K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2022

Trình bày được quyền và nghĩa vụ của gia đình nhà trường đối với trẻ em là:

1. Nhóm quyền sống còn: Trẻ em có quyền được sống; được khai sinh và có quốc tịch; được chăm sóc, nuôi dưỡng; được sống chung với cha mẹ và được chăm sóc sức khỏe khi bị ốm đau.

2. Nhóm quyền được phát triển: Trẻ em có quyền được chăm sóc dinh dưỡng, sức khoẻ để phát triển về thể lực; được vui chơi, giải trí; được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu để phát triển về trí tuệ; được bảo đảm an sinh xã hội.

3. Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động, bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt; được bảo vệ khỏi chất ma túy, khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang,…

4. Nhóm quyền được tham gia: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội, được bày tỏ ý kiến và hội họp, được tham gia ý kiến đối với những vấn đề liên quan đến cuộc sống của trẻ em.
Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em là: tiến hành khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em, tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu phù hợp; quản lý và bảo vệ quyền trẻ em khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng bị mua bán, đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em, xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ.

 

24 tháng 5 2022

gua đình:bảo vệ,chăm sóc dạy dỗ,yêu thương

nhà trường:giáo dục,giúp đỡ

22 tháng 3 2022

Đối với gia đình:

- Tiến hành khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em

- Tạo điều kiện, khuyên khích trẻ em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi giải trí, phát triển năng khiếu phù hợp

- Quản lsi và bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ bị xâm hại, lạm dụng, mua bán,...

Đối với nhà trường:

- Quản lí, chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ em

- Đảm bảo môi trường học tập an toàn, lành mạnh,.. cho học sinh

-....

Đối với xã hội:

- Đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện

- Xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em

- Xây dựng, thực hiện, các chính sách về quyền trẻ em

- Cung cấp dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi trẻ em

-.....

Đối với bổn phận trẻ em :

- Tích cực, chủ động thực hiện các quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ bản thân

- Đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em 

- Phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em,...

-....

* Bạn có thể tham khảo thêm trong sách GDCD 6 trang 57 *

 

22 tháng 3 2022

Trách nhiệm của gia đình :

- Phải yêu thương , bảo vệ trẻ 

- Đối xử công bằng nhất với trẻ , không " trọng nam khinh nữ "

- Đăng kí lớp học để trẻ chứng tỏ năng khiếu 

- Lắng nghe những lời nói , ý kiến của trẻ

Trách nhiệm của nhà trường 

- giáo dục trẻ .

- Chú ý, quan sát nơi học tập của trẻ , nếu còn sai sót thì sửa chữa lại 

-...

Trách nhiệm của xã hội :

- Không bao che cho hành vi của trẻ nếu trẻ làm sai

- Xử phạt trẻ nếu không thực đúng bổn phận của mình 

-...

VÀ trách nhiệm bổn phận của trẻ :

- Thực hiện đúng quyền bổn phận của mình 

- Không vi pháp những điều mà pháp luật quy định về quyền của trẻ 

- Luôn đứng về lẽ phải , không đồng minh

 

4 tháng 3 2022

Quyền và nghĩa vụ của các  thành viên trong gia đình là : Bảo vệ , đùm bọc lẫn nhau , tôn trọng những người lớn hơn mình , yêu thương , yêu mến người thân trong gia đình.

+ Vì làm như vậy mới có thể xây dựng được cuộc sống gia đình thêm đầm ấm, hạnh phúc . Anh chị em yêu thương nhau , đoàn kết . Bố mẹ yêu nhau hơn , cả bố và mẹ sẽ trân trọng được tình yêu của cuộc đời mình .  Nếu không phải quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình , thì sẽ dẫn đến gia đình phá nát , cãi nhau .

 

-Theo Điều 105 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em trong gia đình là: Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con,...

(Ý 1 bạn tham khảo#)

 

-Phải thực hiện tốt vì: có như vậy gia đình mới êm ấm, đoàn kết, biết yêu thương, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. Con cái yêu thương nhau, cha mẹ hoà thuận, chung thuỷ, sắc son,.....

6 tháng 1 2022

Quyền và nghĩa vụ của ông bà,cha mẹ đối với con cháu trong gia đình:

+ Quyền nuôi dạy.

+ Quyền được sai bảo.

+ Nghĩa vụ: chăm sóc đến khi con cháu đã lớn.

.....

6 tháng 1 2022

tham khảo

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Không phân biệt đối xử, ngược đãi, xúc phạm con...

- Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên.

 

4 tháng 3 2022

+ “Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu”

+Để mỗi thành viên thực hiện đầy đủ bổn phận và trách nhiệm của từng cá nhân trong gia đình.

Hạn chế được các tệ nạn xã hội do bố mẹ bỏ bê, ít quan tâm…

9 tháng 5 2022

*** Qyền và nghĩa vụ của cha mẹ:

-Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

***Nghĩa vụ của con cháu:

- Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

  - Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác.

  - Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn

 - Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.

  - Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khoẻ.

*** Theo em, em vẫn chưa thực sự làm tròn bổn phận của bạn thân đối với gia đình và xã hội. Nhưng cũng vì thế mà e luôn tự nhủ bản thân rằng phải luôn hiếu kính vs người lớn, chăm chỉ học tập, ko ăn chơi đua đòi với bè bạn, tự tập những đức tính tốt đẹp hơn với mong muốn làm cha mẹ vui lòng, xã hội tiến bộ.

 

   – Gia đình có trách nhiệm tạo ra các điều kiên vật chất và tinh thần để con em mình có cơ hội được học tập không hạn chế.

   – Nhà nước có vai trò đảm bảo có hệ thống giáo dục công bằng, có chính sách, khuyến khích trẻ em gặp khó khăn có cơ hội được đến trường…

27 tháng 4 2021

Trách nhiệm của gia đình:

Có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em được đi học, được rèn luyện, tham gia các hoạt động có ích.

Là người có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em.

Trách nhiệm của nhà nước:

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo diều kiện để ai cũng được học hành, mở rộng hệ thống trường lớp, quan tâm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khắn

 

3 tháng 5 2021

- Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học.

- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành: mở mang rộng khắp hệ thống trường lớp, quan tâm giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, ....

3 tháng 5 2021

trách nhiệm của gia đình:

-có trách nhiệm cho con em đi học,rèn luyện,tham gia các hoạt động của nhà trường

-người lớn có trách nhiệm giáo dục,làm gương cho con em noi theo.

vai trò của nhà nước:

-thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

-tạo điều kiện ai cũng đc học hành, mở mạng kiến thức.

-mở rộng hệ thống trường lớp, miễn học phí cho học sinh tiểu học, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

chúc bạn học tốt

14 tháng 1 2021

     Chăm sóc bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách. Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.