K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2022

tham khảo

Tây Ninh được biết đến là một vùng đất thuộc miền Nam nước ta với những nét bản sắc văn hóa vô cùng khác biệt. Một trong số những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở miền đất văn hóa này chính là núi Bà Đen.

Núi Bà Đen còn có tên gọi khác là núi Vân Sơn do ngọn núi quanh năm có mây bao phủ. Núi Bà Đen gắn với truyền thuyết về một người con gái nhan sắc mặn mà, có nước da bánh mật tên là Lý Thị Thiên Hương. Với cảnh quan hùng vĩ của núi đã tạo nên khu di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng ở Nam bộ và cả nước. Hệ thống am, điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ hàng năm. Ngày 21/01/1989, núi Bà Đen đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia

Quần thể danh thắng núi Bà Đen trải rộng trên diện tích khoảng 24km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo - núi Phụng - núi Bà Đen. Với độ cao 986m, nhìn từ xa, núi Bà Ðen như một chiếc nón úp trên đồng bằng. Nằm rải rác từ chân núi lên đến đỉnh núi Bà Đen là một quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp... phản ánh những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Núi Bà Đen có nhiều loại gỗ quý hiếm cùng các loại động thực vật phong phú như ốc, dơi, thằn lằn, cheo, mễnh, nai và các loại cây rau, quả có giá trị.

Núi Bà Đen có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng đối với người dân nơi đây cũng như đất nước. Núi Bà Đen là một danh thắng nổi tiếng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, mang lại nguồn lợi về kinh tế. Đây cũng là nơi trở về với cội nguồn đời sống tâm linh và du lịch sinh thái của dân tộc. Với đỉnh núi cao nhất Nam bộ, núi Bà Đen trở thành một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nên trong suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1946 - 1975).

Từ những vai trò, ý nghĩa to lớn của núi Bà Đen, chúng ta cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn và quảng bá những danh lam thắng cảnh của quê hương mình đến bạn bè khắp mọi nơi để góp phần làm cho đất nước thêm giàu đẹp hơn.

18 tháng 11 2017

tra mang nha

29 tháng 8 2018

Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời. Thánh Gióng đó là người trời sai xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.

7 tháng 5 2022

ko bé ơi

17 tháng 3 2023

Em thấy nàng tiên ốc là một người con gái tuổi mới mười tám đôi mươi, đẹp như tiên sa giáng trần chui ra từ trong chum nước. nàng có khuôn mặt tròn trịa phúc hậu như Vầng trăng tròn, đôi mắt đen và sáng lấp lánh, cái miệng nhỏ nhỏ hồng hồng rất xinh. Vẻ đẹp của nàng cảng thêm rực rỡ khi nàng khoát trên mình chiếc áo màu xanh đẹp đẽ và mền mại.

20 tháng 3 2023

nhân vật bà lão aj

4 tháng 1 2022

Tham khảo
Bài thơ Qua đèo Ngang được viết trên đường bà Huyện Thanh Quan vào kinh đô Huế nhận chức, đó là lần đầu tiên bà xa quê. Dừng chân bên đèo Ngang đã khơi dậy trong lòng bà bao cảm xúc. Đứng trước không gian hoang vu, đìu hiu của núi rừng nơi đèo Ngang, thi nhân bộc lộc tâm sự của mình qua tứ thơ:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta

Âm thanh của con cuốc hay chính là tiếng lòng của tác giả. Câu thơ đã sử dụng điển tích xưa của Trung Quốc về vua Thục. Vì mất nước mà hóa thành con cuốc, chỉ biết kêu lên những tiếng đau thương. Âm thanh da diết ấy vang lên trong chiều muộn càng làm cho tâm trạng nhà thơ thêm sầu lặng. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Thương nhà ở đây có lẽ là nỗi nhớ thương đất nước trong quá khứ hào hùng hay cũng là thương cho sự đổi thay, sự lụi tàn của quê hương. Hai câu thơ đã bộc lộ rõ những xúc cảm của thi sĩ. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp với biện pháp nhân hóa " đau lòng" "mỏi miệng" cùng chuyển đổi cảm giác từ nỗi lòng thành tiếng thương tạo ấn tượng mạnh đã cho ta thấy bức tranh ấy không chỉ là cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan với tình yêu nước thương nhà.

Hai câu thơ cuối khép lại những tâm sự, nỗi niềm của nhà thơ:

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Giữa bao la đất trời, sự hùng vĩ của non cao và mênh mông của sông nước đã níu giữ bước chân người lữ thứ. Và giữa không gian ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơ và trống trải dần lấp đầy tâm hồn. Một mảnh tình riêng, một nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn chẳng thể sẻ chia cùng ai. Chỉ có “Một mảnh tình riêng ta với ta” – ta đối diện với chính mình giữa đất trời rộng lớn, mỗi chữ viết ra đều mang một nỗi niềm đơnc hiếc, đều cực tả nỗi buồn thầm lặng giữa nơi đất khách quê người.

Bằng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, thi nhân đã bộc lộ được những tâm tư, nỗi niềm thầm kín. Đó là tâm trạng hoài cổ nhớ thương nước, thương nhà da diết, một nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả

8 tháng 10 2024

Viết đoann văn 200 cảm nhận về nhân vật cô trong truyện ngắn Khi Người Ta Trẻ

11 tháng 12 2021

Em tham khaỏ:

Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam, thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn và khao khát hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một trong những thi phẩm nổi tiếng của bà. Bài thơ viết về tình bà cháu thiêng liêng và cảm động. Trong một buổi hành quân, người cháu đã nghe được tiếng gà trưa và những kỉ niệm về bà ùa về trong kí ức. Cả một tuổi thơ gắn bó bên bà, được bà yêu thương chăm sóc. Bà dành dụm, chắt chiu từng quả trứng, chăm đàn gà từng con một kể cả khi trời gió rét mưa dầm. Những gì thu được từ đàn gà, bà đều dành cho cháu: nào là cái quần chéo go, ống rộng dài quét đất, nào là cái áo cánh trúc bâu... Tình yêu của bà thể hiện qua những điều giản dị, bình thường. Chính tình yêu thương của bà đã trở thành động lực để người cháu chiến đấu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận tình bà cháu thắm thiết, đồng thời đó cũng là tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc. Đúng như một nhà văn nước ngoài đã nói: Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình cảm nhỏ bé, thiêng liêng, đó là yêu những gì gần gũi nhất với mình.

13 tháng 10 2024

Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội .
Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật . Tôi thương bà lắm ! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khễnh của bà . Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi .
Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà - một con người chăm chỉ và chất phác . Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội . Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà .
Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn . Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủđể tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào !

Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà săn sang rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó . Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kì ai !
Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa . Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo : “Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giup tinh thần ta thoải mái hơn.”
Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình . Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi . Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi , giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn.
Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi ! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuốI và sẽ không chữa khỏi được. Sao mà ông trờI lạI bất công vớI bà đến thế ạ!
MỗI lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cườI nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cườI đó là nỗI đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi . Bà vẫn lạc quan và yêu đờI quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn . Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trời . Bà ơi! MỗI khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quạI cháu chỉ còn biết chạy lạI mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba . Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ!
Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lại . Đây là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mớI to lớn làm sao khi cháu phảI cách xa một ngườI mà cháu yêu thương nhất. Bà nội ơi! Sao bà lại bỏ cháu mà đi vậy bà ?
Bây giờ, mỗI khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lạI thấy tắc nghẹn và mắt cháu lại cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quí giá :Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh người mà minh yêu thương.
Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.