Viết 1 chuyện ngắn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em thừa biết anh một lòng vì nước
Yêu non sông nên cất bước ra đi
Bởi hiếu trung luôn khắc dạ ôm ghì
Trí bền vững nén tình si gác lại.
Dù bão tố quyết không hề ngần ngại
Đuổi tà gian cố xăm hại quê mình
Việt Nam đầy dạ sắt thép kiên trinh
Há đâu sợ bọn phiến binh thác loạn.
Tiến lên trước dẫu mây mù lửa đạn
Đạp tan tành lũ giặc hán cuồng ngôn
Ánh hào quang rọi chiếu sáng tâm hồn
Người chiến sĩ là đứa con nhân loại.
Hạnh phúc lắm thấy ngọn cờ biên ải
Phất phới bay khi đại thắng khải hoàn
Anh trở về dệt mộng ước kim loan
Trung hiếu nghĩa phải chu toàn tất cả.
Bài thơ cho ta thấy được lòng yêu nước là tình yêuđối vớiquê hương, đất nước,nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.
tích tắc chiếc đòng hồ đang kêu thời gian trôi đi thật lãng phí chúng ta đang say sưa chơi gaame hay đang làm gì dố thực sự ko có ý nghĩa chúng ta hãy sửa đỏi đẻ hãy trân trọng thời gian hơn vì nó quan trọng hơn tền bạc rất nhiều hãy quý trọng những thời gian đẻ làm việc có ích
Cả lớp ngơ ngác nhìn cô bé mặc bô quần áo có chỗ vá, có đứa thì thầm: “Gớm! Ai thèm làm bạn với nó chứ!” Cô giáo xếp Lan ngổi bàn đầu với tôi. Tự dưng tôi ngồi cách xa Lan ra.
Môt hôm, cô giáo giảng bài tập toán, cô gọi Lan lên làm, Lan loay hoay mãi mà không giải được. Bỗng có tiếng nói từ cuối lớp vang lên: “Bài dễ thế mà không làm được, làm mất điểm thi đua của lớp rổi đấy!”
Cô giáo không hài lòng chút nào, cô giáo cho Lan về chỗ ngổi.
Lúc ra về, bọn tôi lườm Lan môt cái rổi chạy đi. Lúc này nhìn Lan thật tôi. Ai bảo lười học!
Chiều hôm ấy, tôi ghé vào cửa hàng mua sách thì thấy Lan gánh nước qua. Nhìn thấy tôi, bạn đi như chạy. Bỗng Lan trượt ngã lăn ra cùng hai xô nước. Môt bà béo chạy lại quát ầm ĩ. Lan ôm mặt khóc rổi chạy như bị ma đuổi.
Tôi bám theo Lan đến môt ngôi nhà tổi tàn. Bây giờ tôi mới hiểu rằng nhà bạn nghèo lắm! Mẹ thì bị bệnh, bố đi đạp xích lô để kiếm tiền nuôi cả nhà. Còn Lan phải đi làm thuê để có tiền mua thuốc cho mẹ. Thế mà tôi đã hiểu lầm Lan.
Sáng hôm sau, tôi đemchuyện kể cho các bạn trong lớp nghe, ai cũng xúc đông, nhận ra ặ vô tâmcủa mình. Thế là cả lớp phát đông phong trào: “Góp tiền tiết kiệm, giúp đỡ các bạn nghèo vượt khó”.
Cũng từ hổi đó, chúng tôi luôn gắn bó với Lan. Bây giờ Lan đã trở thành học sinh giỏi của tỉnh. Và tôi với Lan đã trở thành đôi bạn thân từ lúc nào không biết
Câu chuyện về 1 đứa bạn mà tôi thân nhất .
Bài làm :
Tôi có rất nhiều bạn, nhưng tốt bụng , thật thà và nhân hậu thì rất ít . Tôi thân nhất với một bạn là con trai tên là Lâm . Lâm tuy là con trai nhưng không nghịch ngợm như những bạn khác .
Năm nay Lâm vừa tròn 11 tuổi . Thâm hình tuy thấp nhưng khá đáng yêu . Mái tóc cắt gọn gàng . Khuôn mặt bầu bĩnh . Đôi mắt đen , to và sáng . Chiếc mũi dọc dừa . Lâm có tính cách hài hước nên trong lớp ai cũng quý Lâm . Lâm luôn giúp đỡ các bạn học yếu hơn và tận tình trực nhật lớp hộ các bạn bị sốt hoặc phải nghỉ học . Có 1 lần , tôi nhớ mãi . Chuyện xảy ra như sau :
Tháng trước , tôi là một học sinh giỏi nhưng trong những lần kiểm tra 15 phút , 1 tiết ,..... thì tôi rất lười học nên hay quay cóp bài . Hôm đó kiểm tra Sinh , cô giáo vừa phát đề xong thì các bạn khác cắm cúi vào làm bài . Tôi bắt đầu dở quyển vở ghi ra , chép hết những gì có trong câu hỏi . Lúc đó tôi khá bối rối và viết nhanh . Sau khi xong , tôi nộp bài cho cô , tôi được điểm cao nhất lớp nhưng trong đầu lại thấy hối hận vì đã quay cóp bài . Đến giờ về , Lâm đến và bảo :
- Lần sau bạn đừng mở sách vở ra chép , bài kiểm tra là để kiểm tra sức học của mình chứ không được quay cóp . Nếu bạn không thuộc bài thì sáng dậy sớm ôn lại chứ đừng làm thế , xấu lắm .
Nghe Lâm nói , tôi chợt thấy có lỗi với bản thân mình . Tôi thầm nhủ sẽ cố học thuộc bài và không quay cóp bài nữa .Lâm là 1 người bạn giúp tôi hiểu ra sự sai lầm đó vì thế nên tôi rất quý Lâm và ngưỡng mộ bạn đấy .
Ngoài tình thương yêu bao la của bố mẹ dành cho, em còn sống và lên trong lời ru êm ái và tình thương của ngoại nữa. Đêm nào, em cũng đi sâu vào giấc ngủ một cách ngon lành bởi những câu chuvện cổ tích thần kì của bà.
Trong kí ức về những năm tháng tuổi thơ của em không chỉ có cánh diều mà còn có bóng dáng của một người mẹ thứ hai, đó chính là bà ngoại của em. Bà ngoại là người đã cho em cả một bầu trời tuổi thơ bình yên và đáng nhớ, tình yêu thương của bà đối với em là vô bờ bến mà không có thứ tình cảm nào sánh được.
Bà ngoại của em năm nay đã ngoài 60 tuổi, bà sinh ra và lớn lên ở nông thôn, từ nhỏ đã vất vả nên khi về già nhìn dáng người bà vẫn gầy, lại thêm chiếc lưng còng trông rất tiều tụy. Thế nhưng sức khỏe của bà không thấy được qua hình dáng đó, bởi bà của em vẫn còn rất dẻo dai, đã ngoài 60 tuổi nhưng bà vẫn thoăn thoắt cuốc đất trồng rau và chăm sóc cây cối, chiếc lưng còng của bà vẫn hàng ngày gánh nước tưới rau. Bà ngoại em tuy gầy nhưng da dẻ vẫn hồng hào và chắc nịch, trên khuôn mặt bà những nếp nhăn không thể đếm hết được nhưng không hề có vết đồi mồi hay tàn nhang nào cả, đến mẹ em cũng ao ước sau này khi ở tuổi ấy sẽ có được làn da đẹp như của bà ngoại. Bà thường nhắc nhở em xem ít ti vi và không nên nghịch điện thoại vì rất hại cho mắt, bởi bà nói: "Ngày xưa ở thời các bà chẳng có ti vi hay điện thoại nên chẳng có ai bị cận thị cả". Quả thực đến bây giờ mắt của bà vẫn rất tinh tường, đôi mắt bà vẫn sáng trong và nhìn rõ, bà có thể tự xỏ kim, tự đọc báo mà chẳng cần nheo mắt hay đeo kính.
Bà ngoại em rất đẹp lão, vì không chỉ có làn da hồng hào mà mái tóc bà dù có bạc phơ vẫn rất dày và dài, tóc của bà rất chắc khỏe vì bà chỉ gội đầu với nước quả bồ kết chứ chẳng hề dùng các loại dầu gội nào khác. Mái tóc bạc phơ của bà khiến em luôn nhớ đến câu hát "Tóc bà trắng màu trắng như mây" trong bài hát "Cháu yêu bà". Ngày em còn nhỏ được ở với bà, bà thường cho em ngồi bên cạnh rồi nằm ngả đầu vào đùi bà để bà vuốt ve và kể những câu chuyện cổ tích. Bây giờ em đã lớn, chỉ dịp nghỉ hè mới được về thăm bà, mỗi lần về em lại chạy sà vào lòng bà, kể cho bà nghe những chuyện đi học của em.
Đối với em, bà ngoại chính là người mẹ thứ hai, chăm sóc cho em từ khi em còn tấm bé, bàn tay bà chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ và những trận ốm khi em còn nhỏ. Mỗi lần về thăm bà trông thấy bà còn khỏe mạnh, em rất vui mừng và hạnh phúc, em mong sao bà luôn được khỏe mạnh và sống lâu với con cháu để em được báo đáp công ơn trời biển của bà.
Kudo Shinichi là một thám tử trung học rất nổi tiếng, thường xuyên giúp cảnh sát phá giải các vụ án khó khăn.[2] Trong một lần khi đang điều tra, cậu bị thành viên của Tổ chức Áo đen phát hiện. Chúng cho cậu uống thử loại thuốc teo nhỏ (APTX 4869) tổ chức vừa điều chế ra nhưng chất độc này không giết chết cậu mà khiến cơ thể cậu trở thành hình dạng một đứa trẻ.[3] Sau đó, cậu đổi tên thành Edogawa Conan sống tại nhà thám tử Mori Kogoro. Xuyên suốt xê-ri cậu âm thầm hỗ trợ phá các vụ án bên cạnh ông Mori.[4]Đồng thời cậu cũng phải đi học lại tiểu học, kết bạn được nhiều người và lập ra Đội thám tử nhí.
Về sau một học sinh tiểu học bất đắc dĩ khác tên là Haibara Ai tiết lộ rằng cô ấy chính là người đã tạo ra thuốc teo nhỏ. Vì muốn tách khỏi băng nhóm nên đã uống thuốc.[5] Trong một vài vụ án liên quan đến Tổ chức Áo đen, Conan đã hỗ trợ các điệp viên của FBI vàCIA.[6]
Thám tử lừng danh Conan là một bộ truyện tranh Nhật Bản (manga) thuộc loại trinh thám được vẽ và minh họa bởi Aoyama Gosho. Bộ truyện này ban đầu là những chương truyện nhỏ được đăng trên tuần báo Shōnen Sunday của Shogakukan từ 19 tháng 1 năm 1994 sau đó được đóng thành các tập tankōbon. Tại Việt Nam bộ truyện được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành dưới tựa Thám tử lừng danh Conan Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chàng thám tử học sinh Kudo Shinichi trong một lần đang điều tra bị thành viên Tổ chức Áo Đen bắt uống thuốc độc khiến cơ thể teo nhỏ và trở thành Edogawa Conan.
Thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ ba thức dậy, anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến cảnh đó, anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác.
Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao – Bắc – Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô… Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường để giành thắng lợi. Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm một đơn vị bộ đội và nghỉ lại nơi trú quân. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây quần bên Bác. Riêng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôimắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng. Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đông lửa và lặng lẽ nhìn Bác – người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ, không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con. Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng in bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ: - Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không? Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ: - Chú cứ việc ngủ ngon, để lấy sức ngày mai đánh giặc! Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi. Thời gian vẫn âm thầm trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Không thể đành lòng, tôi bèn lên tiếng: - Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khỏe ạ!
Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi: Cháu đừng bận tâm! Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng, tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng! Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác lo cho chiến sĩ, dân công, cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc. Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiên đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng,của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêmrực sáng.
Thảo có dáng người thon thả, mái tóc mượt mà buông chấm vai. Nước da Thảo trắng mịn, cổ mang khăn quàng đỏ nổi bật trên nền áo. Chân bạn đi tất trắng dài tới đầu gối, đôi giày vải cùng một màu trắng tinh. Bạn bước lên sân khấu với tiết mục kể chuyện “Thạch Sanh”, câu chuyện quen thuộc mà nhiều người biết đến. Ấy vậy mà khi giọng kể của Thảo cất lên, cả hội trường đều chăm chú lắng nghe và dần bị cuốn hút vào câu chuyện. Bạn kể rất truyền cảm làm cho mọi người thấy thương anh Thạch Sanh nghèo khổ, thật thà và căm ghét tên Lí Thông gian trá. Đến đoạn chàng dũng sĩ Thạch Sanh đánh Trăn Tinh, giọng bạn trở nên thật hùng hồn, sôi nổi. Cứ thế, nội dung câu chuyện được bạn diễn tả bằng cả giọng điệu lẫn nét mặt, ánh mắt và điệu bộ thật hấp dẫn…
Thảo có dáng người thon thả, mái tóc mượt mà buông chấm vai. Nước da Thảo trắng mịn, cổ mang khăn quàng đỏ nổi bật trên nền áo. Chân bạn đi tất trắng dài tới đầu gối, đôi giày vải cùng một màu trắng tinh. Bạn bước lên sân khấu với tiết mục kể chuyện “Thạch Sanh”, câu chuyện quen thuộc mà nhiều người biết đến. Ấy vậy mà khi giọng kể của Thảo cất lên, cả hội trường đều chăm chú lắng nghe và dần bị cuốn hút vào câu chuyện. Bạn kể rất truyền cảm làm cho mọi người thấy thương anh Thạch Sanh nghèo khổ, thật thà và căm ghét tên Lí Thông gian trá. Đến đoạn chàng dũng sĩ Thạch Sanh đánh Trăn Tinh, giọng bạn trở nên thật hùng hồn, sôi nổi. Cứ thế, nội dung câu chuyện được bạn diễn tả bằng cả giọng điệu lẫn nét mặt, ánh mắt và điệu bộ thật hấp dẫn…
Tham khảo:
Mở đầu, nghe cô hỏi, Hồng muốn gặp mẹ nhưng nhận ra sự giả dối của bà cô nên đành im lặng, tìm câu trả lời phù hợp. Trong kí ức bé sống dậy vẻ mặt hiền từ và rầu rầu của mẹ. Từ “cúi đầu không đáp” đến “cười và đáp lại cô tôi” thể hiện sự phản ứng thông minh của Hồng. Chú biết cảnh giác trước âm mưu của bà cô, không muốn cô xâm phạm đến danh dự của mẹ. Sau lờì nói thứ hai, thứ ba của bà cô, (khi thái độ mỉa mai nhục mạ đã bộc lộ trắng trợn) thì bé́ Hồng không kìm nén nỗi đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ, thương thân … Nước mắt em “ròng ròng chảy xuống hai bên mép rồi chan hoà, đầm đìa ở cằm và cổ”.Không cười gượng như lần trước, Hồng “cười dài trong tiếng khóc”. Chi tiết này chứng tỏ Hồng đang cố nén nỗi đau xót, phẫn uất đang trào dâng. Trước bà cô cay nghiệt, bé Hồng nhỏ bé mà tự tin, thông minh ̀ kiêu hãnh và dạt dào niềm tin về người mẹ khốn khổ...
Tâm trạng đau xót, uất ức của Hồng đạt đến đỉnh điểm khi nghe cô tươi cười kẻ về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Từ căm ghét cô, bé Hồng căm thù những hủ tục phong kiến ̣: “ Cô tôi chưa dứt câu… Giá những cổ tục là.…… mới thôi” Những so sánh liên tiếp, những động từ mạnh, giọng văn dồn dập thể hiện được nỗi uất hận, căm ghét mãnh liệt của bé Hồng đối với những hủ tục phong kiến mà bà cô là người đại diện.
Tham khảo:
Trong chúng ta, tình mẫu tử luôn là thiêng liêng và ấm áp nhất. Những đưa con dù hiền hay dữ, dù sang hay hèn thì trong trái tim mình đều có tình yêu thương bao la dành cho mẹ – người sinh thành, nuôi dưỡng và luôn dành cho ta những điều tốt đẹp nhất. Tôi đã đọc nhiều câu chuyện, nhiều vần thơ viết về tình mẹ con, nhưng tôi thực sự bị ám ảnh với hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Đặc biệt in sâu đậm dấu ấn trong tôi là hình ảnh cậu bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ.
Đọc những dòng đầu tiên của đoạn trích Trong lòng mẹ, tôi thực sự thương cảm và xoát xa cho số phận cậu bé Hồng : “Chú bé Hồng ra đời là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu ; chú lớn lên trong không khí giả dối, lạnh lẽo của một gia đình không hạnh phúc”. Ngay từ những phút giây bắt đầu đón nhận sự sống, chú bé Hồng đã gặp những bất hạnh. Là một đứa trẻ lẽ ra cậu bé Hồng phải được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của bố mẹ và gia đình, nhưng trái lại em phải “sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng…” vì bố chết, mẹ bỏ đi “tha phương cầu thực”. Sống giữa gia đình nhưng cậu bé Hồng giống như một đứa trẻ mồ côi, và hơn thế em còn phải chiu đưng sư hắt hủi, chì chiết của người thân, đặc biệt là bà cô.
Trong đoạn trích, nhà văn Nguyên Hồng đã rất tinh tế khi miêu tả diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng : từ nỗi đau đớn buốt lạnh trước những lời đay nghiến của bà cô đến nỗi vui sướng vỡ oà khi gặp lại mẹ, và bao trùm lên tất cả là tình yêu mẹ vô bờ bến của chú bé.
Dù mới chỉ là một cậu bé nhưng Hồng sớm phải gánh chịu sự đối xử cay nghiệt của người thân, đó chính là sự nhẫn tâm của bà cô. Cho dù cả đoạn trích không nhắc đến sự đánh đập bằng đòn roi nhưng cách đối xử, lời lẽ mỉa mai của người cô còn khiến cho chú bé đau đớn hơn gấp trăm nghìn lần. “Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không ?”, nghe qua ta tưởng đây là lời nói thể hiện sự quan tâm, muốn cháu với bớt nỗi nhớ mẹ nhưng thực chất đây là những lời nói kháy, tàn độc : “nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi ki, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc và đầu óc những hoài nghi đề tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi”.
Trước lời nói đầy thâm ý của bà cô, trong lòng cậu bé Hồng lại càng trào dâng lên tình yêu thương mãnh liệt dành cho mẹ “Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”. Cậu ra sức bảo vệ mẹ, cố gắng cười đáp lại dù trong thâm tâm đang rất đau đớn, tủi cực “Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”. Cậu bé trả lời bà cô và có lẽ cũng là tự an ủi mình, cậu bé luôn có niềm tin mãnh liệt rằng mẹ sẽ về và không bao giờ bỏ rơi cậu. Tuy nhiên, bà cô của chú vẫn tiếp tục đay nghiến “Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước nữa đâu !”. Tâm hồn non nớt, ngây thơ của chú bé dường như đã quá sức chịu đựng “lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay”. Nhà văn đã kết họp miêu tả đan xen giữa lời nói bà cô và tâm trạng chú bé, mỗi lời bà cô phát ra là một lần khiến cho cậu bé trở nên đau đớn hơn. Tính chất chì chiết đay nghiến trong từng câu nói cứ tăng dần, để rồi lên đến cao trào khi bà cô nói : “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”. Từng lời nói như những nhát dao cứa vào trái tim non nớt, khiến cậu bé phải khóc “ròng ròng”. Hồng khóc không phải vì ghen tị với em bé mà “vì thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm”. Người đọc hiểu rằng, dù mới chỉ là một cậu bé nhưng Hồng đã có những suy nghĩ chín chắn.
Tinh yêu thương mẹ của cậu bé Hồng còn gắn liền với niềm căm tức, thù hận với những định kiến. Bởi lẽ cậu bé hiểu rằng chính những thành kiến tàn ác kia đã đẩy mẹ cậu vào cảnh “tha hương cầu thực”, mẹ con cậu phải chia lìa nhau. Trong nỗi đau uất ức, nghẹn ngào không thốt ra tiếng chú bé Hồng đã có một ước mơ “giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiên cho kì nát vụn mới thôi”. Nỗi căm tức, đau đớn của chú bé đã được nhà văn hình tượng hoá qua hình ảnh so sánh biểu cảm. Những cổ tục cũng lạnh lùng, sắc nhọn chẳng khác nào “hòn đá, cục thuỷ tinh”. Bên cạnh đó, biện pháp điệp “mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” khiến cho nhịp văn nhanh dần, mạnh mẽ thể hiện niềm căm tức tột độ của cậu bé Hồng. Qua đó toát lên tình yêu thương mẹ cháy bỏng, chú bé sẵn sàng làm tất cả dù khó khăn, dù đau đớn để bảo vệ người mẹ kính yêu của mình. Suy nghĩ tâm trạng của Hồng khiến cho người đọc không khỏi ngậm ngùi, xót xa, thương cảm và khâm phục. Ta hiểu rằng, những thủ đoạn tàn nhẫn, những câu nói cay độc, phũ phàng của bà cô không thể lay chuyển suy nghĩ của bé Hồng về mẹ, trái lại nó càng khiến cho cậu yêu thương mẹ hơn.
Đọc đoạn trích Trong lòng mẹ, người đọc được trải qua các trạng thái cảm xúc đối lập nhau. Đọc đoạn đầu tiên, ta như đi vào một sa mạc khô cằn tình người, ở đó ta chỉ thấy sự chì chiết, đối xử cay nghiệt và nỗi đau của một chú bé nhưng kết thúc đoạn trích ta lại chìm ngập trong dòng suối mát lành của tình mẹ con ấm áp. Cho dù bà cô có cố tình chia lìa tình mẹ con thì với Hồng cậu luôn tin rằng mẹ cậu sẽ trở về và niềm tin đó đã trở thành sự thực : “Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về”. Để diễn tả niềm vui sướng của bé Hồng khi gặp mẹ, nhà văn đã miêu tả một cách cụ thể, chi tiết: “Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo gọi bối rối : “Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi Những cụm từ như “thoáng thấy”, “liền đuổi theo”, “gọi bối rối” thể hiện sự cuống quýt, Vội vàng của chú bé. Ta hiểu rằng niềm mong chờ mẹ về luôn thường trực trong tâm trí của chú bé Hồng. Tuy nhiên, giống như con chim bị thương sợ gặp phải cành cong, cậu bé Hồng chưa kịp vui sướng thì đã lo sợ, lo sợ nếu như đó là người khác thì sẽ thành “trò cười tức bụng” cho lũ bạn. Hình ảnh so sánh tinh tế, biểu cảm cái lầm đó… khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc” cho người đọc thấy tâm trạng mong đợi khắc khoải của cậu bé Hồng. Hình ảnh người bộ hành “ngã gục giữa sa mạc” sẽ chính là hình ảnh của chú bé Hồng sẽ gục ngã giữa sa mạc của sự ghẻ lạnh, đay nghiến nếu như mẹ cậu không về. Càu chuyện được đẩy lên đến cao trào, người đọc cũng hồi hộp chờ đợi : liệu người đó có phải là mẹ cậu bé ? Và rồi, tất cả như được tháo bung ra “Xe chạy chầm chậm… mẹ tôi cầm nón vẫy tôi… mẹ tôi… xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Đó không còn là những giọt nước mắt tủi cực mà là những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc vô bờ bến. Nhà văn đã viết nên những câu văn nhẹ nhàng để diễn tả tình mẹ con ấm áp. Trong lòng cậu bé Hồng giờ đây chỉ còn niềm vui sướng tột độ vì cậu thấy rằng mẹ mình không phải như những gì bà cô nói, mẹ vẫn tươi đẹp và “cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”. Chú bé Hồng thấy mình cần bé lại để “lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm,… mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Ở bên mẹ, Hồng không còn một chút đau đớn, tất cả những lời bà cô giờ trở nên vô nghĩa với cậu “câu nói ấy bị chìm đi ngay, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…”. Tình mẹ bao la và ấm áp đã xua tan đi mọi băng giá, khổ đau, đem lại một niềm hạnh phúc tràn ngập. Người đọc như thấy đâu đây sự mỉm cười mãn nguyện của nhà vãn. Ông thực sự là nhà văn có trái tim ấm nóng, hiểu và cảm thông sâu sắc với những người có số phận bất hạnh ,đặc biệt là với trẻ em và phụ nữ. Trang văn của Nguyên Hồng nói chung và đoạn trích Trong lòng mẹ nói riêng thực sự là những trang văn thấm đượm tấm lòng nhân đạo của một nhà vãn chân chính.
Đoạn trích Trong lòng mẹ khép lại nhưng đã gợi lên cho người đọc biết bao điều suy nghĩ : chúng ta sẽ làm gì để những tâm hồn non nớt, ngây thơ luôn được sống trong niềm yêu thương, hạnh phúc, chở che ? Chúng ta làm gì để những giọt nước mắt đau đớn, tủi cực không còn lăn dài trên khuôn mặt thánh thiện của các em ? Đó sẽ mãi là câu hỏi nhức nhối mà nhà văn gửi đến mỗi chúng ta.
Yêu tinh
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa ở làng nọ có một con yêu tinh ăn thịt người hiếm ai lừa được nó.Con yêu tinh là một mụ yêu hóa thành.Mụ ta sống trong khu rừng hoang vu nhưng có dòng suối.
Hôm có cô gái trẻ lên rừng múc nước.Mụ yêu nhìn thấy nhảy bổ ra cười haha và nói''Có bữa ngon rồi''.Vừa dứt lời mụ yêu cô gái nói''Mụ hãy cứ đợi cho đủ 20 tuần trăng mật tôi lừa cả làng tôi không xót 1 ai cho mụ ăn thịt chỉ cần mụ tha cho tôi.
Mụ yêu tưởng thật tha cho cô.Cô về bầy mưu tính kế xong nói với cả làng,cả làng chấp thuận.
Muốn xem tiếp bật tv xem truyện mụ yêu bị lừa nhé
câu truyện ba lưỡi rìu là câu chuyện cổ tích thế tục Việt Nam vô cùng ý nghĩa kể về một càng tiều phu mặc dù rất nghèo nhưng có lòng trung thực trong mọi hoàn cảnh và cuối cùng chính sự trung thực ở đời sống đó, chàng tiều phu nhận được những đền đáp xứng đáng.
Ngày xửa xưa kia, ở một ngôi làng nọ, có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và của cải/tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. mỗi ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Ngay ở cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.
Vào một hôm nọ nọ, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc, vừa khóc anh chàng vừa than thở cho số phận hẩm hiu của mình.
Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi:
– Chào con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy?
Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ râu tóc bạc phơ đó:
– Thưa cụ, bố mẹ con mất sớm, con phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, của cải/tài sản duy nhất của con là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, con không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. vì thế, con buồn lắm cụ ạ!
Ông cụ liền đáp lời chàng tiều phu
– Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.
Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:
– Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không ?
Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ:
– Không phải lưỡi rìu của con cụ ạ, lưỡi rìu của con bằng sắt cơ.
Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu:
– Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không?
Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:
– Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ!
Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi:
– Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không!
Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:
– Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày
Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:
– Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.
Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.