K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2022

Tham khảo;

Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây  đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó  ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt  luôn hiếu thảo với cha mẹ

Tham khảo:
Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ.

6 tháng 4 2022

Tham khảo
 

Kho tàng tục ngữ của ông cha ta đã để lại rất nhiều bài học quý giá. Một trong số đó là câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Hình ảnh “một cây” nhằm chỉ số ít, còn “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức. Qua hình ảnh trên, ông cha ta muốn khẳng định về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.

Đây là một lời khuyên vô cùng đúng đắn đã được chứng minh từ trong lịch sử dân tộc cho đến ngày hôm nay. Trong những năm đất nước ta phải đối mặt với giặc ngoại xâm, tinh thần đó đã được thể hiện mạnh mẽ nhất. Hơn một nghìn năm nhân dân ta chịu ách nô lệ của triều đình phong kiến phương Bắc. Nhưng ở bất kì giai đoạn nào cũng có bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù. Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông...

 

Ngày hôm nay, khi đất nước được tự do, độc lập. Con người được hưởng ấm no, hạnh phúc. Nhưng vẫn có những hiểm họa khác đe dọa đến cuộc sống bình yên đó như thiên tai, dịch bệnh. Thì sự đoàn kết lại càng được thể hiện mạnh mẽ. Cả thế giới đã phải ngưỡng mộ trước tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong đại dịch Covid-19. Khi nhiều cường quốc trên thế giới phải điêu đứng trước dịch bệnh, thì Việt Nam vẫn tự hào là nước kiểm soát dịch bệnh tốt. Những biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chính sách hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch… của nhà nước. Những hành động hỗ trợ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân. Những hành động thể hiện trách nhiệm cộng đồng của các y bác sĩ… Tất cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Thật tự hào khi Việt Nam là nước dám lựa chọn đánh đổi phát triển kinh tế để bảo vệ tính mạng của người dân.

Quả là, đoàn kết đem đến sức mạnh to lớn, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ý thức được điều đó, mỗi học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự đoàn kết được thể hiện qua những hành động đơn giản như biết giúp đỡ bạn bè gặp hoàn cảnh khó khăn, không đánh nhau chửi nhau…

Tóm lại, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã đem đến cho chúng ta bài học vô cùng ý nghĩa. Mỗi người hãy giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

6 tháng 4 2022

refer

Kho tàng tục ngữ của ông cha ta đã để lại rất nhiều bài học quý giá. Một trong số đó là câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Hình ảnh “một cây” nhằm chỉ số ít, còn “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức. Qua hình ảnh trên, ông cha ta muốn khẳng định về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.

Đây là một lời khuyên vô cùng đúng đắn đã được chứng minh từ trong lịch sử dân tộc cho đến ngày hôm nay. Trong những năm đất nước ta phải đối mặt với giặc ngoại xâm, tinh thần đó đã được thể hiện mạnh mẽ nhất. Hơn một nghìn năm nhân dân ta chịu ách nô lệ của triều đình phong kiến phương Bắc. Nhưng ở bất kì giai đoạn nào cũng có bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù. Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông...

 

Ngày hôm nay, khi đất nước được tự do, độc lập. Con người được hưởng ấm no, hạnh phúc. Nhưng vẫn có những hiểm họa khác đe dọa đến cuộc sống bình yên đó như thiên tai, dịch bệnh. Thì sự đoàn kết lại càng được thể hiện mạnh mẽ. Cả thế giới đã phải ngưỡng mộ trước tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong đại dịch Covid-19. Khi nhiều cường quốc trên thế giới phải điêu đứng trước dịch bệnh, thì Việt Nam vẫn tự hào là nước kiểm soát dịch bệnh tốt. Những biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chính sách hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch… của nhà nước. Những hành động hỗ trợ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân. Những hành động thể hiện trách nhiệm cộng đồng của các y bác sĩ… Tất cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Thật tự hào khi Việt Nam là nước dám lựa chọn đánh đổi phát triển kinh tế để bảo vệ tính mạng của người dân.

Quả là, đoàn kết đem đến sức mạnh to lớn, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ý thức được điều đó, mỗi học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự đoàn kết được thể hiện qua những hành động đơn giản như biết giúp đỡ bạn bè gặp hoàn cảnh khó khăn, không đánh nhau chửi nhau…

Tóm lại, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã đem đến cho chúng ta bài học vô cùng ý nghĩa. Mỗi người hãy giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

16 tháng 10 2016
Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để con cháu đời sau hưởng lạc.
Trong xã hội ta, không ít người sống ích kỉ, không giúp đỡ bao che cho người khác.
Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã giảng dạy cho chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh.
Phòng tranh có trình bày nhiều bức tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng.
Trả lời:
- Thay hưởng lạc bằng hưởng thụ;
- Thay bao che bằng đùm bọc hoặc che chở;
- Thay giảng dạy bằng dạy;
- Thay trình bày bằng trưng bày.
17 tháng 10 2017

- Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để con cháu đời sau hưởng thụ

- Trong xã hội chúng ta, không ít người sống ích kỉ, không giúp đỡ che chở cho người khác

- Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã dạy cho chúng ta lòng biết ơn thế hệ cha anh

- Phòng tranh có trưng bày nhiều bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng

2 tháng 3 2022

tham khảo : 

Ca dao xưa có câu:

Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Đế nói lên rằng: bất cứ ai cũng có cội nguồn, gốc rễ và câu ca dao như lời nhắc nhở đối với mỗi chúng ta là hãy biết trân trọng, biết ơn những thế hệ đi trước và đó cũng chính là đạo lí muôn đời được thể hiện ở câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là đạo lí cao đẹp thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với lớp cha anh đi trước, những người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước, những người đã ngày đêm lao động miệt mài để chúng ta có thể hưởng cuộc sống ấm no đầy đủ. Câu ca dao mang ý nghĩa sâu sắc, khẳng định một lẽ sống có tình nghĩa, thủy chung, ân tình. Truyền thống biết ơn đó đã được gìn giữ phát huy từ xưa cho đến nay.

Đầu tiên có thể kể đến là cha mẹ, những người đã có công sinh thành ra ta nuôi ta lớn khôn. bố mẹ luôn là người yêu thương chăm sóc ta nhiều nhất ngay từ khi chập chững bước những bước đi đầu tiên, mẹ đã dìu ta bước đi và nâng chúng ta dậy sau mỗi lần ngã, cha mẹ còn là người bên ta động viên an ủi ta trước những thất bại trong cuộc sống. Bố mẹ có thể dốc toàn bộ sức lực của mình để mong ta trở thành người có ích cho xã hội. Và khi đến trường, thầy, cô chính là cha mẹ thứ hai của ta, dạy cho ta những tri thức khoa học, dạy ta nên người nên ta cũng phải biết ơn bằng những việc làm như ngoan ngoãn học giỏi đề không phụ lòng tin của cha mẹ, thầy cô giáo.

Đối với chúng ta mỗi khi bưng bát cơm dẻo thơm lại phải nhớ đến công lao của người nông dân “một nắng hai sương” vất vả cấy trồng. Vào những ngày hè thì “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”, những ngày đông giá rét thì “Bầm ra ruộng cấy Bầm run. Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non…”. Để rồi những cái nắng, cái lạnh ấy đem lại cho ra bát cơm ngon ngọt:

 

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Những câu tục ngữ, ca dao nói về sự vất vả của người nông dân để làm ra bát cơm cũng phần nào đã bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với họ.

Còn đối với những người lao động trí óc ta cũng cần biết ơn họ, dẫu họ không làm ra những sản phẩm trực tiếp nuôi sống chúng ta nhưng họ đã góp một phần lớn vào việc làm cho đời sống của chúng ta ngày càng hiện đại, nhàn hạ. Đó là những loại máy móc công nghiệp, những sản phẩm dân dụng, những thiết bị phục vụ cuộc sống. Cuộc sống ngày càng đổi thay, những con đường chúng ta đi, những ngôi nhà chúng ta ở, đều do bàn tay người lao động làm ra. Do đó, chúng ta phải biết ơn họ bằng cách giữ gìn trân trọng những công trình mà họ đã vất vả tạo nên. Hàng năm, chúng ta cũng có những cuộc thi trao giải nhằm tìm kiếm nhân tài, động viên khuyến khích họ trên con đường khoa học.

Đọc một tác phẩm văn học nghệ thuật hay, chúng ta cũng phải biết ơn những người nghệ sĩ đã nhọc nhằn hôm sớm làm ra những sản phẩm tinh thần giúp cho đời sống tâm hồn của mỗi người thêm tươi đẹp. Để biết ơn những người nghệ sĩ ấy, nhà nước ta hàng năm cũng có những chính sách nhằm động viên khuyến khích họ hãy phát huy hơn nữa nguồn sáng tạo của mình để phục vụ cho nhân dân tốt hơn.

Ngày nay được sống trong tự do, ấm no, hạnh phúc chúng ta không được quên những ngày chiến đấu anh dũng của cha anh. Họ đã hi sinh cả cuộc đời, cả tuổi thanh xuân để đem lại hòa bình, tự do cho nhân dân ta. Bởi vậy, chúng ta phải luôn biết ơn họ bằng những hành động cụ thể, thể hiện tấm lòng thành kính đền ơn đáp nghĩa như các ngày 27 tháng 7 là ngày thương binh liệt sĩ, ngày 22 tháng 12 là ngày quân đội nhân dân, các lễ hội như Đền Hùng, lễ hội Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Thánh Gióng… chúng ta lại đến thăm những gia đình thương binh liệt sĩ, động viên, thăm hỏi các anh, các chú những người đã hi sinh một phần xương máu để đem lại niềm hạnh phúc cho con cháu. Đối với những gia đình liệt sĩ, hàng năm, chúng ta cũng tổ chức các cuộc thăm hỏi động viên về mặt tinh thần cũng như vật chất, giúp cho những người thân của gia đình bớt đi phần nào nỗi đau mất người thân. Chúng ta còn có những chính sách như xây dựng nhà tình nghĩa giúp các bố mẹ của các liệt sĩ có nơi ăn chốn ở. Những em học sinh cũng thường xuyên tổ chức các buổi đến giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ họ những công việc vặt để động viên tinh thần. Những hành động đó chính là chúng ta đang thực hiện tốt câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn”.

Tất cả những hành động trên đã thể hiện phần nào lòng biết ơn của thế hệ sau đối với những người có công với đất nước, đối với xã hội.

Trong xã hội cũng có một số ít những người vì đồng tiền mà bất chấp cả đạo lí làm người, họ luôn coi trọng đồng tiền mà quên đi ơn nghĩa của những người đi trước, quên công lao dưỡng dục của cha mẹ thầy cô, có người cậy có tiền chỉ biết đưa tiền về cho cha mẹ mà chẳng mấy khi chăm sóc, có khi còn cho các cụ vào viện dưỡng lão khiến cha mẹ họ phải sống cô đơn. Họ là những người cần phải lên án, phê phán để từ đó nâng tầm nhận thức của con người đối với những người có công với đất nước, với cá nhân mỗi con người.

Như vậy, có thể thấy bất cứ thời đại nào thì những người dân Việt Nam vẫn một lòng ghi tạc đạo lí “Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là đạo lí ngàn đời chúng ta sẽ mãi mãi tiếp bước. Nó chính là nguồn sức mạnh vô tận giúp cho nhân dân ta đoàn kết vững bước trên con đường dựng xây đất nước.

9 tháng 3 2022
Các ngày lễ lớn như: thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc…Tinh thần ghi nhớ công ơn về các anh hùng liệt sĩ ngã xuống vì dân tộc, các cuộc đền ơn đáp nghĩa…
9 tháng 3 2022

đề bài hỏi em cần làm j cơ mà bạn

12 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

Lòng biết ơn đối với người khác, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu nói về một đạo đức tốt được ông bà ta răn dạy con cháu từ đời này qua đời khác. Chúng ta là một thế hệ đi sau phải biết khắc cốt, ghi tâm công lao trời biển đó của người xưa, đồng thời phát huy truyền thống quí báu đó.

Đây là một câu giáo huấn vô cùng sâu sắc về vấn đề đạo đức của một con người, khi có được những quả ngon ngọt để tận hưởng thì phải luôn nhớ đến công lao của người đã ra sức vun trồng chăm sóc hằng ngày. Qua hình ảnh đó người xưa luôn muốn dạy con cháu mình khi đạt được những thành công trong cuộc sống luôn phải nhớ đến những người đã cùng mình tạo ra thành công này.

Giống như để có một cuộc sống đầy đủ, không có chiến tranh thì biết bao lớp người đã phải chiến đấu và hi sinh nằm lại nơi đất Mẹ. Bát cơm ta ăn hôm nay cũng đã phải vất vả "một nắng hai sương” của những người nông dân thức khuya về muộn. Những công trình kiến trúc, những di sản văn hóa cũng là tài sản mà người đời trước đã để lại cho con cháu đời sau. Hay nói đến một minh chứng mà mọi người dễ thấy hơn đó chính là công lao của những đấng sinh thành, của những chuyến đò đã chở đến cho chúng ta những kiến thức vô cùng quí báu cho cuộc sống này. Và chúng ta sẽ có khi đặt câu hỏi "tại sao?”, và câu trả lời cũng sẽ rất đơn giản, bởi lẽ tình cảm thiêng liêng là cơ sở dẫn đến những hành động tốt đẹp ở đời. Trong mỗi gia đình dù nghèo khó hay sang giàu, đều sẽ dành một nơi thật trang nghiêm để thờ cúng tổ tiên, vẫn hàng năm đến hẹn lại tụ họp quây quần về với nhau để thắp một nén hương nhằm bày tỏ tấm lòng thầm kín "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", dù những người đã khuất không còn hiện hữu nhưng vẫn có một sức mạnh vô hình đâu đó vẫn dạy dỗ những con cháu đời sau. Đảng và nhà nước ta cần có những chính sách thiết thực hơn nữa để giúp đỡ các Mẹ anh hùng liệt sĩ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Nhưng không phải là tất cả, nhưng đâu đó một bộ phận của giới trẻ đã bị tha hóa, không còn nhớ thế nào gọi là biết ơn, vì họ chỉ biết cho bản thân của họ, ngay cả cha mẹ họ cũng buông lời chửi rủa hành hạ. Có trường hợp phận làm con trẻ lợi dụng chính sức lực của đấng sinh thành làm nguồn thu nhập chính. Lại có bộ phận rơi vào tình trạng ăn chơi mặc cho gia đình khó khăn phải vất vả lo tiền cho họ ăn học.

Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi con người. Nhận thức được điều đó chúng ta sẽ sống một cách tốt hơn, là một công dân có ích cho xã hội, giống như Bác đã từng nói "Có tài mà không có đức là một kẻ vô dụng”. Tuy nhiên nó cần trải qua một quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài suốt cả một đời.

12 tháng 3 2022

mình cả ơn nha

4 tháng 1 2018

nhà có nóc

cơ đồ

uốn cây

ăn lúa (chắc thế)

thì nên

vững như cây

nhớ thương

cho

                                          theo thứ tự đó

4 tháng 1 2018

Cảm ơn kết bạn với mình nhé

6 tháng 2 2018

- Hưởng thụ

- Che chở, cưu mang

- Dạy, dạy bảo, dạy dỗ

- trưng bày, bày…

11 tháng 4 2021

Được như thế thì nhờ vào khả năng thôi ạ