Viết một đoạn văn về văn học và tinh thương
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
“Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người.” Đó là chân lí cuộc sống và cũng là chân lí của văn học. Nếu ví văn chương là con diều bay bổng trên trời cao bao la thì tình thương yêu chính là làn gió mát để nâng con diều ấy bay cao, bay xa đến những thăng hoa nghệ thuật và trường tồn với thời gian. Đọc những tác phẩm từ mọi thời, của mọi nhà văn, ta lại càng cảm nhận sâu sắc cái chân lí vĩnh cửu và xanh tươi ấy.
Mấy ai đã từng cố định nghĩa văn học là gì. Văn học được xác lập nhờ mối rung cảm thầm kín giữa con người và cuộc sống. Sống trong dòng chảy ngọt ngào của văn học, con người tắm mình trong tình cảm của nhà văn và của chính mình, Nhà văn phải luôn luôn đến với cuộc sống, để cảm nhận, khám phá, thẩm định nó. Văn học ra đời từ cuộc sống, văn học phải quay trở về để khám phá thể hiện lại cuộc sống. Song nếu chỉ dừng lại ở đó, ,văn học chưa là văn học, nó chỉ là cuốn biên niên sử thuần túy. Văn học chỉ thật sự là văn học khi nào từ cuộc sống ấy mà bật lên nét “cảm”, sự rung động của trái tim nghệ sĩ. Nhiệm vụ thiêng liêng của văn học chính là nuôi dưỡng tình thương trong con người, là đề cao tình thương và lên án những gì chà đạp lên giá trị nhân bản ấy.
Thế kỉ XV, đại thi hào Nguyễn Du viết “Đoạn trường tân thanh”. Trong đó, ta bắt gặp những sự thối nát, những cảnh trái ngang, nhưng hơn hết vẫn là một tấm lòng chan chứa nhân ái, yêu thương con người của Nguyễn Du. Truyện Kiều của ông có những hiện thực của “những điều trông thấy” nhưng phải được chắt ra từ những giọt nước mắt “đau đớn lòng”. Đó vừa là sự khẳng định, vừa là sự tiếp nối niềm tin về nhân cách và bản chất tốt đẹp của con người. Nếu sống thờ ơ ghẻ lạnh như một kẻ hành hương bàng quan, quyết Nguyễn Du không thể hòa vào với cuộc đời dâu bể của nàng Kiều để rung lên những tình cảm sâu lắng nhất. Ông đã đồng cảm với nàng Kiều và phát hiện ra cái cao thượng trong số phận tưởng chừng đã bị đạp xuống đáy sâu nhân cách ấy, cái trinh bạch trong con người Kiều giữa xã hội
Trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao qua “Chí Phèo” đã nói một lời thanh minh, một sự khẳng định về phẩm chất tốt đẹp đối với người nông dân trong bi kịch tha hoá. Nhà văn đã cho tình thương - chứ không phải điều gì khác - trở thành một ngọn lửa sưởi ấm trái tim con quỷ làng Vũ Đại. Ông dựng lên mối tình giữa hắn và Thị Nở, với giây phút thức tỉnh hiếm hoi khi lần đầu tiên cảm nhận hai chữ “tình thương”. Với tiếng thét nhức nhối tâm can: “Ai cho tao lương thiện”, cho người đọc nhận ra cái phần Người trong một kẻ tưởng như đã mất hết cả nhân hình và nhân tính.
Nhà văn Thạch Lam thì dùng những trang viết giàu chất thơ để nói lên khao khát của những người dân phố huyện khắc khoải đợi chờ ánh sáng của một thế giới khác hơn đến với cuộc sống tù túng, tẻ nhạt của mình (Hai đứa trẻ). Nguyên Hồng thì khắc họa những “rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại” của cậu bé ngày được gặp lại mợ trong “những ngày thơ ấu.” Ở đấy dường như không còn chỉ là vấn đề trái tim, mà là cái nhìn sắc sảo đã quyện hoà vào trong xúc cảm. Người nghệ sĩ phải có tình thương thì mới có thể sáng tác văn học, bởi chỉ có tình thương thì người ta mới vượt qua những bề nổi thông thường để phát hiện trong mỗi thân phận người những nỗi niềm sâu kín, những cảm xúc đa chiều đến vậy.
Và như thế, có một sự chuyển hóa trong tình yêu của tha nhân vào trong nỗi đau của người cầm bút. Và như thế, chính sự bận lòng với nhân tình thế thái, với thăng giáng lịch sử ấy đã biến tình cảm của con người thành tình cảm của một thời đại. Chỉ có thể từ tình thương yêu, nồng mặn gắn bó máu thịt với cuộc đời thì văn học mới mãi mãi đứng vững. Đó là thiên chức, là chiều sâu của văn học.Viết về cái xấu xa để cảnh tỉnh, báo động giúp con người sống với bản tính tốt đẹp của mình. Viết về cái tốt để nâng đỡ cái thiên lương của con người, để cuộc đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn. Có những tác phẩm ríu ran với niềm vui cuộc sống, có những trang văn quằn quại với nỗi đau của cuộc đời. Nhưng tất cả cũng chỉ nhằm mục đích là muốn thắp lên trong mỗi trái tim con người ngọn lửa của tình yêu thương, để một lần nữa chứng minh “thắng lợi của trái tim người trước cái ác.”, để một lần nữa chứng minh, gửi gắm trong văn chương nhiều nhất vẫn là tấm lòng nhân ái, là chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và bền vững.
Càng hiểu thêm về cái gạch nối hữu cơ giữa văn học và lòng nhân ái, ta lại càng cảm thấy những gì mà mình đã học được chỉ như hạt cát giữa biển văn học mênh mông. Phải có đọc thêm, đọc thêm nữa, ta mới càng thấm thía hơn rằng cuộc đời thực không hề thơ mộng,không lãng mạn, không tuyệt đối, không lí tưởng mà còn biết bao nhiêu trái ngang, bộn bề, nhưng như thế thì nó lại càng đáng quý, đáng yêu hơn. Ta lại càng cảm thấy, mình đã học nghèo nàn biết bao nhiêu về văn chương - một môn học mà nếu thiếu nó thì người ta sẽ trở nên “câm lặng trước thế giới, bất lực trong tình cảm”. Ấy vậy mà, khi kết quả thi được như ta mong đợi, với vài lời nhận xét tốt trong ô điểm, ta đã vội chấp nhận và thỏa mãn, ta có ngờ đâu đó chỉ là sự bắt đầu trên con đường học văn. Văn chương đâu phải chỉ là sự trình bày kiến thức, là một trò chơi trí tuệ, là sự phô diễn chữ nghĩa, là đúc câu luyện chữ. Và ta còn phải học, học nhiều lắm để thật sự viết ra được những dòng văn chương cất từ chất liệu cuộc đời, dùng ngôn ngữ mà nói hộ những tiếng lòng nín bặt, những nỗi đau câm lặng mà nhiều khi một con người suốt đời không thể bày tỏ. Những dòng văn được xây dựng từ lòng yêu thương con người khắc khoải và nồng đượm, để từ đó mà vun đắp cho những giá trị tinh thần chân chính và bền vững.
Và ta biết rằng, nếu một ngày nào đó, bài văn của ta chẳng được ai đếm xỉa, điểm thấp và chỉ toàn lời chê bai, ta vẫn sẽ học văn, sẽ thích văn và vẫn sẽ cầm viết. Bởi vì văn học đã là một món quà. Văn học đã dạy cho ta cách để trái tim mình luôn hướng về tha nhân ngoài kia còn đang chờ đợi ta, văn học đã dạy cho ta cách để đôi mắt luôn lắng dõi cho những số phận bất hạnh hơn ta, dạy cho ta cách lắng nghe tiếng đời đang xao động mỗi ngày, tiếng khóc thầm và tiếng cười hi vọng, dạy cho ta cách dùng tất cả lòng nhiệt thành và sự may mắn ta đã được nhận để quay trở lại kia, quay trở lại với cuộc đời nắng gió và những kiếp người nhọc nhằn lo toan, để giúp đỡ, quan tâm và hỗ trợ.
Và nếu ta cũng không thể viết, nếu trí ta bất lực không thể viết được một tác phẩm ra hồn, thì ta vẫn yêu văn và đọc văn. Bởi vì cuộc đời sao mà chông gai quá và mỗi con người đều đang bước trên những bậc thang chênh vênh. …. Ta chỉ mong sao, với những gì ta học được từ những tiết học văn, với những gì ta đọc được trong những tác phẩm văn học, ta sẽ luôn vin vào những điều tốt đẹp để bước qua được những thiếu sót, những hèn hạ trong bản thân mình. Để hoàn thiện mình mỗi ngày. Để rèn luyện trở thành một người tốt. Một người biết mang lại niềm vui. Một người có ích cho cuộc đời. Một người hành động vì tình thương. Một người hiểu hơn điều gì hết, rằng: học văn, trước tiên là học viết một từ ghép tuyệt đẹp “Nhân ái”.
Tham khảo
Thật vậy! tinh thần tương thân tương ái chính là chất keo chắc chắn, đính những tâm hồn trống trải lại với nhau để yêu thương và san sẻ. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm văn học, tiêu biểu là tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. Chính tình yêu thương chân thành, mộc mạc của Thị Nở đã cảm hóa được con quỹ dữ của làng Vũ Đại là Chí Phèo. Những ngày tháng sống bên Thị sẽ là những giây phút đẹp nhất của đời Chí, để rồi “Chí được sống và chết như một con người”. Không chỉ trong văn học, tinh thần tương thân tương ái còn hiện diện ngay trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Đó là những biểu hiện, cử chỉ, hành động chúng ta dành cho ông bà, cha mẹ, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh. Chỉ cần chia sẻ một quyển tập, một cây bút, một manh áo cũ, một chiếc xe đạp cũng giúp các bạn học sinh vững bước đến trường. Chỉ cần một miếng bánh, một nắm cơm cũng giúp con người qua cơn đói khát, hay chỉ cần một lời động viên, an ủi cũng giúp con người vơi đi nỗi khổ đau. Và không ở đâu xa, tại ngôi trường mà chúng em đang học tập. Để phát huy truyền thống quý báu ấy của dân tộc, Thầy trò trường THPT Nguyễn Thần Hiến đã và đang gìn giữ và phát huy tấm lòng nhân ái bằng những việc làm thiết thực như: Tuần lễ Tấm lòng chia sẻ giúp bạn vượt khó, ngày vì người nghèo, phát quà cho các em thiếu nhi nghèo vui Tết trung thu, quà cho các bạn học sinh nghèo vui Tết Nguyên Đán và gần đây nhất là phong trào ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt,… Các bạn ơi! Cảm động hơn cả là tấm lòng của thầy Hiệu trưởng. Thầy luôn quan tâm đến chúng em từ vật chất đến tinh thần. Thầy đã bao lần kêu gọi các tấm lòng hảo tâm giúp các anh chị có hoàn cảnh khó khăn có thể vững bước bước vào ngưỡng cửa Đại học, giúp các bạn học sinh có điều kiện đến trường,… Nhờ tấm lòng cao quý của Thầy mà anh Trần Văn Phát hay chị Chung Yến Nhi và nhiều bạn học sinh khác đã thực hiện được những ước mơ của mình. Hình ảnh của Thầy, việc làm cao đẹp của Thầy sẽ luôn là tấm gương để chúng em noi theo.
Tham khảo
Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi giàu có khi nghèo khổ thì tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương trợ. Điều đó cho thấy, lòng nhân ái chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hòa bình, ổn định. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái sâu sắc nên trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay. Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước. Ngày nay, mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập để truyền thống ấy được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.
Em tham khảo nhé !
Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, cuộc sống của con người vẫn rất cần tinh thần tương thân tương ái. Đó là cùng giúp đỡ lẫn nhau bằng tình thương yêu nhân ái của con người với con người, không bỏ mặc nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn. Và sống trong đời sống, con người cần phải biết đùm bọc, yêu thương, sẻ chia với nhau. Bởi đây là một truyền thống đạo lí tốt đẹp, là biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái mà cha ông ta đã đúc kếtt trong những câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách", " Bầu ơi thương lấy bí cung/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Đó cũng là bởi cuộc sống này vốn tồn tại rất nhiều những khó khăn. Vậy thì cớ sao ta không chia sẻ với nhau những khó khăn ấy, không giúp đỡ lẫn nhau để khiến cuộc sống trở nên đáng sống hơn. Đồng thời, lòng yêu thương ấy sẽ là món quà duy nhất làm giàu cho người nhận nhưng lại không làm nghèo đi người đã cho đi. Khi ta mở rộng lòng mình, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc, sung sướng biết bao nhiêu khi người mà ta an ủi kia được ấm no, được yêu thương. Trong cuộc sống, không quá khó khăn để bắt gặp được những cử chỉ của tinh thần tương thân tương ái ấy. Những tổ chức thiện nguyện ngày càng được lập ra nhằm đem đến sự sẻ chia, giúp đỡ với mọi người. Một quyển vở, nột cuôcns sách, một cây bút cũng giúp các bạn học sinh vùng cao ấm lòng biết bao nhiêu. Một miếng bánh, một nắm cơm, cũng đủ để giúp con người qua cơn đói. Những phong trào ủng hộ vùng cao, ủng hộ miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt là những biểu hiện rõ ràng nhất. Trong những chién đấy với dịch Covid19, tinh thần ấy càng được đẩy lên cao độ qua những hành động phát khẩu trang, nước rửatay miễn phí cho người dân, những tấm lòng hảo tâm gửi về Mặt trận Tổ quốc,... Tất cả những hành động ấy thật đẹp và đáng khen.
Đoàn kết, thương thân thương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi giàu có khi nghèo khổ thì tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương trợ. Điều đó cho thấy, lòng nhân ái chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hòa bình, ổn định. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái sâu sắc nên trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay. Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước. Ngày nay, mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập để truyền thống ấy được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa
“Người không học như ngọc không mài”. Học tập chính là một con đường mà mỗi người đều phải trải qua. Ở con đường ấy, con người có rất nhiều phương pháp để lựa chọn, tuy nhiên tự học chính là một phương pháp đúng đắn và mang lại hiệu quả cao nhất. Hiểu một cách đơn giản nhất: Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Có rất nhiều hình thức học tập như học ở trên lớp, học thêm, học từ thầy cô, học từ bạn bè… Còn tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Nó yêu cầu mỗi người phải tự mình quan sát, học hỏi và tổng kết lại kiến thức cho bản thân. Tự học có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động và xuất phát từ hứng thú của bản thân. Khi ấy, những kiến thức ta học sẽ được ghi nhớ lâu hơn và vận dụng có hiệu quả hơn. Không những thế khi biết tự học, con người trở nên năng động, không còn phụ thuộc vào người khác (đặc biệt là thầy cô). Từ đó, mà bản thân mỗi người cũng sẽ nâng cao khả năng sáng tạo của chính mình. Vậy cần phải làm gì để tự học tập một cách hiệu quả nhất? Đối với quá trình học tập trên lớp, khi thấy cô giảng bài, chúng ta phải đọc trước bài sẽ tìm hiểu, ghi chép lại theo lời giảng của thầy cô theo cách hiểu của bản thân. Cùng với đó là tích cực tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo. Người học cũng nên trình bày những suy nghĩ của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy, tích cực trao đổi. Không chỉ học trên sách vở mà còn phải vận dụng được vào thực tế cuộc sống. Bên cạnh những con người chủ động học tập, không ít bộ phận học sinh sinh viên có thái độ ỷ lại vào bạn bè, thầy cô. Họ không chịu tự mình tìm hiểu bài học mà chỉ chép lại bài làm của bạn bè, bài giảng của thầy cô. Họ cũng chỉ học tập với một tư tưởng mang tính đối phó. Đó quả thật là những hành vi đáng lên án. Nếu con người không cố gắng học tập sẽ không thể trở thành “một viên ngọc sáng”. Chính vì vậy, mỗi học sinh sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mang trong mình trọng trách lớn nhất là học tập. Mỗi người hãy tự cố gắng trau dồi bản thân trở thành những “viên ngọc” có ích cho đời.
CHÚC EM HỌC TỐT NHÉ
1Tinh thầng yêu nước của nhân dân ta vô cùng to lớn, chính nhờ tình thần đoàn kết chung sức một lòng vì tổ quốc thân yêu đã giữ vũng nền độc lập dân tộc thống nhất đất nước, tinh thần đó vô cùng to lớn. Trong giai đoạn hiện nay, thì tinh thần yêu nước đấy vẫn được giữ vũng vừa là bảo vệ, vừa là xây dựng đất nước.
2Bạo lực học đường bây giờ là đề tài khá phổ biến, mấy hôm trước trường tớ cũng có vụ các chị xử các em, cắt tóc mấy em, có rất nhiều người cho ý kiến, có người bảo mấy đứa đó ai bị đánh cũng đều thích, cũng có người bảo học cùng trường không nên ra tay khủng như vậy, mặc dù đây chỉ là vụ nho nhỏ thôi, chứ cứ trung bình tuần học 6 buổi thì 4,5 hôm có đánh nhau, không hiểu học sinh bây giờ lấy đâu ra lắm sĩ diện thế, chỉ cái liếc mắt thôi cũng đủ làm nhau tơi bời, mà chính họ cũng không biết, họ đánh nhau sống chết cũng chỉ như phim cho người khác xem, để người khác cuời không biết giải quyết vấn đề bằng cách có văn hóa hơn từ đó, ai bị thương cũng đều như nhau, đều bị người ta có cái nhìn không thiện cảm
anhh, em vẫn soi ra được lỗi:")
Chỗ "Phương pháp tự học" anh nên thêm chữ "này" vào câu văn sẽ mạch lạc hơn
Tham Khảo
Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.