Viết 1 đoạn hậu quả nghiện game
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Trò chơi điện tử (game) đang được giới trẻ hết sức ưa chuộng, ra đời với mục đích đem đến sự giải trí cho con người sau những giờ làm việc căng thẳng. Nhưng đối với một bộ phận giới trẻ, trò chơi điện tử đang để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất và tinh thần. Trước hết, khi dành quá nhiều thời gian cho chúng, người chơi sẽ mất đi thời gian để học tập, tham gia các hoạt động xã hội cũng như dễ gặp tật khúc xạ, cột sống. Đồng thời, dưới tác động từ các yếu tố bạo lực, nhân cách của họ – đặc biệt là trẻ chưa đến tuổi vị thành niên – sẽ dễ bị thay đổi, trở nên cộc cằn, hung hãn hơn. Nhưng đó vẫn chưa phải điều kinh khủng nhất, một khi đã nghiện trò chơi điện tử, người chơi sẽ không còn thiết gì đến cuộc sống xung quanh, bỏ bê tất cả công việc và tìm đủ mọi cách để được đắm mình trong thế giới của những “anh hùng, chiến binh, thủ lĩnh. Chắc hẳn, dư luận xã hội vẫn chưa quên vụ án hai anh em họ ở Thái Nguyên giết bà để lấy tiền chơi game hay việc một nam công nhân giết người yêu để lấy tiền trả nợ do chơi trò chơi điện tử. Đó là những hồi chuông mạnh mẽ, cảnh tỉnh mọi người về mối hiểm họa ẩn tàng trong phương thức giải trí phổ biến bậc nhất hiện nay. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần ý thức được tác hại của trò chơi điện tử để tránh sa đà vào nó, tích cực tham gia vào các hoạt động thể chất hoặc dành thời gian cho việc đọc sách. Xây dựng nếp sống lành mạnh, sống gắn bó se chia với những người xung quanh, thoát khỏi sự lệ thuộc vào thế giới ảo. Có như vậy chúng ta mới hạn chế được những tác hại từ trò chơi điện tử.
Tham khảo
Ma túy là tệ nạn xã hội nhức nhối ở nước ta. Ma túy gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm lí, nhân phẩm con người và trật tự an toàn xã hội. Dẫu nhận thức được sự nguy hiểm của sự sử dụng, buôn bán ma túy song vẫn có rất nhiều người vướng phải tệ nạn này. Vậy lí do vì sao ma túy có thể len lỏi vào đời sống con người? Thứ nhất, nó nằm ở ý thức và ý chí đứng trước cám dỗ của mỗi người. Rất nhiều người vì bị lôi kéo, vì ham khám phá, ham cảm giác lạ nên đã dùng. Một lần sử dụng là mãi mãi sa chân vì ma túy là chất gây nghiện. Thậm chí có những người đã cai nghiện thành công nhưng vẫn tái nghiện. Những người buôn bán ma túy do ham lợi nhuận mà bỏ qua vấn đề đạo đức. Hơn nữa, công tác quản lí, phòng chống, tuyên truyền về tội phạm ma túy ở nước ta chưa thật sự được đẩy mạnh. Chúng ta cần tánh xa ma túy và không thử dù chỉ một lần.
Chơi game nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người chơi như: Luôn cảm thấy mệt mỏi, cảm giác mất năng lượng hoặc nghỉ ngơi khó lại sức do ngồi chơi game kéo dài và liên tục; buồn chán, bi quan, cảm giác cô đơn, bất an; mất các hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game; dễ cảm thấy bực dọc, ...
Ngày 18-6-2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận chứng nghiện trò chơi điện tử là một bệnh lý trong danh sách phân loại bệnh quốc tế (ICD).
Theo WHO, nghiện game là một bệnh tâm thần. Trong nhiều năm qua, nghiện game và những hệ quả do nghiện game gây ra là vấn đề xã hội nhức nhối ở Việt Nam.
Những người nghiện game, đặc biệt là giới trẻ, có thể bị suy giảm sức khỏe thể chất và tâm lý, xao nhãng học hành, công việc, xa rời các quan hệ gia đình, xã hội, thậm chí có những hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều sự việc đau lòng xuất phát từ nghiện game đã xảy ra. Ngay đầu tháng 6 vừa qua, nam sinh lớp 11 tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, giấu bé trai 5 tuổi dẫn đến cái chết thương tâm là do “làm theo game”. Hay câu chuyện đau lòng về một sản phụ và con đột tử ở phòng sinh trong khi chồng không hay biết vì mải chơi game khiến chúng ta cần suy ngẫm nhiều hơn về vấn đề này.
Trong các tác phẩm “Phân công lao động xã hội” (The Division of Labor in Society) và “Tự tử” (Suicide), nhà xã hội học người Pháp Emile Durkheim sử dụng khái niệm “anomie - sự sai lệch” để mô tả tình trạng xã hội vô chuẩn, nhất là trong những thời kỳ xã hội biến đổi nhanh.
Nhà xã hội học Anthony Giddens cho rằng “sai lệch xã hội là sự không tuân theo các chuẩn mực đã được chấp nhận bởi số đông người trong cộng đồng hoặc xã hội”. Nói cách khác, sai lệch xã hội là những hành vi, cách ứng xử, thái độ, niềm tin, phong cách vi phạm các chuẩn mực, đạo đức và sự mong đợi của xã hội. Chơi game có thể không phải là sai lệch xã hội nhưng nghiện game là một dạng sai lệch. Những hành vi sai trái do nghiện game là hành vi lệch chuẩn, lệch chuẩn so với các giá trị đạo đức, chuẩn mực ứng xử của gia đình, cộng đồng và quy định của pháp luật.
Xã hội là một hệ thống gồm nhiều bộ phận khác nhau có mối liên hệ chặt chẽ, thực hiện các chức năng riêng để tạo ra sự ổn định. Khi các bộ phận này không thực hiện được tốt chức năng, vai trò của mình sẽ đến đến sự “rối loạn cấu trúc xã hội” và các chuẩn mực không còn được duy trì. Từ đó, các hiện tượng sai lệch xã hội xuất hiện. Nghiện game về bản chất là do gia đình, nhà trường, cộng đồng chưa thực hiện tốt vai trò giáo dục, kiểm soát, điều chỉnh hành vi, thiếu quan tâm đến tâm sinh lý của người nghiện game. Các dịch vụ xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của giới trẻ để tránh họ sa đắm quá mức các trò chơi điện tử. Hệ thống pháp luật cũng chưa làm tốt chức năng kiểm soát và điều chỉnh vấn đề này. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về thời gian tối đa được chơi game trong một ngày của một người. Dù Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định các quán game không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau (Điều 36) thì hiện tượng chủ quán tổ chức cho “chơi chui thâu đêm” không phải là hiếm. Việt Nam cũng còn thiếu các quy định quản lý thị trường game, đặc biệt là game trên các thiết bị di động.
Trong hơn ba thập kỷ tiến hành đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã chứng kiến những biến đổi kinh tế, văn hoá và xã hội sâu sắc. Trong quá trình đó, một số giá trị, chuẩn mực không còn phù hợp với đời sống bị giải thể và xã hội thiết lập những chuẩn mực mới phù hợp hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các cá nhân, nhóm xã hội thích ứng ngay được với sự thay đổi này.
Hiện nay, game là một ngành công nghiệp (Video game industry) không khói, tạo ra nhiều việc làm và đem lại doanh thu lớn. Năm 2019, thị trường game toàn cầu đạt mức tăng trưởng hơn 7% với doanh thu 148,8 tỷ USD và dự báo sẽ tăng lên 189,6 tỷ USD vào năm 2020. Những game thủ chuyên nghiệp xem việc chơi game là một nghề.
Thế nhưng, nhiều người chơi game ở Việt Nam bị dán nhãn là không có tương lai và chưa có sự phân biệt giữa game thủ chuyên nghiệp, người thích chơi game và người nghiện game. Hơn nữa, người nghiện game cũng thường phải hứng chịu các định kiến xã hội. Hậu quả là họ phải trải qua trạng thái lúng túng, hoang mang, khó có thể định hướng và chia sẻ được với gia đình, bạn bè và cộng đồng xã hội. Từ đó, họ bị đứt đoạn mối liên hệ xã hội, rơi vào trạng thái cô đơn, khủng hoảng, càng chìm đắm vào game, vào thế giới ảo và dễ dẫn đến hành vi lệc chuẩn.
Cho đến nay, các giải pháp cho vấn đề nghiện game chủ yếu được đưa ra khi sự việc đã rồi. Các gia đình thường bàng hoàng khi biết con mình nghiện game và có những hành vi sai lệch do việc nghiện game gây ra. Trong khi các giải pháp mang tính phòng ngừa tình trạng nghiện game lại chưa được chú trọng.
Các chủ thể từ gia đình, nhà trường, các tổ chức cộng đồng cho đến hệ thống pháp luật cần làm tốt chức năng, vai trò của mình để việc chơi game là lành mạnh, tránh rơi vào tình trạng nghiện game và thực hiện những hành vi sai trái do nghiện game gây ra.
Bố mẹ cần giám sát trẻ thường xuyên để phát hiện những vấn đề bất thường, định hướng trẻ sử dụng game một cách phù hợp, có thời gian biểu rõ ràng.
Gia đình cũng cần giải thích cho trẻ về những tác hại của việc nghiện game, dành nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ, khuyến khích con mình tham gia các loại hình giải trí mang tính cộng đồng như thể thao, hoạt động thiện nguyện, bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Trường học cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa nghiện game và hỗ trợ những học sinh nghiện game. Nhà trường nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa lành mạnh, bổ ích và tăng cường công tác quản lý, giáo dục, tuyên truyền về những mặt tốt, xấu của chơi game. Các cơ sở giáo dục cũng có thể phối hợp để tổ chức các trại hè, các học kỳ đội để các em có nhiều lựa chọn phát triển thể chất, nhân cách ứng xử thay vì chỉ đắm mình vào máy tính, internet, game online.
Chính phủ một số nước thành lập các cơ sở cai nghiện game như “Trường giải cứu Internet Jump Up” ở Hàn Quốc hay Bệnh viện cai nghiện Internet ở Trung Quốc... để điều trị miễn phí cho những người nghiện game nặng.
Trung Quốc cũng áp dụng chính sách can thiệp tích cực với vấn đề nghiện game thông qua hệ thống hạn chế giờ chơi. Khi người chơi game đăng nhập vào trò chơi, hệ thống bắt đầu tích lũy giờ online và quy định dưới ba giờ chơi là giờ “khỏe mạnh”; từ ba đến năm giờ là giờ “mệt mỏi”; hơn năm giờ là giờ “nguy hại sức khỏe”. Khi người chơi ở giờ mệt mỏi, 30 phút hệ thống sẽ cảnh báo một lần.
Việc hình thành các hệ giá trị, các chuẩn mực mới trong đời sống là quy luật tất yếu. Do đó cần nhìn nhận game như một lĩnh vực phát triển tiềm năng, xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý phù hợp và có nhận thức đúng đắn về vấn đề này.
. Mở bài:
- Trò chơi điện tử vốn là một trò chơi giải trí lành mạnh đã được du nhập từ các nước tiên tiến hay được sáng tạo bởi những lập trình viên tài giỏi, có trí óc tưởng tượng cao.
- Tuy nhiên học sinh hiện nay vì quá ham điện tử mà xao nhãng việc học tập gây nên nhiều hậu quả tai hại.
II. Thân bài:
- Giải thích:
+ Trò chơi điện tử (game) là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Nó được sáng tạo bởi những người tài giỏi, thông minh, có trí óc tưởng tượng phong phú.
+ Đó là trò tiêu khiển không chỉ đối với trẻ con mà đối với những người lớn tuổi.
- Biểu hiện:
+ Có thể thấy trên khắp nẻo đường, thôn xóm, những quán internet mọc lên rất nhiều. Nhiều người đến đó không chỉ để truy cập thông tin phục vụ công tác làm việc, học tập mà còn đến đó để chơi những trò chơi đã được cài đặt sẵn trên mạng vi tính
+ Nhiều bạn ngồi hàng ngày, hàng giờ trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi như: liên minh huyền thoại, nông trại, thời trang, nấu ăn, đảo rồng… quên cả thời gian, quên ăn, lúc nào cũng chỉ muốn chinh phục, khám phá để trở thành người giỏi nhất.
- Nguyên nhân:
+ Do ý thức bản thân, ham mê quá mức và chưa xác định được động cơ và mục đích học tập.
+ Do cha mẹ quá nuông chiều con, buông lỏng hoặc quá tin tưởng vào con, không quan tâm đến con.
+ Thích chinh phục khám phá để trở thành người giỏi nhất, để bạn bè tôn vinh và bái phục
+ Do buồn chán hoặc bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, không tự chủ được bản thân
=> Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân nhưng dù nguyên nhân nào đi chăng nữa thì ham mê điện tử có nhiều tai hại.
- Tác hại:
+ Ngồi quá gần so với màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị mỏi, nặng hơn là bị cận thị, sức khỏe giảm sút nhanh chóng
+ Tiêu tốn tiền bạc của gia đình một cách vô ích có khi còn làm thay đổi nhân cách của con người. Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc, thậm chí còn giết người.
+ Không những thế ham mê trò chơi điện tử học sinh sẽ xao nhãng việc học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến học tập sút kém.
+ Trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị đầu độc bạo lực, chém giết, bắn phá khiến con người dễ rơi vào thế giới ảo, đầu mưu mô, nhiều thủ đoạn dẫn đến việc luôn luôn tìm mọi cách đối phó với gia đình, bạn bè, thầy cô.
- Biện pháp:
+ Mỗi chúng ta phải xác định được nhiệm vụ chính là học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, không lãng phí thời gian vào trò chơi vô bổ, thậm chí có hại, biết chế ngự, kìm nén bản thân để không xa vào những trò chơi chết người đó.
+ Khuyên những người bạn ham mê điện tử, bên cạnh đó phải có sự quan tâm thường xuyên của gia đình, sự quản lý của nhà trường và xã hội, để giúp cho con em mình tránh xa những đam mê tai hại đó.
+ Nhà trường cần giáo dục, phối hợp thế hệ trẻ tạo ra những sân chơi bổ ích có trí tuệ để tất cả các bạn đều tham gia.
III. Kết bài:
- Ham chơi điện tử là một ham muốn nhất thời nhưng tác hại vô cùng to lớn, vì tương lai của chính mình, chúng ta đừng để bản thân mắc vào những trò chơi tai hại đó.
Dàn ý
A. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: Công nghệ điện tử phát triển mang theo nhiều lợi ích tuy nhiên những tác hại nó mang lại cũng không kém. Ngày nay, do bị mê mẫn bởi sự hấp dẫn mà trò chơi điện tử mang lại nên nhiều bạn mãi chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác. Vấn đề này khiến xã hội, nhà trường, các bậc phụ huynh lo lắng.
B. Thân bài:
1) Tìm hiểu khái niệm
- Trò chơi điện tử là một tiện ích của mảng ứng dụng công nghệ - thông tin nhằm phục vụ nhu cầu giải trí cho con người, Trò chơi điện tử là trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra sự tương tác giữa người chơi và nhân vật trong trò chơi.
- Trò chơi điện tử có thể chơi trên máy game (loại thiết bị chuyên dùng để chơi game), có thể chơi trên máy tính, smartphone,…
2) Thực trạng việc chơi trò chơi điện tử ở lứa tuổi học sinh
- Trò chơi điện tử nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của con người, tuy nhiên, trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, rất nhiều người đang quá lạm dụng trò chơi điện tử khiến cho nó trở thành một mối lo ngại cho xã hội.
- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang phát triển, có xu hướng ham chơi, dễ bị sa ngã, cám dỗ bởi những tác động từ bên ngoài mà đặc biệt là trò chơi điện tử. Nhiều bạn học sinh vì mải chơi điện tử mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác.
- Nhiều bạn học sinh mải mê trò chơi điện tử, trốn học, nói dối bố mẹ thầy cô để ra quán điện tử chơi, thậm chí, để có tiền chơi, nhiều bạn còn sẵn sàng lấy trộm tiền của bố mẹ, bạn bè,…
- Xã hội phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao, nhiều bạn học sinh được bố mẹ sắm cho smart-phone để học tập, liên lạc nhưng các bạn lại sử dụng nó để chơi game. Không chỉ chơi ở nhà, các bạn còn mang đến lớp, tụ tập nhau chơi các game online, gây mất trật tự trong lớp học mặc cho giáo viên đã ngăn cấm.
- Những bạn ham mê trò chơi điện tử dù trên máy tính hay trên smart-phone đều có những biểu hiện tiêu cực giống nhau: trốn học, nói dối thầy cô, bố mẹ, thường xuyên đi học muộn và không làm bài tập về nhà… tất cả chỉ để có thời gian và tiền bạc để chơi game.
- Nguyên nhân của thực trạng này đa phần là xuất phát từ chính ý thức của học sinh, tuy nhiên, không thể không kể đến nguyên nhân từ sự chiều chuộng quá mức, thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh.
3) Hậu quả của việc mải mê trò chơi điện tử
- Học sinh người chủ tương lai của đất nước, đang gánh trên đôi vai bé nhỏ sự nghiệp của cha ông ta để lại. Vì vậy lứa tuổi chọ sinh cần phải được chăm sóc, uốn nắn kĩ càng thì mới có thể trở thành những con người có ích cho xã hội.
- Hậu quả mà trò chơi điện tử mang lại là vô cùng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội.
+ Đối với bản thân học sinh: gây mất thời gian, sao nhãng học tập, kết quả học tập giảm sút đáng kể, là con đường dẫn đến những tệ nạn xã hội nguy hiểm như trộm cắp, dối trá,… Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính, điện thoại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hệ thần kinh.
+ Đối với gia đình, nhà trường và xã hội: ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, thành tích trường học và trật tự xã hội.
4) Ý kiến của bản thân
- Trò chơi điện tử phục vụ như cầu giải trí của con người sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng. Điều này là tốt, nhưng nếu như quá lạm dụng trò chơi điện tử để dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thì cần lên án và có biện pháp xử lí đúng đắn.
- Để ngăn chặn hiện tượng tiêu cực này:
+ Mỗi học sinh cần phải tự nhận thức được nhiệm vụ học tập của mình, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, không để bị dụ dỗ, sa ngã vào những thói hư tật xấu.
+ Phụ huynh cần quan tâm đến học sinh, đặc biệt là cần chú ý khi cho học sinh tiếp xúc với máy tính, smart phone.
+ Nhà trường và xã hội cần dành sự quan tâm cho học sinh, hạn chế sự hoạt động của các quán internet, quán game, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Ham mê trò chơi điện tử là một hiện tượng tiêu cực cần phải được chấn chỉnh và ngăn chặn sớm nhất có thể.
- Liên hệ bản thân: Học sinh cần phái xác định được mục tiêu học tập, tránh bị dụ dỗ bởi các thú vui không lành mạnh.
Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạp phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiều hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.
Trò chơi điện tử (game) đang được giới trẻ hết sức ưa chuộng, ra đời với mục đích đem đến sự giải trí cho con người sau những giờ làm việc căng thẳng .Nhưng đối với một bộ phận giới trẻ, trò chơi điện tử đang để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất và tinh thần. Trước hết, khi dành quá nhiều thời gian cho chúng, người chơi sẽ mất đi thời gian để học tập, tham gia các hoạt động xã hội cũng như dễ gặp tật khúc xạ, cột sống. Đồng thời, dưới tác động từ các yếu tố bạo lực, nhân cách của họ – đặc biệt là trẻ chưa đến tuổi vị thành niên – sẽ dễ bị thay đổi, trở nên cộc cằn, hung hãn hơn. Nhưng đó vẫn chưa phải điều kinh khủng nhất, một khi đã nghiện trò chơi điện tử, người chơi sẽ không còn thiết gì đến cuộc sống xung quanh, bỏ bê tất cả công việc và tìm đủ mọi cách để được đắm mình trong thế giới của những “anh hùng, chiến binh, thủ lĩnh”. Chắc hẳn, dư luận xã hội vẫn chưa quên vụ án hai anh em họ ở Thái Nguyên giết bà để lấy tiền chơi game hay việc một nam công nhân giết người yêu để lấy tiền trả nợ do chơi trò chơi điện tử. Đó là những hồi chuông mạnh mẽ, cảnh tỉnh mọi người về mối hiểm họa ẩn tàng trong phương thức giải trí phổ biến bâc nhất hiện nay. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần ý thức được tác hại của trò chơi điện tử để tránh sa đà vào nó, tích cực tham gia vào các hoạt động thể chất hoặc dành thời gian cho việc đọc sách. Xây dựng nếp sống lành mạnh, sống gắn bó se chia với những người xung quanh, thoát khỏi sự lệ thuộc vào thế giới ảo. Có như vậy chúng ta mới hạn chế được những tác hại từ trò chơi điện tử
Tham khảo:
Game là những trò chơi trên máy tính, được sáng tạo với mục đích giúp con người giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Game cũng như một loại cám dỗ, để lại những hậu quả khôn lường. Trước hết, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người chơi. Chơi nhiều có thể bị cận thị, thiếu ngủ, đầu óc không tỉnh táo, tinh thần mệt mỏi, lâu ngày còn có thể sinh trầm cảm. Hơn nữa, chơi game còn tốn thời gian và tiền bạc. Vì dành quá nhiều thời gian cho game, học sinh dễ chểnh mảng, sa sút trong việc học hành, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nghiện game cũng là nguyên nhân sinh ra nhiều thói hư tật xấu, làm suy đồi nhân cách, đạo đức của người học sinh. Không có tiền chơi game, nhiều bạn nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ, trốn học để chơi game. Tình cảm gia đình, thầy trò vì thế mà rạn nứt, để lại vết thương khó có thể hàn gắn. Mỗi học sinh để không sa chân vào con đường nghiện game cần có ý thức trong việc học hành, tích cực rèn luyện đạo đức, coi học là nhiệm vụ chính, chơi game chỉ để giải trí, giải tỏa áp lực và có thời gian chơi phù hợp. Nghiện game là một hiện tượng đáng báo động ngày nay. Mỗi chúng ta hãy là một người chơi khôn ngoan, đưa game trở về mục đích tốt đẹp ban đầu của nó.
Refer:
Trong cuộc sống thường nhật, có rất nhiều vấn đề nóng nhận được sự quan tâm của dư luận. Một trong số đó phải kể đến là tình trạng nghiện Game online của trẻ em hiện nay.
Thực tế hiện nay thị trường Game online rất phổ biến và là một phương thức giải trí được ưa chuộng. Ngày càng có nhiều em nhỏ trong các độ tuổi khác nhau chơi các trò chơi online. Mỗi ngày có hàng trăm nghìn tài khoản game được lập ra trong đó có rất nhiều tài khoản của các em học sinh khi game online phát triển cả về hình thức và chất lượng. Nếu ngày trước, game online được chơi nhiều trên máy tính thì hiện nay các trò chơi điện tử này lại được phát triển rộng rãi trên điện thoại di động. Người chơi không cần phải ra quán net hay phải có máy tính, laptop nữa mà chỉ cần chiếc điện thoại cũng có thể trở thành game thủ chính hiệu.
Nguyên nhân của việc ngày càng nhiều trẻ em nghiện game online không thể không nhắc đến đó là sự quản lí lỏng lẻo của cha mẹ. Các bậc phụ huynh bận rộn với công việc nên cách tốt nhất để con em mình ngoan ngoãn nghe lời đó là đưa cho chúng điện thoại hoặc laptop. Việc các em thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chơi và nghiện game online. Ngoài sự quản lí lỏng lẻo của phụ huynh thì tính tò mò cũng là yếu tố kích thích các em chơi game: thấy người lớn chơi game, nghe bạn bè kể về những câu chuyện trong game,…
Hậu quả của việc nghiện game online đầu tiên phải kể đó là sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ khi mà trong suy nghĩ của các em lúc nào cũng hướng về game, bỏ qua lời dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ. Không những thế, nghiện game còn có thể gây ra các ảo giác khiến các em có những hành vi không đúng đắn, thực tế có nhiều trường hợp trẻ em trộm cắp tiền bạc của gia đình để chơi game, giết hại người khác vì tưởng đó là đối thủ của mình trong game… Bên cạnh đó, việc chơi game nhiều sẽ ảnh hưởng đến mắt của các em, không ít những trường hợp hiện nay các em học sinh bị cận thị phải đeo kính từ rất sớm. Đó là những hậu quả tất yếu của việc nghiện game.
Để khắc phục tình trạng nghiện game online ở trẻ em cần lắm những sự chung tay của người lớn. Mỗi bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn cho con em của mình; hạn chế tối đa thời gian trẻ sử dụng điện thoại, máy tính, internet,…Nhà trường và thầy cô cần phối hợp với phụ huynh tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa cũng như tuyên truyền, giáo dục trẻ về tác hại của game online. Ngoài ra, pháp luật cũng cần có thêm những quy định về các trò chơi điện tử, đặt ra giới hạn những trò chơi lành mạnh trẻ em được phép chơi và những trò dành cho người lớn để bảo đảm hạn chế cho trẻ chơi các trò chơi bạo lực quá sớm.
Chúng ta cần thẳng thắn phê phán những hành vi cổ vũ các em nhỏ tham gia trò chơi bạo lực để nhằm mục đích tư lợi; phê phán những bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm đến con em mình để chúng tự do chơi các trò chơi điện tử không có chọn lọc.
Chơi game online để giải trí không xấu, nhưng để trẻ em chơi những trò chơi bạo lực và nghiện game là hành vi đáng bị lên án. Mỗi bậc phụ huynh hãy có cách dạy con thông minh để chúng phát triển tốt nhất và trở thành người có ích cho xã hội.
Tham khảo:
Trò chơi điện tử vốn là một trò chơi giải trí lành mạnh đã được du nhập từ các nước tiên tiến hay đc sáng tạo bởi những lập trình viên tài giỏi, có trí óc tưởng tượng cao tuy nhiên học sinh hiện nay vì quá ham điện tử mà xao nhãng việc học tập gây nên nhiều hậu quả tai hại. Đó là trò tiêu khiển không chỉ đối với trẻ con mà đối với những người lớn tuổi. Nhiều bạn ngồi hàng ngày, hàng giờ trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi như: liên minh huyền thoại, nông trại, thời trang, nấu ăn, đảo rồng… quên cả thời gian, quên ăn, lúc nào cũng chỉ muốn chinh phục, khám phá để trở thành người giỏi nhất. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng dù nguyên nhân nào đi chăng nữa thì ham mê điện tử có nhiều tai hại. Không những thế ham mê trò chơi điện tử học sinh sẽ xao nhãng việc học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến học tập sút kém. Mỗi chúng ta phải xác định được nhiệm vụ chính là học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, không lãng phí thời gian vào trò chơi vô bổ, thậm chí có hại, biết chế ngự, kìm nén bản thân để không xa vào những trò chơi chết người đó. Chơi game online để giải trí không xấu, nhưng để trẻ em chơi những trò chơi bạo lực và nghiện game là hành vi đáng bị lên án. Mỗi bậc phụ huynh hãy có cách dạy con thông minh để chúng phát triển tốt nhất và trở thành người có ích cho xã hội!
Tham khảo:
Trò chơi điện tử (game) đang được giới trẻ hết sức ưa chuộng, ra đời với mục đích đem đến sự giải trí cho con người sau những giờ làm việc căng thẳng. Nhưng đối với một bộ phận giới trẻ, trò chơi điện tử đang để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất và tinh thần. Trước hết, khi dành quá nhiều thời gian cho chúng, người chơi sẽ mất đi thời gian để học tập, tham gia các hoạt động xã hội cũng như dễ gặp tật khúc xạ, cột sống. Đồng thời, dưới tác động từ các yếu tố bạo lực, nhân cách của họ – đặc biệt là trẻ chưa đến tuổi vị thành niên – sẽ dễ bị thay đổi, trở nên cộc cằn, hung hãn hơn. Nhưng đó vẫn chưa phải điều kinh khủng nhất, một khi đã nghiện trò chơi điện tử, người chơi sẽ không còn thiết gì đến cuộc sống xung quanh, bỏ bê tất cả công việc và tìm đủ mọi cách để được đắm mình trong thế giới của những “anh hùng, chiến binh, thủ lĩnh. Chắc hẳn, dư luận xã hội vẫn chưa quên vụ án hai anh em họ ở Thái Nguyên giết bà để lấy tiền chơi game hay việc một nam công nhân giết người yêu để lấy tiền trả nợ do chơi trò chơi điện tử. Đó là những hồi chuông mạnh mẽ, cảnh tỉnh mọi người về mối hiểm họa ẩn tàng trong phương thức giải trí phổ biến bậc nhất hiện nay. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần ý thức được tác hại của trò chơi điện tử để tránh sa đà vào nó, tích cực tham gia vào các hoạt động thể chất hoặc dành thời gian cho việc đọc sách. Xây dựng nếp sống lành mạnh, sống gắn bó se chia với những người xung quanh, thoát khỏi sự lệ thuộc vào thế giới ảo. Có như vậy chúng ta mới hạn chế được những tác hại từ trò chơi
Mình đưa ra ý, bạn tự diễn đạt lại nhé!
Hậu quả:
- Xã hội: Mất an ninh trật tự: Khi học sinh mê game dễ bị ảnh hưởng tính bạo lực từ game, cách hành xử tiêu cực như đánh nhau gây hậu quả.... Học sinh không có tiền thì dẫn đến trộm cắp của người khác ( Tự thêm dẫn chứng để bài văn sinh động hơn )
- Bản thân: Ảnh hưởng đến:
+ Sức khoẻ: Gây cận thị, bệnh tự kỷ, suy giảm trí nhớ...ảo giác
+ Phát triền nhân cách: Cộc cằn, thô lỗ, nóng nảy...cảm xúc tiêu cực, dễ tức giận. Khi không vừa lòng, bi quan, chán nản, thất vọng => Trầm cảm, sống cô lập
+ Kết quả học tập: Học sinh bỏ bê việc học, thành tích giảm sút
+ Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội, tương lai mù mịt
- Gia đình: Ba mẹ buồn lòng, thất vọng về con cái