…Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”...
(Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)
Câu 1: Kể tên những nhân vật xuất hiện trực tiếp trong đoạn trích.
...............................................................................................................................
Câu 2: Chép lại câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn về hoàn cảnh của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ ấy giúp em cảm nhận điều gì ở nhân vật ?
.......................................................................................................................................
Câu 3: Tìm và chép lại ít nhất 2 từ láy trong đoạn trích. Cho biết tác dụng của việc sử dụng từ láy đó.
........................................................................................................................................
Câu 4: Tại sao khi chị Lan về lấy áo cho Hiên, Sơn lại thấy lòng “ấm áp, vui vui”?
Vì Sơn là đứa trẻ tốt bụng, có lòng trắc ẩn nên cậu
......................................................................................................................................
Câu 5: Qua bài 7 “Gia đình yêu thương”, gia đình có ý nghĩa như thế nào với chúng ta? Kể một vài việc làm của em góp phần vun đắp hạnh phúc gia đình.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................