Chàng dế nọ nhảy tót sang lồng tôi. Ái chà, vẻ ta đây. Hắn bé hơn tôi một chút.Nhưng hắn ngạo mạn và xấc xược làm sao! Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu đượcbộ mặt hờm hợm, khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.Thoáng thấy đã lộn tiết. Vừa ngó tôi, hắn vuốt rung hai sợi râu, nói:- Ờ ờ, chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hơi...
Đọc tiếp
Chàng dế nọ nhảy tót sang lồng tôi. Ái chà, vẻ ta đây. Hắn bé hơn tôi một chút.
Nhưng hắn ngạo mạn và xấc xược làm sao! Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu được
bộ mặt hờm hợm, khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.
Thoáng thấy đã lộn tiết. Vừa ngó tôi, hắn vuốt rung hai sợi râu, nói:
- Ờ ờ, chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hơi sức, chịu nổi nửa cái đá song
phi của ta không?
Rõ chối tai! Tôi đã cáu lắm. Nhưng lạ sao lúc ấy tôi vẫn tỏ ra dịu dàng được. Có lẽ
vì lòng quá khinh bỉ.
- Này anh kia! Làm chi mà ầm lên. Đứa khôn ngoan ở đời thì không nên nói trước.
Hắn nhe răng ra, hầm hè:
- Mặc kệ! Có giỏi thì ra đây chơi nhau chứ đứng nói xỏ đấy à?
Máu nóng trong người tôi sôi sùng sục, tưởng nghe tiếng được. Biết quân này không
phải quân ăn lời, tôi bèn nhảy phắt đến. Chúng tôi bắt đầu đánh nhau giữa những tiếng
cười reo, vỗ tay của ba đứa trẻ. Mới quần thảo vài hiệp, tôi đã rõ sức anh dế lếu láo kia,
chọi với tôi, không được mấy nả sức. Đúng thế, tôi chỉ thọc mạnh một cái, đạp càng, hắn
ngã bổ ngửa ra. Tôi bồi thêm chiếc đá nữa, hắn gãy một cẳng, lăn quay. Tôi chẳng thèm
đánh thêm, chỉ ghé xuống tận tai hắn, lạnh lùng bảo:
- Cho mày bài học thuộc lòng về sự hống hách nhé! Từ giờ chừa đi con ạ.
Hắn chỉ còn biết có việc run rẩy, chắp chân, lạy rối rít.
Nhưng nếu từ đây chàng dế kia có thể biết chừa cái thói ngông nghênh thì tôi lại ăn
phải đũa của hắn. Bệnh ngông nghênh của hắn lây sang tôi. Thế mới kì quặc cho tôi.
(Theo Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí, NXB Kim Đồng, 2017)
Chọn câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 9):
Câu 1 - Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều
Câu 2 - Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Nội dung chính
của đoạn trích trên là gì?
A. Miêu tả; tả lại cảnh “tôi” và “chàng dế nọ” đánh nhau.
B. Miêu tả, tả lại những hành động ngông nghênh của “chàng dế nọ”.
C. Tự sự; kể lại việc “tôi” và “chàng dế nọ” đánh nhau.
D. Tự sự; kể lại những hành động ngông nghênh của “chàng dế nọ”.
Câu 3 - Nhân vật “tôi” trong đoạn trích có những đặc điểm nào?
A. Yếu đuối, tự ti, không muốn gây gổ, đánh nhau.
B. Hèn nhát, sợ hãi trước những người có sức mạnh hơn mình.
C. Hống hách, kiêu ngạo, coi thiên hạ như rác.
D. Mạnh mẽ, tự tin, có sức mạnh.
Câu 4 - Để xây dựng nhân vật trong văn bản, tác giả đã không dùng cách nào?
A. Kết hợp kể chuyện với miêu tả, sử dụng những từ láy đặc sắcB. Sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, hoang đường.
C. Khắc họa nhân vật qua cử chỉ, điệu bộ, hành động.
D. Khắc họa nhân vật qua lời nói, suy nghĩ.
Câu 5 - Trong câu : “Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu được bộ mặt hờm hợm,
khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.”, có mấy từ
láy?
A. 2 từ B. 3 từ
C. 4 từ D. 5 từ
Câu 6 - Một trong những đặc điểm cơ bản cho thấy văn bản trên thuộc kiểu truyện
đồng thoại là:
A. Viết về những câu chuyện có thật trong thế giới tự nhiên.
B. Viết về những con vật được nhân hóa, gần gũi với trẻ em.
C. Viết về họ hàng nhà dế với những trận chiến hấp dẫn.
D. Cốt truyện ngắn gọn và được kể bằng ngôi thứ nhất.
Câu 7 - Dựa vào phần cuối đoạn trích (“Nhưng nếu từ đây ... kì quặc cho tôi”), hãy
dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
A. “Chàng dế nọ” lại gây gổ và chọc tức “tôi” một lần nữa.
B. “Chàng dế nọ” và “tôi” lại đánh nhau một lần nữa.
C. “Tôi” không trở nên hung hăng, ngông nghênh thêm nữa.
D. “Tôi” lại trở nên hung hăng, ngông nghênh.
Câu 8 - Điều gì đã khiến nhân vật “tôi” quyết định dạy cho “chàng dế nọ” một “bài
học thuộc lòng về sự hống hách”?
A. Dáng vẻ ngạo mạn và xấc xược.
B. Cử chỉ “run rẩy chắp chân, lạy rối rít”.
C. Lời nói, hành động hống hách.
D. Cả A và C.
E. Cả A,B và C
Câu 9 - Xác định thành phần chủ ngữ được mở rộng trong câu sau:
“Máu nóng trong người tôi sôi sùng sục, tưởng nghe tiếng được.”
A. Máu nóng trong người tôi
B. Máu nóng
C. người tôi
D. Máu nóng trong người tôi sôi sùng sục
Câu 10 - Viết lại câu sau theo hướng mở rộng chủ ngữ là một cụm danh từ.
Chàng dế ngạo mạn và xấc xược làm sao!
;vv
j đây :(