K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thực trạng đáng lo ngại của bố mẹ đối với việc học online của trẻ     Với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, việc số hoá toàn ngành giáo dục cho học sinh là giải pháp tình thế cấp thiết thay cho các lớp học truyền thống. Những hạn chế của việc học trực tuyến như trẻ nhỏ phải ngồi hàng giờ trước thiết bị điện tử, trẻ bị thụ động và thiếu sự tương tác bởi phương pháp...
Đọc tiếp

Thực trạng đáng lo ngại của bố mẹ

đối với việc học online của trẻ

 

 

Với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, việc số hoá toàn ngành giáo dục cho học sinh là giải pháp tình thế cấp thiết thay cho các lớp học truyền thống. Những hạn chế của việc học trực tuyến như trẻ nhỏ phải ngồi hàng giờ trước thiết bị điện tử, trẻ bị thụ động và thiếu sự tương tác bởi phương pháp giảng dạy quy củ, một chiều, số lượng học sinh mỗi lớp nhiều khiến giáo viên khó quản lý, phụ huynh không có đủ thời gian và kiến thức đồng hành cùng con qua lớp trực tuyến… Cùng điểm qua các hạn chế trong phương pháp dạy học này nhé.

Học sinh thiếu sự tương tác khi học trực tuyến

Hầu hết các chương trình dạy học trực tuyến hiện nay, giáo viên chủ yếu thực hiện bài giảng một chiều, học sinh tiếp nhận qua các phương tiện, tương tác hạn chế, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giảng dạy.

Học sinh mất đi kỹ năng giao tiếp và hứng thú trong học tập

Phương pháp học trực tuyến hiện nay đang có xu hướng làm cho học sinh trở nên khép kín với xã hội. Các chuyên gia cảnh báo, thời gian học viên sử dụng các thiết bị học trực tuyến quá lâu khiến trẻ dễ mất tập trung, tránh né những câu hỏi của giáo viên, thiếu kỹ năng năng làm việc nhóm hoặc thảo luận về bài học. Về lâu dài sẽ dẫn đến thói quen cô lập với xã hội, mất đi kỹ năng cần thiết trong giao tiếp.

Khó khăn trong việc kiểm soát số lượng và chất lượng giảng dạy

Lớp học trực tuyến với số lượng học sinh lên đến 40 học sinh trong 1 lớp khiến giáo viên gặp không ít trở ngại trong việc quản lý các em. Giáo viên rất khó kiểm soát được sĩ số lớp học cũng như khó theo dõi sát sao từng học viên trong giờ học. Việc phát biểu, nêu ý kiến của trẻ cũng bị ảnh hưởng khiến tình trạng lớp học bị xáo trộn, mất kiểm soát.

Phương pháp giảng dạy hàn lâm, trẻ khó tiếp thu

Giáo dục trực tuyến có xu hướng tập trung vào lý thuyết hơn là thực hành, thầy cô không thể quan sát trực tiếp từng học sinh, trẻ nhanh chóng xao lãng và mất tập trung vào bài giảng khi không được nhắc nhở. Bên cạnh đó, nếu giáo án không đủ sự hấp dẫn, kích hoạt sự thích thú của trẻ sẽ xảy ra tình trạng dễ chán nản và hình thành thói quen "học vẹt", đối phó với giáo viên.

Phụ huynh không có đủ thời gian và kiến thức đồng hành cùng con qua lớp trực tuyến

Ngoài việc đòi hỏi sự tự giác và độc lập trong học tập của từng cá nhân học viên, bậc cha mẹ cũng rất đau đáu trong việc kiểm soát trẻ sử dụng thiết bị điện tử, đăng ký các khoá học phù hợp, theo dõi quá trình học tập cũng như tạo không gian thoải mái cho các em dễ dàng học hỏi. Một số phụ huynh cho biết họ cảm thấy khá khó khăn trong việc hỗ trợ con em mình học trực tuyến vì phải cân bằng công việc riêng, chăm sóc gia đình và theo sát trẻ học online.

Nhìn chung, học trực tuyến trong thời đại dịch này là điều cấp thiết và là giải pháp tối ưu cho ngành giáo dục. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng không thể phủ nhận những lợi ích như sự an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí, có thể học mọi lúc, mọi nơi, rèn luyện kỹ năng tập trung, lựa chọn những khoá học từ xa tiện lợi,… dành cho trẻ.

Tóm lại, để có một môi trường học tập tốt giúp trẻ phát triển toàn diện, dù là lớp học truyền thống hay trực tuyến đều đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng, ý thức và sự đồng hành của giáo viên, học sinh và cả bậc phụ huynh. 

(Quang Vũ, theo Tri thức trẻ)

Câu 1. Theo em văn bản trên thuộc thể loại văn bản nghị luận hay văn bản thông tin? Vì sao?

 

Câu 2. Văn bản có mấy đoạn văn? Dựa vào dấu hiệu nào em biết?

Câu 3. Các đề mục in đậm có tác dụng gì và chúng có điểm gì chung?

Câu 4. Nội dung chính của văn bản là gì?

Câu 5.Văn bản đưa ra mấy hạn chế của việc học on line? Dựa vào yếu tố nào trong văn bản mà em biết?

Câu 6. Tìm một câu văn trong văn bản sử dụng phép liệt kê và cho biết tác dụng của phép liệt kê trong câu văn đó.

Câu 7. Tìm trong văn bản:

+ 1 từ mượn ngôn ngữ Ấn Âu

+ 5 từ mượn Hán Việt.

Câu 8. Từ Covid-19 có phải là từ mượn không? Nó có gì đặc biệt?

Phần II.  Tạo lập văn bản

Là một học sinh đã trải nghiệm việc học online, hãy viết 1 văn bản nghị luận ngắn  khoảng 2/3 mặt giấy trình bày ý kiến của em về những hậu quả cũng như lợi ích khác của việc học online mà văn bản trên chưa đề cập đến.

0
29 tháng 11 2021

Tả Văn hả em

29 tháng 11 2021

vâng chị

2 tháng 6 2021

    "Tạm dừng việc đến trường, không dừng việc học" là thông điệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhắn gửi tới các giáo viên, học sinh toàn quốc trong thời gian dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp là để nhằm nâng cao tinh thần vượt khó của bản thân nhằm có được kết quả tốt trong sự nghiệp. Ta cũng có thể hiểu rằng tinh thần vượt khó là năng lượng, ý chí, nghị lực, niềm tin và sự kiên cường để vượt qua mọi khó khăn, gian nan của cuộc sống. Đúng vậy ! Tinh thần vượt khó là yếu tố quan trọng để đưa con người tới thành công. Vì sao ? Vì cuộc sống có hàng bao nhiêu ngịch cảnh và nó có thể xảy ra với chúng ta bất cứ lúc nào mà chúng ta không biết và không thể ngăn cản được. Và việc đối phó duy nhất là chúng ta hãy cố gắng hết mình và hãy ra công sức, trí tuệ mà ta có để có thể chống chọi một phần nào đó những khó khăn gian nao mà chúng ta mắc phải trên cõi đời này. Như trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid đang bùng và lan ra các tỉnh thành trong cả nước. Như tôi một người con, một người học sinh đang sống và học tập trên mảnh đất Bắc Giang - Một nơi mà đang bị Covid 19 hoành hành. Và em và mọi người chúng nhờ có tinh thần vượt khó mà vươn lên trong cuộc sống bằng cách hàng ngày chúng em học Online để bổ sung kiến thức để thi vào lớp 10 có một kết quả tốt nhất. 

2 tháng 6 2021

undefined

undefined

undefined

Chữ em hơi xấu ạ, nhưng mong cô chấp nhận.

29 tháng 10 2021

tham khảo

 

Học trực tuyến đã rất quen thuộc đối với học sinh, sinh viên hiện nay. Hình thức học trực tuyến qua các phần mềm Zoom, FCC, Teams… đã ra đời khi tình hình dịch bệnh COvid 19 ngày một căng thẳng và giáo viên, học sinh không thể đến trường học tập một  cách trực tiếp. Hình thức này cũng có cho nó những cái lợi, cái hại riêng. Học trực tuyến giúp duy trì quá trình học dù tình hình dịch bênh căng thẳng. Giáo viên, học sinh vẫn sẽ đều đặn trong công việc học tập của mình. Nó rất tiện lợi cho sinh hoạt cũng như tiện, chủ động mặt thời gian, sức khỏe. Song việc học trực tuyến đã khiến nhiều học sinh lơ là vì không được bảo ban kĩ càng như gặp mặt trực tiếp trên lớp. Vấn đề đường truyền, kĩ năng công nghệ thông tin cũng làm cho rất nhiều giáo viên, học sinh lúng túng. Cũng có không ít trường hợp bất ngờ phát sinh trong quá trình học khi phụ huynh kè kè bên con nhỏ. Dù lợi hay hại thì nó vẫn luôn phải tồn tại vì học trực tuyến đang là biện pháp tối ưu nhất duy trì việc học ổn định trong chương trình. Và biết đâu, chính qua học trực tuyến, mỗi người lại có thể có thêm cho mình những kĩ năng về công nghệ và cũng như biết trân trọng, biết nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp hơn! Màn hình máy tính, điện thoại của học trực tuyến chắc chắn sẽ không thể nào thay thế những lời giảng trực tiếp, những cuộc trò chuyện rôm rả của chúng ta ngày nào đúng không? 

      
29 tháng 10 2021

e cảm ơn ạ 

 

17 tháng 4 2022

Khẩu trang là một trong những vật dụng nhỏ để ta có thể phòng chống dịch covid hiện nay. Sát khuẩn cũng là vật dụng để ta xịt nó mỗi khi ta đi ra ngoài. 

17 tháng 4 2022

văn tả đồ vật mà bn

cho ý kiến về bài văn mình vừa làm mọi người cho ý kiến k hay chỗ nào mk sửa"trẻ em hôm nay thế giới ngày mai" là thông điệp mà mọi người luôn nhắc đến trong các hội nghị về quyền của trẻ em nhằn nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu trong cong tác chăm sóc,bảo vệ,giáo dục trẻ em,nhất là đối vs trẻ em nghèo trẻ em có hoàn cảnh đắc biệt khó khăn.Những việc làm thiết thực và cụ...
Đọc tiếp

cho ý kiến về bài văn mình vừa làm mọi người cho ý kiến k hay chỗ nào mk sửa
"trẻ em hôm nay thế giới ngày mai" là thông điệp mà mọi người luôn nhắc đến trong các hội nghị về quyền của trẻ em nhằn nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu trong cong tác chăm sóc,bảo vệ,giáo dục trẻ em,nhất là đối vs trẻ em nghèo trẻ em có hoàn cảnh đắc biệt khó khăn.Những việc làm thiết thực và cụ thể dành cho trẻ sẽ là sự động viên ,tạo môi trường để trẻ phát triển toàn diện.
Như bác hồ đã viết : "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".Câu nói này của bác đã khẳng định rằng trẻ em sẽ là người quyết định tương lai, vị trí của mỗi dân tộc trên đấu trường quốc tế.Điều này đồng nghĩa vs việc tương lai của mỗi dân tộc và toàn thể nhân loại sẽ phụ thuộc vào sự chăm sóc giáo dục của gia đình,nhà trường và toàn thể xã hội đối vs trẻ em.Hiện nay vấn đề bảo vệ,chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm. Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyên phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.Còn ở nước ta việc bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em đã đc tăng cường.Công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em đã được chú trọng hơn trc,đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm. Việc huy động, sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em được cải thiện đáng kể.Số trường đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ngày càng tăng; số trẻ hoàn thành phổ cập trung học cơ sở tăng cao. Thành tích là như thế nhưng nước ta vẫn có những tiêu cực không tránh khỏi.Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực, bị lạm dụng sức lao động có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng trẻ em phạm tội, trẻ em lang thang, bị tai nạn, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn là những vấn đề xã hội bức xúc. Trẻ em suy dinh dưỡng còn ở mức cao. Các điểm vui chơi và các hình thức giải trí phù hợp với trẻ em còn thiếu.Tình trạng học sinh bỏ học còn khá phổ biến ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều kiện sống và cơ hội phát triển của trẻ em ở các vùng khó khăn, đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ so với trẻ em ở vùng thành phố còn có khoảng cách khá xa. Nguồn lực trong xã hội dành cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em chưa đáp ứng yêu cầu. Huy động cộng đồng vào chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, nhất là ở nông thôn còn yếu.để khác phục tình trạng này đảng và nhà nước cần thực những biện pháp cơ bản sau: Nhà nước phải đầu tư kinh phí thoả đáng cho một số hoạt động chính của công tác trẻ em,công tác trẻ em phải được tổ chức thành phong trào quần chúng sâu rộng và thường xuyên.tăng cường kiểm tra hướng dẫn thực hiện pháp luận,chính sách về bảo vệ chăm sóc tẻ em ở địa phương đặc biệt là ở cấp cơ sở.Chú trọng việc chăm sóc sức khỏe,đảm bảo dinh dưỡng cho tẻ em,tỉ lệ trẻ em đc tiêm chủng phải đạt cơ bản 100%.Còn đối vs gia đình và nhà trường việc chăm sóc trẻ quan trọng hơn cả vì chính họ là người tiếp vs trẻ nhiều nhất, họ hiểu đc mong muốn cá nhân của trẻ để từ đó công tác chăm sóc sẽ tốt hơn.Ngay từ lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường quan tâm đến các mặt sau đây của trẻ: Chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, việc rèn luyện các giác quan, phát triển ngôn ngữ, việc dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn, giáo dục lòng thương yêu đối với sự vật và con người xung quanh mình.Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường.cụ thể:Tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới,…nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.Tóm lại, việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành công

  • KB:Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thông điệp chung mà nhân loại tiến bộ luôn kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai. Vì vậy, quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội.
  • mong mọi người giúp đỡ
45
7 tháng 10 2017

Bài hay quá luôn ! Bạn làm thế là ổn r đó ^^

7 tháng 10 2017

hay nha

1 tháng 8 2021
 

Tham khảo:

Trong vấn đề giáo dục nói chung và việc học nói riêng thì tự học có một vai trò hết sức quan trọng. Tự học giúp người học hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài học một cách vững chắc nhờ vào khả  năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu, từ đó có khả năng vận dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới. Đồng thời, tự học giúp người học hình thành được tính tích cực, độc lập tự giác trong học tập cũng như nề nếp làm việc khoa học.Từ đó quyết định sự phát triển các phẩm chất nhân cách và quyết định chất lượng học tập của học sinh.

Tham Khảo:

Lê nin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi". Vậy học là gì? Học là một quá trình tích lũy tri thức vô cùng gian khó và vất vả. Hơn thế nữa trong quá trình ấy người tiếp thu kiến thức phải có một tinh thần học tập đúng đắn, sáng tạo, hiệu quả. Tiêu biểu chính là tự học. Thực tế cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tinh thần tự học. Như nhà bác học Ê đi sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã nỗ lực, chăm chỉ tích lũy kiến thức của nhân loại. Hơn hết, ông còn mày mò, tìm hiểu thêm những điều thú vị ngoài sách vở chứ không phải lúc nào cũng cặm cụi vào những trang sách. Thật vậy, tự học đóng vai trò rất quan trọng trên con đường học tập của mỗi người. Nó sẽ giúp bạn có động lực và đưa bạn đến nhiều chân trời mới hơn. Ấy thế mà vẫn còn những bạn lười học, ỷ lại vào cha mẹ. Đáng xấu hổ! Chính vì vậy, mỗi người phải tự giác học tập. Cạnh đó hãy áp dụng những điều mình đã học vào thực tế cuộc sống, biến lý thuyết thành những bài học của riêng bản thân mình.

25 tháng 3 2022

chiếc khẩu trang của em màu đen làm bằng vải. em hắt xì vào cái khẩu trang nên nó bốc mùi khắm. dùng xong em vứt khẩu trang vào thùng rác

25 tháng 3 2022

bạn có thể làm 1 bài văn ko

14 tháng 12 2019

Đối với việc học tiếng Pháp, Phrang rất ngại, chú bé thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ

- Khi không thuộc bài, Phrang rất ân hận

   + Cậu bé ước có thể đọc tiếng Pháp “thật to, dõng dạc, không vi phạm một lỗi nào”

   + Cậu cảm thấy cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”

   + Thấy bài giảng của thầy dễ hiểu, cậu yêu mến thầy nghiêm khắc Ha-men

=> Buổi học cuối cùng đã khiến cho Phrang thay đổi hoàn toàn thái độ, tình cảm và suy nghĩ: ham thích học tiếng Pháp hơn.

14 tháng 3 2021

✿eə❤là các bạn sai chyws tui laf khoong sai bao giowffw ddaau nha