K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

;;.;;;;?;;;;;.;

chửi đạt ít thôi

đó là câu truyện Dế Mèn phiêu lưu kí 

7 tháng 9 2021

Có thể là Dế Mèn phiêu lưu kí

21 tháng 1 2022

con chó nói với con mèo rằng :"gâu gâu gâu ..." con mèo cảm giác như bị xúc phạm liền phản bác lại rằng :"meo meo meo ...." rồi 2 con lao vào đánh nhau

3 tháng 12 2019

Giúp mk với mấy bn ơi !

                              Kho tàng truyện cười

Truyện 1:

Thầy giáo(quay xuống) quát:Các em trật tự đi xem nào,điếc cả tai.Chuẩn bị ghi vào sổ đầu bài là vừa.

Tí:Nè Tèo,mày biết trong lớp mình,ai là người ngoan nhất không?

Tèo:Ai cơ,lớp mình đã có ai ngoan bao giờ.

Tí:Ai bảo cậu không có,thầy giáo là ngoan nhất lớp mình.Thầy có bị ghi vào sổ đầu bài bao giờ đâu!

Thầy giáo(kéo tai Tí và Tèo lên bảng):Chép phạt bảng nội qui cho tôi.

Truyện 2:

Vân Anh lên 5 tuổi.Có lần em hỏi Quang:Vì sao mẹ cậu là bác sĩ mà em  bé nhà cậu lại không có chiếc răng nào cả?\

Quang:Thế sao ngày nào bố mẹ cậu cũng"tưới"cho cậu mà cậu chẳng lớn gì cả?

Còn tiếp...

Truyện ngắn là một thể loại tuyệt vời đối với nhiều nhà văn. Không như viết tiểu thuyết, một công việc được cho là nặng nhọc và hao tổn sức lực, hầu như ai cũng có thể phác thảo - và quan trọng nhất - hoàn thành một truyện ngắn. Tuy nhiên bạn đừng cho rằng truyện ngắn dễ viết hoặc không có tính nghệ thuật và kém giá trị hơn tiểu thuyết. Công việc này đòi hỏi sự rèn luyện, tính kiên trì và óc tưởng tượng, nhưng bạn hoàn toàn có thể sáng tác những truyện ngắn của chính mình và khởi đầu cuộc hành trình trở thành tác giả tiếp theo có sách bán chạy nhất!Truyện ngắn là một thể loại tuyệt vời đối với nhiều nhà văn. Không như viết tiểu thuyết, một công việc được cho là nặng nhọc và hao tổn sức lực, hầu như ai cũng có thể phác thảo - và quan trọng nhất - hoàn thành một truyện ngắn. Tuy nhiên bạn đừng cho rằng truyện ngắn dễ viết hoặc không có tính nghệ thuật và kém giá trị hơn tiểu thuyết. Công việc này đòi hỏi sự rèn luyện, tính kiên trì và óc tưởng tượng, nhưng bạn hoàn toàn có thể sáng tác những truyện ngắn của chính mình và khởi đầu cuộc hành trình trở thành tác giả tiếp theo có sách bán chạy nhất!

18 tháng 9 2019

Sáng tác ra 1 câu chuyện ngắn nha !!!

Lm đc trả mấy cg đc :)

Các bn làm cho mk vs =)

I. Đôi nét về tác giả Tô Hoài

- Tô Hoài (1920 - 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.

- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.

- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.

- Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)
  • O chuột (tập truyện ngắn, 1942)
  • Cỏ dại (hồi ký, 1944)
  • Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)
  • Tự truyện (1978)
  • Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)
  • Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)
  • Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)
  • Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)...

II. Giới thiệu về Bài học đường đời đầu tiên

1. Xuất xứ

- Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

- Tên của đoạn trích do người biên soạn SGK đặt.

- Dế Mèn phiêu lưu kí được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc nhất và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện gồm mười chương, kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính là chú Dế Mèn.

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “cũng không thể làm lại được”: Dế Mèn giới thiệu về bản thân.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Tôi về, không chút bận tâm”. Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “cảnh đau khổ vừa gây ra”. Dế Mèn trêu chị Cốc khiến Dế Choắt phải chịu oan.
  • Phần 4. Còn lại. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

3. Tóm tắt

Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.

Xem thêm tại Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên

Tổng kết:

  • Nội dung: Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, tác muốn gửi gắm bài học ý nghĩa: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình”.
  • Nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa…

1.Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

-

Sự nghiệp sáng tác

- Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

2.Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.Năm 1941

Thể loại:tiểu thuyết đồng thoại- loại truyện dành cho thiếu nhi.

Tốm tắt:Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

3.Có vì truyện đồng thoại là một thể loại văn học dành cho thiếu nhi, lấy loài vật làm nhân vật, lúc nào cũng thích hợp. Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo “không thoát li sinh hoạt thật có của loài vật”

Con hẻm đối diện một trường đại học, sáng nào cũng khá ồn ào. Trong hẻm người ta bán đồ ăn sáng, có đủ loại: cơm tấm, hủ tiếu, phở, xôi, bánh mì,... Tùy nghề nghiệp, sở thích, túi tiền mà mỗi người có sự lựa chọn khác nhau,...

Sáng nào tôi cũng thấy có hai sinh viên, chắc là bạn cùng phòng trọ, ra đầu hẻm mua bánh mì. Họ học trường đại học bên kia đường. Áo đồng phục, một tay xách cặp, tay kia cầm ổ bánh mì, họ cùng qua đường, khuất trong làn xe ngược xuôi tất bật.

"Bữa sáng là bữa của vua,...". Tivi cũng tuyên truyền rằng mọi người nên ăn sáng để lấy sức lực cho một ngày làm việc, lao động, học tập vất vả. Tôi vốn quen dậy trễ, ăn sáng vội vàng, qua loa, cốt để xế trưa mắt không hoa, bụng không đói. Bữa sáng chỉ có thế, thành một thói quen, một nhu cầu hay đơn giản chỉ vì sợ không ăn sáng sẽ bị mẹ mắng.

Một sáng nọ tôi dậy sớm, thủng thẳng ra đầu hẻm mua bánh mì. Thành phố buổi sáng không khí còn thoáng mát, nắng chỉ mới khẽ chạm chân lên những tán lá, nhẹ nhàng như vỗ về ai.

Lại thấy hai sinh viên từ trong hẻm đi ra. Họ dừng lại bên xe bánh mì. Nhưng một cậu hơi lúng túng: "Cậu mua đi. Tớ không ăn đâu". Cậu kia ngạc nhiên: "Sao lại thế?". Rồi như chợt nhớ ra, cậu "à" lên một tiếng. Nhận thấy ổ bánh của mình, cậu nhanh nhẹn bẻ ra làm đôi và đưa một nửa cho bạn: "Chia đôi nhé! Hạt muối bé tí khi cần còn xẻ đôi được, huống chi ổ bánh to đùng này". Cậu nháy mắt, cười hồn nhiên.

Hai người, vẫn áo đồng phục, tay xách cặp, mỗi người cầm nửa ổ bánh, sánh vai nhau qua đường. Tôi bồi hồi trông theo. Nếu như lúc nãy cậu sinh viên kia không bẻ đôi ổ bánh mì cho bạn mà bỏ tiền mua thêm một ổ khác, có lẽ tôi đã không ngơ ngẩn đến vậy. Ánh mắt ấm áp, nụ cười gần gũi ấy đã gửi lại một điều gì đó khiến bữa sáng tưởng quen bỗng hóa lạ lùng, tôi như vừa khám phá một điều gì bấy lâu nay mình chưa từng nghĩ đến.

Cũng một bữa ăn sáng, có người chỉ no bụng, có kẻ lại ấm lòng.

15 tháng 11 2018

Nơi bắt đầu của tình bạn

Cha tôi vẫn luôn dạy rằng, mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau, làm quen và gần gũi với nhau là đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Có lẽ đến tuổi 15, tôi mới thực sự thấu hiểu lời cha nói.

Tôi vốn là dân ở tỉnh lẻ, cuộc sống trải qua những ngày tháng vô cùng yên ả. Tuổi thơ của những đứa trẻ như tôi ở làng quê miền núi gắn liền với những chiều hè oi ả lội bờ tung tăng bên bờ sông, những ngày trời xanh ngắt và nắng óng chiếu xiên qua vòm lá bưởi và mùi hương đồng nội đặc trưng sau những mùa gặt thoang thoảng ngọt ngào. Tôi đã từng tâm niệm rằng, bất kì thời điểm nào của cuộc đời tôi cũng sẽ gắn liền với nơi này. Nhưng, một cơ duyên đưa đẩy dẫn con đường đời tôi đi theo một ngã rẽ mới. 15 tuổi tôi trở thành học sinh của trường Nguyễn Tất Thành, nghĩa là tôi phải dời đổi nơi ở từ xóm núi thanh bình xuống thủ đô Hà Nội náo nhiệt. Sự kiện này thực sự đem lại một bất ngờ lớn cho tôi. Tính cách tôi vốn mang nét ôn hòa của cha và sự khép mình của mẹ, nên việc phải rời xa gia đình không khỏi khiến tôi hoang mang, lo lắng.

- “Không! Đây sẽ là một cơ hội mới cho mình. Nơi đó chắc chắn sẽ cho mình một môi trường tốt hơn!”- tôi đã tự trấn an mình như vậy!

Cha tôi ngồi bên vỗ về tôi và khuyên rằng:

- Chẳng bao lâu là con sẽ có nhiều bạn mới. Phải cố gắng hòa nhập nhanh để học hành chứ con!

Mẹ tôi động viên thêm:

- Con ở đó được gần với bà ngoại nữa mà!

Tuy cũng nghĩ như vậy nhưng thực sự tâm trạng của tôi không khá lên được mấy. Tôi hằng hi vọng mỗi ngày có thể dài thêm một chút, tôi vẫn còn những nỗi tiếc nuối vẩn vơ với nơi này.

……….

……………..

…………………..

 Đã đến ngày tôi nhập trường, tâm trạng thật khó diễn tả, tôi không biết phải làm cách nào để tự tin hơn, để bắt đầu các mối quan hệ mới mẻ ở phía trước.

Tùy cơ ứng biến vậy, mong là mọi việc sẽ suôn sẻ”- tôi suy nghĩ mông lung khi bước tới bảng tin xếp lớp.

Ồ! 10D2. Số 2 là số may mắn! Mong trời phù hộ cho, đây sẽ là một lớp học thú vị?!

 Sáng ngày hôm sau, tôi đến nhận lớp, trong lòng có chút thư thái hơn những ngày trước, linh tính báo hiệu rằng điều tốt lành đến với tôi như chính thời tiết đẹp tuyệt của ngày cuối hè này.

Tùng…… tùng……… tùng………” - tiếng trống trường vang lên gióng giả.

 Tôi nhanh chóng bước nhanh lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

- Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không?- một bạn nữ tiến đến.

Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả- tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì một cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.

Chào tất cả các bạn, cô sẽ là cô giáo chủ nhiệm lớp mình. Nhưng cô sẽ giới thiệu về cô sau, trước hết cô muốn xếp lại chỗ ngồi cho các em đã- cô giáo mới của tôi có vẻ rất nhiệt tình.

Tôi được chuyển xuống bàn cuối cùng, ngồi cạnh một bạn nam cao nhất lớp. Bạn này cao hơn tôi gần một cái đầu, thú thực đứng gần bạn ấy có phần hơi tự ti. Nhưng được một phần an ủi là bạn nữ vừa rồi ngồi ngay bàn phía trước tôi.

Tớ với cậu lại được ngồi gần nhau này- tôi gọi bạn ấy.

Và tôi nhận lại từ bạn gái đáng yêu ấy một nụ cười thật tươi. Tôi thấy lòng nhẹ nhõm hẳn, tan biến cả những cảm giác căng thẳng trĩu nặng suốt những ngày qua. Hóa ra làm quen với một môi trường mới không khó khăn như tôi từng nghĩ.

Qua một vài buổi học, tôi với bạn nữ ấy dần trở nên thân thiết. Bạn ấy tên là Diệu Trinh, cũng đến từ một nơi rất xa, xa hơn tôi- là vùng biển Vũng Tàu xinh đẹp. Có một sự việc trùng hợp đã khiến chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Đó là ngay buổi học thứ hai, cả hai đứa đều đi học muộn và bị phạt ở lại đóng cửa lớp- một hình phạt rất nhẹ nhàng, để nhắc nhở là chính. Khi ra về, không ngờ rằng hai đứa lại chung đường vì chỗ ở khá gần nhau. Tôi và Trinh nói chuyện khá hợp “cạ”, từ mấy vấn đề âm nhạc đến truyện tranh rồi kể về kỉ niệm quê nhà nữa… Những ngày sau, lớp học cũng trở nên vui vẻ hơn, vì các bạn đã dần hòa nhập và quen nhau dần.

Theo truyền thống của trường, học sinh khối 10 sẽ tham gia một khóa học quân sự trong một tuần để rèn luyện và để có cơ hội hòa đồng, gần gũi nhau hơn. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa đối với chúng tôi.

Để xem nào, mình sẽ mang cái này…… này ……. này……

 Trước ngày khởi hành, mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi. Giờ tôi chỉ mong học kì quân sự sẽ giúp tôi có thêm nhiều bạn bè hơn.

Hôm ấy trời mưa rất to, thời tiết có vẻ chưa ủng hộ chúng tôi cho lắm. Chờ đợi một lúc lâu, cuối cùng chiếc xe dán số của lớp D2 đã đến. Chúng tôi nhanh chóng mang đồ đạc ra sau xe rồi từng người tìm chỗ yên vị cho mình. Sau khoảng hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi đã đến nơi. Điều khiến tôi thích thú đó là những bộ quân phục và giường ngủ hai tầng, chúng thật sự rất ấn tượng. Nhưng điều thú vị hơn cả đối với tôi đó là việc mỗi buổi chiều đi tập về lại hối hả đi đến “phòng tắm dịch vụ”. Ở mỗi phòng tắm này chúng tôi có thể có đến 4 hay 5 người cùng ngồi đợi chờ xếp hàng. Chúng tôi có rất nhiều thời gian để chuyện trò, nên tôi nhanh chóng quen rồi thân với một cô bạn mới, có cái tên rất hay và lạ- Lan Nhi. Tôi, Nhi và Trinh trở thành bộ ba thân thiết. Vào những buổi tối nóng nực, ba đứa tôi trải chiếu nằm trên sàn cùng nhau, đi đâu cũng rủ nhau cùng đi. Cuộc sống sinh hoạt tập thể quả thực đã giúp chúng tôi gắn kết với nhau thật dễ dàng.

Thời gian trôi qua khá nhanh, mới ngày thứ 2 hôm nào chúng tôi xuất phát lên đường, mà hôm nay đã đến ngày thứ 7 chúng tôi phải nói lời tạm biệt với nơi này. Trên chuyến xe trở về, tôi vừa lưu luyến, bâng khuâng với mảnh đất đã níu giữ một phần tâm hồn mình, lại cũng vừa vui mừng vì mình đã tìm được những người bạn thân đồng hành trong chặng đường THPT sắp tới.

Bắt đầu từ đây, tình bạn giữa chúng tôi đơm hoa kết trái. Trở nên gần gũi lạ lùng bởi dường như duyên phận đã kết nối chúng tôi lại với nhau. Tôi đã từng đọc một câu như thế này: “ Tình bạn là tình yêu không có cánh”. Tôi rất thích sự so sánh này vì chúng tôi chẳng đứa nào có cánh cả nên nhất định chúng tôi sẽ mãi là bạn tốt của nhau. Tôi có cảm giác chúng tôi giống như con diều và cơn gió. Luôn nhẹ nhàng quấn quýt lấy nhau và tôn cao nhau lên. Một tình bạn mộc mạc giản dị nhưng bền vững và rất thấu hiểu nhau. Nhờ thế mà việc học tập của tôi ở môi trường mới mẻ này thuận lợi hơn rất nhiều. Chúng tôi được chia sẻ, động viên, giúp đỡ, và mỗi ngày lại thêm cứng cáp, trưởng thành…

Tôi nhớ lại mới ngày đầu tới lớp, sợ hãi vô cùng cái cảm giác lẻ loi xa lạ, còn bây giờ tôi không hề cô độc, tôi đã có một trong số những tài sản vô giá là “tình bạn đẹp tuổi học trò”. Một tình bạn đã được nuôi dưỡng không phải do năm tháng mà chính là do sự thấu hiểu và cảm thông với nhau khi cùng trải qua nhiều tình huống cả trong cuộc sống lẫn trong lớp học. Tôi lại nhớ câu nói mà cha tôi vẫn nói rằng: mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau làm quen và gần gũi với nhau đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Tôi và các bạn phải chăng cũng mang nợ lẫn nhau- một mối duyên nợ tuyệt vời! Nếu hỏi tôi, ngay lúc này muốn nói gì với họ, chắc chắn tôi sẽ nói “ Mình luôn muốn được mắc nợ các bạn cho đến hết đời này để kiếp sau mình lại có cơ hội để gặp và trả nợ các bạn thêm lần nữa!”.

Một môi trường mới, sẽ là những tình bạn mới - thật tuyệt vời phải không các bạn?