K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vì khi còn bé, các cơ quan chưa hoàn thiện, nên lực đẩy của tim cho các cơ quan khác cần nhiều hơn, nên cần phải có nhiều lần đập tim hơn, để cho các cơ quan khác hoạt động bình thường,

15 tháng 6 2022

 Vì:

- Trẻ có cơ thể nhỏ 

=> tỉ lệ S/V lớn  - > mất nhiều nhiệt  -> chuyển hóa nhanh  - > nhu cầu trao đổi chất cao  - > nhịp tim cao

- Thành tim mỏng , áp lực yếu  - > mỗi lần co bóp tổng máu ít đi  -> nhịp tim nhanh.

- Cơ thể đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh  - > trao đổi chất mạnh - > lượng máu đến các cơ quan tăng - > tim đập nhanh.

11 tháng 1 2021

Tham khảo

Khi trẻ càng lớn thì các chỉ số nhịp tim, nhịp thở, huyết áp sẽ càng giảm theo từng độ tuổi. Vì vậy, nhịp tim của đứa trẻ sẽ nhanh hơn so với nhịp tim của bố mẹ chúng. 

Tim là cơ quan động lực của cơ thể hoạt động của tim mà máu được đưa đến các cơ quan trong cơ thể. Nó có quá trình trưởng thành từng bước. Trong thời kỳ đầu, tim của chúng ta còn chưa phát triển thành thục. Bộ phận cấu thành là các sợi cơ còn tương đối mềm, yếu. Lực của tim rất nhỏ. Lượng máu mỗi lần tim đập đấy ra ít hơn so với người lớn. Nếu muốn đáp ứng được nhu cầu của các bộ phận trong cơ thể, thì yêu cầu nó phải cần cù hơn, gia tăng số lần đập.

Nó cũng giống như khi một đứa trẻ đi trên đường cùng người lớn. Bước đi của trẻ ngắn, người lớn bước dài. Đứa trẻ nếu muốn kịp người lớn thì cần phải bước nhanh hơn. Thậm chí, người lớn bước một bước thì đứa trẻ phải bước hai bước. Có thể bạn nghĩ rằng, cơ thể trẻ em còn nhỏ thì lượng máu cơ thể cần cũng sẽ ít. Như vậy, tim cũng không cần thiết phải vất vả như thế. Thực ra, điều này không đúng. Đứa trẻ đang vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, lượng dinh dưỡng và dưỡng khí mà nó cần cao hơn nhiều so với người lớn. Nhưng chất dinh dưỡng này đều do máu đem tới. Vì thế, tim phải đập nhanh mới có thể bảo đảm cho đứa trẻ phát triển bình thường.

Tim đập nhanh cũng có một giới hạn nhất định. Nếu như tim đập quá nhanh, cơ tim không được nghỉ ngơi, trong tim không có được lượng máu dự trữ đầy đủ, lượng máu đẩy ra khi tim đập sẽ ít đi.

Vì thế nhịp tim của trẻ em đập nhanh hơn so với người lớn là một hiện tượng sinh lý bình thường. Đương nhiên, chúng ta cũng phải xem xét đến sự ảnh hưởng của các nhân tố khá

Nhịp tim ở trẻ em nhanh hơn người lớn vì : 

+Do khả năng trao đổi chất và khả năng vận động của em bé cao hơn người lớn nên tim phải đập nhanh để kịp thời cung cấp đủ dinh dưỡng cho tế bào hoạt động.

+ Do sự chênh lệch tỉ lệ bề mặt so với trọng lượng cơ thể cao

+ Do em bé đang ở độ tuổi phát triển , tế bào cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng để phát triển.

+ và do nhiều các nguyên nhân khác .

23 tháng 10 2019

Bài 17. Tim và mạch máu

22 tháng 10 2019

Hỏi đáp Sinh học

17 tháng 1 2019

Đáp án C

Tắm nắng sớm hoặc chiều muộn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có vai trò quan trọng trong sinh trưởng và phát triển của trẻ tắm nắng giúp chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D, thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi thành xương, hỗ trợ cho quá trình sinh trưởng của trẻ.

21 tháng 7 2017

- Hình 38.2 minh họa 3 loại người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ.

    + Vào giao đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ít hoocmôn sinh trưởng → Người bé nhỏ.

    + Vào giai đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng → Người khổng lồ.

    + Hoocmôn sinh trưởng kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin, kích thích phát triển xương (xương dài ra và to lên). Do đó, giai đoạn trẻ em đang lớn nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra ít hơn bình thường → giảm phân chia tế bào → giảm số lượng tế bào và kích thước tế bào → trẻ chậm lớn hoặc ngừng lớn. Còn ở giai đoạn trẻ em đang lớn nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra nhiều hơn bình thường → tăng phân chia tế bào → tăng nhanh số lượng tế bào và kích thước tế bào → trẻ có kích thước khổng lồ.

- Trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp vì: Iốt là thành phần cấu tạo nên tirôxin, thiếu iốt dẫn đến thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hóa → giảm sinh nhiệt ở tế bào dẫn đến chịu lạnh kém. Thiếu iốt quá trình phân chia và lớn lên của tế bào bị giảm → số lượng tế bào ở não giảm → trí tuệ kém phát triển.

→ Cần bổ sung đầy đủ lượng iốt cần thiết cho cơ thể thông qua việc ăn muối iốt và các thực phẩm giàu iốt như cá biển, trứng, sữa,…

- Tinh hoàn là bộ phận sản sinh ra hoocmôn testostêron. Testostêron kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Khi cắt bỏ tinh hoàn ở gà trống cong, hoócmôn này không tiết ra dẫn đến mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục,….

17 tháng 6 2017

Ta có: Nhịp tim đo đc ở trẻ em là 120-140 lần/ phút.

=> thời gian của 1 chu kỳ dao động từ 0,4 - 0,5s/ chu kì

Mà thời gian 1 chu kì ở ng lớn là 0,8s/chu kì

=> Thời gian của 1 chu kỳ ở trẻ em giảm so với người trưởng thành.

Ta có: Nhịp tim là 125 lần/phút

=> Thời gian 1 chu kì sẽ là: 0,48s/chu kì

Căn cứ vào chu kì chuẩn ở ng ta có:

- Pha nhĩ co 0,1s <=> \(\dfrac{0,1}{0,8}.100\)= 12,5%

- Pha thất co 0,3s <=> \(\dfrac{0,3}{0,8}.100\)= 37,5%

- Pha giãn chung co 0,4s <=> 50%

Vậy thời gian pha nhĩ co của em bé là: 0,48.12,5%= 0,06s

Tương tự pha thất co: 0,18s

Pha giãn chung: 0,24s

25 tháng 2 2019

0.48 ở đâu thế ạ

 

Giải thích ngắn gọn các hiện tượng sau:

a) Người già huyết áp thường cao hơn lúc trẻ. \(\rightarrow\) Vì thành của động mạch sơ cứng và huyết áp tâm thu tăng.

b) Phụ nữ mang thai thường thở nhanh hơn lúc không mang thai. \(\rightarrow\) Tim phải đập nhanh hơn để duy trì tình trạng của mẹ và thai nhi.

c) Nhịp tim của trẻ em thường cao hơn nhịp tim của người trưởng thành. \(\rightarrow\) Tim trẻ còn nhỏ và yếu cần đập nhiều để đáp ứng nhu cầu trong cơ thể.

d) Khi chữa bệnh truyền nhiễm ở trâu, bò bằng thuốc kháng sinh, người ta thường tiêm vào máu chứ ít khi cho trâu, bò uống. \(\rightarrow\) Vì tiêm vào máu thì hiệu quả thuốc cao hơn uống và đa số là ở trâu bò thường mắc bệnh về sán nên tiêm là biện pháp hiệu quả nhất.

22 tháng 12 2023

thanks :))

11 tháng 4 2018

Đổi 1p = 60s

Chu kì co dãn tim của em bé là:

thời gian(phút): nhịp tim= 60:120=0,5(s)

Tổng tỉ lệ pha nhĩ co, thất co, dãn chung là:

1+3+4=8(phần)

Thời gian pha nhĩ co trong 1 chu kì tim e bé là:

0,5✖ 1/8=0,6(s)

Thời gian pha thất co trong 1 chu kì tim e bé là:

0,5✖ 3/8=0,1(s)

Thời gian pha dãn chung trong 1 chu l tim e bé là:

0,5✖ 4/8=0,25(s)

đáp số bạn tự ghi nhé. có 2 đáp án trên cx bạn hãy tính chính xác hơn nhé!!!hihi