cảm nhận của bn về hình ảnh '' Bộ đọiCụ Hồ''(ko quá 1500 từ)
HELP ME !!!!!!!!!!!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Bộ đội Cụ Hồ” là biểu tượng cao đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Gọi tên anh “Bộ đội Cụ Hồ”, nhân dân ta đã khái quát hình tượng cao đẹp về một mẫu người, với cuộc đời “tận trung với nước, tận hiếu với dân” suốt những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh; một tình thương yêu gắn bó máu thịt với nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù, nhân hậu và khiêm tốn với đồng bào, đồng đội, đồng chí; một lối sống giản dị, chân thật. Đó là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, những chiến binh vừa đánh giặc giỏi, vừa công tác và sản xuất tốt, “tiến công, phòng ngự không sơ hở”, “thắng không kiêu, bại không nản” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dìu dắt, giáo dục, rèn luyện theo mô hình người chiến sĩ cách mạng mà Người là hiện thân rực rỡ nhất.
“Bộ đội Cụ Hồ” - người chiến sĩ quân đội nhân dân - là những người có lý tưởng cao đẹp, những người nghĩa nặng tình sâu, luôn chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn… thấm nhuần tinh thần yêu nước, thương dân, tinh thần nhân đạo, nhân văn cao cả, tinh thần dân chủ và sự quên mình, lòng tôn trọng và niềm tin vào con người, vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và nhân loại… Có thể nói, hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” tiêu biểu cho nền văn hóa quân đội kiểu mới của dân tộc - Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng khẳng định: “Thành quả vĩ đại nhất của quá trình cách mạng… là nhân dân ta đã giành được độc lập hoàn toàn và thống nhất toàn vẹn Tổ quốc, cả nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội và có một quân đội nhân dân vô địch… Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, chưa bao giờ nhân dân ta có một quân đội mạnh như ngày nay. Đây là một nhân tố cơ bản để đảm bảo Tổ quốc ta đời đời bền vững, nhân dân ta vĩnh viễn sống trong độc lập - tự do”.
Bước ra từ trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, và cũng là chủ thể viết nên những trang sử ấy, lực lượng Quân đội nhân dân đã khắc ghi tên mình trong bảng vàng chiến công của dân tộc ngay từ những năm tháng đất nước còn trong khói lửa chiến tranh, nhân dân còn khổ cực, lầm than dưới ách đô hộ của bè lũ cướp nước và bán nước. Chính các anh đã trở thành hiện thực đẹp nhất, sinh động nhất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Hôm nay, trang sử mới của dân tộc đã được mở ra, trang của sự đổi mới, phát triển và hội nhập khá vững chãi với thế giới trong quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa cao độ, hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” vẫn vẹn nguyên với vai trò tiên phong, đi đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới cùng toàn Đảng, toàn dân. Các chiến sĩ trẻ hôm nay khoác trên mình màu xanh áo lính cũng đang hứng khởi bước vào các mặt trận với lòng nhiệt huyết và sức bật mới cùng thời đại.
Còn chúng tôi, lớp thanh niên được tôi luyện và trưởng thành dưới bầu trời XHCN bình yên và tươi đẹp của tổ quốc thầm biết ơn các anh đã soi rọi tấm gương cống hiến đầy nhuệ khí của tuổi thanh xuân trên mỗi chặng đường, mỗi cuộc hành trình dù lắm thác ghềnh chông gai. Hướng về các anh là trở về với các giá trị trường cữu, chiêm nghiệm chân dung những người con ưu tú của dân tộc đã góp phần vô cùng to lớn vẽ nên một Việt Nam thời hoa lửa bừng cháy trong lòng nhân loại. Chúng tôi đã thấy rõ mình hơn và tự ý thức được sứ mệnh, trách nhiệm lớn lao của tuổi trẻ là dấn thân, là cống hiến cho sự trường tồn và phát triển bền vững của dân tộc hôm nay và mai sau.
Tư thế trầm ngân suy nghĩ, lặng yên chứa đựng bao suy tư, trăn trở của Bác.
-Gọi vẻ đẹp của 1 nhà hiền triết phương Đông đang suy tính đuòng đi nước bước cho dân tộc như đang trải lòng mình thương những đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng.
-Nét cao đẹp nhất của Người chính là tình thương yêu không chỉ đơn giản với lòi nói mà gắn liền với hành động. Tình thương từ những anh dân công và toàn dân tộc, đó là tình yêu vĩ đại
( hay thì tick cho mình nha)
Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là môt cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời.
Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ và cái chết của cô
Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng.
Chính lúc đó cô bé đầu trần, chân đi đất, run rẩy vì lạnh và đói. Sự đầm ấm của các gia đình hiện ra qua khung cửa sổ kia càng làm chúng ta xót xa cho cô bé khốn khổ tội nghiệp, không có lấy một chút hạnh phúc nào trong đêm giao thừa. Nhất là hình ảnh cô bé chỉ biết ngồi thu chân vào hốc tường mà hồi tưởng, mà ước mơ. Một que diêm bật sáng lên là cuộc sống quá khứ lại hiện về. Đó là những ngày sống vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc bên bà nội hiền từ, nhân hậu như một bà tiên, trong ngói nhà nhỏ xinh xắn có dây thường xuân bao quanh. Nhưng que diêm tắt là một thực tại vô cùng nghiệt ngã, phũ phàng lại ập đến. Em đang phải sống trong trăm đường cơ cực, khổ sở. Cả ngày phải đi bán diêm, nếu không bán được, đến tối về lại bị bố đánh đập. Và trong đêm giao thừa rét căm căm này em không dám về vì chẳng bán được một que diêm nào. Ngay cả những ước mơ nhỏ bé của em mà cũng chỉ thấy được qua mộng ảo. Mỗi một que diêm sáng lên ước mơ ở đây không phải là ánh sáng của một cây đèn hay của một nguồn ánh sáng gì to lớn. Nó chỉ là một ánh lửa diêm nhỏ bé, dễ dàng tắt lụi trong đêm băng tuyết. Bởi vậy mỗi que bật lên sao có thể sưởi ấm được tâm thân và tâm hồn đã đông lạnh của cô bé. Nó chẳng qua chỉ là chỗ bấu víu cực kì mong manh của cô bé mà thôi. Em bé quẹt cả số diêm còn lại chính là để cố bám lấy những ước mơ đó. Trong khi chúng ta có đầy đủ những thứ đó thì cô bé bán diêm của An-đec-xen lại thiếu tất cả. Ngay cả giấc mơ đẹp nhất em cũng chỉ được thấy khi đã hấp hối.
Chúng ta càng trân trọng những ước mơ đó của em bao nhiêu lại càng đau đớn bấy nhiêu trước cái chết vô cùng thương tâm của em. Dẫu tác giả có tả em bé chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng, đôi môi đang mỉm cười, thì nỗi đau trong ta vẫn không thuyên giảm, mà thậm chí cứ nhắm mắt lại thì hình ảnh ấy lại càng day dứt ta hơn.
Hình ảnh cô bé bán diêm mãi mãi để lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này, niềm đau thương vô hạn, như luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Và đó cũng chính là tấm lòng nhân hậu tràn đầy của An-đec-xen.
Em thấy thật đáng thương cho cô bé bán diêm..... bạn ơi bao nhiêu câu
a) “Lặng yên bên bếp lửa”
“Đốt lửa cho anh nằm”
''Ấm hơn ngọn lửa hồng”
“Bác nhìn ngọn lửa hồng”
b) Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, bên cạnh hình tượng về Bác Hồ với tình yêu thương bao la dành cho đồng bào và chiến sĩ thì không thể không nhắc tới hình tượng ngọn lửa. Có thể nói đây là một “nhân vật” quan trọng làm nên sự sinh động và mang những ý nghĩa sâu xa trong bài thơ.
Trong bài thơ, hình ảnh ngọn lửa mang rất nhiều ý nghĩa, ở mỗi câu thơ, mỗi thời điểm được nhắc đến, ngọn lửa lại mang những nghĩa tượng trưng khác nhau. Tuy nhiên có duy nhất một nghĩa thực, đó chính là một hình ảnh ngọn lửa thực, ngọn lửa do chính tay Bác Hồ đốt lên, đang cháy và sưởi ấm giữa khu rừng trong đêm đông giá lạnh.
“Lặng yên bên bếp lửa”
Ánh lửa bập bùng ấy chính là hơi ấm xua tan đi cái rét, cái lạnh, sự mệt mỏi sau một ngày dài chiến đấu, Bác – một vị lãnh tụ cao cả vì thương các chiến sĩ đã đốt lên ngọn lửa ấy.
“Đốt lửa cho anh nằm”
Bác không nằm, cũng không ngủ mà là đang ngồi đốt lửa, đốt lửa cho những người con chiến sĩ của mình, hình ảnh ngọn lửa được đốt lên là biểu hiện của sự quan tâm, ân cần và tình thương của Bác dành cho bộ đội. Chẳng còn khoảng cách nào giữa một vị lãnh tụ đứng đầu đất nước với những người chiến sĩ, ngọn lửa đã xóa đi khoảng cách đó, thể hiện cho sự gắn bó giữa người lãnh đạo với nhân dân, bộ đội.
“Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
Hình ảnh ngọn lửa đã soi sáng bóng dáng, chân dung của Bác – chân dung của vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc Việt Nam với những vẻ đẹp gần gũi, bình dị. Không chỉ soi rõ chân dung, ánh sáng của ngọn lửa còn soi tỏ tấm lòng cao cả của Bác với đồng bào và với nhân dân. Bác cả một đời vì nước vì dân mà cống hiến, quên đi bản thân mình, suốt một đời chỉ vì mục tiêu giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Ngọn lửa trong đêm đông ấy đã cho anh đội viên thấy rõ từng nét mặt, tâm trạng, cử chỉ và hành động của Bác, Bác trầm ngâm nghĩ ngợi về việc nước, Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ, nhón chân nhẹ nhàng để không ai bị thức giấc. Hình ảnh Bác hiện lên qua ngọn lửa thật thiêng liêng và chính sự quan tâm ân cần của Bác là ngọn lửa ấm áp nhất, ấm hơn bội phần so với ngọn lửa hồng ngoài kia. Hình ảnh ngọn lửa được so sánh với Bác càng tô đậm sự lớn lao, vĩ đại đang bao trùm không gian, và sánh ngang trời đất của Bác, tình yêu thương của Bác dành cho dân và quân mạnh mẽ và ấm áp hơn bất kì ngọn lửa nào.
“Bác nhìn ngọn lửa hồng”
Hình ảnh ngọn lửa ở cuối bài thơ mang ý nghĩa về hi vọng và niềm tin vào cuộc kháng chiến của quân và dân ta nhất định sẽ thắng lợi.
Có thể nói, hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là một hình ảnh đẹp và là điểm sáng trong nghệ thuật của bài thơ. Bác Hồ không chỉ đem lại một ngọn lửa để sưởi ấm cái lạnh bên ngoài mà chính Bác là một ngọn lửa sưởi ấm tinh thần, tâm hồn những người chiến sĩ.
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Nguồn loigiaihay
Cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ là:
- Trong các tác phẩm văn học: các chú bộ đội kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, dành lại độc lập cho dân tộc.
- Ngoài đời thực, khi hòa bình lập lại, đất nước phát triển: hình ảnh các chú bộ đội hỗ trợ người dân gặt lúa, đắp đê chống lũ, khôi phục lại hậu quả thiên tai. Ngoài ra, trong diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, các chú bộ đội đã vào miền Nam và hỗ trợ người dân đi mua lương thực, thực phẩm và thuốc men.
Dù là trong thời chiến hay trong thời bình thì hình ảnh chú bộ đội cụ hồ vẫn luôn oai phong, tràn đầy tình cảm và rất đáng trân trọng.
NHân ngày 70 năm thành lập quân đội nhân dân vn, e xin phát biểu cảm tưởng về Bộ Đội cụ hồ.
“Bộ đội Cụ Hồ” là biểu tượng cao đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Gọi tên anh “Bộ đội Cụ Hồ”, nhân dân ta đã khái quát hình tượng cao đẹp về một mẫu người, với cuộc đời “tận trung với nước, tận hiếu với dân” suốt những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh; một tình thương yêu gắn bó máu thịt với nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù, nhân hậu và khiêm tốn với đồng bào, đồng đội, đồng chí; một lối sống giản dị, chân thật. Đó là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, những chiến binh vừa đánh giặc giỏi, vừa công tác và sản xuất tốt, “tiến công, phòng ngự không sơ hở”, “thắng không kiêu, bại không nản” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dìu dắt, giáo dục, rèn luyện theo mô hình người chiến sĩ cách mạng mà Người là hiện thân rực rỡ nhất.
“Bộ đội Cụ Hồ” - người chiến sĩ quân đội nhân dân - là những người có lý tưởng cao đẹp, những người nghĩa nặng tình sâu, luôn chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn… thấm nhuần tinh thần yêu nước, thương dân, tinh thần nhân đạo, nhân văn cao cả, tinh thần dân chủ và sự quên mình, lòng tôn trọng và niềm tin vào con người, vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và nhân loại… Có thể nói, hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” tiêu biểu cho nền văn hóa quân đội kiểu mới của dân tộc - Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng khẳng định: “Thành quả vĩ đại nhất của quá trình cách mạng… là nhân dân ta đã giành được độc lập hoàn toàn và thống nhất toàn vẹn Tổ quốc, cả nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội và có một quân đội nhân dân vô địch… Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, chưa bao giờ nhân dân ta có một quân đội mạnh như ngày nay. Đây là một nhân tố cơ bản để đảm bảo Tổ quốc ta đời đời bền vững, nhân dân ta vĩnh viễn sống trong độc lập - tự do”.