K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2021

tham khảo!
Em đeo trên vai màu khăn tươi thắm

bao niềm mơ ước khát vọng ngày nay”

Rộn ràng trong câu hát là hình ảnh màu khăn tươi thắm của chiếc khăn quàng đỏ theo bước những học sinh tới trường. Nó là chiếc khăn duy nhất gắn bó lâu dài với học sinh dưới mái trường thân yêu. Chiếc khăn quàng đỏ hình thù thật đặc biệt. Tuy chỉ là một miếng vải hình tam giác cân. Đỉnh góc của nó được gọi là “đuôi”, còn hai cạnh cắt nhọn dài trông rất hợp lý. Nhớ lại hồi học lớp ba, em được kết nạp vào đội và bắt đầu được quàng khăn đỏ trên vai, trong lúc dạy thắt khăn quàng đỏ em thấy rất phấn khởi, hạnh phúc và tự tin. Có vẻ đơn giản nhưng cũng thật khó hiểu quá.Sau rồi em lại thấy rất thành thạo và thấy thích. Chiếc khăn theo thời gian đã gắn bó với em cho tới ngày hôm nay. Khi quàng nó trên vai em thấy niềm hạnh phúc nảy nở vô bờ bến. Em thấy mình biết nhiều hơn, và rất tự hào khi hiểu ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏ đến chừng nào. Tuy rằng em chưa hiểu hết ý nghĩa sâu sắc, nhưng điều cơ bản mà mỗi học sinh chúng em đều biết: Màu đỏ khăn quàng chính là hình tượng, tượng trưng máu đào của các chiến sỹ, những người con đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc Việt nam. Còn gì thiêng liêng hơn thế nữa, khi chúng em, những người học sinh dưới mái trường này được quàng nó trên vai để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ như câu nói: “Ăn quả nhớ người trồng cây” sâu sắc với lớp cha anh đi trước đã đổ máu hy sinh anh dũng.

Chúng em còn tự hào bởi nó còn tượng trưng cho Đảng cho một phần lá cờ tổ quốc, đồng thời nó cũng là hình ảnh người học sinh tuổi thanh thiếu niên mà ai ai cũng từng trải qua.

Chiếc khăn quàng đỏ như một người bạn thân luôn luôn tiến bước cùng chúng ta, luôn học tập, vui chơi cùng chúng ta. Em nhớ mỗi khi gặp bài khó, nhìn thấy nó là em lại cố gắng không chịu khuất phục, khăn quàng đỏ làm em can đảm và tự tin hơn trong học tập. Nó luôn khích kệ trong từng bước đi của em. Nó giản dị bé nhỏ nhưng lại thể hiện một vai trò to lớn. Nó là món quà mà lớp cha anh đi trước để lại cho chúng ta. Nó cũng chính là nhiệm vụ mà đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh giao cho mỗi đội viên chúng ta phải nâng niu, giữ gìn đó là trách nhiệm của chúng em. Em nguyện sẽ giữ gìn nó. Dù sau này em lên cấp 3. Trở thành một người đoàn viên thanh niên em sẽ phải rời xa nó để đeo trên ngực chiếc huy hiệu đoàn viên.

Song em sẽ vẫn nâng niu, vẫn cảm ơn và nhớ về chiếc khăn quàng đỏ xinh xắn, nó đã cho em niềm vinh dự. Cái khăn mà em cảm thấy mình lớn lên hiểu được ý nghĩa của lá cờ tổ quốc, hiểu được trách nhiệm của chính bản thân mình với mái trường, tổ quốc hình chữ S thân yêu.

7 tháng 4 2021

Nhắc đến Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là nhắc đến chiếc khăn quàng màu đỏ thắm. Khăn quàng đỏ là biểu tượng, là sức mạnh và là niềm tự hào lớn của thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Khăn quàng đỏ là biểu tượng và đồng phục của đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cũng như một số tổ chức thiếu niên ở tại những nước cộng sản. Nó thường là một miếng vải màu đỏ hình tam giác cân, thường làm từ vải bông, lụa hoặc valise. Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định. Khăn quàng đỏ là một khăn quàng màu đỏ. Thiếu niên đeo khăn quàng đỏ là biểu trưng cho việc mình đã gia nhập tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong. Khăn quàng đỏ là một hình tam giác cân, chiều cao bằng một phần tư (1/4) cạnh đáy. Khăn quàng đội viên có kích thước tối thiểu: chiều cao: 0.25 m, cạnh đáy: 1m. Khăn quàng phụ trách có kích thước tối thiểu: chiều cao: 0.3 m, cạnh đáy: 1,2 m. Ba đỉnh của khăn quàng đỏ là biểu trưng của sự liên kết giữa 3 thế hệ trong gia đình và 3 tổ chức nòng cốt của chủ nghĩa xã hội: thế hệ cha – thế hệ anh – thế hệ em tương ứng với 3 tổ chức Đảng Cộng Sản – Đoàn Thanh niên Cộng Sản – Đội thiếu niên tiền phong. Đây là điều mà trước đây các gia đình có 3 thế hệ đều theo lý tưởng của và phục vụ cho Đảng Cộng Sản rất tự hào. Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc. Màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng, đeo khăn quàng đỏ, Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, sinh hoạt Đội và tham gia các hoạt động Đội. Thiếu nhi đến độ 8 tuổi đều háo hức được đứng vào hàng ngũ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, điều đó chứng tỏ sức ảnh hưởng của chiếc khăn quàng đỏ lớn mạnh như thế nào. Khăn quàng đỏ sẽ là điểm nhấn và là dấu son đáng nhớ trong quãng thời gian cắp sách tới trường của mỗi người học sinh. 73 năm ra đời và phát triển, Đội TNTP HCM đã bồi dưỡng, rèn luyện và đóng góp cho đất nước những thế hệ thanh thiếu niên đáng tự hào, đóng góp lớn cho công cuộc chiến đấu, bảo vệ, phát triển Tổ quốc Việt Nam văn minh, hòa bình và giàu đẹp.

Tham khảo

16 tháng 4 2021

Tham khảo:

Từ năm học lớp ba thì em cũng đã được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Và không phải nói gì thêm em cũng rất rất sung sướng và tự hào về điều đó. Và không chỉ thế thôi đâu, một trong những điều em yêu thích chính là được khoác trên vai chiếc khăn quàng đỏ. Chiếc khăn quàng chính là biểu tượng cho người thiếu niên.

Có thể nhận thấy được chiếc khăn quàng khá to, nó có hình tam giác cân đối dài và rộng. Chiếc khăn quàng đỏ này thông thường được làm bằng loại vải thun mềm khi cầm lên rất nhẹ và mịn màng. Khăn quàng có màu đỏ tươi như máu, mà cô giáo em nói khi chúng ta đeo chiếc khăn quàng này chúng ta phải học tập tốt để xứng đáng với thế hệ đi trước. Và khi mà vào Đội em đã hiểu rõ ý nghĩa của nó, đó cũng chính là màu cờ của Tổ quốc Việt Nam ta. Chiếc khăn quàng dường như cũng đã tượng trưng cho màu máu của những anh hùng dân tộc, các anh cũng đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Nó dường như cũng đã thật là khéo léo nhắc nhở chúng em phải luôn luôn ghi nhớ đến công lao to lớn ấy và để cho chính em cũng phải biết và như hiểu rõ trách nhiệm của người đội viên.

 

Qủa thật cứ mỗi khi em quàng khăn đỏ, chiếc khăn nằm ngay ngắn và nổi bật dưới cổ áo màu trắng tinh nhìn thật đẹp mắt biết bao nhiêu. Có lẽ rằng, đối với em chính chiếc khăn quàng đỏ cũng chính là đồng phục của bất kì người Đội viên Thiếu niên nào cũng vậy, nên mình cần phải làm những việc tốt, học tốt.

Chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai như chính là người bạn thân thiết của em, em luôn đeo nó khi đến trường. Và em như thấy được rằng để mà được đeo khăn quàng đỏ, em thấy mình như lớn hẳn lên và là người phải có trách nhiệm hơn nữa. Em như thấy được chiếc khăn quàng như nhắc nhở em luôn phải chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng với danh hiệu đó chính là Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

"Em đeo trên vai màu khăn tươi thắm

bao niềm mơ ước khát vọng ngày nay"

 Rộn ràng trong câu hát là hình ảnh màu khăn tươi thắm của chiếc khăn quàng đỏ theo bước những học sinh tới trường. Nó là chiếc khăn duy nhất gắn bó lâu dài với học sinh dưới mái trường thân yêu. Chiếc khăn quàng đỏ hình thù thật đặc biệt. Tuy chỉ là một miếng vải hình tam giác cân. Đỉnh góc của nó được gọi là "đuôi", còn hai cạnh cắt nhọn dài trông rất hợp lý. Nhớ lại hồi học lớp ba, em được kết nạp vào đội và bắt đầu được quàng khăn đỏ trên vai, trong lúc dạy thắt khăn quàng đỏ em thấy rất phấn khởi, hạnh phúc và tự tin. Có vẻ đơn giản nhưng cũng thật khó hiểu quá.Sau rồi em lại thấy rất thành thạo và thấy thích. Chiếc khăn theo thời gian đã gắn bó với em cho tới ngày hôm nay. Khi quàng nó trên vai em thấy niềm hạnh phúc nảy nở vô bờ bến. Em thấy mình biết nhiều hơn, và rất tự hào khi hiểu ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏ đến chừng nào. Tuy rằng em chưa hiểu hết ý nghĩa sâu sắc, nhưng điều cơ bản mà mỗi học sinh chúng em đều biết: Màu đỏ khăn quàng chính là hình tượng, tượng trưng máu đào của các chiến sỹ, những người con đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc Việt nam. Còn gì thiêng liêng hơn thế nữa, khi chúng em, những người học sinh dưới mái trường này được quàng nó trên vai để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ như câu nói: "Ăn quả nhớ người trồng cây" sâu sắc với lớp cha anh đi trước đã đổ máu hy sinh anh dũng.

Chúng em còn tự hào bởi nó còn tượng trưng cho Đảng cho một phần lá cờ tổ quốc, đồng thời nó cũng là hình ảnh người học sinh tuổi thanh thiếu niên mà ai ai cũng từng trải qua.

Chiếc khăn quàng đỏ như một người bạn thân luôn luôn tiến bước cùng chúng ta, luôn học tập, vui chơi cùng chúng ta. Em nhớ mỗi khi gặp bài khó, nhìn thấy nó là em lại cố gắng không chịu khuất phục, khăn quàng đỏ làm em can đảm và tự tin hơn trong học tập. Nó luôn khích kệ trong từng bước đi của em. Nó giản dị bé nhỏ nhưng lại thể hiện một vai trò to lớn. Nó là món quà mà lớp cha anh đi trước để lại cho chúng ta. Nó cũng chính là nhiệm vụ mà đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh giao cho mỗi đội viên chúng ta phải nâng niu, giữ gìn đó là trách nhiệm của chúng em. Em nguyện sẽ giữ gìn nó. Dù sau này em lên cấp 3. Trở thành một người đoàn viên thanh niên em sẽ phải rời xa nó để đeo trên ngực chiếc huy hiệu đoàn viên.

Song em sẽ vẫn nâng niu, vẫn cảm ơn và nhớ về chiếc khăn quàng đỏ xinh xắn, nó đã cho em niềm vinh dự. Cái khăn mà em cảm thấy mình lớn lên hiểu được ý nghĩa của lá cờ tổ quốc, hiểu được trách nhiệm của chính bản thân mình với mái trường, tổ quốc hình chữ S thân yêu.

13 tháng 11 2017

Mùa xuân đã về với tuổi thơ rồi đó, mùa xuân về khiến mỗi chúng ta lại nhớ một thời thơ ấu tươi đẹp. Tôi cũng vậy nhớ  lại khi tôi vinh dự được cô tổng phụ trách đeo lên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm thật vui biết mấy.

Chiếc khăn là một hình tam giác to dài và rộng. Qua những bàn tay khéo léo, chiếc khăn đã được dệt nên bởi vải thun mềm. Nhưng có một điều tôi đã thắc mắc khi còn là một cô bé thơ ngây mới bước vào đội mà đến bây giờ tôi mới hiểu ra. Tại sao chiếc khăn ấy không phải là những màu sắc mà tôi yêu như : vàng, hồng, cam... mà chiếc khăn quàng lại có màu đỏ thắm. Màu đỏ thắm tượng trưng cho màu máu của những anh chiến sĩ đã không tiếc máu xương đổ xuống vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Để mỗi thiếu nhi trên toàn quốc, những chủ nhân tương lai của đất nước luôn biết phấn đấu, học tập, tu dưỡng đạo đức để xứng đáng là một đội viên thiếu niên tiền phong. Luôn biết ơn những thế hệ cha ông.

Chiếc khăn quàng ấy như một người bạn mỗi khi tôi đeo lên, người bạn tri kỷ ấy lại nhắc nhở tôi phải chăm ngoan, học tập tốt để xứng đáng là một đội viên gương mẫu. Mỗi khi đeo chiếc khăn ấy lên, gương mặt của những cô bé, cậu bé đội viên như tươi tắn, rạng rỡ hơn.

13 tháng 11 2017

thank

28 tháng 12 2021

Tham khảo:

Chắc chắn là ai trong chúng ta khi đi qua những năm tháng của thời thiếu niên thì đều mong muốn một lần được đeo khăn quàng đỏ, được đứng trong hàng ngữ của đội Thiếu niên Tiên Phong Hồ Chí Minh. Chúng ta nghĩ lại ai cũng sẽ có một cảm xúc bồi hồi, xúc động. Khi đeo khăn quàng đỏ thấy được mình đã trưởng thành hơn, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình hơn. Chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện những đức tính tốt. Và phát huy những tinh thần của đội viên. 

28 tháng 12 2021

Khó quá

6 tháng 7 2021

Tui cần gấp, sao không ai giúp tui vậy, giúp tôi được không? huhuhu

6 tháng 7 2021

so do

27 tháng 11 2017

Người lính nông dân đã đi vào thơ ca bằng những hình ảnh chân thật và đẹp trong “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Cá nước” của Tố Hữu... nhưng tiêu biểu hơn cả là bài “Đồng chí” của Chính Hữu. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948 là năm cuộc kháng chiến hết sức gay go, quyết liệt. Trong bài thơ này, tác giả đã tập trung thể hiện mối tình keo sơn gắn bó, ngợi ca tình đồng chí giữa những người lính trong những năm kháng chiến chống Pháp.

Cảm nhận đầu tiên của chúng ta khi đọc bài thơ là hình ảnh người lính hiện lên rất thực, thực như trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan của họ. Ngỡ như từ cuộc đời thực họ bước thẳng vào trang thơ, trong cái môi trường quen thuộc bình dị thường thấy ở làng quê ta còn đói nghèo lam lũ:

                      “Quê hương anh nước mặn đồng chua,

                        Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Quê hương xa cách nhau, mỗi người mỗi nơi. Người quê ở miền biển “nước mặn đồng chua”, người ở vùng đồi núi “đất cày lên sỏi đá”. Song dù xa cách nhau, dù khác nhau, nhưng đều là quê hương của lam lũ, vất vả, đói nghèo. Chữ nghĩa bình thường mà như đang cựa quậy khi cuộc sống thực đã ùa vào câu thơ đem đến những cảm nhận sâu sắc về quê hương người lính.

Tuy ở những phương trời khác nhau, “chẳng hẹn quen nhau”, nhưng cùng sống và chiến đấu với nhau trong một đội ngũ, những người lính đã tự nguyện gắn bó với nhau:

                      “Súng bên súng đầu sát bên đầu

                       Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Cái rét ở rừng Việt Bắc đã nhiều lần vào trong thơ bộ đội chống Pháp vì đó là một thực tế ai cũng nếm trải trong những năm chinh chiến ấy. Có điều lạ là câu thơ nói đến cái rét gợi cho người đọc một cảm giác ấm cúng của tình đồng đội, nghĩa đồng bào. Câu thơ của Chính Hữu đã diễn tả tình đồng chí thật cụ thể và cô đọng, sự gắn bó giữa những người đồng chí cùng chung nhau chiến đấu “súng bên súng”, cùng chung một lí tưởng “đầu sát bên đầu”. Sự gắn bó mỗi lúc lại càng thêm sâu sắc: Là súng bên súng đến đầu bên đầu, rồi thân thiết hơn nữa là đắp chung chăn, thành tri kỉ.

Đoạn thơ đầu của bài thơ kết thúc bằng hai chữ “Đồng chí” làm sáng tỏ thêm nội dung, ý nghĩa của cả đoạn thơ. Nó giải thích vì sao người lính từ bốn phương trời xa lạ, không hẹn gặp nhau mà bỗng trở thành thân thiết hơn máu thịt. Đó là sự gắn bó giữa những người anh cùng chung một lí tưởng chiến đấu, là sự gắn bó kì diệu, thiêng liêng và mới mẻ của tình đồng chí.

Những người lính, những đồng chí ấy ra đi chiến đấu với tinh thần tự nguyện:

                         Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

                        Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

                        Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Họ vốn gắn bó sâu nặng với ruộng nương, với căn nhà thân thiết, nhưng cũng sẵn sàng rời bỏ tất cả để ra đi. Nhà thơ đã dùng những hình anh quen thuộc và tiêu biểu của mọi làng quê Việt Nam như biểu tượng của quê hương những người lính nông dân. Giếng nước, gốc đa không chỉ là cảnh vật mà còn là làng quê, là dân làng. Cảnh vật ở đây được nhân cách hoá, như có tâm hồn hướng theo người lính.

Tác giả tả rất thực về cuộc sống của người lính. Nhà thơ không che giấu mà như còn muốn nhấn mạnh để rồi khắc hoạ rõ nét hơn cuộc sống gian lao thiếu thốn của họ. Và phải là người trong cuộc thì mới vẽ lên bức tranh hiện thực sống động về người lính với một sự đồng cảm sâu sắc như vậy:

                        Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

                       Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

                       Áo anh rách vai

                       Quần tôi có vài mảnh vá

                       Miệng cười buốt giá

                       Chân không giày

                      Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Thơ ca kháng chiến khi nói tới gian khổ của người lính thường nói rất nhiều tới cái lạnh, cái rét. Đoạn thơ thứ hai này kết thúc bằng câu “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Một sự cảm thông, chia sẻ vừa chân thành, vừa tha thiết làm sao. Người ta bảo bàn tay biết nói là thế. Hình ảnh kết thúc đoạn thứ hai này cắt nghĩa vì sao người lính có thế vượt qua mọi thiếu thốn, gian khổ, xa quê hương, quần áo rách vá, chân không giày, mùa đông lạnh giá với những cơn sốt rét “run người”... Hơi ấm của tình đồng chí truyền cho nhau đã giúp người lính thắng được tất cả. Hình ảnh kết thúc bài thơ chỉ có ba dòng:

                         Đêm nay rừng hoang sương muối

                        Đứng cạnh bên nhau chở giặc tới

                       Đầu súng trăng treo

Sau những câu thơ tự do đang trải dài “Đêm nay rừng hoang sương muối”... câu kết thúc thu vào trong bốn chữ làm nhịp thơ đột ngột thay đổi, dồn nén, chắc gọn, gây sự chú ý cho người đọc. Hình ảnh kết thúc bài thơ đầy thơ mộng, cái thơ mộng của gian khố, hiểm nguy: một cánh rừng, một màn sương, một vầng trăng với hai ngọn súng, hai con người chờ giặc. “Đầu súng trăng treo” cùng là một câu thơ dồn nén và có sức tạo hình, nó đẹp như một biểu tượng chiến đấu của những người lính giàu phẩm chất tâm hồn. Đó cũng là vẻ đẹp trữ tình mới của thơ ca kháng chiến, kết hợp được súng và trăng mà không khiên cưỡng.

Toàn bài “Đồng chí” từ chi tiết cuộc sống đến cảm giác của tác giả đều rất thật, không một chút tô vẽ đắp điểm, không bình luận, thuyết minh. Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm người lính, vẻ đẹp của “Đồng chí” là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính mà nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, đồng chí hoà quyện vào tình giai cấp. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” ở cuối bài nâng vẻ đẹp người lính lên đến đỉnh cao khái quát trong đó có sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn đồng thời mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.


 

10 tháng 3 2023

Em nhận thấy, việc triều đình nhà Nguyễn kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp chẳng khác nào tự tay dâng đất nước trao cho giặc. Đó là hành động ngu muội, thiếu trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn đối với đất nước, với nhân dân.

10 tháng 3 2023

Em nhận thấy, việc triều đình nhà Nguyễn kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp chẳng khác nào tự tay dâng đất nước trao cho giặc. Đó là hành động ngu muội, thiếu trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn đối với đất nước, với nhân dân.

11 tháng 3 2023

Chủ quyền đọc lập của dân tộc VN bị đe dạo. Các vua nhà Nguyễn quà hèn nhác.Vì vậy để dành lại độc lập chúng ta nên nổi dậy

 

31 tháng 3 2023

Bạn tham khảo nhé!!!!!

Việc mà triều đình nhà Nguyễn liên tục phải kí các bản hiệp ước để xin nhị hòa với Pháp khiến cho chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam lúc này bị đe dọa, hầu hết các vị vua triều Nguyên quá hèn nhác (Trừ vua Hàm Nghi, vua Thành Thái và vua Duy Tân). Vì vậy dưới triều Nguyễn, hàng loạt các cuộc khời nghĩa của nông dân liên tục bùng nổ

22 tháng 11 2021

mn giúp mik vs