K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1 : Em tìm hiểu về nếp sống văn hóa trong quy chế dân chủ ở xã, phường cơ sở.Bài 2 : Em có suy nghĩ gì về phong trào “xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời” khi mình là người thuộc thế hệ trẻ của đất nước? Ở nơi em đang sinh sống, có nhà văn hóa – thư viện không? Có trạm bưu điện – sách báo không? Có hội khuyến học không? Em thấy những nơi đó xã phường em đang làm những gì?Câu 3 Nếp sống...
Đọc tiếp

Bài 1 : Em tìm hiểu về nếp sống văn hóa trong quy chế dân chủ ở xã, phường cơ sở.

Bài 2 : Em có suy nghĩ gì về phong trào “xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời” khi mình là người thuộc thế hệ trẻ của đất nước? Ở nơi em đang sinh sống, có nhà văn hóa – thư viện không? Có trạm bưu điện – sách báo không? Có hội khuyến học không? Em thấy những nơi đó xã phường em đang làm những gì?

Câu 3 Nếp sống văn hóa ở các cộng đồng dân cư, theo em, có bao gồm nếp sống trong gia đình không?

Câu 4 : Em hãy nêu ra những nếp sống văn hóa riêng biệt ở địa phương em đang sống. Có điều gì khó thực hiện không? Nên ứng xử thế nào cho tốt?

Câu 5 : 

“Anh Cả vừa đèo Kha đến đầu phố thì đã nghe tiếng bạn Thanh reo lên. Chắc bọn này đang tập “sút”. Giá mà ở nhà thì hôm nay nhất định Kha cũng ra đây tập với bọn chúng.

Kha ngả người ra phía sau để nhìn cho rõ. Cậu Thanh bắt “nhựa” lắm và “sút” cũng “đáo để” lắm làm các bạn chạy theo bóng suốt mặt đường.

Chiếc xe đạp lướt qua trước mặt Thanh. Thanh không chú ý vì còn mải nhìn quả bóng đang lăn ở gần cuối phố. Để khuyến khích Thanh, Kha vừa vỗ tay, vừa reo :

Hoan hô thủ môn Thanh ! Hoan hô !

Bỗng một tiếng “bốp” làm Kha giật mình.

Anh Cả đưa tay lên bưng mặt. Chiếc xe loạng choạng. Anh Cả và Kha ngã xuống. Thì ra một bạn đã sút quả bóng vào giữa mặt anh Cả. Khắp mặt mày anh đã bị trát đất, bụi tung vào mắt, làm đôi mắt anh Cả cứ hấp háy.

Anh Cả doạ sẽ mách thầy giáo. Còn Kha thì vừa ôm đầu, vừa hét:

- Các cậu vô ý quá !

Em Thanh đứng im. Sau đó, Thanh xin lỗi Kha :

- Thôi từ mai chúng tớ không đá bóng ở đây nữa mà sẽ vào trong sân đình.”

Theo báo “Thiếu niên tiền phong” 1980.

Gợi ý:  Em khen hay chê cú “sút” của Thanh ? Tại sao ? Việc này có liên quan gì đến nếp sống văn hoá ? Ở những khía cạnh nào ?

Nhanh cho mình ạ 

1
23 tháng 5 2022

Câu 1   Vì mỗi bạn ở chỗ khác nhau nên bạn tự làm câu này 

Gợi ý xíu : Cậu hãy đọc báo, thời sự, tivi, nghe ông bà bố mẹ kể về việc thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương và xem xét đánh giá về việc thực hiện đó.

Câu 2 : 

+ Em thấy phong trào xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời và một phong trào ý nghĩa và có tính giáo dục cao. Từ đây, chúng ta có thể khắc phục được tình trạng trẻ em, những người có điều kiện khó khăn có cơ hội được đi học.

+ Em quan sát, hoặc hỏi người lớn về nhà văn hóa, thư viện, trạm bưu điện, sách báo, hội khuyến học, kể tên các nơi đó.

+ Em thấy cán bộ xã, phường em đã làm gì để nâng cao mức sống dân cư, hiểu biết pháp luật, chất lượng và an toàn dân cư.

Câu 3 : 

- Theo em, có bao gồm nếp sống trong gia đình. Bởi vì, nhờ có từng gia đình có nếp sống lành mạnh thì mới xây dựng được một tập thể xã hội vững mạnh, có nếp sống văn minh.

Câu 4 : 

+ Những nếu sống riêng biệt ở địa phương em là: Mọi người sống rất hòa thuận, khi gia đình khác có cãi vã to tiếng thì đều sang khuyên bảo và can ngăn, tất cả học sinh đều được đi học và học lên cao…

- Điều khó thực hiện ở chỗ em là: Tình trạng người dân không đội mũ bảo hiểm, thiếu hiểu biết về an toàn giao thông.

Câu 5 :

+ Em chê cú sút của Thanh. Vì việc làm của Thanh là cố tình để các bạn phải chạy theo và cố tình làm anh Cả và Kha bị ngã. Việc làm này có liên quan đến nếp sống văn hóa. Cụ thể, việc quản lí khu vui chơi dành cho trẻ em, và việc trẻ em chưa ý thức được địa điểm chơi đá bóng an toàn và đúng nơi, đúng chỗ, hơn nữa còn là tinh thần thể thao lành mạnh.

14 tháng 4 2022

Cả 2 đáp án a và b

14 tháng 4 2022

=Cả 2 đáp án a và b

Câu 1: Em hiểu thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Nhận xét về nếp sống của cộng đồng dân cư nơi em ở( những điều tốt, chưa tốt)?Câu 2: Mẹ Na mới mua cho Na một chiếc xe đạp để đi học. Kể từ khi Na có xe mới, ngày nào Quy – cô bạn cùng lớp, cũng đi học cùng Na, và Na rất vui được chở bạn trên chiếc xe đạp của mình. Nhiều bạn ở lớp thấy thế cho rằng Quy và Na thân...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hiểu thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Nhận xét về nếp sống của cộng đồng dân cư nơi em ở( những điều tốt, chưa tốt)?

Câu 2: Mẹ Na mới mua cho Na một chiếc xe đạp để đi học. Kể từ khi Na có xe mới, ngày nào Quy – cô bạn cùng lớp, cũng đi học cùng Na, và Na rất vui được chở bạn trên chiếc xe đạp của mình. Nhiều bạn ở lớp thấy thế cho rằng Quy và Na thân nhau và ca ngợi tình cảm tốt đẹp giữa hai bạn. Nhưng khi tâm sự với một số bạn, Quy nói: “Thân gì đâu, tớ cũng chẳng thích gì cái Na, chẳng qua tớ hay đi với nó để được nó chở đi học thôi !” Câu hỏi: a/ Em suy nghĩ gì về tình bạn của Quy và Na trong trường hợp trên ? b/ Em sẽ góp ý cho Quy như thế nào ?

Câu 3: Hồi lớp 7, Vân chơi thân với một bạn trai ở lớp tên là Tuấn. Tình bạn của hai người hoàn toàn vô tư, trong sáng. Vậy mà nhiều bạn lại xì xào sau lưng Vân: “Làm gì có chuyện bạn khác giới mà lại chơi vô tư ”, khiến hai bạn mất tự nhiên và Vân ngại không muốn chơi với Tuấn nữa. Câu hỏi: a/ Theo em, suy nghĩ của các bạn ở lớp Vân có đúng không ? Vì sao ? b/ Tuấn nên làm thế nào để giữ được tình bạn trong sáng với Vân ?

0
Câu 1: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng, dân cư là gì? Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng , dân cư ? Hãy cho biết một số việc làm có thể làm được để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng , dân cư.Câu 2: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: Tình mẹNgười con không có khả năng nuôi mẹ già liền quyết định cõng mẹ bỏ lên núi. Đêm tối,...
Đọc tiếp

Câu 1: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng, dân cư là gì? Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng , dân cư ? Hãy cho biết một số việc làm có thể làm được để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng , dân cư.

Câu 2: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

Tình mẹ

Người con không có khả năng nuôi mẹ già liền quyết định cõng mẹ bỏ lên núi. Đêm tối, người con nói rằng:" Cõng mẹ lên núi dạo" . Bà mẹ liền lấy hết sức mình trèo lên lưng con. Trên đường đi, anh ta nghĩ phải leo cao hơn nữa rồi mới ***** xuống. Bỗng anh ta nhìn trên vai thấy mẹ đang cố giấu những hạt đậu rải xuống quãng đường đi. Anh ta tức giận hỏi mẹ:" Mẹ rải đậu làm gì thế?"."Con ngốc ạ, mẹ sợ lát nữa còn mình con xuống núi sẽ lạc đường . Con dù lớn vẫn là con của mẹ đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn the con."

a, Câu chuyện trên khiến em liên tưởng đến bài học nào trong chương trình. Nêu quy định của pháp luật đối với các thành viên trong chủ đề đó.

b, Nhận xét của em về hành động của người mẹ và người con trong câu chuyện trên.

c, Là một người con em sẽ làm gì sau khi học chủ đề đó.

Ai giúp mik lm bài tập này vs mik ko hiểu mà lại đang cần gấp.

 

1
11 tháng 12 2016

Câu 1 :

- Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh , phong phú như giữ gìn trật tự an ninh , vệ sinh nơi ở ; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp ; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng ; bài trừ phong tục tập quán lạc hậu . mê tín dị đoan và tích cực phòng , chống các tệ nạn xã hội

- Ý nghĩa việc xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng , dân cư là góp phần làm cho cuốc sống bình yên , hạnh phúc , bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc .

- Một số việc làm là :

+ Các gia đình giúp nhau làm kinh tế , xóa đói giảm nghèo

+ Bỏ rồng cây thuốc phiện

+ Trẻ em đến tuổi đi học đều phải đến trường

+ Sinh đẻ có kế hoạch

+ Làm vệ sinh đường làng , xóm , .........

+ Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em

Câu 2 :

a) Câu chuyện khiến em liên tưởng đến bài quyền và ngĩa vụ của công dân trong gia đình . 1 Quyền và nghĩa vụ cha mẹ ông bà :

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt , bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của con , tôn trọng ý kiến của con ; không được phân biệt đối sử giữa các con , không được ngược đãi , xúc pahmj con , ép buộc con làm những điều trái pháp luật , trái đạo đức

............

...........

2 Quyền và nghĩa vụ của con , cháu

Con cháu có bổn phận yêu quý ,kính trọng , biết ơn cha ,mẹ ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc , nuôi dưỡng cha mẹ ông bà đặc biệt khi cha me ông bà già yếu . Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi xúc phạm cha mẹ ông bà

b ) - Bà mẹ là một người thông minh và đầy lòng chan chứa tình yêu thương con của mình

- Mặc dù biết con mình sẽ bỏ mình nhưng bà không nói cho con mình mà còn nghe theo con

- Tình yêu của bà mẹ trong chuyện thật cảm động mà sâu lắng tình người mẹ con

c ) Em sẽ :

- Trân trọng yêu quý cha mẹ của mình

- Làm trọn bổn phận của người con

- Chăm sóc và nuôi dưỡng cha mẹ của mình

- Không ngược đãi và xúc phạm cha me

đó là ý kiến của mk có j bạn bổ sung thêm nhé

 

20 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1:

- Nhận xét: Cai Lệ chỉ là một tên tay sai vô danh, nhưng ở đoạn văn này đã được Ngô Tất Tố khắc họa sắc nét. Từ giọng quát mắng thị oai thô lỗ, trắng trợn, đến những hành động hung hãn, tàn ác, cho đến cả “cái giọng khàn khàn vì hút nhiều xái cũ”, cái thân hình “lèo khoèo” vì nghiện ngập, cả cái tư thế thảm hại rất hài hước: “ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói" đều đã tập trung làm nổi bật cái nhân cách vừa tàn ác, vừa đểu cáng, đê tiện của cái hạng “đầu chày đít thớt” đó.

- Trong bộ máy xã hội đương thời, cai lệ chỉ là gã tay sai mạt hạng nhưng núp dưới bóng quan phủ hắn tha hồ tác oai tác quái. Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay, cũng không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho "nhà nước" nhân danh "phép nước" để hành động. Có thể nói, tên cai lệ vô danh không chút tình người là hiện thân đầy đủ nhất, rõ nét nhất của xã hội thực dân phong kiến đương thời.

Câu 2:

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

 

1 tháng 10 2021

Tham khảo:

1. 

Vũ Nương là cô gái xinh đẹp, thùy mị, nết na khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. Ngày chồng tòng quân, nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về. Ở nhà, nàng một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời. Khi chồng trở về, bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó khiến Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh. Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử. Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung.

2. 

undefined

1 tháng 10 2021

Tham khảo:

Qua tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) và đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), hình ảnh người nông dân Việt Nam hiện lên với những đức tính và phẩm chất đáng quý: giàu tình yêu thương, sống vì tình vì nghĩa, sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui, hoạn nạn. Các đức tính tôt đẹp ấy bền vững trong mọi thử thách của thời gian, bất chấp sự ngặt nghèo của cuộc sống. Các đức tính đó chính là vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam, là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, là sợi dây liên kết con người Việt Nam thành một cộng đồng bền vững khiến mọi kẻ thù phải run sợ. Hai tác phẩm cũng cho thấy cảnh sống khổ đau cực nhọc của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Họ phải chịu đủ mọi thứ áp bức bất công, bị bóc lột đến tận xương tủy, bị dẩy đến đường cùng. Chị Dậu và lão Hạc đều bị đẩy đến chỗ bế tắc phải tìm cách tự giải thoát mình. Chị Dậu chọn cách vùng lên phản kháng lại bọn thống trị còn lão Hạc thì tìm đến cái chết để bảo toàn nhân cách của mình. Hai nhân vật, hai cách ứng xử khác nhau trước cuộc sống nhưng đều thể hiện nỗi khổ cực và phẩm chất đáng quý của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.

1 tháng 10 2021

Em tham khảo ở link này nhé:

Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ và truyện ngắn lão hạc , em hiểu gì về cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã... - Hoc24

20 tháng 9 2016

      Nếu nói về người phụ nữ ngày xưa, thì họ là những người không thể tự tạo lập cuộc sống cho bản thân. Họ phải chông cậy vào người chồng và con cái. Họ luôn được coi trọng như "người ở tôi đòi".

     Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình.

Thiếu ý hoặc dài quá bạn lược bớt ý đi nhé. CHúc bạn học tốt!hihi

20 tháng 9 2016

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác.