K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 7 2022

`2` giờ `30` phút `=2,5` giờ

Vận tốc của ô tô :

`150 : 2,5 = 60` (km/giờ)

______________________________

`A = | x ∈ N| 6 < x <19|`

`A = { 7,8,9,10,11,.....18}`

15 tháng 6 2019

Bài làm của mk nek:

2x+3x=5

=> x.(2+3)=5

=> x.5=5

=> x=5:5

=> x=1

15 tháng 6 2019

thanks you for your help tran hoai thuong

21 tháng 12 2017

đề đâu b

2 tháng 7 2023

Gọi chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật lần lượt là a,b (a>b>0) (m)
Theo đề, ta có

2a + 2b = 140 *

a = b + 10 **
Thay ** vào *, ta có :
2(b + 10) + 2b = 140
 4b + 20 = 140 => b = 30 m
                              a = b + 10 = 40 m
 

2 tháng 7 2023

cho hỏi là dầu * nghĩ là j hả bạn

 

24 tháng 6 2017

Dựa vào hình vẽ ta thấy diện tích tam giác ACD là37,5 cm2

Độ dài đường cao AH là: 37,5 x 2 : 5 =15﴾cm﴿

Độ dài cạnh đáy BC là: 150 x 2 : 15 =20 ﴾cm﴿

24 tháng 6 2017

A B C 5 cm 35 cm^2

Nhìn vào hình vẽ ta thấy diện tích tăng thêm là một hình tam giác có diện tích là 35 cm2 ; đáy là 5 cm2 và chiều cao là chiều cao của hình tam giác ABC .

Vậy chiều cao của diện tích tăng thêm (hay diện tích tam giác ABC) là :

 \(\frac{35.2}{5}=14\left(m\right)\)

Vậy đáy BC dài số m là :

 \(\frac{150.2}{14}=\)sai đề

1 tháng 3 2017

thoi ko can giup  nua dau du j cung cam on nhe

24 tháng 6 2017

cái bài tính đấy á?!

24 tháng 6 2017

giụt sách đó rồi ghi đề ra

12 tháng 12 2017

Bố cục:

    - Đoạn 1 (từ đầu ... mới sống qua được): câu chuyện con hổ với bà Trần.

    - Đoạn 2 (còn lại): câu chuyện con hổ với bác tiều phu.

Tóm tắt:

Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm hổ cõng vào rừng đỡ đẻ cho hổ cái. Sau đó, hổ đực đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc đó, bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Bác tiều ở huyện Lạng Giang một lần giúp một con hổ lấy chiếc xương bị hóc, được hổ biếu một con nai tạ ơn. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Mỗi lần giỗ bác tiều, hổ đều mang dê hoặc lợn đến biếu gia đình.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Văn bản thuộc thể loại truyện trung đại. Có hai đoạn chia như phần Bố cục.

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Biện pháp nghệ thuật cơ bản bao trùm được sử dụng là nhân hóa.

   Nói về con hổ cũng là nói về con người. Con hổ là loài ăn thịt, là con thú hung dữ mà còn biết trọng tình nghĩa huống chi là con người.

Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   - Câu chuyện con hổ với bà đỡ Trần: hổ đực nhờ bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái, biếu bà một cục bạc, còn được hổ dẫn ra tận cửa rừng.

   - Câu chuyện con hổ với bác tiều: bác tiều giúp lấy cái xương bị hóc trong miệng con hổ, được hổ đền đáp và nhớ ơn mãi về sau.

   → Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn trong lần được giúp đỡ còn con hổ thứ hai thì nhớ ơn mãi về sau, cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Truyện đề cao lối sống nghĩa tình trong cuộc sống. Thấy khó thì giúp, có ơn phải đền.

Luyện tập

   Câu chuyện về một con chó có nghĩa với chủ:

   - Tính khôn, hiểu ý chủ, biết nghe lời của chú chó.

   - Quấn quýt với mọi người, hay chơi đùa, vẫy đuôi chạy ra tận cổng khi chủ về,...

   - Chú chó dũng cảm cứu chủ trong cơn hoạn nạn.

12 tháng 12 2017

Tóm tắt

Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.

Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.

Câu 1: Văn bản này thuộc thể loại văn xuôi. Truyện có hai đoạn:

- Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ.

- Đoạn thứ hai kể chuyện con hổ có nghĩa với người tiều phu.

Câu 2:

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.

Câu 3: Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.

- Các hành động:

    + Gõ cửa cổng bà đỡ

    + Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.

    + Mừng rỡ, đùa giỡn với con.

    + Đào cục bạc tặng bà đỡ.

    + Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi.

Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, lo lắng đến mạng sống của cô vợ trong cuộc sinh nở đầy bất trắc. Hổ không nói được, nhưng cử chỉ cầm tay và đỡ rồi nhìn hổ cái là cách thể hiện hay nhất. Hổ đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.

- Con hổ thứ hai với bác tiều phu:

    + Mắc xương, lấy tay móc họng.

 + Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.

    + Tạ ơn một con nai.

    + Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.

Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

16 tháng 12 2017

Các chú chiến sĩ Hải quân thân mến!

Lời đầu thư, cháu xin chúc các chú dồi dào sức khoẻ và gửi tới các chú những gì tốt đẹp nhất. Hi vọng rằng cánh thư nhỏ bé này sẽ là chiếc cầu nối gắn kết những con người chưa từng gặp mặt.

Chắc hẳn, nơi đảo xa, các chú đang băn khoăn người viết lá thư này. Xin tự giới thiệu, cháu tên là Linh là học sinh Trường THCS Thạch Hoá.

Các chú Hải quân yêu quý!

Qua các bài giảng của thầy cô cũng như qua sách báo, TV, cháu đã hiểu rất nhiều về nhiệm vụ cao cả và sự hi sinh thầm lặng của các chú cho Mẹ hiền Tổ quốc. Sinh sống ở đất liền, nỗi băn khoăn của cháu là ở nơi xa ấy, cuộc sống của các chú như thế  nào? Điều kiện sinh sống trên đảo ra sao? Ước mong có một ngày được đặt chân ra đảo để hỏi thăm các chú dường như là thường trực trong mỗi chúng cháu.

Thưa các chú!

Ngày nay được sống trong hoà bình, hơn ai hết, cháu hiểu rằng: “ Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” cả, vì vậy các chú vẫn phải ngày đêm cầm chắc tay súng bảo vệ vững bền chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Các chú là những người giữ nước anh hùng, vĩ đại. Cháu tự hào, khâm phục và kính yêu các chú, những người âm thầm cống hiến cuộc đời mình ở nơi đón ánh nắng mặt trời đầu tiên trên lãnh thổ chữ “S” thân thương. Đất nước chúng ta có rừng vàng, biển bạc, đó là điều không gì chối cãi được, phải không các chú? Theo cháu được biết thì hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện những kế hoạch leo thang tại Biển Đông. Cháu cũng như tất cả mọi người luôn mong muốn đất nước chúng ta luôn giữ toàn vẹn chủ quyền biển đảo, cháu mong nuốn đát nước chúng ta ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, ước mong ấy không phải chỉ riêng ai các chú nhỉ? Và các chú chính là nơi để cháu và các bạn trẻ Thạch Hoá gửi gắm niềm tin khát vọng.

Các chú ạ!

Cháu biết là lính biển các chú phải xa nhà, xa gia đình, xa quê hương, có lẽ các chú cũng rất buồn. Nhưng cháu tin lòng yêu nước, yêu Tổ quốc sẽ chiến thắng tất cả. Cháu tin là như vậy. Cháu tin ở các chú. Nơi đất liền, cuộc sống của chúng cháu là rất tốt. Cháu ước sau này sẽ trở thành một nữ cảnh sát để truy lùng tội phạm, để giữ bình yên nơi đất liền, để các chú nơi đảo xa yên tâm hoàn thành nhiệm vụ. Cháu tự hứa sẽ học tập thật tốt, cố gắng đạt được ước mơ của mình. Sẽ cùng nhau đoàn kết, cùng phấn đấu vì tương lai tươi sang. Những trái tim nhỏ bé chốn đất liền luôn hướng về Trường Sa.

Cuối thư, cháu chúc các chú luôn khoẻ mạnh, vững chắc tay súng hoàn thanh tốt nhiệm vụ thiêng liêng cao cả. Tuổi trẻ Thạch Hoá luôn tự hào về các chú - “người giữ nước” chốn hải đảo xa xôi. Mong sớm gặp mặt các chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa yêu dấu. Tạm biệt các chú.

16 tháng 12 2017

Chắc các chú không biết chủ nhân của bức thư này là ai viết đâu nhỉ! Cháu xin được giới thiệu cháu tên là Phạm Thị Thu Hà, học sinh lớp 6A trường Trung học cơ sở Hồng Hà. 

Cháu rất thích môn toán, đó là niềm đam mê của cháu. Cháu cũng học nhiều các môn Tiếng Việt và Tiếng Anh. Cháu được xem tivi, nghe bố mẹ kể nhiều về cuộc sống, chiến đấu của các chú nơi đầu sóng ngọn gió thật vất vả, đó là một sự hy sinh lớn lao. Ở Hà Nội, nơi xa xôi này, cháu vẫn thầm mong được đến thăm các chú dù chỉ là một lần thôi!

Ngoài biển khơi có lạnh không ạ? Các chú có khỏe không ạ? Các chú nhớ mặc áo ấm nhé! Xa nhà, chắc các chú buồn lắm. Các chú hãy vui lên bởi vì ở đây, chúng cháu luôn nhớ về các chú với sự mến phục. 
Đối với cháu, từ khi nhận thức được rằng tình yêu nước luôn khắc sâu trong tâm trí mỗi con người thì hai tiếng: “Tổ quốc” sao mà thiêng liêng đến vậy! Đó là ngọn đuốc sáng rực, sưởi ấm cho tâm hồn các chú. “Ngọn đuốc” ấy thôi thúc, giục giã các chú, là động lực để các chú tiến lên, bảo vệ mảnh đất quê hương yêu dấu này. Các chú đã không sợ hiểm nguy, quyết gìn giữ nơi đón ánh sáng mặt trời đầu tiên trải dài trên mảnh đất hình chữ S này. Cháu biết, có những đêm giao thừa bởi cái rét cắt da cắt thịt, trong khi mọi người sum vầy cùng gia đình thật đầm ấm, các chú vẫn đi tuần, làm nhiệm vụ cao cả của mình. Các chú ơi, những lúc ấy các chú có rét không ạ? Các chú đã hy sinh quên mình để phục vụ cho Tổ quốc với mong muốn đất Mẹ luôn yên bình. Các chú đã bỏ lại hạnh phúc của riêng mình để cầm chắc tay súng, sẵn sàng chiến đấu vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Các chú thật dũng cảm và kiên cường. Cháu thật sự khâm phục các chú - những người con thân yêu của Tổ quốc. Cháu hy vọng rằng các chú sẽ không phải vất vả, mệt nhọc nữa. 

Cuối thư cháu xin chúc các chú mạnh khỏe và hoàn thành tốt nhiệm vụ thiêng liêng cao cả. 

Cháu mong sẽ nhận được thư của các chú!