lập dàn ý cảm nhận bài thơ "con là " của Y Phương . mong mn có câu trl nhanh ạ , mai em nộp òi><
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi đã từng rơi nước mắt trước những tình cảm cha con thật cảm động và cao thượng… Người cha, với biết bao gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng, với bao nhiêu công ơn lớn lao mà mây trời lồng lộng cũng không phủ kín. Đừng bao giờ nghĩ rằng tình phụ tử không thiêng liêng và cao cả, không ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử, nếu ai có những suy nghĩ đó thì chắc chắn sẽ có một cách nhìn khác về tình cha con qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, được nhà văn Nguyễn Quang Sáng khắc họa thành công nhân vật bé Thu thật ấn tượng và tinh tế, nổi bật hơn là tình cảm cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.
Câu chuyện kể về ông Sáu , người chiến sĩ xa nhà sau 8 năm mới có dịp về quê thăm con. Bé Thu không nhận ra cha nó vì vết sẹo trên mặt làm ông không giống với bức hình chụp với má mà nó đã từng biết đến, vì thế nó đối xử với ông như một người xa lạ và hết sức lạnh lùng. Đến khi nó nhận ra ông Sáu là ba, khi tình cảm cha con như bỗng nổi dậy trong người nó thì đó cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, nhớ đến lời hứa với con, ông Sáu đã dồn hết tình yêu thương, và sự mong nhớ con vào chiếc lược ngà mà ông đã tỉ mỉ làm miệt mài từng cái răng cho cây lược ngà chỉ có một hàng răng thưa, hay gò lưng, tẩn mẩn với từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” trên sống lược để tặng cho con gái bé bổng của mình. Nhưng không may, trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, ông Sáu đã hy sinh. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp trao chiếc lược ngà cho người bạn thân bác Ba nhân vật kể chuyện.
Bé Thu, hình tượng nhân vật trọng tâm trong câu chuyện, được tác giả khắc họa một cách cực nhạy bén và tinh tế. Thu là một cô bé rất cá tính, bướng bỉnh và gan góc, nhưng lại giàu tình cảm. Thái độ của nó trái ngược hoàn toàn với những ngày đầu khi ông Sáu trở về thăm nhà và lúc ông Sáu sắp ra đi, song trái ngược mà vẫn nhất quán. Có lẽ chỉ vì quá yêu ba, quá khát khao được có ba nên khi nhận định đó không phải là ba của mình thì nó nhất định không chịu nhận ông Sáu, nhất định không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba” dù chỉ một lần. Nó cứng đầu thế đấy, bởi lẽ trong tâm trí của nó chỉ có duy nhất hình ảnh người cha trong tấm ảnh mà nó vẫn thường thấy mỗi ngày, chứ không phải bộ dạng của ông Sáu bây giờ. Người cha không được đứa con nhìn nhận bởi vết sẹo trên má làm mặt ông bị biến dạng và khác trước quá nhiều… Chính vết sẹo ấy là dấu tích không mong muốn của chiến tranh tàn khốc mà Thu thì còn quá nhỏ để có thể cảm nhận và hiểu được điều đó, hiểu được sự khốc liệt của bom lửa đạn, hiểu được cái cay xé của mùi thuốc súng, hiểu được sự gian nan, vất vả trong cảnh chiến tranh khắc nghiệt mà người lính phải trải qua… Nhưng cũng chính từ sự kiên định, thẳng thắn, bản lĩnh và lập trường vững chắc đó đã phần nào thể hiện được hình ảnh một cô gái giao liên dũng cảm sau này.
Tác giả tỏ ra am hiểu tâm lý trẻ con, với tất cả sự trân trọng và yêu mến rất thiêng liêng, rất đẹp đẽ dành cho những tâm tư, tình cảm vô giá ấy. Bé Thu, một cô bé mạnh mẽ, bướng bỉnh, nhưng dù sao thì nó vẫn là một đứa trẻ 8 tuổi với tất cả sự hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Khi nó bị ông Sáu đánh vì cái tính ngang ngạnh, thật ngạc nhiên vì nó đã “cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”, dường như nó sợ ông Sáu sẽ thấy được những giọt nước mắt trong chính tâm tư của nó. “Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”, trong một loạt hành động đó, dường như có điểm đối lập giữa một bên là sự già dặn và cứng cỏi, nhưng với một khía cạnh khác, nó lại muốn được yêu thương, vỗ về. Từ đó, rõ ràng cho ta thấy được cái tính cố chấp rất hồn nhiên, rất trẻ con của nó đã được khắc họa một cách rất thực và gần gũi qua nhiều chi tiết.
Và rồi đến lúc nó nhận ra ông Sáu là cha, nhận ra được cái lỗi của chính mình, thì thật khó để người khác có thể phủ nhận rằng nó là một cô bé giàu tình cảm. Có ai ngờ được một đứa trẻ phải xa cha mình từ lúc chưa đầy một tuổi, rồi 8 năm ròng rã trôi qua vô tình, thế mà nó vẫn luôn vun đắp, ấp ủ một tình yêu mãnh liệt đến bất tận dành cho người cha thân yêu của nó. Tình yêu đó đã đánh bại được thời gian, đánh bại luôn cả khoảng cách giữa cha và con mà khoảng thời gian ấy đã tạo nên. Tình yêu thương dành cho cha của một đứa bé chỉ mới 8 tuổi mà lại dạt dào và sắc nét đến thế ! Dẫu rằng người cha thân thương mà nó vẫn hằn mong chưa hề mang đến cho nó sự nâng niu, săn sóc, hay một bàn tay rộng ấm áp tình thương đến bên ân cần và che chở cho nó. Chỉ những điều đơn giản thế thôi mà ông Sáu vẫn chưa hề làm được, thì mơ gì đến việc ông làm cho nó một món đồ chơi, kể cho nó nghe một câu chuyện, hay tâm sự và sẻ chia với nó những niềm vui, nỗi buồn từ khi nó đến với thế giới này, tất cả đều quá xa vời với nó. Nó dường như không có một kỷ niệm hay một chút ấn tượng gì về cha của nó, nhưng chắc hẳn, đã không ít lần nó tự tưởng tượng ra hình ảnh người cha của nó là một người tài giỏi như thế nào, cao lớn và có một vòng tay rộng lớn, ấm áp để ôm nó vào lòng ra sao. Tình yêu mãnh liệt của nó đã ngăn không cho nó nhận người đàn ông lạ trên mặt có vết sẹo như thế kia. Mãi đến ngày ông Sáu phải lên đường, thì đứa bé bướng bỉnh và cứng cỏi của ngày hôm qua “như bị bỏ rơi”, “lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó” dường như đó là lúc nó thèm muốn cái tình cảm ấm áp của gia đình, nó muốn ông Sáu nhận ra sự hiện diện của nó trong lúc ấy, nó muốn chạy lại hôn ba nó lắm, nhưng chẳng hiểu sao lại có một cái gì đó ngăn nó lại và làm cho nó cứ mãi đứng yên. Đến phút chia tay, ông Sáu mới nhìn sang và chào nó với một giọng khe khẽ “Thôi ! Ba đi nghe con !” thật lạ, sao chỉ là một lời chào vẻn vẹn trong bốn từ thế kia ? sao ông không dặn dò hay nhắn nhủ đến nói một điều gì? có lẽ nào sự phũ phàng mà nó dành cho ông Sáu, đã làm cho ông thất vọng và tổn thương lắm nên mới như vậy ? Rồi đến khi tiếng kêu của nó thét lên “Ba… a… a… ba!”, “tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. Đến lúc ấy, mọi người mới nhận ra rằng, nó thèm muốn được gọi tiếng “ba” đến nhường nào. Tiếng “ba” mà nó đã cất lên trong nghẹn ngào, tiếng “ba” mà nó đã đè nén sau bao nhiêu năm cách biệt, nghe mới thật thiêng liêng làm sao!. Đó là tiếng kêu như vỡ tung ra từ đáy lòng của nó, “nó vừa kêu vừa chạy xấn tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt cổ ba nó”, “nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hon vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Tất cả những điều đó đã thể hiện được một tình yêu mãnh liệt lên đến điểm cao trào nhất của đứa con dành cho ba nó, khiến mọi người xung quanh ai cũng không cầm được nước mắt trước cảnh tượng đầy xót xa ấy. Điều đó càng chứng tỏ được tình cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc. Nó chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi biết chắc đó là ba.
Bên cạnh hình ảnh bé Thu, hình ảnh ông Sáu được giới thiệu là người lính chiến tranh,vì nhiệm vụ cao cả mà phải tham gia chiến đấu, bỏ lại gia đình, quê hương, đặc biệt là tình cảm yêu thương con đến tha thiết. Tình cảm ấy được biểu hiện phần nào trong chuyến về quê thăm nhà. Khi xuồng chưa kịp cập bến, trông thấy con ông đã vội vàng “nhảy lên bờ, khom người, hai tay đưa về phía trước, miệng lắp bắp: “ba đây con ! ba đây con.” Cứ ngỡ rằng bé Thu sẽ chạy ào tới, ôm lấy cổ ba cho thoả những tháng ngày xa cách. Nhưng không, ông hụt hẫng, bất ngờ khi thấy: “bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy ”. Thời gian ở nhà không nhiều nên ông Sáu không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về con, mong con gọi một tiếng ba mà không được. Có lúc giận quá ông đã đánh con. Lúc chia tay, tình yêu mãnh liệt của bé Thu đã khiến ông cảm động “một tay ôm con, tay kia lấy khăn chấm nước mắt ”, những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả, song lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của cha con thực sự! Đau đớn hơn khi biết rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ông được nghe tiếng ba thân thương từ cô con gái nhỏ, bởi vì sau đó, chẳng bao giờ ông có thể trở về được nữa! Trong những ngày ở khu căn cứ, ông ân hận vì đã trót đánh con. Nhớ mãi lời con dặn: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với ông thì đó là mơ ước đầu tiên và cũng là duy nhất, nên nó cứ mãi thôi thúc trong lòng ông. Lúc tìm được một khúc ngà, ông đã vui mừng “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Ngày qua ngày, ông cặm cụi “cưa từng răng lược, anh còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những lúc nhớ con ông lại mang cây lược ra mài lên tóc mình cho cây lược thêm óng mượt, tuy rằng chiếc lược ấy chưa chải được mái tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông lúc này. Ông đã nâng niu chiếc lược như nâng niu đứa con bé nhỏ của mình. Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình, dù chỉ sáng tạo môt tác phẩm duy nhất trong đời. Có lẽ những lúc ấy ông mong có một lần về phép thăm nhà để tự tay mình cầm cây lược chải tóc cho con. Đau đớn thay chiến tranh khiến ông chẳng bao giờ có thể trở về bên con gái được nữa. Ông bị hy sinh trong một trận càn lớn, nhưng “dường như chỉ có tình cha con là không thể chết”, ông cầm cây lược trao cho người bạn thân với niềm mong mỏi không còn có thể cất được thành lời. Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Câu chuyện như một lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa gây đổ máu vô ích, làm nhà nhà li tán, người người xa nhau vĩnh viễn. Song cái chúng ta thấy lại không có sự bi lụy ma là sức mạnh,lòng căm thù đã biến Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm,mạnh mẽ, đã gắn bó với cuộc đời con người mất mát xích lại gần nhau để cung đứng lên hát tiếp bài ca chiến thắng, Chủ đề của chuyện không mới lạ, nhưng tác giả thành công bởi đã khai thác tình cha con trong những tình huống éo le và cảm động. Cách lựa chọn ngôi kể, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc đặc biệt là tâm lý trẻ thơ, hơn nữa lãi có giọng văn dung di, cảm động đã giúp truyện có được vị trí riêng trong lòng độc giả .
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một áng văn bất hủ ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng, với những con người giàu tình cảm và đẹp đẽ,như nhân vật bé Thu và ông Sáu. Câu chuyện không chỉ ca ngợi tình cha con sâu nặng thắm thiết, mà còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm và thấm thía được tình sự đau thương, mất mát của chiến tranh tàn khốc gây ra. Vì thế mà ta càng quí cuộc sống thanh bình của ngày hôm này, quí tình cha cao thượng và vĩ đại. Mỗi người đều lưu giữ trong trái tim mình hình ảnh một người cha, hãy biết trân trọng tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện mà cha đã dành cho ta. Vòng đời mới ngắn ngủi làm sao, đừng mãi sống ích kỷ, chỉ biết nhận tình cảm thương yêu từ cha mẹ mà chẳng bao giờ đền đáp lại. Nếu bạn còn cha, và một người cha đúng nghĩa thì hãy cảm ơn thượng đế vì bạn đã được sinh ra trong cuộc sống này !
1. Mở bài:
Trong phần mở bài các em cần có các nội dung chủ yếu sau:
- Giới thiệu qua về tác giả.
- Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm.
- Nội dung ý nghĩa của đoạn, câu thơ các em chuẩn bị phân tích (nếu đề cho ra đoạn, câu thơ)
- Bắt vào phần đề bài yêu cầu.
Lưu ý: Phần mở bài cần tự nhiên, đủ nội dung và sáng tạo.
2. Thân bài:
Đây là phần quan trọng nhất, khó nhất chính vì thế cũng chiếm nhiều điểm nhất và trong bài viết của các em cũng thể hiện lỗi “diễn xuôi” thơ nhiều hơn cả. Để khắc phục được tình trạng này trước khi làm bài các em nên lập dàn ý theo cách:
- Soi chiếu bài thơ, đoạn thơ, câu thơ của đề yêu cầu phân tích vào các đặc điểm đã nêu ở phần I. để rút ra điều các em cần cảm nhận từ yêu cầu của đề bài.
- Đoạn đầu tiên của thân bài các em nên trình bày khái quát nội dung nghệ thuật của cả tác phẩm, đặc biệt là các đề chỉ yêu cầu phân tích đoạn, câu thơ.
- Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn, nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì các em chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn đề đi sâu cảm nhận.
- Mỗi đoạn văn các em nên viết theo cách diễn dịch hoặc quy nạp, nhớ trình bày rõ câu chốt, câu diễn giải, câu dẫn chứng, câu khái quát nội dung đoạn các em vừa phải khái quát được nội dung đoạn mình vừa viết, vừa phải liên hệ được với nội dung mà đề yêu cầu, mỗi khi chuyển đoạn mới phải có liên kết đoạn.
- Phần thân bài các em cần triển khai khoảng bốn đến 5 đoạn, dựa vào khả năng viết của mình, nhào nặn những nội dung cơ bản trong mỗi đoạn thành sản phẩm mang đậm cái tôi của chính mình trong bài viết.
3. Kết bài:
- Khái quát được nội dung đề yêu cầu.
- Từ những gì đã cảm nhận em rút ra được bài học rút ra cho bản thân hoặc liên hệ với cuộc sống.
Cậu tham khảo nhé:
1. Mở bài:
Ra đời năm 1980, “Nói với con” là một trong những bài thơ hay nhất của Y Phương.Mượn lời tâm sự với con, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình”2. Thân bài
Khái quát bài Nói với con: gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người – gia đình và quê hương – đó là nôi êm tổ ấm nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn con – đó là cội nguồn của hạnh phúc. Phân tích, cảm nhận những vẻ đẹp (đức tính tốt đẹp) của người đồng mìnhNgười đồng mình đáng yêu bởi sự giản dị và tài hoaNgười đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước.Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồnNgười đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộcLối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.3.Kết bài
Qua lời thủ thỉ, tâm tình của người cha đối với con, hình ảnh của quê hương, của người đồng mình hiện lên thật chân thực, cụ thể với bao phẩm chất tốt đẹp. Đọc bài thơ, hiểu về vẻ đẹp của những con người quê hương, ta yêu hơn, trân trọng hơn những con người làm giàu đẹp quê hương, đất nước.- Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” là:
+ Dễ thương, giàu tình cảm.
+ Thủy chung, gắn bó với quê hương.
+ Hồn nhiên, mạnh mẽ.
+ Bản lĩnh, bền bỉ
+ Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh.
a, Vẻ đẹp của sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc những tâm tư thầm kín
- Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình của nhau, thấu hiểu nỗi lòng riêng tư của người bạn lính, chia sẻ niềm thương nhớ, nặng lòng với quê hương bạn
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
- Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, sự nhớ thương mong ngóng của những người ở hậu phương
+ Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi hậu phương của người lính
+ Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu
b, Vẻ đẹp của việc đồng cam cộng khổ với hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, đau thương
- Họ chia sẻ những gian lao, khổ cực, thiếu thốn trong cuộc đời người lính “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, “áo rách vai”, “chân không giày”
+ Tác giả xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau, bao giờ người lính cũng nhìn bạn nói về bạn trước khi nói tới mình.
+ Cách nói thể hiện nét đẹp thương người như thể thương thân, trọng người hơn mình
+ Tình đồng chí, tri kỉ đã giúp họ vượt lên trên buốt giá
- Họ quên mình để động viên nhau, cùng nhau vượt lên trên buốt giá và những bàn tay động viên, truyền cho nhau hơi ấm.
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
- Yêu thương nhau bằng cả tấm lòng chân thành sâu nặng với những cử chỉ nghĩa tình
- Họ cùng nhau vượt qua mọi gian khổ với tinh thần lạc quan, sức mạnh của tình đồng đội “miệng cười buốt giá”
→ Sức mạnh của tình đồng chí được thể hiện trong khó khăn gian khổ
c, Biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí
- Tình đồng chí được tôi luyện khi họ cùng nhau sát cánh thực hiện nhiệm vụ đánh giặc
- Chính ở nơi thử thách, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết gần kề tình đồng chí thực sự thiêng liêng cao đẹp
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
- Trên nền khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng khắc nghiệt, những người lính với tư thế chủ động “chờ” giặc thật hào hùng.
- Hai câu thơ cuối đối nhau thật chỉnh khi ca ngợi tình đồng chí giúp người lính vượt lên tất cả khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết
- Hình ảnh đầu súng trăng treo bất ngờ, là điểm nhấn làm sáng bừng bài thơ: đây là sự kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn
+ Nghĩa tả thực: người lính cầm súng hướng lên trời, người lính như thấy trăng treo lơ lửng nơi họng súng
+ Ý nghĩa biểu tượng: súng biểu tượng cho đấu tranh khó khăn nguy hiểm - đây là hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Trăng là biểu tượng thanh mát, yên bình.
- Hình ảnh này kết hợp, cô đọng vẻ đẹp tâm hồn người lính với sự tỏa sáng vẻ đẹp của tình đồng chí, khiến người lính ngay cả trong hiểm nguy vẫn bình thản, lãng mạn.
Tham khảo: ??
I. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc TửGiới thiệu khái quát về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ""Đây thôn Vĩ Đã" là một bài thơ ấn tượng của Hàn Mặc Tử được ông viết năm 1938, lấy cảm hứng từ mối tình với Hoàng Cúc - cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống. Với cảm xúc dạt dào, chân thành và cái tài làm thơ được gửi gắm khéo léo, Hàn Mặc Tử cùng tác phẩm đã tạo được nhiều dấu ấn đẹp đẽ trong trái tim biết bao con người yêu văn, say thơ từ thuở đó đến bây giờ.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm:
a. Tác giả:
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, các bút danh là Hàn Mặc Tử, Phong Trần, Lệ Thanh.Qua ông ở Đồng Hới, Quảng Bình. Gia đình viên chức nghèo, theo Đạo Thiên chúa.Năm 1940, ông mất ở Tuy Hoà khi mới 28 tuổi.Cuộc đời Hàn Mặc Tử bất hạnh khi ông mắc bệnh hiểm nghèo giữa tuổi thanh xuân, cuộc đời ông ngắn ngủi, chết trong cô đơn ở trại phong Tuy Hoà.Về con người, Hàn Mặc Tử với thân xác bị phá hủy bởi bệnh tật đến tàn tạ, thống khổ nhưng tâm hồn lại khao khát hướng về con người, cuộc đời.Sáng tác của Hàn Mặc Tử mang hai tiếng nói chính là tiếng nói của máu cuồng và hồn điên tạo nên sự kỳ dị, ma quái và tiếng nói của yêu thương, khao khát tạo nên nét trong trẻo, thanh khiết.b. Tác phẩm:
In trong tập "Thơ điên", sau đổi tên thành "Đau thương".Sáng tác năm 1938, khi Hàn Mặc Tử mắc bệnh hiểm nghèo sống cách ly để chữa bệnh. Ông lấy cảm hứng từ mối tình của Hoàng Cúc - một cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống.2. Phân tích tác phẩm:
a. Khổ 1:
Câu hỏi tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" là một câu hỏi đa sắc điệu, giống như lời hờn trách nhẹ nhàng hay lời mời mọc tha thiết.Hai chữ "không về" là một uẩn khúc bởi "không về" chứ không phải "chưa về" vì "chưa về" còn mở ra cơ hội còn "không về" là khao khát nhưng không về được.chữ "anh" trong câu thơ gợi ta hiểu nhân vật đang tự phân thân hỏi chính mình, đang khao khát trở về Vĩ Dạ.Cụm từ "nắng hàng cau" gợi hình ảnh những tia nắng đầu tiên của ngày mới chiếu qua thân cau cao vút, thẳng tắp, phát ra ánh lung linh, tinh khôi. "Nắng mới lên" một lần nữa nhấn mạnh đấy là nắng sớm, thứ ánh nắng thiếu nữ vừa rạng rỡ vừa trong trẻo, điệp từ "nắng" đã gợi nên vẻ đẹp thanh khiết của ánh sáng.Từ "mướt" là nhãn tự câu thơ, ánh lên vẻ đẹp mượt mà, óng ả của khu vườn với cây lá xanh non tràn đầy sức sống. Hình ảnh so sánh "xanh như ngọc" đã gợi ra sắc xanh ngời lên trong vẻ đẹp lộng lẫy, cao sang. Nếu hai câu trên điệp hai lần từ "nắng" thì đến hai câu này nhà thơ hai lần nhấn vào sắc xanh. Thi sĩ không tả màu mà gợi sắc, từ "mướt quá" đã tột cùng hoá vẻ đẹp thôn Vĩ, làm bật lên vẻ đẹp thanh tân của khu vườn,.đó là ngôn ngữ của những cảm xúc, ấn tượng, của niềm tha thiết ngắm nhìn thôn Vĩ.Sắc diện con người hiện lên với mặt chữ điền cân đối hài hòa, "lá trúc che ngang mặt chữ điền" gợi ra vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng, đậm chất Huế vì nó hiện lên thấp thoáng, ẩn hiện sau cành lá trúc che ngang. Thủ pháp cách điệu hóa làm cho con người hiện ra giữa vườn thôn Vĩ trong vẻ đẹp thanh tú.Bức tranh thôn Vĩ trong hoài niệm của tác giả hiện ra mang vẻ đẹp tươi sáng với nắng thanh khiết, vườn thanh tân, người thanh tú, tất cả gợi lên một vẻ đẹp thánh thiện. Với Hàn Mặc Tử, hình ảnh khu vườn là hình ảnh thực mang màu sắc tượng trưng, khu vườn mơ ước, là hiện thân của cái đẹp thánh thiện, quý phái mà nhà thơ khao khát hướng tới.b. Khổ 2:
Hình ảnh thơ mang tính chất siêu thực, nhà thơ phá vỡ logic hiện thực: gió thổi, mây bay, ngắt nhịp thơ từ câu có nhịp 4/3 chia thành nhiều câu nhỏ.Nhân hoá: gieo nỗi buồn vào lòng sông, biến dòng sông ngoại cảnh thành dòng chảy tâm trạng.Cảnh ở đây không còn là cảnh thực mà thấm đẫm tâm trạng, cảm xúc. Đặt vào hoàn cảnh sáng tác, mặc cảm chia lìa bắt nguồn từ cảnh ngộ riêng của nhân vật trữ tình, tâm hồn tràn đầy khao khát mà sức sống cạn kiệt dần.Câu hỏi tu từ "Thuyền ai đâu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?": cảnh chuyển từ hư thực thành mộng ảo, hình ảnh một con thuyền chở đầy trăng trôi trên dòng sông trăng về một bến trăng xa xôi nào đó, thuyền ở đây là "thuyền ai" gợi sự mơ hồ, xa cách. Hình ảnh "bến sông trăng" như thuộc về một cõi khác chứ không phải bến trần gian trong đời thực, cả không gian tràn ngập ánh trăng, cái thực cái ảo đồng điệu, vừa gần gũi vừa xa vời, tất cả đều lung linh như ánh trăng, ánh sáng của tình yêu và cái đẹp hiện diện như một điểm tựa an ủi, cứu rỗi, một khao khao khát không thể đạt được.Câu hỏi tu từ "Có chở trăng về kịp tối nay?" vọng lên khắc khoải, da diết như một bức thông điệp về một kiếp sống ngắn ngủi, thể hiện tâm trạng mong ngóng và âu lo, dường như dòng sông ở đây là dòng đời phiêu tàn còn con thuyền là tình yêu xa xôi và bến trăng là bến bờ hạnh phúc hư ảo.c. Khổ 3:
Các từ "sương khói", "đường xa" gợi ra không gian huyền hoặc bất định, đọng lại chỉ là một vùng sương khói hư ảo, hình ảnh con người xa dần mờ dần rồi trở thành hư ảnh trong cảm nhận của nhân vật trữ tình.Đầu tiên nhà thơ nói "khách đường xa" - con người có thật nhưng xa xôi rồi đến "em" - "áo trắng": hư-thực và chập chờn, cuối cùng là "nhân ảnh"- con người hiện diện như một ảo ảnh xa mờ.Câu hỏi tu từ kết thúc bài "Ai biết tình ai có đậm đà?" đượm nỗi hoài nghi, đại từ phiếm chỉ "ai" được sử dụng rất tài tình gợi ra hình ảnh thơ đa nghĩa với những cách diễn giải khác nhau: "ai" ở đây có thể là giai nhân, là con người hoặc cũng có thể là cõi đời đang hiện diện ngoài kia mà nhà thơ không thể nào đến gần, cảm nhận và nắm bắt. "Tình ai" có thể hiểu là tình yêu, rộng hơn là tình đời, tình người đối với thi nhân, giờ đều trở nên huyền hoặc, khó xác định.III. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật."Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh đẹp về một miền quê của đất nước đồng thời là tấm lòng tha thiết của nhà thơ đối với cuộc sống con người .Ngôn ngữ sử dụng trong bài trong sáng, tinh tế và đa thanh. Hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động, đậm màu sắc tượng trưng siêu thực. Cấu trúc ba câu hỏi ở ba khổ thơ gợi cảm xúc đi từ khao khát đến phấp phỏng, âu lo, từ hi vọng đến hoài nghi, xót xa, mỗi câu hỏi trong khổ thơ như gõ vào cánh cửa cuộc đời thể hiện niềm thiết tha với cuộc sống ở tác giả.
Dẫn dắt vào tác phẩm " Sống chết mặc bay"
Cảm nhận :
Người dân có cuộc sống lầm than, cơ cực.
Họ phải vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ.
Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe dọa cuộc sống của người dân.
Phân tích và bàn luận:
+ Tình cảnh khốn khổ ấy cũng âu là do sự vô trách nhiệm , thói ăn chơi " khốn " của quan lớn , không lo nghĩ cho cuộc sống của dân.
+ Những người như này đâu đâu cũng có , thờ nào cũng có những con người chức lớn sống nhàn hạ và những con người lao động khốn sở.
Tổng kết : khẳng định lại vấn đề.
– Giới thiệu tác giả Y Phương: là nhà thơ dân tộc Tày, thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi
– Bài thơ Nói với con được làm trong lần đầu khi nhà thơ được làm cha, được in trong tập Thơ Việt Nam (1945- 1985), thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương đất nước và dân tộc mình
II. Thân bài
1. Mạch cảm xúc của tác phẩm
– Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, qua đó bộc lộ niềm tự hào về sự sống bền bỉ của quê hương mình.
– Bài thơ đi từ tình cảm gia đình, mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi thân thuộc nâng lên thành lẽ sống.
2. Cảm nhận về bài thơ Nói với con
* Tình yêu thương, sự che chở đùm bọc của gia đình và quê hương với đứa con
– Người cha nhắc nhở con về cội nguồn sinh dưỡng, cha muốn nhắc nhở đứa con nhớ và hướng tới tình cảm gia đình, cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
+ Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng niu và mong chờ của cha mẹ
+ Nhiều từ láy, kết hợp với nhịp thơ 2/3 tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt bằng những hình ảnh cụ thể: chân phải- chân trái; tiếng nói – tiếng cười; một bước – hai bước…
→ Tác giả tạo ra được không khí ấm áp, quấn quýt và hạnh phúc. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười đều được cha mẹ chăm chút, đón nhận
– Người cha cho con biết niềm vui của lao động và tình nghĩa của quê hương
+ Con sẽ lớn lên trong câu hát, nhịp sống và lao động của người đồng mình: cuộc sống tươi vui: “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”
+ Tác giả diễn tả những động tác cụ thể trong lao động, vừa nói lên cuộc sống lao động gắn bó, vừa hòa quyện niềm vui
+ Hình ảnh thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con về tâm hồn và lối sống
+ Người cha nhắc tới ngày cưới – ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời – đó là điểm tựa của hạnh phúc
→ Người cha muốn nói với người con vẻ đẹp của vùng quê giàu truyền thống và nghĩa tình
* Phẩm chất đáng quý, tốt đẹp và truyền thống văn hóa của người đồng mình
– Khi nói về quê hương, người cha tự hào khi nói về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ mà cao đẹp của quê hương với mong muốn con tiếp nối, phát triển
+ Cụm từ “người đồng mình” được nhắc nhiều lần khẳng định phẩm chất của người đồng mình, những người có lời nói giản dị, mộc mạc gợi sự yêu thương, gần gũi
– Phẩm chất của những người đồng mình hiện dần qua lời nói tâm tình của người cha:
+ Đó là tấm lòng thủy chung với nơi chôn rau cắt rốn, một cuộc sống tràn ngập niềm vui và sự lạc quan
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
+ Bằng việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ và cách so sánh cụ thể kết hợp nhiều kiểu câu ngắn dài khác nhau, lời tâm tình của người cha góp phần khẳng định người miền núi tuy có nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn luôn kiên cường, sống mạnh mẽ, thiết tha với quê hương
* Ước muốn của cha
+ Mong con thủy chung với quê hương
+ Biết chấp nhận khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của mình
+ Người đồng mình mộc mạc, dung dị, giàu ý chí và niềm tin, họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé, yếu đuối về ý chí
+ Người đồng mình biết cách nâng cao quê hương, xây dựng và duy trì truyền thống phong tục tập quán của mình
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
+ Người cha muốn nhắn nhủ con phải biết tự hào vào truyền thống tốt đẹp và lối sống nghĩa tình của quê hương và người đồng mình
+ Cha mong mỏi đứa con sống cao thượng, tự trọng, chân thật dù mộc mạc, đơn sơ để xứng đáng với người đồng mình
+ Con tự tin bước đi, bởi sau lưng con còn có gia đình, quê hương, bởi trong tim con sẵn có những phẩm chất quý báu của “người đồng mình”.
III. Kết bài
– Bài thơ Nói với con giàu hình ảnh, mộc mạc mà vẫn thơ mộng khi Y Phương thấu hiểu và thể hiện được hồn cốt, bản sắc của người dân tộc
– Người cha nói với con chính là trao gửi tới thế hệ tiếp nối về truyền thống, niềm tự hào, khả năng sống bền bỉ của những con người dù “thô sơ”, “nhỏ bé” nhưng đầy tự trọng và kiên định.