BỘ ĐỀ I: Phần I Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cải thiện nó có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn sống được 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia li, mất mát. (...) Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập. (Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016) Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: Tìm và chỉ ra một phép liên kết trong những câu sau: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên ? Câu 4: Em rút ra bài học gì từ đoạn trích trên? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 3 -5 dòng) Câu 5: Xét về câu tạo ngữ pháp, câu “Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.” thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 6: Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Phần II: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động trong khổ 3,4,5 của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
C1: nghị luận
C2: Phép nối ( Và )
C3 : nội dung chính :
+ bàn luận về việc cách con người ta nhìn vấn đề bằng những con mắt có chiều hướng khác nhau và đưa ra lời khuyên về cách nhìn nhận vấn đề.
C4: Đôi khi trong cuộc sống , con người ta luôn luôn có mong muốn thay đổi một sự việc nào đó vào thời gian mà họ muốn . Rất tiếc rằng chúng ta không bao giờ có thể thay đổi được nó , vậy thì chúng ta cần nên nhìn nhận vấn đề nào đó bằng một con mắt tích cực bằng một tâm trạng bao dung thoải mái và rộng lượng . Bởi con người ta không phi thường như cái cách mà họ muốn , điều tốt nhất là nhìn đời bằng ánh mắt lạc quan và vui vẻ.
a. em không thấy dấu chấm lửng ạ
b. Xác định: luôn, thì, còn, đã.
Chức năng: giúp câu văn thêm mượt mà, tăng sức diễn đạt cho người viết khi nói về một sự vật sự việc.
c. 3 từ: rặt, cặm, bồ.
d. Chủ đề xuyên suốt: hoạt động của những ngôi nhà ở làng quê.
Trình tự sắp xếp không được liền mạch.
Vì theo ý nghĩa và nội dung câu văn, câu (1) phải liền tiếp với câu (4), rồi đến đoạn (2) và (5) cuối cùng.
a.
- loạn lạc: tình trạng hỗn loạn, trật tự mất hết trong một nước
- gian nan: có nhiều khó khăn gian khổ phải vượt qua.
- giả hiệu: chỉ trên danh nghĩa chứ thực chất không phải, cốt để đánh lừa. độc lập giả hiệu
- triều đình: nơi các quan vào chầu vua và bàn việc nước; thường dùng để chỉ cơ quan trung ương, do vua trực tiếp đứng đầu, của nhà nước quân chủ.
- thác mệnh: ỷ lại
b.
- Thời buổi loạn lạc, nhân dân phải sống trong cảnh lầm than.
- Con người phải trải qua gian nan vất vả mới đạt được thành công.
- Anh ta đã giả hiệu người khác để làm những việc xấu.
- Các quan lại trong triều đình đang họp bàn việc nước.
- Anh ấy trước lúc hy sinh đã thác mệnh cho đồng đội.
a. Kiểu diễn dịch
b. Câu chủ đề: “Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trọng với cấu trúc cơ thể của chúng ta”
c. Các từ Hán Việt:
- “Nhiệm vụ”: Công việc được giao phó, yêu cầu thực hiện đúng quy định, thời hạn
- “Nội tạng”: Các bộ phận bên trong cơ thể của con người hoặc con vật.
- “Hô hấp”: Hoạt động thở để duy trì sự sống của người hoặc vật.
a.
- Từ tượng hình: li ti
- Từ tượng thanh: lao xao, vù vù, líu ríu
b.
- Từ “li ti” gợi hình ảnh những chấm trắng trên bộ lông của con chim manh manh, gợi khung cảnh đẹp và phong phú của đất rừng phương Nam.
- Từ “lao xao” gợi âm thanh thoảng nhẹ, mơ hồ của gió trong không gian im vắng, tĩnh lặng của núi rừng phương Nam.
a. Nghĩa hàm ẩn: thể hiện tính bủn xỉn không muốn cho người đầy tớ tiền để uống nước.
Nghĩa hàm ẩn: “Vận vào người khi khát vặn ra mà uống”.
b. Đả kích, châm biếm sự keo kiệt, chỉ biết giữ cho riêng mình của chủ nhà.
c. Thành ngữ Vắt cổ chày ra nước: châm biếm, mỉa mai những kẻ sống bủn xỉn, dè sẻn và keo kiệt một cách quá đáng.
Đặt câu: Hắn ta keo kiệt đến mức “vắt cổ chày ra nước”.