Hãy Viết 1 đoạn văn suy nghĩ của em về Bài văn bài Hai Biển Hồ (khoảng 9 dòng ngắn)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết!
Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của Đại thi hào Nguyễn Du. Tác giả tiếc thương cho Tiểu Thanh, bất bình oán trách những người đã gây ra bất hạnh cho Tiểu Thanh. Từ sự đồng cảm, nhà thơ nâng lên thành triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập. Nguyễn Du tự coi mình “cùng hội cùng thuyền”, cùng số phận và bi kịch với nàng. Từ sự thương người, tác giả đột ngột chuyển sang thương mình. Tác giả băn khoăn: không biết người đời sau có ai “khóc” cho mình không? Nhà thơ mong người đời sau sẽ đồng cảm và sẻ chia với mình. Bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” không chỉ là niềm cảm thông của tác giả đối với số phận nàng Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnh, mà còn tâm sự sâu kín của nhà thơ. Qua đó, ta thấy Nguyễn Du là người nghệ sĩ có trái tim nhân đạo, giàu tình thương yêu, trân trọng tài năng và vẻ đẹp con người.
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.Cảm ơn bà đã cho em hiều thêm về người phụ nữ ngày xưa được dối xử ra sao
Tham khảo:
Sau bao năm bôn ba nước ngoài, Người được trở về với dân tộc Việt Nam. Bác chọn quê hương Cao Bằng, nơi rừng núi hoang vu để làm nơi sống và hoạt động cách mạng. Bài thơ đã khắc họa cuộc sống của người nơi đây với nhịp sống đều đặn (sáng ra – tối vào) và chan hòa với thiên nhiên: bờ suối, hang đá, bẹ, rau măng, bàn đá. Cuộc sống của Người nơi núi rừng khó khăn, thiếu thốn trăm bề, Bác chỉ ăn những thức sẵn từ núi rừng và ngủ trong hang đá lạnh tối. Nhưng Người không cảm nhận đó là sự thiếu thốn, gian truân, câu thơ với nhịp thơ nhịp nhàng gợi ra một tâm thế ung dung, Người hài lòng với cuộc sống hiện tại. Đằng sau cuộc sống mộc mạc, giản dị ấy là công việc lớn lao mà Bác đang theo đuổi, là phong trào cách mạng đang cần sự chỉ đạo sáng suốt của Người. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. Và với người chiến sĩ cách mạng, cuộc đời ấy “thật là sang”, đó là cái sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng, được phấn đấu cho lí tưởng độc lập cho dân tộc là con đường mà cả cuộc đời Người theo đuổi. Niềm vui lớn của Người không phải "thú lâm tuyền" đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào. Qua Tức cảnh Pác Bó, ta thấy được một nếp sống giản dị, thanh cao và phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng của Bác.
1)
Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xă hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.
2)
Nhà thơ có tâm sự u hoài, đứng trước không gian vời vợi bao la: trời, non, nước. Khung cảnh càng rộng lớn thì con người càng bé nhỏ cô đơn. Và như vậy chỉ có ta với ta, mình với mình mà thôi. Ta là cá nhân nữ sĩ - con người của vật chất đối diện với ta - con người của tâm hồn.Một mình dối diện với không gian cảnh vật, với cuộc sống và để rồi với chính mình. Trong lòng thi nhân chất chứa bao nỗi niềm biết chia sẻ cùng ai? Một mảnh tình riêng trong một khối tình rộng lớn có chăng mình lại nói chuyện với mình. Nỗi buồn được nhân lên gấp bội. Đây là tâm sự của chính tác giả và cũng là tâm sự của những con người xót xa trước thế sự đổi thay, của những thế hệ từng sống với quá khứ, xót xa với thực tại.Có rất nhiều những nhà thơ mượn cảnh để tả tình,nhưng có lẽ thành công nhất là Bà Huyện Thanh Quan. Hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức biểu cảm. Điều đáng nói ở đây là bà đã lựa chọn được những tín hiệu nghệ thuật đắt giá để từ đó diễn tả tâm sự của chính mình. Trong bài thơ đã có đầy đủ cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng nhà thơ gửi gắm vào đó. Lời thơ nghe xúc động bồi hồi làm cho người đọc cũng băn khoăn day dứt.
Mình có bài này đây, bạn đọc thử rồi Thanks mình nhé!!
BÁNH TRÔI NƯỚC
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là bài thơ đa nghĩa.
Tác giả tả thực cái bánh trôi nước, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường phen (lòng son), dạng bánh “tròn”, sắc bánh “trắng”, được luộc trong nồi nước sôi “bảy nổi ba chìm”. Nữ sĩ viết về một món ăn dân tộc, với tất cả lòng yêu mến tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam. Bài thơ giàu tính nhân dân.
Bài thơ còn mang hàm nghĩa độc đáo.
Câu 1 có 2 tiểu đối: “Thân em vừa trắng” // “lại vừa tròn”, gợi tả chất bánh ngon lành, tinh khiết, chiếc bánh xin xắn, dân đã bình dị đáng yêu, hàm ẩn sự duyên dáng, trinh trắng, vẻ đẹp xinh xắn của người thiếu nữ Việt Nam. Hai tiếng “Thân em” không chỉ nhân hoá chiếc bánh trôi nước, thể hiẹn một cách nói đậm đà màu sắc dân gian (“thân em” như hạt mưa sa…, thân em như tấm lụa đào…) mà còn ngợi ca đức tính khiêm nhường, kín đáo duyên dáng của người con gái làng quê.
Hai câu 2, 3, ngôn ngữ tương phản: “rắn” với “nát”, nghĩa đen là bánh ngon hay bánh không ngon; nghĩa bóng là hạnh phúc hay bất hạnh, đều tuỳ thuộc vào “tay kẻ nặn”, vào người cha, người chồng… vào lễ giáo phong kiến, vào số phận. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.
Hai câu 3, 4 cấu trúc: “mặc dù… mà … vân …” nhằm khẳng định một tâm thế.
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
“vẫn giữ” biểu thị một thái độ kiên trinh, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắt son thuỷ chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách Xuân Hương. Bài thơ nói về bánh trôi nước, một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm cảm thông và tự hào đối với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, nó có giá trị nhân bản đặc sắc.
Chúc bạn làm bài tốt!!!!
tham khảo
“Ngày hôm nay có thể trở thành một ngày đầy sinh lực với bạn – và với người khác – nếu bạn bỏ thời gian để trao cho ai đó nụ cười, để thốt lên một lời tử tế, để chìa tay ra cho người đang cần giúp đỡ, để viết một lời cảm ơn, để cho đi một lời khuyến khích với người đang cố gắng vượt qua rắc rối, để chia sẻ một phần tài sản vật chất với những người xung quanh”. (William Arthur Ward). Thật vậy, niềm vui lớn nhất trong cuộc sống chính là được giúp đỡ người khác, để ta thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn, thoải mái hơn. Cho đi những gì mình có thể, cái mà ta nhận lại được chính là những món quà mang giá trị tinh thần vô cùng quý giá. Thế nhưng ở thế giới này, đâu phải ai cũng có một tấm lòng yêu thương và biết sẻ chia cho người khác. Và câu chuyện “Hai biển hồ” sẽ làm rõ cho chúng ta hơn về điều đó.
Biển Chết và Biển hồ Galile đều đón nhận nguồn nước từ dòng sông Gioóc Đăng. Biển Chết đón nhận và chỉ giữ cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước luôn mặn chát. Đúng với cái tên của nó, không có một sự sống nào tồn tại xung quanh đó cả. Cá không thể sống, người không muốn đến gần. Ngược lại, Biển hồ Galile sau khi nhận nước rồi tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ đó nước hồ luôn trong sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú, con người. Đây là một trong những Biển Hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất trên thế giới. Một câu chuyện mang đến cho ta những bài học vô cùng thú vị về địa lí và thế giới xung quanh. Nhưng nó cũng dạy cho ta một bài học vô cùng quý giá về quy luật của cuộc sống – đó chính là cho và nhận. Sỡ dĩ Biển Chết bị mọi vật xa lánh là vì nó tham lam, ích kỷ, chỉ muốn giữ lại nước cho nó. Biển hồ Galilê được vạn vật yêu quý chính nhờ nó biết mở lòng mình, san sẻ cho mọi thứ xung quanh. Bởi lẽ, sống là phải cho đi chứ đâu chỉ nhận cho riêng mình.
Cho là cống hiến, nhận là hưởng thụ. Cống hiến những gì mình đang có cho mọi người để rồi hưởng thụ lại được nhiều điều mới mẻ? Đối với bản thân, ta tự cho ta cơ hội, tìm cho ta những điều mới mẻ ắt sẽ nhận lại niềm vui. Ta mở lòng, đón nhận mọi người xung quanh chẳng phải sẽ nhận được tình yêu thương vô hạn. Trong mối quan hệ trong gia đình, nó không chỉ đơn thuần là hai chữ cho và nhận. Mà nó còn là sự chăm sóc, yêu thương giữa người lớn trẻ nhỏ, giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ với con cái, giữa các anh chị em trong nhà. Một gia đình biết yêu thương, san sẻ chắc hẳn là một gia đình có nhiều hạnh phúc. Đi xa hơn trong xã hội, đó là sự đồng cảm, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, những số phận lầm than, kém may mắn. Ta dễ bắt gặp hình ảnh một bạn học sinh giúp cụ già qua đường, một nhóm tình nguyện viên quyên góp ủng hộ cho những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Đó có thể là những đứa trẻ mồ côi, hay những người vô gia cư, các cụ già trong viện dưỡng lão. Không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, miền núi hay đồng bằng, tất cả những nhịp tim đều hòa chung một nhịp đập. Nó gắn kết con người Nó gắn kết người với người. Nó làm cho mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, cảm thông và yêu thương nhau hơn. Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy.Con người sống với nhau rất cần sự yêu thương, san sẻ yêu thương, san sẻ chính là hạt giống của tâm hồn mỗi người.
Trong tình hình thế giới đang khủng hoảng vì dịch Covid – 19, thì giá trị của cho và nhận càng thể hiện rõ hơn. Có thể thấy, những nghệ sĩ Trung Quốc, Hàn Quốc… sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu USD để ủng hộ cho người bị nhiễm bệnh. Các nhóm tình nguyện viên phát khẩu trang, nước rửa tay miễn phí cho người dân nghèo. Nhà nước Việt Nam phát suất cơm 200 nghìn và bánh mì cho 22 người Hàn Quốc nằm trong vùng bị nhiễm trong chuyến bay sang Việt Nam, chữa trị khỏi bệnh cho 2 cha con người Trung Quốc dương tính với nCoV. Và thiêng liêng hơn cả, là những bác sĩ, những thiên thần áo trắng đã thầm lặng hi sinh ngoài tiền tuyến, để cứu giúp mọi người. Nhiều người đã lặng lẽ nằm xuống trên chiến trường chống dịch. Họ xứng đáng nhận lại được lòng biết ơn vô hạn của người người trên thế giới. Nghĩa cử cao đẹp đó luôn được tôn vinh mãi mãi. Jean Jacques Rousseau từng nói “Khi một người chết đi, anh ta nắm trong tay chỉ những gì mình đã cho đi khi còn sống”.
“Con ơi, đừng để mẹ ở lại đây mà…” Tiếng khóc của người mẹ xé lòng người nghe. Đứa con đem người mẹ vào viện dưỡng lão chỉ vì ý nghĩ “Già rồi, ở đó cho con cái đỡ cực”. Lại bắt gặp được tiếng khóc của người vợ “Anh ơi, em đau lắm, đừng đánh em nữa anh ơi!” Hóa ra, trong cuộc sống vẫn còn những kẻ tham tham, ích kỷ và thiếu đi lòng yêu thương, thậm chí còn mất đi nhân tính. Con cái không muốn phụ dưỡng cha mẹ lúc về già, có người còn nói: “Già rồi. Chết đi cho khỏi phiền con cháu”. Đau lòng biết mấy, họ là người sinh ra chúng ta, nuôi chúng ta khôn lớn thành người, dõi theo từng bước chân nhưng khi già yếu lại bị chính con của họ hất hủi. Đó là nỗi bất hạnh. Vợ chồng chung sống với nhau, chỉ vì một chút ghen tuông mù quáng mà đánh mất đi người đã yêu thương mình, bên cạnh mình lúc khó khăn. Ta có thể đọc được những thông tin vợ chồng chém giết lẫn nhau vì những tranh cãi nhỏ nhặt đời thường. Sao họ có thể vô nhân tính như vậy? Lại có anh em ruột thịt giết nhau vì mâu thuẫn trong gia đình. Đến đây có lẽ sẽ khiến người ta câm lặng hay thức tỉnh lương tri. Không, đó là những việc đáng để lên án. Bởi vì lòng ích kỷ cá nhân, mà họ đã đánh mất đi những điều quý giá nhất trong cuộc sống. Khi nhìn lại, chắc hẳn những điều đó sẽ làm họ nuối tiếc hay hối hận cả một đời.
Cho đi là tốt, là hành động cao đẹp. Nhưng trong cuộc sống, lòng tốt phải được đặt đúng chỗ. Có những kẻ lợi dụng lòng tốt của chúng ta để làm việc xấu. Lòng tốt rõ ràng là đáng quý, đáng trân trọng nhưng một khi chúng ta đem trao gửi nó ở một nơi không đáng trao thì khi đó lòng tốt sẽ trở thành một con dao sắc nhọn đâm ngược lại trái tim chúng ta. Sẽ đau lắm đấy!
Câu chuyện đem lại bài học có ý nghĩa về Cho và nhận. Biển chết như một biểu tượng cho loại người ích kỷ, thiếu lòng vị tha, nhân hậu, chỉ biết sống cho riêng mình, biết nhận mà không có cho. Cuộc sống như thế chỉ là tồn tại vô nghĩa. Biển Galile là biểu tượng cho những người sống vì người khác, mở rộng tấm lòng cho và nhận, nhờ thế luôn được sống cuộc sống có ý nghĩa, chan hòa và có ích với xung quanh. Chính cách nhìn và thái độ sống đã chi phối hoàn cảnh sống, tác động đến các mối quan hệ với xung quanh, làm cho nó xấu đi và trở nên tốt đẹp hơn.
Quyền lực, tiền bạc không thể cải biến một con người. Nó chỉ có thể bộc lộ tự ngã chân chính của người đó. Hạnh phúc là khi sử dụng thời gian, tiền bạc, niềm vui của bạn thân sản se cho vạn vật, thiên nhiên trong cuộc sống. Cuộc sống cần có sự đồng cảm chia sẻ, có cho và nhận. Đây không chỉ là một thái độ sống cần có để duy trì cuộc sống mà còn là một thái độ sống nhân văn, mang ý nghĩa cao đẹp của xã hội con người.
hơi dài