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Rất nhiều người hâm mộ từ châu Âu sang Nhật xem bóng đá. Trong các sân vận động, sau khi trận đấu kết thúc, người xem ra về, nhưng người Nhật nán lại nhặt các vỏ đồ hộp, chai, lọ, rác vứt rải rác trong sân vận động, để mang ra thùng rác bên ngoài. Nhiều người hâm mộ Tây thấy xấu hổ, cũng quay lại, học người Nhật, nhặt các vỏ chai lọ, đồ hộp, bao giấy mà mình vứt lại, mang ra thùng rác.
+ Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
* Luận điểm 4: Bài học nhận thức và hành động
– Để xây dựng lòng tự trọng bản thân mỗi con người phải luôn có ý thức học tập và rèn luyện, nói phải đi đôi với làm.
– Rèn luyện lòng tự trọng là đấu tranh với chính bản thân mình để có suy nghĩ và hành động đúng đắn.
– Luôn sống một cách chan hòa, làm những điều tốt đẹp tránh xa cái xấu
– Nhận thức những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy và sửa chữa
– Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức, lời nói và hành động.
– Lòng tự trọng có lợi không chỉ cho bản thân mình mà còn tạo nên một cộng đồng, xã hội văn minh hơn.
– Gia đình, nhà trường cần giáo dục cho con em mình lòng tự trọng để có thái độ sống tốt.
* Bàn luận mở rộng
– Cần phân biệt tự trọng với tự cao, tự đại
– Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người thiếu tự trọng, đánh mất lòng tự trọng của bản thân:
+ Làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm, đánh mất nhân cách của bản thân.
+ Nói năng ứng xử thiếu văn hóa
+ Học sinh vô lễ với thầy cô
+ Lười lao động, học tập
+ Sống lợi dụng, dựa dẫm, gặp khó khăn thì nản chí, nản lòng…
-> Tất cả những hành động việc làm đó cần bị phê phán.
Kết bài nghị luận về lòng tự trọng
– Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình.
– Mỗi người chúng ta hãy luôn sống giàu lòng tự trọng để xã hội trở nên tốt đẹp.
Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính ta với những người xung quanh. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp, về chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng ta. Đối với gia đình việc chúng ta thể hiện lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ ông mẹ là thể hiện đạo đức của một người con ngoan hiếu thuận. Đối với nhà trường thì lại có một thước đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một mực đó là hạnh kiểm và học lực, khi đi học chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình ra sao sẽ được thầy cô đánh giá đúng như vậy. Đối với xã hội việc thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí. Từ đó ta có thể thấy ứng xử là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì chúng ta hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quý trọng. Những điều tốt đẹp bạn mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.
Có ý kiến cho rằng: Yêu thương là món quà vô giá của cuộc sống. Quả thực, nó vô giá bởi lẽ tình yêu thương không hề mua được, không hề có cái sự bỏ tiền ra là được người khác yêu thương trong cuộc sống này. Chúng ta cần biết yêu thương mọi người xung quanh, dù họ là người quen hay người lạ chỉ cần thấy họ đang gặp khó khăn thì ta tiếc chi chút công sức giúp đỡ họ. Đó là tình cảm đẹp giữa mọi người với nhau, biết chăng được nhờ vậy mình có thêm người bạn tốt, một cơ hội nào đó,.... Như câu nói: Phải chăng sức mạnh lớn nhất của con người nằm ở trái tim. Thật như vậy, đồng nghĩa: tình yêu thương chính là sức mạnh lớn nhất của con người ta. Có tình yêu thương, người ta sẽ có thêm động lực hoàn thành công việc, tiến tới những điều có ích. Đôi khi, nhờ yêu thương mà một người có thể thay đổi bản thân tốt đẹp hơn, nhờ yêu thương mà người ta được cảm thấy ấm áp hạnh phúc trong tấm lòng. Thực tế, một người đang gặp khó khăn trong tài chính, ta đến giúp đỡ họ thì họ sẽ cảm thấy biết ơn mình từ đó mình có thêm người bạn, tri kỉ. Và sau này nếu mình cần giúp đỡ, nếu người đó biết điều biết lẽ thì chắc chắn họ sẽ giúp đỡ mình. Đó cũng là đạo lý của tình yêu thươn: cho đi để được nhận lại. Mặt khác, nếu không được "nhận lại" cũng không sao cả, chúng ta nên coi việc giúp đỡ mà mình làm là điều giúp ta thoải mái, sống hạnh phúc hơn. Cuộc sống mỗi người vốn dĩ đã luôn có chuyện buồn, trắc trở và nếu như trao đi tình yêu thương thì cuộc sống của mọi người sẽ trở nên có nghĩa, có sắc đẹp hồng hơn. Khép lại, món quà vô giá nâng niu tâm hồn con người trong cuộc sống chính là tình yêu thương.