bài văn tả con vật và văn tả cây cối dài và chi tiết . CẦN GẤP!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A,
Bài tham khảo 1
Khu vườn nhà em có rất nhiều loại cây, nào cây na, cây ổi, cây mít nhưng cây em thích nhất vẫn là cây đu đủ vì nó là kỉ niệm duy nhất để em nhớ về ông. Ông em đã mất rồi nên em không còn được nhìn thấy ông nữa, em chỉ biết rằng cây đu đủ này chính là do ông em trồng nên. Ông phải đi mua hạt giống tận một nơi xa khác để về ươm lên thành một cây đu đủ to lớn như bây giờ.
Cây đu đủ nhà em không cao lắm chừng khoảng hai mét thôi, cành lá của nó trông rất đặc biệt. Em yêu nó rất nhiều và cũng nhớ đến ông rất nhiều. Thân cây đu đủ không to đùng như cây ổi, cây mít, không có nhiều cành nhiều trẽ như cây na mà nó chỉ có một thân cây duy nhất, nó nhỏ hơn những thân cây kia rất nhiều, thân của nó chỉ nhỏ khoảng hai nắm tay người lớn phần gốc của nó phình to hơn. Đến phần ngọn thì chúng nhỏ dần lại, càng lên ngọn lại càng nhỏ. Thân của nó có những vằn vằn mờ mờ ngang thân cây.
Cành lá của nó cũng rất lạ so với những cành lá khác. Nó rất ít cành và cành của nó cũng rất nhỏ, những cái cành như những cánh tay dài thẳng tắp mà nhỏ búp măng đẹp như tay của một cô gái xinh đẹp. chiếc lá của nó rất lạ, hình lá không giống với bất kì một cây nào. Những chiếc lá mang to nhưng lại chia thành những phiến lá nhỏ hơn trông thật là, nó giống như bàn tay của một người nông dân lực điền tuy nhiên lại rất mỏng. Đôi lúc nhìn nó giống như những cánh quạt của những bậc vua quan của những triều đại thời xưa. Lá đẹp nhất khi sương sớm đến, những hạt sương vương đầy trên những chiếc lá như làm nó tươi xanh đẹp hẳn lên. Những hạt nước nhỏ không làm cho lá thấm nước, cứ dính đầy trên đấy đợi nắng đến mới chịu rời khỏi lá cây theo nắng bay đi. Những ngày mưa chiếc lá nghiêng xuống cho dòng nước chảy xuống đất, đên khi mưa tạnh rồi còn vài hát vẫn cố níu kéo mà bám vào chiếc lá nhỏ từng giọt tí tách chậm rãi.
Những mùa quả đến những quả xanh ngon mọc bám thành chùm trên thân cây của đu đủ. Khi chín nó có màu vàng , bổ ra có những hạt đen mềm nhìn như những hạt vòng vậy. đặc biệt khi ấy đu đủ mềm và mát ngon lắm.
Em thấy yêu thêm cây đu đủ nhà em, nó không những mang đến những quả trái cây ngọt lành mát dịu, không những làm đẹp cho khu vườn xinh tươi nhà em mà còn giúp em nhớ về ông.
Bài tham khảo 2
Trong rất nhiều những cây đu đủ được trồng trong nhà em thích nhất đó là cây đu đủ, nó được bố em trồng trước nhà và chăm bón rất cẩn thận.
Cây đu đủ có thân cây to nhưng thuộc loại thân mềm bên trong có những sợi xơ được kết nối với nhau, những sợi xơ đó được kết nối theo một trật tự và tạo nên những mạch kết nối riêng, hình ảnh thân cây đu đủ cao và dài nó rất thẳng, thân của nó có màu xanh, và lá của cây đủ đủ có hình ngôi sao, lá to và có nhiều bản, trong cây đủ đủ có ngọn đủ đủ đó là nơi chứa những hoa đu đủ và những lá đu đủ, quả đu đủ thường ra ở chỗ trên thân cây, cây đu đủ có rất nhiều nhựa, mỗi lần chỉ cần dùng tay cậy nó là nhựa đu đủ lại chảy ra nhựa đó là những hình ảnh của cây đu đủ, đu đủ có màu xanh khi nó chưa chín và khi chín nó có màu vàng, hình ảnh của quả đu đủ thường được mọc theo từng chùm, và những chùm đó ra rất nhiều quả, quả của cây đu đủ có dạng giống quả hồ lô, nó dài, trong quả cũng chứa rất nhiều nhựa, ông hay còn gọi là tàu đu đủ bên trong rỗng nó chỉ là có một cái vỏ bao bên ngoài là một cái ống hút, nó được mọc ra từ thân cây đu đủ, ngọn đu đủ thường tỏa ra các nhánh khác nhau.
Rễ của cây đủ đủ có màu xám nó rất dài và thường thì cứ hễ trời mưa là rễ nó nổi lên bởi nó thuộc loại rễ ăn nổi, quả đu đủ khi xanh động tay vào rất ngứa, và hình ảnh đó đã tạo nên những nét gần gũi cho con người, hình ảnh cây đu đủ đã thể hiện được những loại quả ngon bởi quả đu đủ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, quả đu đủ khi xanh có thể dùng đê luộc, khi chín có thể dấm để ăn như một loại quả có rất nhiều vitamin, hình ảnh của cây đu đủ rung rinh trước nhà tạo cho em nhiều ấn tượng tốt, khi nó rất sai quả và quả của nó chín ăn rất thơm và cực kì ngon. Hoa đu đủ có màu trắng, nó thường ả theo từng chùm và mỗi chùm có rất nhiều quả hình ảnh của cây đu đủ tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ bởi hương thơm của hoa đu đủ cũng tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ khi có cơn gió bay qua thì hương đu đủ đã tạo nên những nhịp điệu riêng và tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ.
Em rất thích cây đu đủ ở trước nhà em, nó mang một vẻ đẹp bình dị và có nhiều ấn tượng mạnh mẽ, cây đu đủ sai và rung rinh trước nhà tạo cho em không gian sống rất trong lành và thoải mái.
Bài tham khảo 3
Ngay ở giữa vườn, ba em trồng một dãy năm cây đu đủ. Cây nọ cách cây kia độ hơn một mét.
Đó là giống đu đủ lùn, dễ sống và rất mau ra trái. Cây chỉ cao hơn đầu em một chút. Thân cây màu nâu mốc. Dấu vết của những cuống lá đã rụng in chi chít trên thân. Cuống lá là một ông rỗng và dài, mọc từ thân ra.
Chúng em thường lấy cuống lá, cắt ngắn độ gang tay, vát nhọn một đầu làm kèn thổi rất vui tai. Lá đu đủ lớn giống như một bàn tay khổng lồ. Từ nách các cuống lá, những bông đu đủ màu trắng ngà, lớn như ngón cái đá nhú ra. Trái non bé xíu, lọt thỏm giữa những cách hoa. Trái lớn rất nhanh, màu xanh thẫm. Hàng chục trái lớn nhỏ đeo chi chít, san sát bên nhau xung quanh ngọn trông thật thích mắt.
Lúc đu đủ chín cây, hái xuống để một vài ngày, trái sẽ có màu vàng thẫm vị ngọt và thơm, ăn rất bổ. Cây đu đủ là loại cây rất quen thuộc với mọi người.
Em rất thích hàng cây đu đủ của nhà em.
Bài tham khảo 4
Gia đình em có một mảnh vườn nho nhỏ ở phía sau nhà. Trong vườn ba em đã trồng nhiều loại cây ăn quả như cam, xoài, nhãn, ổi, mít,... Tuy nhiên, em lại thích nhất cây đu đủ lớn ở góc vườn.
Thân cây đu đủ tròn và cao như cây cột. Trên cây có nhiều "vết sẹo" do những cuống lá già rụng để lại. Đu đủ không có cành chỉ có lá. Mỗi lá có một cuống hình tròn, rỗng. Em có thể lấy cuống lá này làm thành một cái kèn thổi chơi. Phiến lá rộng, chia nhỏ làm năm nhánh và xòe rộng ra như một bàn tay. Hoa đu đủ có cánh dày, màu trắng, mọc từng chùm.
Những cây đu đủ này rất sai quả. Quả mọc chi chít quấn quanh thân cây và nằm hầu hết ở phần trên của thân cây giống như đàn heo con đang tranh nhau bú. Những quả ở phía trên vừa nhỏ vừa có màu xanh non. Những quả ở phía dưới lớn hơn và vỏ có màu xanh đậm. Quả đu đủ dài, một đầu lớn, một đầu nhỏ. Khi quả chín, vỏ có màu vàng cam và ấn tay vào thấy hơi mềm. Khi ăn đu đủ, em lấy dao gọt hết vỏ đi rồi xẻ dọc quả ra. Ruột đu đủ chín có màu vàng hoặc đỏ, ai nhìn cũng có cảm giác ngon lành. Phía trong của ruột có nhiều hạt màu đen, cần gạt bỏ đi trước khi ăn. Hạt này có thể giữ lại rồi đem gieo thành cây mới. Đu đủ chín ăn rất ngọt và có một mùi thơm riêng biệt. Đó là một loại thức ăn ngon và bổ dưỡng.
Khi đứng trước cây đu đủ đang sum sê những quả, lòng em dạt dào niềm vui. Nó là thành quả của bao ngày gieo trồng, vun xới. Nó chứa đựng nhiều mồ hôi và công sức của ba em nên em yêu quí nó vô cùng. Em thầm biết ơn ba đã đem đến cho em những mùa trái ngọt từ cây đu đủ thân quen.
B,
ả chiếc bàn học của em mẫu 1
Cuối năm học lớp Ba, bố tôi cũng đã cho thợ đến tân trang lại cái bàn của chị Hai cho tôi vì nó không phù hợp với lứa tuổi của chị nữa. Cái bàn giờ đây như vừa ở tiệm đồ gỗ về vậy: đẹp, xinh xắn đến dễ thương.
Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng vừa đủ chỗ cho một đứa trẻ như em ngồi học mà thôi. Mặt bàn là một tấm gỗ Cẩm Lai càng dùng lâu càng láng bóng. Với lại vừa rồi bác thợ mới thay áo mới cho nó trông nó càng bóng hơn, lại thơm cái mùi véc-ni dễ chịu nữa chứ. Mỗi lúc học bài mệt em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận ở nó sự tươi mát và hương thơm dìu dịu như hương huệ, hương nhài. Dưới bàn là một học tủ có ba ngăn, đó chính là cái kho sách truyện thiếu nhi và những đồ chơi của em. Mỗi ngăn em đựng một thứ, ngăn nắp, gọn gàng.
Chiếc bàn được đặt ngay ngắn cạnh cửa sổ có nắng gió hương hoa từ ngoài vườn thổi vào. Trên mặt bàn, góc phải, thường có một lọ hoa nhỏ nhỏ xinh xinh và một bông hồng nhung em hái từ ngoài vườn hoa vào cắm lên đó. Với em chiếc bàn thật gần gũi thân thương.
Văn mẫu tả chiếc bàn học của em 2
Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.
Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.
Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.
Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".
Văn mẫu lớp 4: Tả chiếc bàn học của em 3
Khi bước vào học lớp Một, mẹ đã mua cho em một cái bàn ngồi học ở nhà thật gọn gàng và xinh xắn.
Bàn học của em được đặt ở ngay bên cửa sổ nhìn ra vườn cây. Tuy chỉ bằng gỗ bình thường nhưng bàn đã được đánh bóng và được phủ lên một màu nâu trông rất đẹp. Bàn có hình chữ nhật, dài một mét, rộng hơn nửa mét. Trên bàn phủ một tấm kính trắng, em lồng thời khóa biểu và mấy tấm ảnh của em cùng gia đình dưới tấm kính. Mọi thứ để trên bàn đều gọn gàng và ngăn nắp. Phía bên phải bàn em để cặp sách, ở giữa là lọ hoa hồng bằng ni lông màu đỏ tươi. Bàn có bốn chân vững chắc, không cao lắm, vừa tầm ngồi của em nên tạo cảm giác thoải mái khi ngồi học. Bàn có một ngăn kéo nhỏ, bên trong em để sách vở và đồ dùng học tập. Chân bàn và ngăn kéo đều được đánh vẹc-ni nhẵn bóng. Những tháng ngày qua bàn học giúp em ngồi học thật thoải mái, mỗi khi học xong em còn được nghe tiếng chim hót, tiếng gió thổi xào xạc ở ngoài vườn cây giúp cho tinh thần em thêm sảng khoái.
Em rất yêu cái bàn học này, nó đã trở thành người bạn thân thíết cùng em sớm tối học hành. Mỗi khi học xong em đều lau chùi rất cẩn thận và không bao giờ vẽ bậy, bôi bẩn lên bàn.
Bài tham khảo 4
Kể từ ngày chị Hai bước vào trường trung học phổ thông, em vào lớp Một, chị nhường lại cho em chiếc bàn nhỏ trong phòng học của chị. Ba đã mua cho chị một chiếc bàn mới cao hơn, vừa tầm với chị.
Và chiếc bàn nhỏ đã từng gắn bó với chị bấy lâu, nay được chuyển về góc học tập trong phòng em, nó đã trở thành ngườỉ bạn thân thiết của em từ dạo đó. Cuối năm học lớp Ba vừa qua, ba em đã cho thợ đến tân trang lại chiếc bàn. Trông nó giờ đây như vừa mới ở tiệm đồ gỗ về vậy, đẹp và xinh xắn đến dễ thương. Những chỗ bị trầy xước, loang lổ trên mặt bàn, góc bàn đã biến mất. Thay vào đó là một lớp áo mới vừa bóng vừa trơn lại thơm cái mùi Véc ni thật dễ chịu. Ngày nào em cũng dùng một tấm vải mỏng xoa nhẹ lên mặt bàn, chân bàn nên “tấm áo mới” của nó lúc nào cũng bóng loáng. Em còn để ở góc bàn một lọ hoa nho nhỏ và cắm vào đấy những bông đồng tiền xinh xinh. Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng chỉ đủ chỗ cho hai đứa trẻ như em ngồi mà thôi. Chiếc bàn được đặt ngay cửa sổ có nắng gió, hương hoa từ ngoài vườn theo gió đưa vào. Mặt bàn là một tấm gỗ cẩm lai, càng dùng lâu càng thêm bóng. Mỗi lúc học bài mệt, em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu lâu ngày của vecni. Dưới mặt bàn là một cái hộc tủ lớn được gắn một cái nắm tay tròn mạ kền dùng để kéo ra, đóng vào. Ngăn bàn ấy chứa cả một “kho báu” của riêng em. Bên phải là những quyển sách giáo khoa và các tài liệu học tập. Ở giữa là những quyển tập và bên trái là ngăn đựng các đồ dùng học tập. Phía trước mặt bàn, ba gắn thêm một cái giá sách nhỏ xinh xắn rất kiểu cách, em dùng để các loại truyện thiếu nhi. Nhiều nhất là loại truyện tranh “Đô-rê-mon”, “Conan”…. Chiếc bàn được gắn chung với một cái ghế bằng gỗ thao lao cũng bóng loáng như mặt bàn vậy. Chỉ khác là nó không có những vân hoa như mặt bàn cẩm lai. Chiếc bàn đã trở thành người bạn thân của em như hình với bóng, chỉ trừ lúc em đến trường mà thôi.
Em rất yêu chiếc bàn của mình bởi nó chính là “bệ phóng” đưa em đến với những thành công trên con đường học tập.
Bài tham khảo 5
Năm nay, trường em được Sở Giáo dục cấp một số kinh phí sửa sang lại các lớp học và xây thêm một số phòng học mới. Chúng em vinh dự được học ở lớp mới với những bộ bàn ghế hai chỗ ngồi thật xinh xắn và tiện lợi.
Bàn học của chúng em được làm bằng chất liệu gỗ ván ép cao cấp. Mặt bàn được lợp một lớp dầu bóng trông mới đẹp làm sao! Em ngồi tì lên mặt bàn thấy mát lạnh và thơm thơm mùi gỗ mới. Mặt bàn rộng khoảng sáu mươi phân và dài độ một mét rưỡi nên ngồi học rất thoải mái. Kiểu bàn mới bây giờ không làm nghiêng thoai thoải như trước đây mà tạo thành một mặt phẳng song song với mặt đất và rất vừa với tầm ngồi viết, không phải ngóng lên hay gò lưng lại gò bó như kiểu bàn năm chỗ ngồi. Nó gọn và nhẹ tạo điều kiện để chúng em xê dịch hoặc sắp xếp lại theo yêu cầu của từng tiết học, tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Phía trước mặt bàn, người ta khoét một rãnh khuyết chỗ chúng em để bút khỏi bị lăn xuống đất. Ở dưới mặt bàn người ta chia ra hai ngăn vừa đủ để chúng em bỏ cặp vào thoải mái gọn gàng. Cái ghế hai chỗ ngồi cũng thật là đẹp, cũng bóng loáng như mặt bàn. Nó rất nhẹ, mỗi đứa chúng em chỉ cần cầm một tay cũng có thể nhấc lên, không phải như loại ghế năm chỗ ngồi, muốn di chuyển đi đâu, phải ba, bốn đứa ì à ì ạch mới nhấc được. Vì vậy, được trang bị bộ bàn ghế mới, chúng em rất phấn khởi. Buổi sinh hoạt lóp lần nào, cô giáo chúng em cũng đều căn dặn: “cần giữ gìn và bảo vệ bàn ghế cho sạch đẹp, không vẽ bậy, cào xước làm hỏng mặt bàn. Đó là ý thức trách nhiệm bảo vệ của công của mỗi học sinh.
Bài tham khảo 6
Từ khi chuyển đến nhà mới, mẹ đã mua cho em một bộ bàn ghế cá nhân để ngồi học ở nhà.
Đó là một chiếc bàn nhỏ xinh xắn được làm bằng gỗ thao lao. Mặt bàn là một hình chữ nhật, chiều dài khoảng một mét hai, chiều rộng khoảng bảy mươi phân được quét bởi một lớp véc ni màu gạch sậm, bóng loáng. Phía dưới mặt bàn là một cái tủ con con được chia làm nhiều ngăn, em dùng để các đồ chơi hàng ngày và một số đồ dùng học tập. Cái tủ được thiết kế hằng hai cánh cửa lùa nên rất tiện sử dụng. Phía trên mặt bàn, trước chỗ ngồi học là một cái giá sách tí hon được làm bằng gỗ dán ép có nhiều ngăn. Mỗi ngăn em sắp xếp các loại sách khác nhau: sách giáo khoa, sách tư liệu tham khảo, sách truyện thiếu nhi… theo thứ tự nhất định. Cạnh cái tủ sách là một bình hoa nhỏ mà em thường cắm vào đó một vài bông hồng tươi hái từ vườn hoa trước sân nhà. Em thường trang trí bàn học tập ở nhà của em như vậy đó. Nó là cái thế giới riêng trong phòng em. Các bạn đến thăm em cũng thường ao ước có một cái bàn như thế để học. Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ nhìn ra ngoài vườn hoa phong lan của bố mẹ. Mỗi buổi sáng, em thường thấy mấy chú bướm cứ nhởn nhơ đi tìm hoa hút mật.
Em rất yêu phòng học của mình nơi có chiếc bàn đã từng gắn bó với em bao kỉ niệm buồn vui của thuở thiếu thời.
Bài tham khảo 7
“Đến giờ rồi, học bài thôi”. Ai nói thế nhỉ? Nhìn xung quanh không thấy một bóng người. Lạ thật! Tiếng nói lại cất lên: “Đến giờ rồi, học bài thôi!”, vọng từ góc học tập của em.
À, ra là cậu Bàn. Em vội ngước nhìn đồng hồ treo tường. “Mười chín giờ ba mươi rồi ư?” Thảo nào cậu ta nhắc mình là phải. Em vội bước vào góc học tập cạnh cửa sổ nơi cậu Bàn đã “tọa lạc” ba năm nay và bây giờ cậu đang cùng em bước sang năm thứ tư của bậc Tiểu học. Chiếc bàn chỉ độ hai chỗ ngồi và rất vừa tầm với lứa tuổi của em. Nó được đóng liền với ghế. Mặt bàn là một hình chữ nhật, chiều dài độ một mét và chiều rộng khoảng sáu mươi phân, được làm bằng một thứ gỗ quý. Hon ba năm rồi, tấm áo khoác của cậu tuy có sờn đôi chỗ nhưng vẫn bóng loáng như ngày mới về. Chẳng có ngày nào em quên vuốt ve, vỗ về cậu bằng một chiếc chổi lông và chiếc khăn bông. Trên mặt bàn lúc nào cũng có một lọ hoa tươi nho nhỏ, có thể là một bông hồng nhung Đà Lạt hoặc một vài nhành layơn rực thắm để góc bàn. Dưới mặt bàn là một chiếc tủ có khóa được gắn chung với bàn. Tủ có hai tầng và ba ngăn. Tất cả sách truyện thiếu nhi, nhiều nhất là truyện tranh Đôrêmôn, Conan, Ninja loạn thị, kế đến là truyện cổ tích, truyện Anđécxen… được xếp vào tầng trên, ở dưới có ba ngăn. Ngăn bên phải là những cuốn tập học, ngăn giữa là sách giáo khoa. Còn lại ngăn bên trái, em để các đồ dùng học tập và mấy con búp bê, xe điện tử… Chúng được xếp gọn gàng và ngăn nắp đâu vào đấy.
Chiếc bàn đã gắn bó với em suốt ba năm qua, và bây giờ lại cùng em cần mẫn, miệt mài bên những bài toán khó, những đoạn văn hay, những truyện kể hấp dẫn, san sẻ cùng em những niềm vui trong học tập
Bước vào năm học mới, mẹ mua cho em một cây bút chì, trông nó thật xinh xắn và dễ thương.
Cây bút còn thơm mùi gỗ và nước sơn. Nó dài hơn một gang tay, thân bút tròn và to hơn chiếc đũa. Bút chì sơn màu vàng óng. Trên màu vàng ấy, nổi bật một hàng chữ xanh: BÚT CHÌ HỒNG HÀ.
Một đầu bút chì có miếng tẩy nhỏ màu hồng phấn. Em quay đầu kia lên xem thấy ruột bút chì nhỏ, tròn, đen nằm chính giữa chạy dài theo thân gỗ. Em lấy cái chuốt bút chì gọt nhẹ và xoay tròn trên cây bút, những mảnh gỗ mỏng, nhỏ dài chạy ra để lộ ruột bút chì đen nhánh. Em liền cầm bút vẽ thử một chú chuột Mickey trên trang giấy trắng. Nét bút đen, đậm nhạt theo nét vẽ hiện dần lên trông thật đẹp mắt.
Không biết từ lúc nào, chiếc bút chì đã trở thành người bạn thân thiết của em. Mỗi ngày đến lớp bút giúp em gạch hàng, chữa bài hoặc vẽ mỹ thuật. Sử dụng xong em đều cẩn thận cho bút vào hộp để khỏi bị gãy ngòi.
Trong gia đình, người em luôn kính trọng và tin yêu nhất là bố. Bố em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Bố là bộ đội, cũng là kỹ sư giỏi. Mái tóc đen nhánh của bố luôn được cắt gọn gàng. Bố thường mặc những chiếc áo phông trông rất trẻ trung. Những lúc mặc quân phục, trông bố rất oai phong. Bố em là người tận tụy trong công việc. Nhìn những cây cầu mới được dựng lên, em càng thấu hiểu về công việc của bố và càng tự hào về bố hơn. Mặc dù công việc bận rộn nhưng bố vẫn luôn chăm lo cho gia đình. Không chỉ giúp mẹ việc nhà, bố còn dạy em học mỗi tối. Bố đúng là người bố tuyệt vời của em.
Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống.
U gọi nó là cái cối tân. Cái vành, cái áo đều làm bằng nan tre. Hai cái tai nó bằng tre già màu nâu. Mỗi tai có một cái lỗ tròn xoe. Lúc nào, tai cũng tỉnh táo để nghe ngóng, cối có hai hàm răng bằng gỗ dẻ. U gọi là dăm. Răng nó nhiều, ken vào nhau. Vậy nên, người ta nói "chật như nêm cối". Nói đến cối lại phải nói đến cần. Cái cần dài bằng tre đực vàng óng. Đầu cần là củ tre, có cái chốt. Cái chốt bằng tre mà rắn như đanh, móc vào tai cối. Từ chỗ tay cầm có cái thừng buộc vào xà nhà. Đẩy đi kéo lại, cối kêu ù ù.
Chọn được ngày lành tháng tốt, u đong một gánh thóc vàng ươm. Đổ vào lòng cối, u xay thử. Từ xung quanh cối, gạo lẫn trấu chảy xuống vành rào rào như mưa, u vốc ra một nắm, tãi ra, thổi phù phù. Cả vốc gạo chỉ lỏi một vài hạt thóc, u gật đầu nói: "Cối tuy mới, chưa thuần nhưng mà nó xay được thế này là nhất đấy !". Cứ thế ngày lại ngày qua đêm đêm tôi xay lúa với u. Đêm đêm tiếng cối ù ù vui cả xóm...
Cái cối xay cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi - cái võng đay, cái chiếu manh, cái mâm gỗ, cái giỏ cua, cái chạn bát, cái giường nứa... tất cả, tất cả chúng nó đều cất tiếng nói : "Chúng tôi được sống cùng với tuổi thơ anh. Chúng tôi hoàn toàn không muốn nhờ vả anh cái gì Chúng tôi chỉ muốn theo dõi từng bước anh đi..."
cái này em phải tự vận động đầu óc suy nghĩ rồi nếu như em ko nghĩ được thì em thử lên gg tra nha ^^
Dàn ý chi tiết tả chú gà trống
1. Mở bài: Giới thiệu chú gà trống (nuôi chú được bao lâu, mua hay do ai tặng)
2. Thân bài:
a) Tả bao quát hình dáng chú gà trống:
• Màu sắc: lông màu đỏ tía pha màu xanh đen.
• Hình dáng: to bằng cái gàu xách nước.
b) Tả chi tiết:
- Bộ lông: màu đỏ tía, hai cánh như hai vỏ trai úp sát thân hình. Lông cánh óng mượt, cứng và óng ánh sắc vàng đỏ dưới ánh mặt trời.
- Đầu to như một nắm đấm, oai vệ với lông cổ phủ đến cánh như một áo choàng hiệp sĩ. Mắt chú tròn đen, loang loáng như có nước. Mỏ gà màu vàng sậm, cứng, mổ thóc nhanh nhẹn. Mào gà đỏ chót, xoăn như đóa hoa đỏ.
- Ngực chủ gà rộng, ưỡn ra đằng trước.
- Mình gà: lẳn, chắc nịch.
- Đùi gà: to, tròn mập mạp.
- Chân: có cựa sắc, có vảy sừng màu vàng cứng.
- Đuôi: cong vồng, lông đen óng mượt.
c) Hoạt động của chú gà;
- Gáy sáng, mổ thóc bới giun, dẫn đàn gà mái đi ăn.
d) Sự săn sóc của em đối với gà: giúp mẹ cho gà ăn, che chuồng ấm khi trời mưa gió hay gió bấc buốt lạnh, tiêm chủng ngừa các thứ bệnh cho gà để gà không bị bệnh.
3. Kết luận:
- Nêu ích lợi của chú gà trống (gáy sáng, gây giống ấp nở gà con.)
- Nêu tình cảm của em đối với chú gà. (yêu thương, xem gà như bạn)
Dàn ý chi tiết tả chú gà trống
1. Mở bài: Giới thiệu chú gà trống (nuôi chú được bao lâu, mua hay do ai tặng)
2. Thân bài:
a) Tả bao quát hình dáng chú gà trống:
• Màu sắc: lông màu đỏ tía pha màu xanh đen.
• Hình dáng: to bằng cái gàu xách nước.
b) Tả chi tiết:
- Bộ lông: màu đỏ tía, hai cánh như hai vỏ trai úp sát thân hình. Lông cánh óng mượt, cứng và óng ánh sắc vàng đỏ dưới ánh mặt trời.
- Đầu to như một nắm đấm, oai vệ với lông cổ phủ đến cánh như một áo choàng hiệp sĩ. Mắt chú tròn đen, loang loáng như có nước. Mỏ gà màu vàng sậm, cứng, mổ thóc nhanh nhẹn. Mào gà đỏ chót, xoăn như đóa hoa đỏ.
- Ngực chủ gà rộng, ưỡn ra đằng trước.
- Mình gà: lẳn, chắc nịch.
- Đùi gà: to, tròn mập mạp.
- Chân: có cựa sắc, có vảy sừng màu vàng cứng.
- Đuôi: cong vồng, lông đen óng mượt.
c) Hoạt động của chú gà;
- Gáy sáng, mổ thóc bới giun, dẫn đàn gà mái đi ăn.
d) Sự săn sóc của em đối với gà: giúp mẹ cho gà ăn, che chuồng ấm khi trời mưa gió hay gió bấc buốt lạnh, tiêm chủng ngừa các thứ bệnh cho gà để gà không bị bệnh.
3. Kết luận:
- Nêu ích lợi của chú gà trống (gáy sáng, gây giống ấp nở gà con.)
- Nêu tình cảm của em đối với chú gà. (yêu thương, xem gà như bạn)
1. Mở bài: giới thiệu chú chó nhà em nuôi (nuôi từ lúc nào, do ai cho ?) - có thể giới thiệu một con chó mà em trông thấy (trông thấy ở đâu? Do ai nuôi?)
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Giới thiệu loại chó (giống chó gì? - chó Nhật, béc - giê, chó cỏ)
- Hình dáng: to bằng gì? Cao thế nào? Lông màu gì?
b) Tả chi tiết:
- Tả các bộ phận của chó, chọn tả đặc điểm nổi bật nhất. Đầu (to, hình tam giác, trán rộng, mõm dài hay ngắn.
Chú ý: đặc điểm của chó tùy vào giống chó thuộc loại gì?
- Mắt: đen ươn ướt (hoặc nâu) sáng loáng như có nước, lanh lợi, tinh khôn.
- Mõm: đen, ươn ướt. đánh mùi rất thính nhạy.
- Tai: vểnh hay cúp? Bốn chân thế nào? Đuôi chó thế nào? (to như cái chổi sể)
c) Hoạt động của chó:
- Canh giữ nhà.
- Tính nết của con vật: thân thiết với người, mến chủ, yêu các thú nuôi trong nhà.
- Thói quen của con vật: tắm nắng, lăn ở bãi cỏ rộng ...
d) Nêu sự săn sóc của em đối với chú chó: cho ăn, tắm rửa, vui đùa.
3. Kết luận:
- Nêu ích lợi của việc nuôi chó.
- Nêu tình cảm của em đối với con chó đã tả.
mk tả cây bàng nha bn:
I. Mở bài: Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả
II. Thân bài
1. Tả bao quát:
- Dáng cây to, cao
- Tán cây rộng
- Cây bàng như một cụ già lom khom
2. Tả chi tiết
- Cây bàng già nua, cao lêu nghêu, rễ ăn nổi trên mặt đất.
- Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.
- Cành cây chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng phân từng tầng rất đẹp.
- Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân.
- Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.
- hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.
- Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt béo.
- Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.
- Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi...
3. Tả cây bàng qua từng mùa:
a. Mùa xuân
- Gió đông đi qua, mùa xuân về trên những cành cây bàng
- Cây bàng lấm tấm những chồi non trông rất xinh xắn
- Bỗng một hôm cây xòe những lá non mơn mởn
- Cuối xuân là những lá bàng xanh ngắt đầy cây bàng
b. Mùa hạ
- Cây bàng xanh um lá
- Những lá bàng tỏa bóng mát che khắp nơi
- Những chú chim đua nhau làm tổ
c. Mùa thu
- Những lá cây bàng bắt đầu ngả màu: những màu sắc vô cùng vui mắc, nào là lá xanh, lá nâu, lá vàng,…
- Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp sau những vòm lá đủ màu ; có quả rụng lăn lóc trên mặt đất
d. Mùa đông
- Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi; những cái u trên thân trơ ra với cái gió đông lạnh lẽo
- Cành bàng trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám
- Chỉ còn vài lá bàng trơ trọi còn sót lại
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng
- Nó đã gắng bó như thế nào với em trong tuổi thơ
K CHO MK NHA MN!!!
K CHO MK NHA MN!!!
I. Mở bài
Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, không ai là không đến trường. mỗi ngày đến trường là một niềm vui, một kỉ niệm đẹp của thời học sinh. Thời đi học trong mỗi ai cũng có những ấn tượng đep, những kỉ niệm đjep. Và đối với học sinh thì không thể bỏ qua một loài hoa rất thân thuộc với mỗi người, đó là hoa phượng. bài viết này chúng ta đi tìm hiểu về cây phượng.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc
- Có tên là Phượng vĩ, hay phượng vỹ, xoan tây, điệp tây hoặc hoa nắng.
- Họ Fabaceae
- Sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
- Tên theo tiếng anh Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree
- Tên theo tiếng trung là phượng hoàng mộc, kim hoàng
2. Đặc điểm
a. Thân cây
- Thuộc thân gỗ
- Có lớp vỏ xù xì
- Có màu nâu sẫm
b. Lá
- Nhỏ
- Lá mọc đối xứng qua một xương lá
- Thuộc họ lá kép lông chim
- Màu xanh lục
c. Tán lá
- Rộng
- Dài, vươn xa
- Nhỏ chi chít
- Tạo bóng mát
d. Rễ
- Cắm sâu xuống đất
- Có phần nổi trên mặt đất dài ngoằng ngèo
e. Hoa
- Màu đỏ
- 5 cánh
- Có lốm đốm màu vàng
f. Quả
- Dẹp
- Chứa nhiều hạt
- Có vị ngọt
3. Sinh trưởng
- Cây tái sinh bằng chồi và hạt rất mạnh
- Phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du.
- Mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ trồng
- Tuổi đời không cao, khoảng 30 tuổi
4. Khu vực nhiều phượng
- Hoa kì
- Khu vực Caribe
- Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana (CNMI).
5. Ý nghĩa của cây phượng
- Che mát, tạo không gian mát mẻ
- Làm đẹp tường học, phố phường
- Làm thơ ca, cảm hứng sáng tác
- Là kỉ niệm tuổi thơ, một thời đjep đẽ của học sinh
- Báo hiệu mùa hè tới
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về cây phượng
Cây phượng là một người bạn, là một kỉ niệm vô cùng djep đối với mỗi người học
Tham khảo:
Con vật:
Mỗi dịp sinh nhật, bố lại tặng cho em một con vật nhỏ để em có thể làm bạn cùng với nó. Năm nay, bố đã đặc biệt tặng em một chú bồ câu xinh xắn, màu trắng muốt. Em đã đặt tên cho nó là Bạch Tuyết.
Bạch Tuyết đã ở cùng em được sáu tháng. Hồi mới về, chú còn là một chú chim bé xíu, nay chú đã trở lên to lớn, trưởng thành rồi.
Bạch Tuyết của em có bộ lông màu trắng muốt, không hề có một sợi lông màu khác trên cơ thể. Thân chú thon thon như hình thoi, nhỏ nhắn như một chiếc bình hoa xinh xắn ở trong nhà của em.
Với bộ lông trắng muốt của mình, mỗi lần chú vút lên bầu trời bay lượn thì thật là nổi bật. Những sợi lông trắng tinh, cứng cáp như những chiếc chổi nhỏ, xếp đều lên thân mình và đôi cánh của chú. Lớp lông ấy còn không thấm nước và óng mượt vô cùng. Đôi cánh của Bạch Tuyết trông nhỏ nhắn là thế nhưng lúc xòe ra lại to rộng vô cùng. Cái đầu của Bạch Tuyết rất nhỏ nhưng lại rất linh hoạt, luôn xoay qua xoay lại giúp chú có thể nhìn được ở mọi hướng. hai con mắt như hai hạt đỗ đen lóng lánh, lung linh dưới ánh nắng mặt trời.
Em yêu nhất ở chú có lẽ là đôi chân nhỏ màu hồng. Đôi chân ấy như hai chiếc ruột bút bi, nhẹ nhàng quặp nhẹ vào cành cây khi chú đậu. Những chiếc vuốt nhỏ ở đầu móng giúp chú giữa thăng bằng trên cành cây một cách dễ dàng. Mỗi lần chú sà xuống sân để nhặt nhạnh những hạt thóc trên sân, đôi chân lại xòe ra tiếp đất thật là nhẹ nhàng.
Mỗi buổi sáng, khi ông mặt trời vừa thức giấc, chú gà trống cất tiếng gáy vang thì Bạch Tuyết cũng gù lên một tiếng thật vang vọng rồi bay vút lên bầu trời trong xanh. Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng, chú lượn vòng quanh một hồi rồi trở lại căn nhà màu xanh với những ô cửa hình tròn của mình để ăn sáng. Đôi cánh tung ra xòe rộng rồi khi đậu xuống lại được xếp lại thật gọn gàng.
Em rất yêu chú bồ câu Bạch Tuyết nhà mình. Em hi vọng Bạch Tuyết sẽ luôn khỏe mạnh để cùng em trưởng thành.
Cây cối:
Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời.
Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu. Vào mùa Xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa Xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi. Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, lúc lỉu trông rất đẹp mắt. Mùa Thu, là mùa bưởi chín.
Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị nát và chảy nước. Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn, không như các giống bưởi khác, khoảng tháng 8 đã chín. Nên vào dịp Trung Thu, người ta thường ăn các loại bưởi khác. Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí, nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm dễ chịu. Khi trẩy hết bưởi, ông nội thường rủ em ra vườn quét vôi cho từng gốc cây. Ông bảo, để năm sau bưởi ra nhiều quả hơn, và không bị sâu gốc.
Em rất thích thú khi thấy những chú chim non ríu rít nhảy nhót trên cành. Dường như, chúng cũng muốn thưởng thức đặc sản này. Em sẽ chăm sóc vườn bưởi thật tốt, để giống bưởi Diễn đặc sản quê hương em không bị mất dần theo thời gian.