K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2022

em lớp 7 ạ

7 tháng 4 2022

Ủa:)?

Tham khảo
 Câu nghi vấn  loại câu dùng để hỏi, nêu lên điều chưa rõ về sự vật, sự việc… và cần được giải đáp. Câu nghi vấn thường sử dụng những từ nghi vấn ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)

27 tháng 1 2022

Tham khảo

Câu nghi vấn là loại câu dùng để hỏi, nêu lên điều chưa rõ về sự vật, sự việc… và cần được giải đáp.

Câu nghi vấn thường sử dụng những từ nghi vấn ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)… không, (đã,… chưa…) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).

Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?a) Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)b) Tại sao con người lại phải khiêm...
Đọc tiếp

Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

a) Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:

- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.

(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)

c) Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.

(Theo Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo)

d) Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:

- Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?

- Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây! Hừ hừ…

- Đùa chơi một tí.

- Hừ … hừ … cái gì thế?

- Con mụ Cốc kia kìa.

Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:

- Chị Cốc béo xù đứng trước của nhà ta ấy hả?

- Ừ.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

1
18 tháng 3 2019

a, Câu nghi vấn: "Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?"

  b, " Tại sao con người lại phải khiếm tốn như thế?

  c, " Văn là gì?", "Chương là gì?"

  d, + "Chú mình muốn cùng tớ vui đùa không?"

   + "Đùa trò gì?"

   + "Cái gì thế?"

   + " Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?"

  - Đặc điểm của các câu nghi vấn:

   + Hình thức: Có dấu hỏi chấm khi viết, có các từ nghi vấn: gì, không, hả, gì thế

   + Nội dung: Mục đích dùng để hỏi

29 tháng 11 2021

D

29 tháng 11 2021

Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về sống khiêm tốn

A.

Sự khiêm tốn giúp cá nhân trở nên được yêu mến và được tôn trọng.

B.

Sự khiêm tốn giúp người ta gặp thu lợi trong cuộc sống

C.

Sự khiêm tốn giúp tăng cường khả năng học hỏi.

D.

Sự khiêm tốn sẽ giúp cá nhân có tất cả mọi thứ mình muốn có, luôn cảm thấy hài lòng những các mình đã có.

23 tháng 12 2017

- Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn.

- Những câu ở dạng định nghĩa:

    + Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.

    + Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.

    + Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.

    + ... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Cách giải thích:

    + Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.

    + Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.

Vậy giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.

 Cho  đoạn văn sau: Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác.Người có tính khiêm...
Đọc tiếp

 Cho  đoạn văn sau:

 Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác.

Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

 a) Đoạn văn sd phuơng pháp giải thích j?

b) đoạn 1 có câu hỏi "Vậy khiêm tốn là gì" ở đoạn 2 chúng ta có thể đặt câu hỏi j?

1
17 tháng 3 2019

a)  Phương pháp giải thích là lập luận c/m

b) Như vậy, người kiêm tốn là như thế nào.

Mình cũng ko chắc

Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểunhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôinổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đờisống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tìnhcảm, những...
Đọc tiếp

Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu
nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi
nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời
sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình
cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu
gương sáng trong thế giới ngày nay.”
Câu 1: Câu in đậm thuộc kiểu câu gì?
Câu 2: Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phương pháp lập luận nào?
Câu 3: Em hiểu tại sao tác giả lại cho rằng đời sống của Bác Hồ là “đời sống thực sự văn
minh”? Theo em, ngày nay, chúng ta có cần học tập “đời sống văn minh” của Bác hay không?
Vì sao?

2
13 tháng 3 2020

:D Câu in đậm là câu nào vậy?????

13 tháng 3 2020

câu in đậm là câu : Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác Hồ sống khắc khổ theo lối nhà tu hành ,thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật

CUỘC ĐỜI KHÔNG TRÒN TRỊA   Một người tàn tật đi đến thiên đường tìm Thượng Đế. Ông ta trách móc Thượng Đế không cho ông ta một thân thể lành lặn. Thượng Đế liền giới thiệu ông ấy làm quen với một người, người này vừa qua đời và được lên thiên đường. Người này xúc động nói với người tàn tật: "Anh nên bằng lòng với cuộc sống hiện tại của bản thân đi, hỡi anh...
Đọc tiếp

CUỘC ĐỜI KHÔNG TRÒN TRỊA

   Một người tàn tật đi đến thiên đường tìm Thượng Đế. Ông ta trách móc Thượng Đế không cho ông ta một thân thể lành lặn. Thượng Đế liền giới thiệu ông ấy làm quen với một người, người này vừa qua đời và được lên thiên đường. Người này xúc động nói với người tàn tật: "Anh nên bằng lòng với cuộc sống hiện tại của bản thân đi, hỡi anh bạn của tôi, bởi vì ít ra thì anh vẫn còn sống."

   Một người thất bại trên chốn quan trường bị đẩy xuống làm một người bình thường. Ông ta trách móc Thượng Đế không cho mình quyền cao chức trọng. Thượng Đế liền giới thiệu người tàn tật với ông ta. Người tàn tật nói: "Phải biết bằng lòng với bản thân đi, ít ra thì thân thể của ông vẫn còn lành lặn".

   Một thanh niên đến tìm Thượng Đế, anh ta phàn nàn với Thượng Đế rằng, mọi người không tôn trọng và coi trọng anh. Thượng Đế giới thiệu anh ta làm quen với người thất bại trên chốn quan trường. Người đó nói với anh thanh niên: "Anh phải biết bằng lòng đi, ít ra anh còn trẻ, đường đi phía trước của anh còn dài lắm".

   Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện trên.

Bài làm

Cuộc đời! Đôi khi không như ta mong đợi! Có lúc nó gian nan, khổ cực, tuyệt vọng; có lúc thì lại may mắn, vui vẻ, hạnh phúc. Mỗi người có một cuộc đời khác nhau. Nhưng không có cuộc đời nào tròn trịa, hoàn hảo cả. Hầu như, mọi người đều nghĩ là tất cả là tại Thượng Đế. Trách móc Ngài không có lòng thương người, không giúp cho mọi người có những cuộc đời tròn trịa. Nhưng không phải thế! Cuộc đời tròn trịa và tươi đẹp nhất là cuộc đời của những ai biết vượt lên khó khăn, gian khổ. Biết tự mình tạo ra cuộc đời cho chính bản thân mình mà không phụ thuộc vào ai cả. Thượng Đế không cho cuộc đời nào tròn trịa cả bởi vì ngài muốn chính con người phải biết vượt qua nó, đó chính là thử thách của ngài dành cho chúng ta.Vậy mà ta lại không biết điều đó. Ước gì mọi người chúng ta đều biết yêu thương, quý trọng cuộc đời của mình. Phải thấy biết ơn khi mình được sinh ra, được sống và được làm việc. Có những cuộc đời rủi ro, bất hạnh vì mới sinh ra đã kết thúc. Nhưng lại có những cuộc đời may mắn vì được sống lâu, làm ăn phát đạt. Nhưng ta có biết rằng đó chính là món quà quý giá nhất mà Thượng Đế ban tặng cho ta. Mọi người không những không biết ơn món quà đó mà lại còn than thở, trách móc Thượng Đế - người đã tặng cho họ món quà ấy.  Tại sao Thượng Đế lại không dạy cho ta rằng đó là cách Người đánh giá một con người khi mà ta còn sống? Mà đến khi họ mất đi rồi, Ngài mới cho họ biết để rồi họ hối hận và tự trách móc mình là tại sao lúc còn sống mình lại không làm như thế? Nhưng Ngài không sai, nếu lúc họ còn sống, Ngài dạy cho họ cách sống thì đó đâu phải là cuộc đời nữa! Ngài muốn con người tự biết định hướng cho tương lai, biết tự hối hận với quá khứ và biết bằng lòng với hiện tại. Đó mới là cuộc đời, cuộc sống! Những người biết vậy là những người hạnh phúc và có cuộc đời tròn trịa. Cuộc đời ta tròn trịa khi ta biết bằng lòng với chính mình:

                                             “Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
                                            Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”

                                                                      (Nguyễn Quang Hưng)

0