K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2022

Tôi tên là Cuội, làm nghề kiếm củi để đổi gạo sống qua ngày. Một hôm, tôi đang lúi húi chặt cây thì bất ngờ có một con hổ nhỏ xông tới. Không kịp chạy, tôi đành vung rìu lên đánh nhau với nó. Hổ con bị tôi giáng mạnh một rìu vào trán nên ngã lăn quay. Vừa lúc ấy, hổ mẹ về tới nơi. Sợ quá, tôi vội quăng rìu rồi leo tót lên cây để trốn.

       Từ trên cao nhìn xuống, tôi thấy hổ mẹ chạy đến gốc cây gần đỏ, bứt mấy cái lá rồi nhai nát mớm cho con. Một lúc sau, hổ con sống lại, vẫy đuôi mừng rỡ. Đợi hổ mẹ tha hổ con đi xa, tôi đào cả gốc cây lạ mang về nhà.

      Từ khi có cây thuốc quý, tôi cứu sống được rất nhiều người. Con gái phú ông bị bệnh nặng sắp chết, tôi chữa cho cô ta sống lại. Phú ông gả con gái cho tôi. Hai vợ chồng tôi sống với nhau êm ấm, thuận hoà. Một lần, vợ tôi sảy chân bị ngã vỡ đầu. Tôi đắp rất nhiều lá thuốc mà cô ấy vẫn không tỉnh lại. Thương vợ, tôi nặn thử một bộ óc bằng đất sét, đặt vào đầu như cũ rồi rịt thuốc. Không ngờ, cô ấy sống lại, tươi tỉnh như thường, chỉ khổ nỗi từ đấy mắc chứng hay quên.

      Tôi dặn vợ đừng bao giờ tưới nước giải vào cây thuốc quý, nhưng rồi cô ấy đãng trí lại đem thứ nước ô uế đó tưới cho cây. Cây đa lung lay gốc dữ dội, rồi cứ thế lừng lững bay lên trời.

      Vừa lúc ấy, tôi đi kiếm củi về, vội nhảy bổ đến túm vào rễ cây cố giữ cây lại. Nhưng cây thuốc cứ bay lên cao, cao mãi kéo cả tôi theo. Bên tai tôi gió rít ù ù. Tôi sợ quá nhắm chặt mắt. Cây bay suốt mấy ngày, mấy đêm rồi dừng lại trên cung trăng. Thế là tôi mãi mãi phải sống cô độc trên mặt trăng lạnh lẽo. Tôi nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ quê hương lắm! Tháng nào cũng vậy, cứ đến đêm rằm trăng sáng, tôi lại ngồi dưới gốc cây đa, nhìn xuống trần gian và không nguôi ao ước: "Bao giờ tôi mới được trở về dưới ấy?".

16 tháng 4 2022

k nha bn

29 tháng 10 2020

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”

29 tháng 10 2020

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

21 tháng 12 2016

Họ hàng bọ hung chúng tôi đi đâu cũng bị ghét bỏ, khinh bỉ. Có lúc, tôi đã tự ghét bỏ chính mình, ghét những việc mà mình đã làm trước đây. Không hiểu sao, tôi rất muốn được làm người như trước, không muốn sống trong cái kiếp bọ hung đáng khinh bỉ này.

Kiếp trước, tôi cùng từng là con người sống trên trần gian. Tôi tên là Lý Thông, làm nghề bán rượu. Nhưng sau những lần làm việc sai trái tôi đã bị trừng phạt biến thành bọ hung, suốt đời chỉ biết chui rúc ở những xó hôi hám. Tôi đã bị trừng phạt bởi vì đã đối xử tệ bạc với Thạch Sanh - cậu em trai kết nghĩa của tôi. Thạch Sanh là một người tốt bụng, ăn ở hiền lành, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Tôi đã lừa Thạch Sanh kết nghĩa anh em, lừa cái tính thật thà của cậu. Khi về ở cùng với mẹ con chúng tôi, cậu ta làm việc rất chăm chỉ, không than vãn hay đòi hỏi ai thứ gì. Ấy vậy mà tôi lại lấy oán báo ân. Tôi đã lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ thay tôi vì chỉ muốn lừa Thạch Sanh và cướp đi công lao của cậu.Sau khi đem đầu Chằn Tinh đến cung vua, tôi được phong làm quận công, được bao nhiêu kẻ hầu người hạ còn Thạch Sanh chỉ biết quay lại túp lều cũ dưới gốc đa. Sống trong sung sướng nên dần dần, tôi đã quên mất người anh em kết nghĩa tốt bụng của mình.

Một thời gian sau, vua mở hội kén rể cho công chúa. Không may lúc công chúa chuẩn bị ném quả cầu may thì bị một con đại bàng khổng lồ quắp đi. Mất con, nhà vua vô cùng đau khổ, ông liền sai người cho đi tìm công chúa và hứa sẽ gả công chúa cho người tìm được. Trong tôi niềm vui sường ngập tràn nhưng vẫn còn một chút lo lắng. Và một lần nữa, tôi lại được Thạch Sanh giúp đỡ. Nhưng tôi lạinhẫn tâm lợi dụng cậu và cũng một lần nữa tôi lại cướp đi công lao của cậu. Tôi đã cho người lấp của hang và nghĩ rằng cậu ta vĩnh viễn không bai giờ lên được. Tôi đang vui mừng vì sắp được làm phò mã của công chúa nhưng dường như ước muốn ấy sẽ không bao giờ thành hiện thực. Từ khi cứu công chúa từdưới hang trở về, nàng lại bị câm, không nói năng gì. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng bó tay.

Trong ngục tối, bỗng vang lên mộttiếng đàn. Tiếng đàn nghe rất du dương, vang vọng đến tận hoàng cung, nó làm cho công chúa bỗng cười nói vui vẻ.Nàng xin vua cha cho gặp người gãy đàn. Tôi linh tính có chuyện không hay sắp xảy ra, không ngờ lại gặp được Thạch Sanh. Thật éo le làm sao, mọi tội lỗi của tôi bị vạch trần chỉ trong chốc lát. Bao ước mơ giàu sang, phú quý giờ đây lại vụt mất. Có lẽ tôi sẽ chết nhưng nhờ Thạch Sanh tốt bụng tha chết, cho về quê sinh sống, làm ăn nhưng ông Trời không thương tình nên đã trừng phạt hai mẹ con chúng tôi. thế là từ đó tôi hóa kiếp thành bọ hung, chui rúc ở những xó tối tăm bị người đời ghét bỏ.

Cậu em kết nghĩa của tôi đã lấy được công chúa. Lễ cưới của họ tưng bừng lắm. Chưa bao giờ có một lễ cưới tưng bừng như thế. Nhưng họ lại bị vướng vào một cuộc chiến tranh với các nước chư hầu vì lúc trước đã bị công chúa từ hôn. Tôi đã nghĩ rằng chỉ dựa vào một mình Thạch Sanh sẽ không chống đỡ nổi nhưng nhờ có tiếng đàn và niêu cơm thần kì, cậu đã thắng giặc, không cần phải có sự hi sinh hay mất mát nào.

Tôi rất khâm phục tài trí của Thạch Sanh. Tôi hối hận lắm vì những việc làm sai trái của chính mình. Đời đời, tôi chỉ là một con bọ hung dơ bẩn bị khinh miệt. Tôi ao ước được trở thành người dù chỉ một lần để sửa chữa những lỗi lầm của mình. Tôi mong mọi người hãy bênh vực cái thiện, chống lại cái ác, noi gương tráng sĩ Thạch Sanh.

 

 

  
17 tháng 12 2017

Họ hàng bọ hung chúng tôi đi đâu cũng bị ghét bỏ, khinh bỉ. Có lúc, tôi đã tự ghét bỏ chính mình, ghét những việc mà mình đã làm trước đây. Không hiểu sao, tôi rất muốn được làm người như trước, không muốn sống trong cái kiếp bọ hung đáng khinh bỉ này.

Kiếp trước, tôi cùng từng là con người sống trên trần gian. Tôi tên là Lý Thông, làm nghề bán rượu. Nhưng sau những lần làm việc sai trái tôi đã bị trừng phạt biến thành bọ hung, suốt đời chỉ biết chui rúc ở những xó hôi hám. Tôi đã bị trừng phạt bởi vì đã đối xử tệ bạc với Thạch Sanh - cậu em trai kết nghĩa của tôi. Thạch Sanh là một người tốt bụng, ăn ở hiền lành, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Tôi đã lừa Thạch Sanh kết nghĩa anh em, lừa cái tính thật thà của cậu. Khi về ở cùng với mẹ con chúng tôi, cậu ta làm việc rất chăm chỉ, không than vãn hay đòi hỏi ai thứ gì. Ấy vậy mà tôi lại lấy oán báo ân. Tôi đã lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ thay tôi vì chỉ muốn lừa Thạch Sanh và cướp đi công lao của cậu.Sau khi đem đầu Chằn Tinh đến cung vua, tôi được phong làm quận công, được bao nhiêu kẻ hầu người hạ còn Thạch Sanh chỉ biết quay lại túp lều cũ dưới gốc đa. Sống trong sung sướng nên dần dần, tôi đã quên mất người anh em kết nghĩa tốt bụng của mình.

Một thời gian sau, vua mở hội kén rể cho công chúa. Không may lúc công chúa chuẩn bị ném quả cầu may thì bị một con đại bàng khổng lồ quắp đi. Mất con, nhà vua vô cùng đau khổ, ông liền sai người cho đi tìm công chúa và hứa sẽ gả công chúa cho người tìm được. Trong tôi niềm vui sường ngập tràn nhưng vẫn còn một chút lo lắng. Và một lần nữa, tôi lại được Thạch Sanh giúp đỡ. Nhưng tôi lạinhẫn tâm lợi dụng cậu và cũng một lần nữa tôi lại cướp đi công lao của cậu. Tôi đã cho người lấp của hang và nghĩ rằng cậu ta vĩnh viễn không bai giờ lên được. Tôi đang vui mừng vì sắp được làm phò mã của công chúa nhưng dường như ước muốn ấy sẽ không bao giờ thành hiện thực. Từ khi cứu công chúa từdưới hang trở về, nàng lại bị câm, không nói năng gì. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng bó tay.

Trong ngục tối, bỗng vang lên mộttiếng đàn. Tiếng đàn nghe rất du dương, vang vọng đến tận hoàng cung, nó làm cho công chúa bỗng cười nói vui vẻ.Nàng xin vua cha cho gặp người gãy đàn. Tôi linh tính có chuyện không hay sắp xảy ra, không ngờ lại gặp được Thạch Sanh. Thật éo le làm sao, mọi tội lỗi của tôi bị vạch trần chỉ trong chốc lát. Bao ước mơ giàu sang, phú quý giờ đây lại vụt mất. Có lẽ tôi sẽ chết nhưng nhờ Thạch Sanh tốt bụng tha chết, cho về quê sinh sống, làm ăn nhưng ông Trời không thương tình nên đã trừng phạt hai mẹ con chúng tôi. thế là từ đó tôi hóa kiếp thành bọ hung, chui rúc ở những xó tối tăm bị người đời ghét bỏ.

Cậu em kết nghĩa của tôi đã lấy được công chúa. Lễ cưới của họ tưng bừng lắm. Chưa bao giờ có một lễ cưới tưng bừng như thế. Nhưng họ lại bị vướng vào một cuộc chiến tranh với các nước chư hầu vì lúc trước đã bị công chúa từ hôn. Tôi đã nghĩ rằng chỉ dựa vào một mình Thạch Sanh sẽ không chống đỡ nổi nhưng nhờ có tiếng đàn và niêu cơm thần kì, cậu đã thắng giặc, không cần phải có sự hi sinh hay mất mát nào.

Tôi rất khâm phục tài trí của Thạch Sanh. Tôi hối hận lắm vì những việc làm sai trái của chính mình. Đời đời, tôi chỉ là một con bọ hung dơ bẩn bị khinh miệt. Tôi ao ước được trở thành người dù chỉ một lần để sửa chữa những lỗi lầm của mình. Tôi mong mọi người hãy bênh vực cái thiện, chống lại cái ác, noi gương tráng sĩ Thạch Sanh.

22 tháng 1 2018

Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to, tôi nghĩ bụng đây chắc chắc là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Anh ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gi ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với nó và cho nó về nhà tôi ở.
Thật đúng là gặp phải của hớ, từ ngày có nó mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay mình vì mình còn phải cất mẻ rượu mới. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, ,mẹ con tôi van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật Vua nuôi, không giết được và bảo thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi, không sẽ bị trách tôi. Việc ở đây cứ để anh xử lý cho. Lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, Vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp, vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã.Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Thạch Sanh đang ngồi gốc đa, thấy đại bàng cắp người đi qua, chàng bèn lấy tên bắn trúng nó 1 phát, nhưng do đại bàng quá khỏe mạnh, nên nó vẫn bay được về hang. Chàng lần theo vết máu tìm được hang của Đại bàng.
Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái, truyền ngôi cho tôi nữa. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo, không biết tìm công chưa kiểu gi cả. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng. Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lay dây để kéo công chua lên, sua đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi hắn cứu được công chúa, tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà vít luôn của hang lại.ư
Từ lúc công chúa về cung không nói không rằng, vua cha rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt, Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do giữ lời thề năm xưa lúc kết nghĩa anh em. Tôi đã bị sét đánh chết.

21 tháng 12 2016

Nhân vật lý Thông nha

 Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to, tôi nghĩ bụng đây chắc chắc là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Anh ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gi ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với nó và cho nó về nhà tôi ở.
Thật đúng là gặp phải của hớ, từ ngày có nó mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay mình vì mình còn phải cất mẻ rượu mới. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, ,mẹ con tôi van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật Vua nuôi, không giết được và bảo thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi, không sẽ bị trách tôi. Việc ở đây cứ để anh xử lý cho. Lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, Vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp, vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã.Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Thạch Sanh đang ngồi gốc đa, thấy đại bàng cắp người đi qua, chàng bèn lấy tên bắn trúng nó 1 phát, nhưng do đại bàng quá khỏe mạnh, nên nó vẫn bay được về hang. Chàng lần theo vết máu tìm được hang của Đại bàng.
Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái, truyền ngôi cho tôi nữa. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo, không biết tìm công chưa kiểu gi cả. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng. Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lay dây để kéo công chua lên, sua đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi hắn cứu được công chúa, tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà vít luôn của hang lại.ư
Từ lúc công chúa về cũng không nói không rằng, vua cha rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt, Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do giữ lời thề năm xưa lúc kết nghĩa anh em. Tôi đã bị sét đánh chết.
22 tháng 12 2016

Đề bài: Dựa vào truyện cổ tích "Thạch Sanh", em hãy đóng vai Thạch Sanh, kể lại chiến công diệt đại bàng cứu công chúa.
Tôi là Thạch Sanh. Chắc mọi người đều nghe câu chuyện kể về tôi rồi. Bây giờ tôi đã lấy công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi vua. Đôi khi tôi lại nhớ về kỉ niệm, tôi đã quen hoàng hậu của tôi như thế nào…

Sau khi nghe lời người anh kết nghĩa – Lí Thông trốn vào rừng, tôi trở lại đời sống như trước đây: một mình, không cha mẹ, người thân. Một sáng, tôi cầm cung và rìu đi săn. Bỗng, tôi nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.

thach-sanh-1

Kẻ ác đã bị trừng trị, còn tôi và hoàng hậu sống rất vui vẻ, hạnh phúc.

Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa Quỳnh Nga – con gái yêu của đức vua. Hắn còn khoe rằng: vua tin hắn, sai hắn đi tìm công chúa. Hắn mở hội để nghe ngóng tình hình. Hắn thúc tôi đưa đến chỗ công chúa. Tôi liền dẫn hắn và cả một đội lính vào rừng, đến nơi ở của con đại bàng.

Đến nơi, hắn và bọn lính sợ chết nên không dám xuống. Tôi liến bào hắn ở trên, giữ dây thừng để tôi trèo xuống hang. Tôi cầm đuốc đi sâu vào hang, có hai ngả rẽ, tôi đi thẳng vào lối giữa. Đi được một đoạn, tôi thấy một cô cái bị nhốt trong cái lồng rất to. Nhìn dáng vẻ kiêu sa và bộ váy áo lộng lẫy, tôi đoán đây là công chúa. Nàng nhìn tôi bằng đôi mắt đẫm nước đầy vẻ ngạc nhiên. Tôi tự giới thiệu mình là Thạch Sanh, đến đây để cứu công chúa. Theo chỉ dẫn của công chúa, tôi tìm đến được phòng của đại bàng. Sở dĩ công chúa biết đường vì nàng đã bỏ trốn nhưng không thành.

Con ác thú đang nằm trên một tảng đá lớn, nó có vẻ rất đau đớn. Phát hiện ra tôi, nó vùng dậy giao chiến. Con đại bàng này sống lâu, đã thành tinh nên có phép thuật. Sau một hồi giao tranh dữ dội, con quái vật bị tôi hạ gục bằng một mũi tên vào cổ. Tôi chạy về chỗ công chúa, dùng rìu đập tan xích sắt, giải thoát cho nàng. Ra cửa hang, tôi gọi Lí Thông thả thừng xuống. Nhưng khi công chúa thoát ra rồi, Lí Thông đã cắt đứt dây, lấy đá lấp cửa hang, nhốt tôi lại…

Chuyện sau đó thì mọi người đã biết. Giờ tôi không muốn nhắc lại nữa. Dù sao kẻ ác cũng đã bị trừng trị, còn tôi và hoàng hậu sống rất vui vẻ, hạnh phúc.

Đúng là "ác giả ác báo".

 

 

1 tháng 10 2017

Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc. Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược. Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. 

1 tháng 10 2017

Bấy giờ ở nước ta đang bình yên thì giặc Minh ở phương Bắc kéo quân sang đô hộ làm nước ta lâm vào cảnh chiến tranh, cuộc sống của nhân dân ta cũng bị giặc xâm chiếm hoành hành. Không một người dân nào có thể sống yên với lũ giặc, chúng luôn muốn giết người và cướp bóc tài sản cũng như lương thực của nhân dân ta. Thời ấy, ở vùng Lam Sơn, có một nghĩa quân đang nổi dậy, nhưng lực lượng còn rất yếu nên quân ta cũng khó lòng đánh thắng. Tuy nhiên, do không thể chịu được cảnh lầm than của nhân dân ta mà nghĩa quân dù thế còn yếu, lực chưa đủ nhưng cũng không hề nản lòng mà vẫn quyết tâm đánh giặc.

Cũng trong thời gian ấy, có một người dân làng chài tên là Lê Thận ở vùng Thanh Hóa đang đêm đi đánh dậm, kéo vó và thả lưới. Khi mới quăng lưới xuống, anh ta thấy kéo được một một casci gì đang động đậy ở dưới mặt nước, tưởng đó là một con cá to. Anh ta chắc mẩm cơ may đang đến với mình nhưng khi khéo lên, anh ta lại thấy một thanh sắt mắc vào lưới. Vì không thể làm gì với thanh sắt đó, Lê Thận bèn vứt xuống sông rồi lại đi nơi khác thả lưới. Ở lần thả này, ah lại thấy lưới nặng trĩu, trong lòng nghĩ: “ Mình đã đi xa như thế rồi nên chắc không phải là thanh sắt kia đâu”. Nhưng khi kéo lên thì vẫn là thanh sắt đó. Lê Thận lại ném xuống sông. Đến lần thứ 3, anh vẫn kéo phải thanh sắt đó, trong lòng anh nghĩ có điều kỳ lạ gì đó ở trong thanh sắt này bèn vớt lên rồi quan sát thật kĩ. Đến lúc này anh mừng rỡ vì phát hiện đó không phải là một thanh sắt bỏ đi mà lại là một thanh kiếm. Sau đó, nghĩa quân đi chiêu mộ người tài cùng nhau hợp sức cứu nước, lúc này Lê Thận bèn gia nhập nghĩa quân.

Trong những trận chiến đối đầu với quân địch, Lê Thận không hề tỏ ra sợ hãi mà ngược lại còn chiến đấu rất dũng cảm, không sợ hiểm nguy. Trong nghĩa quân, Lê Lợi được suy tôn thành chủ tướng, trong những đêm bàn mưu kế để đánh giặc, Lê Lợi và các tướng sĩ thường đến nhà Lê Thận để bàn bạc. Trong khi mọi nơi ở căn nhà đều tối om chỉ có ánh đèn nơi bàn việc thì trong một góc nhỏ, đột nhiên thanh gươm lại sáng rực lên, thấy lạ, Lê Lợi bèn đến gần và cầm gươm lên xem. Ông thấy trên gươm có hai chữ “thuận thiên” nhưng rồi sau đó do không thấy gì lạ nên Lê Lợi bèn đặt gươm về vị trí cũ. Nhưng việc đánh giặc của nghĩa quân không hề đơn giản và thuận việc, những trận chiến, những cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại. Quân sĩ ngày càng tỏ ra chán nản.

Trong một trận chiến, nghĩa quân của ta bị thất trận, Lê Lợi và các tướng sĩ, quân lính đều phải rút chạy vào trong rừng. Trong khi đi sâu vào trong rừng, đột nhiên Lê Lợi thấy chói mắt bởi một thứ ánh sáng kỳ lạ trên một ngọn cây. Khi trèo lên thì ông mới phát hiện đó chính là chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Theo suy tính của Lê Lợi, ông đã nghĩ ngay đến chiếc gươm của nhà Lê Thận, Lê Lợi nhanh chóng về nhà Lê Thận.

Quả đúng như suy tính, khi đem thanh gươm ướm vào chuôi thì vừa như in. Lúc này, Lê Thận bèn lấy gươm rồi dâng đưa cho Lê Lợi. Cũng từ đó, sau khi biết đó là gươm thần, nghĩa quân ta ngày càng một tràn đầy nhuệ khí. Quân ta ra trận nào, thắng trận đấy, bách chiến bách thắng không để một tên giặc nào có thể thoát được. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày càng được vang xa, binh lực của quân ta cũng được tăng lên gấp bội. Ta đánh đâu thắng đấy, chiếm phá được nhiều kho lương thực để phân phát cho người dân và cũng là để nuôi quân cứu nước. Cứ như thế mà quân ta đã nhanh chóng quét sạch quân thù để đất nước trở nên thái bình và những người dân sẽ được hưởng cuộc sống no ấm, hạnh phúc/

Sau khi chiến thắng quân giặc, Lê Lợi lên làm vua. Trong một lần ngự thuyền đi quanh hồ Tả Vọng, Long Quân đã sai rùa vàng nên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền đang đi ra hồ, Rùa vàng nhô lên và nhà vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên lay động, lúc đó, Rùa vàng bèn nói:

“Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”

Nhà vua bèn hiểu ý bèn trao lại gươm cho Rùa vàng. Rùa ngậm gươm rồi lặn xuống nước, ánh sáng mà chiếc gươm thần vẫn còn le lói dưới dòng nước trong xanh. Từ đó trở đi, hồ Tả Vọng đã mang tên là Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm. 

Ngày xưa có hai anh em nhà nọ cha mẹ mất sớm để lại cho một ngôi nhà ngói và một số ruộng vườn.

Mấy năm sau, hai anh em đều lấy vợ, không thể ở chung với nhau được nữa. Người anh bèn chia gia tài. Vốn tham lam, người anh giành hết ruộng vườn nhà cửa, chỉ chia cho người em một mái nhà gianh và một cây khế.

Vợ chồng người em hiền lành và cần cù, cày thuê cuốc mướn kiếm sống. Cây khế được vun gốc, bón phân, tưới nước, bắt sâu, ngày một tươi tốt, cành lá sum suê tỏa bóng mát một góc sân.

Mùa hè năm ấy, cây khế ra hoa rồi kết quả. Ngày qua tháng lại, trái khế trĩu cành. Những quả khế to năm cánh bóng mượt, vàng óng dần lên. Vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm: tiền bán khế sẽ mua được ít nhiều lúa gạo.

Nhưng một buổi sáng tinh mơ, có con chim Đại Bàng ở đâu bay đến cây khế. Chim ăn hết quả chín này đến quả chín khác. Vợ chồng người em lo lắm, không biết làm thế nào. Cả hai vợ chồng cùng thốt lên lời than:

- Cơ nghiệp vợ chồng tôi chỉ có ngần ấy! Chim ăn hết thì biết trông cậy vào đâu khi ngày ba, tháng tám!

Kì lạ thay, con chim lạ cất tiếng nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Biết là con chim thần, người vợ may cho chồng một cái túi ba gang. Họ thấp thỏm đợi chờ.

Mấy ngày sau, đại bàng lại bay đến, xòe rộng đôi cánh, rồi đỗ xuống sân. Chim cất tiếng gọi rối rít. Người em mang theo cái túi ba gang, nhẹ nhàng leo lên mình chim, ôm lấy cổ chim. Đại bàng vỗ cánh bay lên cao.

Chim chở người em bay qua những cánh đồng xanh bát ngát, vượt qua những ngọn đồi, dãy núi điệp trùng, bay dọc theo những dòng sông như dải thát lưng xanh xa dài tít tắp. Lúc bay thấp, lúc bay cao lẩn vào những cồn mây trắng như bông. Rồi chim sải cánh vút qua biển rộng, nước xanh biếc một màu mênh mông. Đại Bàng bay mải miết. Người em say sưa và xúc động trước cảnh đất trời mây nước bao la. Đến non trưa, chim lượn ba vòng rồi đậu xuống một hòn đảo lấp lánh giữa biển.

Một cảnh tượng vô cùng kì lạ hiện ra. Cả một kho báu rực rỡ lấp lánh sác màu. Bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc tị trân chân, ngọc lam,... đủ hình dáng to nhỏ. Còn vàng khối thì có không biết bao nhiêu mà kể. Như lạc vào cõi thần tiên, người em chỉ biết say sưa ngắm nhìn gần xa. Và khi nghe chim giục, người em chọn mỗi thứ một ít vàng ngọc bỏ vào cái túi ba gang.

Lại trèo lên mình chim, người em một tay giữ lấy túi vàng, một tay ôm lấy cổ chim. Đại bàng vút bay qua biển rộng sông dài, băng qua những dãy núi đồi, vượt qua những cánh đồng lúa xanh rì... Trước mắt anh, làng cũ thân thuộc đã hiện ra. Đại bàng lượn ba vòng xung quanh cây khế, nhẹ đáp xuống sân. Khi người vợ trẻ chạy ra đón chồng, xách hộ cái túi ba gang đựng đầy châu báu đưa vào nhà, thì đại bàng cũng vút bay lên chín tầng mây xanh.

Vợ chồng người em trở nên giàu có từ đó.

Người anh biết chuyện, đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy cây khế và mái lều gianh. Mùa khế năm sau, đại bàng lại bay đến ăn quả. Vợ chồng người anh đã chực sẵn bao tháng ngày, vội vàng chạy ra kêu to lên.

Đại bàng cất tiếng:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Vợ chồng người anh bàn bạc mãi. Cuối cùng may một cái túi rõ to, rõ dài, một cái túi chín gang. Rồi đại bàng đúng hẹn bay đến chở người anh bay thẳng một mạch đến đảo vàng. Người anh lóa mắt lên trước núi vàng, núi ngọc. Anh ta nhặt và nhét đầy cái túi to. Anh ta còn nhặt nhiều thỏi vàng dắt vào xung quanh cạp quần. Chim giục mãi, anh ta mới chịu trèo lên lưng chim. Chim đập cánh ba, bốn lần mới bay lên được. Khi ra đến giữa biển, gió mạnh thổi lên, chim mỏi quá nghiêng cánh. Cả cái túi vàng nặng trĩu rơi xuống kéo theo kẻ tham lam xuống đáy biển.

kick mình đó nha

13 tháng 8 2018

Cha đã mất, tôi là anh lại có gia đình nên phải sống riêng. Vợ tôi thật có lí khi bảo rằng gia tài phải là của tôi vì tôi là anh cả, lo hương hỏa cho cha.

Từ đấy, gia đình tôi sống đầy đủ và sung túc với đất đai vườn tược do cha đểlại. Em tôi chỉ có khoảnh đất nhỏ và cây khế già. Có lẽ cũng sống được qua ngày, chú ấy cần cù và chăm chỉ lắm.

Một hôm tôi nghe mọi người trong vùng kháo nhau về sự giàu có của em tôi. Không tin việc ấy, tôi tìm cớ giỗ cha đến thăm nó. Sau khi nghe em kể toàn bộ câu chuyện, như một giấc mơ, tôi vội đề nghị em đổi cả gia tài để lấy cây khế của em. Theo lời dặn và làm đúng như em, tôi chăm chút cây khế đến ngày hái quả. Hôm ấy, cả đàn chim Thần đến ăn khế. Tôi ngồi dưới gốc cây mà than khóc. Quá nhiên con đầu đàn bảo tôi hãy mang túi ba gang để đựng vàng, mỗi quá khế đổi một thỏi vàng. Vợ tôi may túi cả đêm, to thật to, cỡ bảy gang. Hôm sau, ngoài hai túi mang theo nhằm lấy thật nhiều vàng, vợ tôi còn nhét thêm một túi nữa.

Đến đảo, tôi cô hốt đầy cả ba túi, càng nhiều càng tốt. Lúc này, tôi cảm thấy tiếc vì sao không mang theo mười túi. Trên đường về giữa biển, cánh chim xệch sang bên khiến tôi giật mình, vội kéo ba túi vàng nặng trịch sang cánh kia của chim. Chim Thần van nài tôi hãy bỏ bớt. Tôi cũng hơi sợ nhưng nghĩ đến số vàng mà cả đời làm lụng cùng khó có được, uổng lắm.

Không thể gượng nổi, cánh chim còn lại dần nghiêng rồi xụi hẳn xuống. Ban đầu là một túi đã rơi mất, đến túi thứ hai. Cuối cùng, túi thứ ba tôi phải ôm cả vào lòng. Thế là tôi trong trạng thái rơi tự do cùng túi vàng. Và tôi không còn biết gì nữa cả.

27 tháng 3 2018

 Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.

   Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

   - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

   Chim lạ liền nói:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

   Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

   Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

   Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

1 tháng 2 2018

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

Chim lạ liền nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

1 tháng 2 2018

Văn học Việt Nam là kho tàng của những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ tích đã nhẹ nhàng đi vào lời ru của bà, của mẹ. “Cây khế” là một trong những truyện cổ tích gần gũi, thân quen với tuổi thơ các bạn nhỏ. Tôi chính là nhân vật Chim Thần trong truyện cổ tích đó. Hôm nay, tôi xin được kể lại câu chuyện để chúng ta cùng suy nghĩ ý nghĩa của nó.

Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều mất sớm. Người anh tham lam lười biếng. Người em lại hiền lành, chăm chỉ. Khi hai anh em lấy vợ chưa được bao lâu thì người anh chia gia tài. Vốn bản tính tham lam sẵn có lại cậy thế mình là anh cả hắn chiếm hết tài sản cha mẹ để lại chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ngọt. Vợ chồng người anh sống sung sướng, an nhàn trên gia tài có sẵn còn người em thì phải đi cày thuê cuốc mướn sống qua ngày. Tuy cuộc sống vất vả nhưng ngày nào người em cũng không quên tưới nước, chăm sóc cho cây khế. 
Mùa khế năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra hoa kết trái, cành nào cành ấy đều sai trĩu quả. Vợ chồng người em thầm nghĩ bán quả lấy tiền mua thóc gạo. Tôi vốn rất thích ăn trái cây. Một hôm, tình cờ lại bay ngang qua khu vườn của người em, thấy những quả khế chín mọng hấp dẫn, tôi vội sà xuống ăn hết trái này đến trái khác. Thấy tôi ăn khế, người em ở đâu đi đến đứng ngước mắt nhìn tôi, anh ta không đuổi tôi đi mà chỉ buồn rầu than thở với tôi:
- Chim ơi! Gia tài nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này thôi. Chim ăn hết rồi, tôi biết lấy gì để sống?

Tôi vốn là loài chim biết trả ơn bèn đáp:

- Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Vợ chồng người em có vẻ bất ngờ vì tôi biết nói tiếng người. Nhưng cũng theo lời đi may một cái túi ba gang. Mấy hôm sau, theo như lời hẹn, tôi bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Người em thấy vàng chất đầy đảo nhưng không hề tỏ vẻ tham lam, chỉ lấy đủ một túi ba gang rồi nhờ tôi chở về nhà. Từ đó, cuộc sống người em trở nên sung túc, giàu có. Vợ chồng người em còn đem tiền và gạo giúp đỡ mọi người trong vùng. 
Chuyện đến tai người anh. Người em không giấu diếm kể hết sự việc. Lòng tham nổi lên, người anh bèn gạ đổi gia tài của mình để lấy cây khế. Vợ chồng người em đồng ý, thế là anh ta chuyển về chỗ người em ở. Mùa khế ra hoa kết trái năm sau tôi lại đến ăn như lần trước. Người anh cũng than thở với tôi y như người em. Tôi vẫn đáp:
- Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng.  
Anh ta vui mừng khôn xiết, nhưng hai vợ chồng người anh lại may một cái túi to đến mười hai gang. Tôi đưa anh ta đến đảo lấy vàng. Đến nơi, anh ta hoa cả mắt, hì hục nhét vàng bạc châu báu chật cứng cả cái túi mười hai gang và cố gắng nhét đầy mọi chỗ trên người mình. Lúc trở về, ì à ì ạch leo lên lại tụt xuống mãi hắn mới bò lên được lưng tôi. Nhưng vì nặng quá, tôi phải vỗ cánh đến mấy lần mới nhấc mình lên khỏi mặt đất được. Đường về nhà hắn phải bay qua biển rộng, phần vì chở quá nặng, phần vì có một luồng gió bất chợt thổi đến, tôi không giữ được thăng bằng, bèn nghiêng cánh hất hắn và cả túi vàng xuống biển sâu.
Câu chuyện qua đã lâu nhưng vẫn nhắc nhở mỗi người không nên tham lam. Tham lam sẽ nhận lại hậu quả thích đáng.

minh tra loi truoc nha