K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2021

                                                                             CÁC PHONG TRÀO LỚN CỦA ĐỘI

                                                                          "hoàn cảnh ra đời, nhiệm vụ, ý nghĩa"

 

1-Phong trào Trần Quốc Toản (tháng 2 năm 1948)
    -Phong trào này do Bác Hồ đề xướng. Tháng 2 năm 1948, xuất phát từ thực tế của cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã viết thư cho thiếu nhi: “Qua năm mới, Bác đề nghị các cháu làm một việc là các cháu tổ chức những Đội Trần Quốc Toản để đi đánh giặc và lập được nhiều chiến công nhưng mà cốt để tham gia kháng chiến bằng cách giúp đỡ đồng bào”. “Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một Đội giúp nhau học hành, khi học rảnh, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào, trước giúp các nhà chiến sĩ, thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người. Sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy. Thí dụ quét nhà, gánh nước, lấy củi, giữ em, dạy chữ quốc ngữ, giúp đỡ đồng bào tham gia kháng chiến”.


   -Thực hiện sáng kiến của Bác, phong trào Trần quốc Toản phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Tính sơ bộ, trong thời kì kháng chiến chống Pháp, các em thiếu niên, nhi đồng đã giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ 27.192 công lao động, tát nước, gánh phân, làm cỏ, xay lúa, giã gạo, chăn trâu bò, ... Công tác “Trần Quốc Toản” đã trở thành một nội dung công tác lâu dài của Đội, gắn bó mãi mãi với lịch sử và hoạt động của Đội. Ngày nay, công tác “Trần Quốc Toản” được phát triển với nhiều hình thức phong phú như: Đi tìm địa chỉ đỏ, áo lụa tặng bà, ... - Nhiệm vụ của phong trào: Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, phong trào Trần Quốc Toản đã hoạt động hết sức thiết thực. Những đội viên thiếu niên nhi đồng khi tham gia công tác Trần Quốc Toản thường tổ chức thực hiện theo các chủ đề sinh động như: “Uống nước nhớ nguồn”, “Tháng đền ơn đáp nghĩa”, “Tháng thăm một lần, tuần làm một việc”,… Nhiều gia đình chính sách nhờ đó mặc dù cô đơn, phần lớn chồng con đều đã ra trận nhưng vẫn thấy ấm lòng. Sau ngày đất nước thống nhất, phong trào Trần Quốc Toản vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
  - Ý nghĩa: Phong trào Trần Quốc Toản đã phát huy truyền thống “Tương thân tương ái”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Phong trào tạo nên một tinh thần công tác mới thích hợp với lứa tuổi và điều kiện sinh hoạt của thiếu niên, nhi đồng, là niềm vui của tuổi thơ được góp phần thiết thực vào cuộc kháng chiến; giúp tổ chức Đội ngày càng trưởng thành hơn. Phong trào Trần Quốc Toản đã trở thành một nội dung công tác lâu dài của Đội, gắn bó mãi với lịch sử và hoạt động của Đội ta. 

2-Phong trào kế hoạch nhỏ (1958) Làm theo lời Bác Hồ dạy:
   -Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tuỳ theo sức của mình Năm 1958, theo sáng kiến của thiếu nhi tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Tây) và thành phố Hải Phòng, đó là tập hợp các bạn thiếu nhi cùng tham gia làm kế hoạch nhỏ lấy tiền góp chung xây dựng nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong đặt tại Hải Phòng. Ngày 2 tháng 12 năm 1958, Bác Tôn Đức Thắng đã viết thư hoan nghênh sáng kiến đó và cho phép mở rộng phong trào kế hoạch nhỏ trong thiếu nhi. Phong trào nhanh chóng cuốn hút các em thiếu nhi sôi nổi tổ chức chăn nuôi, sản xuất, tiết kiệm và thu nhặt phế liệu. Phong trào được nhân rộng và phát triển rộng khắp trong hoạt động Đội với nhiều hình thức phong phú như: “Trồng một cây, nuôi một con”, thu nhặt giấy vụn, ...

  - Nhiệm vụ của phong trào Kế hoạch nhỏ: Các em thiếu nhi sôi nổi tổ chức chăn nuôi, sản xuất, tiết kiệm và thu nhặt phế liệu, giấy các loại; tăng gia trồng cây, nuôi gia cầm phát triển cả nước.

  -Kết quả của phong trào chính là góp phần cho ra đời “Đoàn tàu lửa mang tên Đội TNTP Hồ Chí Minh”, xây dựng “Khách sạn khăn quàng đỏ” ở Thủ đô Hà Nội, Xây dựng tượng đài và khu di tích kỉ niệm anh Kim Đồng, xây dựng tượng đài và nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu; xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động Đội như mua trống, cờ, khăn quàng đỏ,…
  - ý nghĩa: Phong trào từng bước phát triển đi vào chiều sâu, vừa mang tính giáo dục cao, vừa đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội, trong học tập và rèn luyện của thiếu nhi.

3- Phong trào Nghìn việc tốt (1961) 
  -Năm 1961, liên đội Tam Sơn, Tiên Sơn, Bắc Ninh có sáng kiến dấy lên phong trào “Làm nghìn việc tốt thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy” giành danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”.

  -Phong trào nhanh chóng phát triển sâu rộng trong hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi các tỉnh miền Bắc. Phong trào đã được thiếu niên, nhi đồng thực hiện trên mọi mặt hoạt động, từ một điển hình nhân ra nhiều nơi, từ một gương tốt nhân lên thành cả một lớp thiếu niên, nhi đồng mang nếp sống con người mới xã hội chủ nghĩa.

   - Nhiệm vụ của phong trào: Xây dựng nền nếp học tập; giữ gìn vệ sinh trường lớp, xóm làng; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, người già cô đơn, lao động giúp đỡ gia đình, hỗ trợ hợp tác xã sản xuất, bảo vệ của công, làm kế hoạch nhỏ v.v …. Nhiều em thiếu niên thực sự trưởng thành trong phong trào, trở thành những cán bộ tốt, những công dân tốt.

  - Phong trào liên tục được duy trì, phát triển và không ngừng được tổng kết nâng cao cả về mặt lí luận và thực tiễn. Để tổng kết và biểu dương kết quả của phong trào, kể từ năm 1981 cứ 5 năm Hội đồng Đội Trung ương lại tổ chức một lần Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc để biểu dương các em có thành tích tốt trong các phong trào và mọi hoạt động của Đội.

14 tháng 3 2022

1 Ba phong trào truyền thống của đội số 1: Phong trào Trần Quốc Toản

Phong trào Trần Quốc Toản do Bác Hồ đề xướng. Tháng 2 năm 1948, xuất phát từ thực tế của cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã viết thư cho thiếu nhi: “Qua năm mới, Bác đề nghị các cháu làm một việc là các cháu tổ chức những Đội Trần Quốc Toản để đi đánh giặc và lập được nhiều chiến công nhưng mà cốt để tham gia kháng chiến bằng cách giúp đỡ đồng bào”. “Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một Đội giúp nhau học hành, khi học rảnh, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào, trước giúp các nhà chiến sĩ, thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người. Sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy. Thí dụ quét nhà, gánh nước, lấy củi, giữ em, dạy chữ quốc ngữ, giúp đỡ đồng bào tham gia kháng chiến”.

Phong trào Trần quốc Toản phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, các em thiếu niên, nhi đồng đã giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ 27.192 công lao động, tát nước, gánh phân, làm cỏ, xay lúa, giã gạo, chăn trâu bò, ... Công tác “Trần Quốc Toản” đã trở thành một nội dung công tác lâu dài của Đội, gắn bó mãi mãi với lịch sử và hoạt động của Đội.

Ngày nay, công tác “Trần Quốc Toản” được phát triển với nhiều hình thức phong phú như: Đi tìm địa chỉ đỏ, áo lụa tặng bà, ...

Ý nghĩa của phong trào: Phong trào đã phát huy tích cực truyền thống “Tương thân tương ái”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta và tạo nên một tinh thần công tác mới thích hợp với lứa tuổi và điều kiện sinh hoạt của thiếu niên, nhi đồng, là niềm vui của tuổi thơ được góp phần thiết thực vào cuộc kháng chiến; giúp tổ chức Đội ngày càng trưởng thành hơn.

1.2 Ba phong trào truyền thống của đội số 2: Phong trào kế hoạch nhỏ

Phong trào kế hoạch nhỏ được thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Phong trào đã tập hợp các bạn thiếu nhi cùng tham gia làm kế hoạch nhỏ lấy tiền góp chung xây dựng nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong đặt tại Hải Phòng. Ngày 2 tháng 12 năm 1958, Bác Tôn Đức Thắng đã viết thư hoan nghênh sáng kiến đó và cho phép mở rộng phong trào kế hoạch nhỏ trong thiếu nhi. Phong trào nhanh chóng thu hút các em thiếu nhi sôi nổi tổ chức chăn nuôi, sản xuất, tiết kiệm và thu nhặt phế liệu. Phong trào được phát triển rộng khắp trong hoạt động Đội với nhiều hình thức phong phú như: “Trồng một cây, nuôi một con”, thu nhặt giấy vụn, ...

Ý nghĩa của phong trào: Phong trào vừa mang tính giáo dục cao, vừa đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội, trong học tập và rèn luyện của thiếu nhi.

1.3 Ba phong trào truyền thống của đội số 3: Phong trào Nghìn việc tốt

Đúng như tên gọi của mình, phong trào khuyến khích các em thiếu niên, nhi đồng làm việc tốt, việc hay.

Phong trào đã được thiếu niên, nhi đồng thực hiện trên mọi mặt hoạt động, từ một điển hình nhân ra nhiều nơi, từ một gương tốt nhân lên thành cả một lớp thiếu niên, nhi đồng mang nếp sống con người mới xã hội chủ nghĩa.

Ý nghĩa của phong trào: Phong trào thúc đẩy tinh thần làm việc tốt của các em thiếu niên, nhi đồng. Qua đó tạo được nếp sống tốt cho các em

14 tháng 10 2023

Phong trào kế hoạch nhỏ được thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Phong trào đã tập hợp các bạn thiếu nhi cùng tham gia làm kế hoạch nhỏ lấy tiền góp chung xây dựng nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong đặt tại Hải Phòng. Ngày 2 tháng 12 năm 1958, Bác Tôn Đức Thắng đã viết thư hoan nghênh sáng kiến đó và cho phép mở rộng phong trào kế hoạch nhỏ trong thiếu nhi. Phong trào nhanh chóng thu hút các em thiếu nhi sôi nổi tổ chức chăn nuôi, sản xuất, tiết kiệm và thu nhặt phế liệu. Phong trào được phát triển rộng khắp trong hoạt động Đội với nhiều hình thức phong phú như: “Trồng một cây, nuôi một con”, thu nhặt giấy vụn, ...

Ý nghĩa của phong trào: Phong trào vừa mang tính giáo dục cao, vừa đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội, trong học tập và rèn luyện của thiếu nhi. 

27 tháng 3 2022

refer

Thời gianThắng lợi tiêu biểu
Tháng 9-1773Chiếm được phủ thành Quy Nhơn
Năm 1777Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.
Tháng 1-1785Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.
Tháng 6-1786Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong
Ngày 21-7-1786Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
Năm 1789Quang Trung đại phá quân Thanh.

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

27 tháng 3 2022

tham khảo 

Thời gianThắng lợi tiêu biểu
Tháng 9-1773Chiếm được phủ thành Quy Nhơn
Năm 1777Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.
Tháng 1-1785Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.
Tháng 6-1786Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong
Ngày 21-7-1786Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
Năm 1789Quang Trung đại phá quân Thanh.

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

17 tháng 4 2022

Tham khảo:

* Công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước:

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan quân xâm lược Xiêm:

+ Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra tại ấp Tây Sơn (Bình Định).

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.

+ Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:

+ Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.

+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.

*Phân tích Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

- Nguyên nhân thắng lợi:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.


 

17 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

*Nêu những đóng góp của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII ?

- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:

+ Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.

+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.

*Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây sơn?

a. Nguyên nhân thắng lợi:
- Được nhân dân ủng hộ
- Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến,lập lại nền thống nhất quốc gia. Đánh tan quân xâm lược Xiêm Thanh bảo vệ tổ quốc.

b. Ý nghĩa:
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến,lập lại nền thống nhất quốc gia
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm- Thanh bảo vệ tổ quốc.

chúc bạn học tốt nha.

31 tháng 7 2018

Về phong cách tư duy

Một là, phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại.

Xuất phát từ lòng yêu nước và mục đích tìm đường cứu nước, trong quá trình hoạt động của mình Hồ Chí Minh đã hình thành trong mình một phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại. Không tiếp thu một cách thụ động, không dừng lại ở sự vật, hiện tượng bề ngoài, Nguyễn Ái Quốc có thói quen đi sâu phân tích, so sánh, chắt lọc, lựa chọn, tổng hợp, rút ra những phán đoán, đi tới những kết luận mới, đề ra những luận điểm mới, kế thừa, vừa phát triển sáng tạo để tiếp tục vượt lên phía trước. Nhờ đó, Nguyễn Ái Quốc đã bắt kịp nhịp sống và sự phát triển của thời đại, đã hình thành được một tư duy đúng đắn, khoa học và cách mạng, để có thể lựa chọn đúng đường đi cho dân tộc và dự kiến được những bước phát triển mới của lịch sử.

Hai làphong các tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. Đó là phong cách tư duy không giáo điều, rập khuôn, không vay mượn nguyên xi của người khác, hết sức tránh lối cũ, đường mòn, tự mình tìm tòi, suy nghĩ, truy đến tận cùng bản chất của sự vật, hiện tượng để tìm ra chân lý, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn.

Ba là, phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình. Thể hiện rõ nhất của phong cách tư duy này ở Hồ Chí Minh là luôn biết xuất phát từ cái chung, cái nhân loại, từ những chân lý phổ biến, những “lẽ phải không ai chối cãi được” để nhận thức và lý giải những vấn đề của thực tiễn. Để đàm phán, thuyết phục đối phương đi tới đồng thuận, Người thường lập luận trên cơ sở nguyên tắc về tính đồng nhất của nguyên lý. Người viết: Quyền độc lập, tự do ở nước nào cũng vậy, đều do xương máu của những nghĩa sĩ và đoàn kết của toàn quốc dân mà xây dựng nên.

Về phong cách làm việc

Trong tác phẩm lối “Sửa đổi lối làm việc” Hồ Chí Minh phê phán nặng lề lối làm việc đủng đỉnh, chậm chạp, tự do, tùy tiện, đại khái, sự vụ, theo đường mòn, điệu sáo, lười suy nghĩ, ngại đổi mới, thích phô trương, hoành tráng về hình thức, nhưng nghèo nàn, sơ sài về nội dung của nền sản xuất nhỏ… Người nêu gương cho chúng ta về phong cách công tác mới: lấy lợi ích và hiệu quả thiết thực làm chuẩn mực cao nhất để đánh giá tác phong cán bộ và chất lượng công việc. Phong cách làm việc Hồ Chí Minh thể hiện trong những điểm chính sau:

Một là, phong cách làm việc khoa học. Hồ Chí Minh yêu cầu làm việc gì cũng phải điều tra, nghiên cứu, thu thập thông tin, số liệu, để nắm chắc thực chất tình hình, “Đảng có hiểu rõ tình hình, thì đặt chính sách mới đúng”(9).

Hai là, phong cách làm việc có kế hoạch. Hồ Chí Minh đòi hỏi làm việc gì cũng phải có chương trình, kế hoạch, từ lớn đến nhỏ, từ dài hạn, trung hạn đến ngắn hạn, từ tháng, tuần đến ngày, giờ nào việc nấy. Vì làm việc có kế hoạch, dù bận trăm công, nghìn việc của Đảng và Nhà nước, Người lúc nào cũng ung dung, tự tại, vẫn có thời giờ học tập, đọc sách, xem văn nghệ, đi xuống địa phương, đi thăm danh lam, thắng cảnh,… Người dạy, trong việc đặt kế hoạch “không nên tham lam, phải thiết thực, vừa sức, từ thấp đến cao”, “chớ làm kế hoạch đẹp mắt, to tát, kể hàng triệu, nhưng không thực hiện được”.

Ba là, phong cách làm việc đúng giờ. Hồ Chí Minh quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Người thường không để ai phải đợi mình, chủ động đến trước nếu có thể. Năm 1953, tại Việt Bắc, Người vượt qua mưa gió để đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức theo lịch hẹn. Người chủ động đến thăm đoàn cán bộ Hà Nội dịp tết năm 1956, khi đoàn đang chuẩn bị lên Phủ Chủ tịch chúc tết Bác thì gặp mưa, lúng túng chưa xử lý được...

Bốn là, phong cách đổi mới, sáng tạo, không chấp nhận lối cũ, đường mòn. Đó là một phong cách không cố chấp, bảo thủ, luôn đổi mới. Người nói: “Tư tưởng bảo thủ như là sợi dây cột chân, cột tay người ta… Muốn tiến bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm”. Cuộc đời Người là một tấm gương tuyệt vời về đổi mới, có sức động viên, khích lệ, gởi mở sự đổi mới, sáng tạo cho mỗi chúng ta.

Về phong cách lãnh đạo

Một là, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Phong cách dân chủ Hồ Chí Minh được biểu hiện từ việc lớn cho đến việc nhỏ. Từ soạn thảo “Tuyên ngôn độc lập” đến viết một bài báo,…Người đều tham khảo ý kiến của Bộ Chính trị, hay những người xung quanh. Người tuân thủ chặt chẽ quy trình ra quyết định. Mọi vấn đề kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, khoa học-kỹ thuật,…Người đều dựa vào đội ngũ trí thức, chuyên gia trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, yêu cầu chuẩn bị kỹ, trao đổi rộng, sao cho mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước phải được cân nhắc, lựa chọn thận trọng, để sau khi ban hành, ít phải thay đổi, bổ sung.

Hai là, đi đúng đường lối quần chúng,“lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người “không quan trọng”. Người yêu cầu và luôn thực hiện người lãnh đạo phải tôn trọng nguyên tắc dân chủ, từ dân chủ trong Đảng đến dân chủ trong các cơ quan đại biểu của dân, thực hiện đường lối quần chúng. Người năng đi xuống cơ sở, để lắng nghe ý kiến của cấp dưới và của quần chúng, chứ không phải để huấn thị cấp dưới. Theo Người, phải biết động viên, khuyến khích “khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, tức là phải làm chocấp dưới không sợ nói sự thật và cấp trên không sợ nghe sự thật.

Ba là, phải tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát cho tốt. Theo Hồ Chí Minh, sau khi nghị quyết đã được ban hành, phải tổ chức tốt để nghị quyết đi vào cuộc sống; điều đó gắn liền với công việc kiểm tra, kiểm soát. Muốn tốt, “phải đi tận nơi, xem tận chỗ”. Sở dĩ sự thật còn bị bưng bít vì sự kiểm tra, kiểm soát của các ngành, các cấp, không nghiêm túc, chưa chặt chẽ, tệ quan liêu còn “nồng”.

Trong thực tiễn, Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tác phong kiểm tra sâu sát. Theo tài liệu thống kê của Bảo tàng Hồ Chí Minh, chỉ tính trong vòng 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc (1955-1965), không quản tuổi cao, công việc bề bộn, Người đã thực hiện hơn 700 lượt đi thăm các địa phương, công trường, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị bộ đội,…từ miền núi đến hải đảo, để thăm hỏi chiến sĩ và đồng bào, để xem xét tình hình, kiểm tra công việc. Tính ra mỗi năm, có hơn 60 lượt Người đi xuống cơ sở, mỗi tháng có khoảng 6 lần lãnh tụ gặp gỡ quần chúng.

Ngoài ra, hàng ngày Người đều đọc báo, đọc thư của nhân dân gửi lên, thấy có những ý kiến hay, cần tiếp thu, những việc gấp cần giải quyết, Người đều dùng bút đỏ đóng khung lại, chuyển tới các cơ quan có trách nhiệm, yêu cầu nghiên cứu và giải quyết.

Bốn là, về phong cách nêu gương, Hồ Chí Minh cho rằng: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Người đòi hỏi, mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo. Nói đi đôi với làm là một nội dung đạo đức truyền thống của dân tộc. Kế thừa truyền thống đạo đức của dân tộc, Hồ Chí Minh đã nêu thành một nội dung của tư cách người cách mạng. Nói đi đôi với làm đối lập với nói mà không làm của những người hứa suông, hoặc “nói một đàng làm một nẻo” của những kẻ cơ hội.

Về phong cách diễn đạt

Một là, cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực. Mục đích của nói và viết Hồ Chí Minh cốt làm cho lý luận trở nên gần gũi, dễ hiểu với tất cả mọi người. Với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của hàng chục triệu người lao động, làm sao để họ hiểu được, dám vùng lên đấu tranh giải phóng... Hồ Chí Minh hay dùng cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực.

Hai là, diễn đạt ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, trong sáng và sinh động, có lượng thông tin cao. Bác Hồ thường viết ngắn, có khi rất ngắn: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, chỉ 9 chữ mà khái quát được cả ba giai đoạn đầy biến động của đất nước. Nhiều câu đúc kết lại như châm ngôn: “Nước lấy dân làm gốc”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”,... Chính vì vậy, những tư tưởng lớn của Người trở nên dễ thuộc, dễ nhớ, nhanh chóng đi vào quần chúng, hướng dẫn họ hành động. Đó là điều ước muốn của mọi nhà tư tưởng, nhà lý luận chân chính mà không phải ai cũng đạt tới được.

Ba là, sinh động, gần gũi với cách nghĩ của quần chúng, gắn với những hình ảnh, ví von, so sánh cụ thể. Khi nói, khi viết Bác Hồ thường kết hợp với kể chuyện, đan xen những câu thơ, câu ca dao có vần điệu, làm cho bài nói hay bài viết trở nên sinh động, gần gũi với lối cảm, lối nghĩ của quần chúng. Người dùng hình ảnh “con đỉa hai vòi” để nói về bản chất của chủ nghĩa đế quốc; ví “lý luận như cái tên, thực hành như cái đích” để bắn; “có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”; người đọc nhiều lý luận mà không biết đem thực hành, vận dụng chỉ là “cái hòm đựng sách”, v.v..

Bốn là, phong cách diễn đạt luôn luôn biến hóa, nhất quán mà đa dạng. Trên cơ sở thống nhất về mục đích nói và viết, phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh thể hiện rất phong phú, phù hợp với nội dung được trình bày. Đó là sự đanh thép với những số liệu rõ ràng khi tố cáo; sự sôi nổi trong tranh luận; thiết tha trong kêu gọi; ân cần trong giảng giải; sáng sủa trong thuyết phục,… Phong cách diễn đạt như trên của Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên tính khoa học và hiện đại và đặc biệt có hiệu quả rất cao. Đó là bài học quý giá đối với tất cả mọi người, nhất là những người trực tiếp làm công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục lý luận cho đại chúng, để thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tuởng và lòng ước ao của quần chúng”.

Về phong cách ứng xử

Một là, khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp. Trong các cuộc tiếp xúc, Người thường khiêm tốn, không bao giờ đặt mình cao hơn người khác, mà trái lại, luôn hòa nhã, quan tâm chu đáo đến những người chung quanh.

Hai là, chân tình, nồng hậu, tự nhiên. Khi gặp gỡ mọi người, với những cử chỉ thân mật, lời hỏi thăm chân tình, hay một câu nói đùa, Người đã tạo ra một bầu không khí thân mật, thoải mái, thân thiết như trong một gia đình. Sự ân cần, nồng hậu, xóa bỏ mọi nghi thức, đi thẳng đến trái tim con người bằng tình cảm chân thực, tự nhiên, đó là nét nổi bật trong phong cách ứng xử của những nhà văn hóa lớn của mọi thời đại.

Ba là, linh hoạt, chủ động, biến hóa. Ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh đạt tới sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm nồng hậu với lý trí sáng suốt, linh hoạt, uyển chuyển, sẵn sàng vì cái lớn mà châm chước cái nhỏ.

Bốn là, vui vẻ, hòa nhã, xóa nhòa mọi khoảng cách. Trong văn hóa giao tiếp, ứng xử với mọi người, Hồ Chí Minh, luôn xuất hiện với thái độ vui vẻ cùng với sự hóm hỉnh, năng khiếu hài hước, đã xóa đi mọi khoảng cách, những nghi thức trịnh trọng không cần thiết, tạo không khí chan hòa, gần gũi giữa lãnh tụ với quần chúng, giữa những người bạn... Điều đó lý giải vì sao, mỗi khi Bác Hồ xuất hiện ở đâu là ở đó rộn lên niềm vui và tiếng cười hồ hởi không dứt.

Về phong cách sinh hoạt

Một là, phong cách sống cần kiệm, liêm chính. Cả trong lời nói và việc làm Hồ Chí Minh luôn luôn tự mình thực hiện cần kiệm, liêm chính. Sinh ra tại một vùng quê nghèo, một đất nước nghèo, ra đi làm cách mạng trong tư cách một người lao động, phải tự thân vận động để sống và hoạt động, Hồ Chí Minh đã sớm hình thành cho mình một lối sống, một cách sống không thể khác, đó là rất mực cần cù, giản dị, tiết kiệm.

Hai là, phong cách sống hài hòa, nhuần nhuyễn giữa văn hóa Đông – Tây. Đó là phong cách sống vừa thấm nhuần văn hóa Nho-Phật-Lão, vừa chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Âu-Mỹ nhưng luôn giữ vững, yêu quý và tự hào về văn hóa Việt Nam.

Ba là, tôn trọng quy luật tự nhiên, gắn bó với thiên nhiên. Trong sinh hoạt đời thường, Hồ Chí Minh theo triết lý “tôn tự nhiên” của Lão tử. Những người được sống bên Bác đều cho biết: chưa bao giờ thấy Bác phàn nàn về thời tiết, mưa không bực, nắng không than, dung mạo lúc nào cũng vui vẻ, trán không nhăn, mày không nhíu, mát mẻ như mùa thu, ấm áp như mùa xuân, cứ thuận theo tự nhiên mà sống.

Trong thời gian tới, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, đặc biệt là yêu cầu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ rất quan trọng, cần thiết, góp phần làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

31 tháng 7 2018
Nội dung
  • Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả đã cho thấy cốt cách văn hóa của Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động.
  • Đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiế thu chọn lọc và phát huy văn hóa, bản sắc dân tộc.

Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh

  • Học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác là hòa nhập với khu vực nhưng phải giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc.
  • Phong cách của Người bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống, cách di dưỡng tinh thần.
  • Đây chính là cách sống của người cộng sản lão thành.
14 tháng 5 2022

Phong trào Tây Sơn thắng lợi có ý nghĩa gì?

 

14 tháng 5 2022

tham khảo : Phong trào Tây Sơn thắng lợi có ý nghĩa gì?                                            + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta. + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

15 tháng 9 2023

Một số sản phẩm em có thể tham khảo:

- Xây dựng 1 đoạn video/ clip giới thiệu về các hoạt động trong năm học vừa rồi.

- Viết 1 bài viết về truyền thống của nhà trường.

9 tháng 8 2023

Tham khảo
 

Mỗi khi có chương trình do đoàn trường tổ chức em thường tham gia rất hăng hái như cuộc thi vẽ, cuộc thi ca hát, tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam,...

 
13 tháng 12 2017

Phong trào Ngũ Tứ (1919) đã mở đầu cao trào chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc. Đánh dấu sự xuất hiện của giai cấp công nhân trên vũ đài chính trị với tư cách là một lực lượng cách mạng độc lập. Đồng thời đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 1 :  Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27-01-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.
Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh, hủy bỏ các ­căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.

Câu 2 : 

Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20 - 20 - 1960)