Hãy viết sự tích con con cá hóa rồng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các bạn có biết vì sao ta luôn tự hào là "Con Rồng cháu Tiên" không? Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên tôi kể sau đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về điều đó.
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, tên gọi Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ. Thần có sức khoẻ vô địch, thường lên cạn để dạy dân cách ăn ở, giúp dân diệt trừ yêu quái.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ là con của thần Nông – vị thần giúp dân trồng trọt lúa ngô,… Nghe nói vùng đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng Âu Cơ xin phép vua cha cho tới thăm. Ở đó, nàng gặp Lạc Long Quân. Hai người yêu nhau và nên duyên chồng vợ, cùng sống ở cung điện Long Trang.
Thời gian sau, Âu Cơ có mang. Đủ ngày đủ tháng, nàng sinh ra một cái bọc có trăm trứng. Lạ thay, trăm trứng lại nở ra trăm người con trai đẹp đẽ, hồng hào. Chúng không cần bú mớm gì mà vẫn lớn nhanh khoẻ mạnh như thần.
Sống với nhau một thời gian, cảm thấy mình không thể tiếp tục cuộc sống trên cạn, Lạc Long Quân đành từ biệt vợ con trở về Long cung.
Lại nói về Âu Cơ. Ngày đêm nàng buồn tủi chờ mong Lạc Long Quân trở về. Không chịu được, nàng gọi chồng lên, bảo:
- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con?
Lạc Long Quân nắm tay vợ, bùi ngùi nói:
- Ta ở miền nước thẳm, nàng ở chốn non cao, ta là Rồng còn nàng là Tiên. Rồng và Tiên không thể sống mãi cùng nhau. Nay, ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, cùng nhau cai quản bốn phương, bảo vệ đất nước, có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo, từ biệt chồng lên đường. Người con lớn của Âu Cơ theo mẹ lên núi, được tôn làm vua. Chàng đóng đô ở đất Phong Châu, lấy hiệu là Hùng Vương. Mười tám đời vua Hùng đã nối tiếp nhau. Từ đó, dân tộc ta dù ở khắp mọi nơi nhưng vẫn gọi nhau là đồng bào. Mỗi khi gặp giặc ngoại xâm vẫn cùng nhau đứng lên giữ nước. Mỗi khi nơi nào gặp khó khăn, các nơi khác lại cùng nhau giúp đỡ.
Câu chuyện tôi kể chắc đã giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi dân tộc Việt và cũng gửi gắm ước mơ thống nhất cộng đồng người Việt của dân ta đấy các bạn ạ.
Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.
Âu Cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cần bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con. Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:
- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Tây Âu sứ giả vừa sangĐem theo sính lễ bạc vàng trầu cauLạc Hầu hội ý với nhauKhuyên vua cho hắn hôm sau hãy vào
Nghe đồn vua đó tuổi caoTính như ác bá, cường hào hung hăngVậy thì không thể môn đăngSo qua hậu đối sao bằng được đây
Vua nghe văn võ giãi bầyCũng đưa trả lễ nhưng đầy âu loBởi vì vận nước cam goTây Âu từ đấy thập thò ngoại xâm
Thời gian đi cứ lặng thầmHai chàng kia đến, tuổi tầm trung niênMột người ở núi Tản ViênGọi là thánh tản tên liền Sơn Tinh
Sơn Tinh hét lớn giật mìnhChỉ đâu đồi núi, thình lình mọc ngayBên rừng voi hổ quạ bayThật không tưởng tượng phép hay lạ kì
Một người nữa đến đọ thiThuỷ Tinh thần nước, tức thì gọi mưaPhép tiên chàng cũng có thừaHô vang sấm sét, nước vừa dâng lên
Thuồng luồng cá nổi hai bênVua xem khó xử cho nên nói rằngTa nêu sính lễ công bằngAi đem tới trước, khi trăng khuất rừng
"Bao gồm trăm tệp bánh chưngTrăm cân gạo nếp, đong đừng bớt raVoi to đủ chín cặp ngàGà đen chín cựa, ngựa già một đôi"
Được thì ta gả con thôiĐừng nên oán trách để rồi hận nhauMới vừa rạng sáng hôm sauSơn Tinh mang lễ đủ màu hồi kinh
Hân hoan pháo nổ linh đìnhRước dâu xây một mối tình phu thêTới khi kiệu rước ra vềThuỷ Tinh mới đến ê chề đắng cay
Hét to trợn mắt cau màyĐem quân đuổi giết chỉ tay lên trờiCá tôm cua tép ngoài khơiThuồng luồng kéo đến mưa rơi ào ào
Sơn Tinh vẫn chẳng làm saoĐưa tay hoá phép núi cao chặn dòngNước nhiều núi cũng chặn xongThuỷ Tinh ôm hận trong lòng rút quân
Hàng năm tháng 6 trung tuầnThường dâng nước lũ người dân khổ nhiều.
Hùng Vương mười tám có tuổi
Nay đây kén rể lắm chàng chọn nha
Hai chàng giỏi nhất nhà ta
Đi thi mau rước vợ hiền về vui.
Phải chẳng dễ thế là hay
Không hề khó dễ, chỉ vừa vừa thôi
Bánh chưng trăm cái cho vừa
Gà thì chín cựa, voi mọc chín ngà
Cả con ngựa đẹp có chín hồng mao
Chuyện người kén rể mỗi ngày một căng
Sáng sau Sơn Tinh đến sớm
Thủy Tinh sui sẻo, chậm một bước thôi
Mị nương cười mỉm xem rằng
Hên sui là số, đánh đợi người ta.
Sơn Tinh thắng thế là xong
Thủy Tinh đâu muốn phải đòi chiến cơ
Nước non lận đận bấy giờ
Bao nhiêu mới đủ hỡi chàng Thủy Tinh
Cuối cùng người núi thắng luôn
Mỗi năm một trận chẳng thèm thua ai.
Bạn ơi hãy nhớ cho sâu
Cổ tích hay lắm rằng truyền đời sau.
(5 điểm )
Gạch chân những truyền thuyết trong những tác phẩm kể dưới đây : Con Rồng cháu Tiên, Sọ Dừa; Thạch Sanh; Bánh chưng , bánh giầy; Thánh Gióng , Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, , Tấm Cám, Sự tích Hồ Gươm, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi
Bai 1:
1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc của Âu Cơ và Lạc Long Quân.
Trả lời:
Những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ là:
* Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng:
- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.
- Lạc Long Quân "sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ", còn Âu Cơ "xinh đẹp tuyệt trần".
* Sự nghiệp mở nước:
Lạc Long Quân "giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh" - những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần còn "dạy dân cách trồng trọt chăn nuôỉ và cách ăn ở".
2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh con có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
Trả lời:
- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.
- Chuyện sinh nở của Âu Cơ thật kì lạ: nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra trăm con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia các con: Năm mươi con xuống biển theo Lạc Long Quân, còn năm mươi con lên rừng theo Âu Cơ, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
- Theo truyện này thì người Việt là con Rồng, cháu Tiên.
3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của chi tiết này trong truyện?
Trả lời:
- Tưởng tượng, kì ảo là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
- Trong truyền thuyết này các chi tiết tưởng tượng có vai trò:
+ Tô đậm tính thần kì, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
+ Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc dể chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
4. Thảo luận ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên.
Trả lời:
Truyện có ý nghĩa sau:
- Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ, vì vậy, phải luôn thương yêu, đoàn kết.
Bai 2:
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
Trả lời:
- Hoàn cảnh vua Hùng chọn ngôi: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm; vua về già, muốn truyền ngôi.
- Ý định của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
- Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất là một câu đố đặc biệt để thử tài: Nhân ngày lễ Tiên vương, các lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.
2. Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Trả lời:
Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:
- Lang Liêu là người thiệt thòi nhất: nghèo, chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu là con vua nhưng rất gần gũi với dân thường.
- Quan trọng hơn, chàng là người duy nhất hiểu được ý thần ("Trong trời đất không gì có quý bằng hạt gạo [...] Các thứ khác đều ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được") và thực hiện được ý thần: "Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương". Còn các lang khác chỉ biết mang cúng Tiên vương sơn hào hải vị - những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ăn ấy thì con người không làm ra được:
3. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?
Trả lời:
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.
- Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.
- Hai thứ bánh, do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.
4. Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?
Trả lời:
- Truyện giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc: Bánh chưng bánh giầy.
- Truyện đề cao lao động, đề cao nghề nông.
- Giải thích phong tục làm bánh, chưng bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày Tết.
⟹ Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
bn phải tự soạn bn chứ, ko đc chép bài đâu, đây là quy định chung của môn ngữ văn 6 bn ạ.
truyện con rồng cháu tiên có những chi tiết tưởng tượn ki ảo như thần có phép lạ, đến kì sinh nở sinh ra một cái bọc chăm trứng , 100 người con không cần bú mớm lớn nhanh
#học tốt#
Huyền thoại xưa ở Á Châu có kể rằng, khi trời đất mới hình thành, chính Trời đã làm ra mưa gió. Nước từ mưa gió, sông, biển, và những sinh vật sống trong nước được Trời tạo ra đầu tiên, đó chính là nguồn phát sinh ra mọi thứ. Khi tạo ra người và vạn vật nên Trời không làm mưa gió nữa, sai loài rồng là con vật ở cõi trời, bay lượn ở trên không và phun nước xuống trần gian làm ra mưa. Vì số Rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho đều khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén chọn các con vật lên làm rồng, gọi là “thi Rồng”.Khi chiếu chỉ của Trời ban xuống dưới Thủy cung, vua Thủy tề là vì vua trông coi các công việc ở dưới nước, loan báo cho tất cả các giống sống ở đó, chúng tranh nhau đi thi.Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng. Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt.Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại. Đến lượt có một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản chất của nó đã là quý hiếm đặc biệt, vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai, viên ngọc cá chép có được nhờ rèn luyện.
Thần gió thấy lạ bay đến để xem, gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trổi dậy…Cá chép khỏe khi gặp các đợt sóng cao đưa lên, cá vượt luôn một lần qua ba đợt sóng, nhả ngọc ra vượt qua Vũ Long Môn và biến thành (hóa) rồng.Cá chép hóa rồng vì vậy biểu trưng cho sự can đảm, may mắn, trót lọt, thành công, chiến thắng!
Cả bầy cá chép con nào cũng muốn vượt qua Vũ Long Môn, bởi chúng biết hễ vượt qua được cửa đó, chúng sẽ từ những con cá chép tầm thường trở thành con rồng siêu phàm, sẽ có dáng thoát tục… và biến thành Rồng thiên, được sống đời đời.Vẫy, đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, hình dạng trọn vẻ oai phong, rạng rỡ, một biểu tượng cho sự khát vọng của con người trên thế gian…
Nhưng cá chép cũng tùy con, phải có tính chất quí sáng (mang ngọc quý trong thân) có khả năng khắc phục khó khăn, trở ngại để đạt được thành công!Cá chép hóa rồng phun nước làm cho đất đai màu mỡ, cây cối xanh tươi, đem lại sức sống cho muôn loài. Bởi vậy người ta thường xem hình ảnh cá chép hóa rồng là biểu tượng của sự an lành và sung túc, thịnh vượng. Thăng tiến trong học hành, thi cử, công danh và may mắn về tài lộc trong thương mại.
lick:https:truyen-co-tich-viet-nam