K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
11 tháng 7 2021

Lượng đường trong máu giảmTế bào alpha của đảo tụyGlucagonGanGlycogen -> glucoseGlycogen -> glucoseTuyến yênACTHVỏ tuyến trên thậnCootizonAxit lactic và axitamin-> glucoseMỡGlyxerin -> glucose

25 tháng 4 2019

Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), … Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh ( cơ chế thần kinh – hệ thần kinh ) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra ( cơ chế thể dịch – hệ nội tiết ).

16 tháng 5 2019

Sự phối hợp hoạt động của các tế bào a và b của đảo tụy trong tuyến tụy khi lượng đường trong máu giảm hay tăng chính là để giữ cho nồng độ đường trong máu được ổn định.
Khi lượng đường trong máu giảm sau các hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài, không chỉ các tế bào a của đảo tụy hoạt động tiết glucagôn mà còn có sự phối hợp hoạt động của cả 2 tuyến trên thận. Tuyến này tiết cooctizôn để góp phần vào sự chuyển hóa lipit và prôtêin làm tăng đường huyết (hình 59-3).

Hình 1. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (khi đường huyết giảm)

2 tháng 2 2021

- Các tuyến nội tiết liên kết với nhau tạo thành một mạng lưới các tuyến trong cơ thể tạo ra các hormone giúp các tế bào liên kết với nhau được gọi là hệ thống nội tiết. 

- Các bộ phận của hệ thống nội tiết sản xuất các hormone để kiểm soát tâm trạng, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, trao đổi chất, các cơ quan và sinh sản. Kiểm soát cách thức giải phóng hormone. Gửi các hormone đó vào máu của bạn để chúng có thể di chuyển đến các bộ phận cơ thể khác.

Các tuyến nội tiết của mối quan hệ nào với nhau 

Các tuyến nội tiết tiết ra hormone vào máu. Điều này cho phép các hormone di chuyển đến các tế bào ở các bộ phận khác của cơ thể.

Chúng sự phối hợp hoạt động ra sao ?

- Các hormone nội tiết giúp kiểm soát tâm trạng, tăng trưởng và phát triển, cách các cơ quan của chúng ta hoạt động, sự trao đổi chất và tái sản xuất.

- Hệ thống nội tiết điều chỉnh lượng hormone được tiết ra. Điều này có thể phụ thuộc vào mức độ hormone đã có trong máu hoặc mức độ của các chất khác trong máu, như canxi. Nhiều thứ ảnh hưởng đến mức độ hormone, chẳng hạn như căng thẳng, nhiễm trùng và những thay đổi trong sự cân bằng của chất lỏng và khoáng chất trong máu.

 

2 tháng 2 2021

Các tuyến nội tiết của mối quan hệ nào với nhau 

Các tuyến nội tiết tiết ra hormone vào máu. Điều này cho phép các hormone di chuyển đến các tế bào ở các bộ phận khác của cơ thể.

Chúng  sự phối hợp hoạt động ra sao ?

- Các hormone nội tiết giúp kiểm soát tâm trạng, tăng trưởng và phát triển, cách các cơ quan của chúng ta hoạt động, sự trao đổi chất và tái sản xuất.

- Hệ thống nội tiết điều chỉnh lượng hormone được tiết ra. Điều này có thể phụ thuộc vào mức độ hormone đã có trong máu hoặc mức độ của các chất khác trong máu, như canxi. Nhiều thứ ảnh hưởng đến mức độ hormone, chẳng hạn như căng thẳng, nhiễm trùng và những thay đổi trong sự cân bằng của chất lỏng và khoáng chất trong máu.

 

3 tháng 2 2021

-Các tuyến nội tiết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

-Sự phối hợp: chủ yếu phối hợp và chịu sự điều khiển của tuyến yên, ngược lại, hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kìm hãm cũng bị sự chi phối của hoocmon do cac tuyến này tiết ra. Đó còn gọi là cơ chế tự điều hòa của các tuyến nội tiếtundefined

Đây là ví dụ về sự phối hợp của các tuyến nội tiết. Nguồn: Hoc24.vn

 

28 tháng 5 2019

1)Vai trò:*Tuyến yên tiết ra các loại hoocmon sau:

_Hoocmon kích tố nang trứng+Nữ: Phát triển bao noãn, tiết ơtrogen.

+Nam:Sinh tinh

_Hoocmon kích tố thể vàng, ICSH ở nam+Nữ:Rụng trứng,tạo và duy trì thể vàng.
+Nam:Tiết testosteron

_Hoocmon kích tố tuyến giáp+Tiết hoocmon tiroxin.

_Hoocmon kích tố tuyến trên thận+Tiết nhiều hoocmon điều hòa sinh dục, trao đổi đường, chất khoáng.

_Hoocmon kích tố tuyến sữa+Tiết sữa

_Hoocmon kích tố tăng trưởng+Tăng trưởng cơ thể.

_Hôcmon sắc tố+Phân bố sắc tố da.

_Hoocmon kích tố chống đái tháo nhạt+Giữ nước chống đái tháo nhạt.

_Hoocmon ôxitoxin+Co bóp tử cung lúc đẻ, tiết sữa.

*Tuyến giáp:

_Hoocmon tiroxin:Có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và chuyển hóa ở tế bào.

_Hoocmon canxitonin:Có vai trò trong điều hòa trao đổi canxi và phốtpho trong máu.

*Tuyến tụy -Chức năng ngoại tiết:Tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn về mặt hóa học tại ruột non.

-Chức năng nội tiết:Các tế bào đảo tụy có chức năng tiết hoocmon điều hòa đường huyết luôn ở mức ổn định khoảng 0,11%

+Tế bào B tiết insulin:Làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng lên trên mức bình thường.

+Tế bào A tiết glucagon:Làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường.

*Tuyến trên thận-Lớp vỏ ngoài(lớp cầu):Tiết nhiều loại hoocmon, điều hòa các muối natri, kali trong máu.

-Lớp vỏ giữa(lớp sợi):Tiết nhiều loại hoocmon điều hòa đường huyết, tạo glucozo từ protein và lipit.

-Lớp vỏ trong(lớp lưới):TIết hoocmon điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục nam.

-Phần tủy tuyến tiết 2 loại hoocmon có tác dung gần như nhau là adrenalin và noadrenalin. Hai loại hoocmon này có vai trò làm tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản, góp phần cùng glucagon điều chỉnh lượng đường trong máu.

24 tháng 4 2019

khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), … Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh ( cơ chế thần kinh – hệ thần kinh ) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra ( cơ chế thể dịch – hệ nội tiết ).

24 tháng 4 2019

Trả lời lạch đề rồi bạn ạ! Đang hỏi riêng nội tiết thôi :(

23 tháng 6 2020

- Hệ thống nội tiết là một mạng lưới các tuyến sản xuất và giải phóng các hormone giúp kiểm soát nhiều chức năng cơ thể quan trọng.

- Hệ thống nội tiết ảnh hưởng đến tim, xương và các mô phát triển, thậm chí khả năng sinh con.

- Đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, rối loạn tăng trưởng, rối loạn chức năng tình dục và một loạt các rối loạn liên quan đến hormone khác.

1 tháng 5 2018

- Ngoài sự kết hợp của hai tế bào và của đảo tụy trong tuyến tụy đế giúp làm ổn định lượng đường trong máu còn có sự kết hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khác.

Ví dụ: khi lượng đường trong máu giảm còn có sự phối hợp của tuyến vỏ trên thận

Bạn xem thêm tại

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-59-su-dieu-hoa-va-phoi-hop-hoat-dong-cua-cac-tuyen-noi-tiet.1919/ nha