Giúp em với ạ !!! KỂ LẠI MỘT TRẬN ĐẤU THỂ THAO MÀ EM NGHE ĐƯỢC HOẶC ĐƯỢC XEM TRÊN TV
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Trước dịp nghỉ tết Nguyên Đán vừa qua, trường em có tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng. Đó là hội thi thể dục thể thao dành cho các khối lớp. Trong đó, em thích nhất là trận chung kết bóng đá của khối 3, giữa 2 lớp 3A chúng em và 3D. Mỗi đội có 5 cầu thủ, thi đấu 2 hiệp, mỗi hiệp gồm 15 phút. Đồng phục lớp 3A chúng em là màu đỏ, có thêu lôgo của lớp, còn các bạn lớp 3D là màu xanh. Trọng tài của trận đấu là thầy Tuấn, dạy thể dục trong trường. Khi thầy thổi còi báo hiệu trận đấu bắt đầu, cả 2 đội bước vào trận đấu với khí thế rất hăng. Xung quanh là tiếng hò reo cổ vũ nhiệt tình của 2 lớp và toàn trường. Đội trưởng đội bóng lớp em là Bạn An, cũng là thủ môn của đội. Bạn có tài bắt bóng cực đỉnh, khiến cho cầu thủ đội bạn muốn nhằm vào cung thành cũng khó mà xuyên qua đôi bàn tay lanh lẹ của thủ môn. Đổi lại, bên đội bạn các cầu thủ đều có thể lực rất tốt, bạn nào bạn nấy to, khoẻ, chạy rất nhanh. 10 phút đầu giờ trôi qua, 2 đội ngang sức ngang tài. Khi trọng tài thổi còi kết thúc hiệp 1, 2 đội vẫn chưa có bàn mở tỉ số. Sau 10 phút giải lao, hiệp 2 bắt đầu. Đội em thay đổi chiến thuật từ phòng thủ sang tấn công. Hai cổ động viên 2 đội được nhiều phen thót tim khi khả năng áp sát cung thành của 2 đội bóng đều như nhau. Phút bù giờ cuối cùng của hiệp 2, cả sân vận động như nổ tung với pha sút bóng siêu hạng của tiền đạo Anh Dũng lớp em. Từ khoảng cách xa, nhận được bóng từ đồng đội, Dũng xoay người, tung cú sút. Bóng bay lên góc trái của khung thành. Mặc dù thủ môn đội bạn đã cố bay người nhưng vẫn không thể cản phá. Trận bóng ấy thật hấp dẫn, 2 đội đã cống hiến hết sức mình cho thể thao
Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), quân của Nguyễn Huệ nước An Nam vượt sông Gián Thủy đánh bại quân phòng thủ của Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống), lại bắt toán quân Thanh tuần thám giết sạch. Ngày mồng hai, Tôn Sĩ Nghị được tin hoảng hốt ngự địch, ra lệnh Tổng binh Trương Triều Long mang ba ngàn quân tăng cường cho các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi để chống cự, lại ra lệnh cho Ðề đốc Hứa Thế Hanh mang một ngàn năm trăm tên, tự đốc suất một ngàn hai trăm tên để tiếp ứng. Quân Nguyễn Huệ tiến tới đông như ong, vây đồn bốn phía, đánh nhau một ngày một đêm, quân Thanh bị đánh tan bèn bỏ chạy.
Vào canh năm ngày mồng 5 Nguyễn Văn Huệ mang đại binh tiến đánh, thân tự đốc chiến, dùng một trăm thớt voi khỏe làm tiên phong. Rạng sáng quân Thanh cho kỵ binh nghênh đón địch, ngựa bị voi quần kinh hãi bỏ chạy, quân rút lui vào trại cố thủ. Phía ngoài trại, lũy đầy chông sắt, bên trong bắn súng ra cự địch. Vào giờ Ngọ quân Nguyễn bắn hỏa châu, hỏa tiễn tới tấp; lại dùng rạ bó to lăn mà tiến đều, khinh binh theo sau, trước ngã sau tiến lên một lòng quyết chiến, tại các trại quân Thanh đồng thời tan vỡ, quân Nguyễn thừa thắng chém giết, quân Thanh tử thương quá nửa.
Ðề đốc Hứa Thế Hanh thấy thế lực nhiều ít rõ ràng, bảo gia nhân đem ấn triện Ðề đốc mang đi, rồi ra sức đánh, bị chết tại trận. Lúc này quân địch càng bị giết càng nhiều, chia cắt quân Thanh từng nhóm rồi vây kín. Thống soái Tôn Sĩ Nghị mất liên lạc với Hứa Thế Hanh và các đại viên Ðề, Trấn; bèn ra lệnh Phó tướng Khánh Thành, Ðức Khắc Tinh Ngạch mang ba trăm quân đoạt vây chạy về phía bắc. Khi tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy đến bờ sông, thì số quân Thanh ba ngàn tên trú đóng tại bờ phía nam đã được Tổng binh Thượng Duy Thanh mang đi tiếp ứng cho Hứa Thế Hanh, bèn ra lệnh cho Tổng binh Lý Hóa Long vượt qua cầu nổi chiếm cứ bờ phía bắc, để tiện việc yểm hộ qua sông. Không ngờ Lý Hóa Long đi đến giữa cầu, trượt chân rơi xuống nước chết, số quân mang đi kinh hãi không biết làm gì. Tôn Sĩ Nghị ra lệnh Khánh Thành yểm hộ mặt sau bằng cách bắn súng điểu thương vào quân Nguyễn Văn Huệ đang truy kích, riêng mình tự mang quân theo cầu nổi lui về bờ phía bắc; rồi lập tức cho chặt đứt cầu nổi, cùng với bọn Khánh Thành rút lui về sông Thị Cầu.
Quân Thanh tại phía nam sông thấy cầu đã bị đứt chìm, không có đường về, bèn đánh trở lại thành nhà Lê. Các Tổng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Phó tướng Na Ðôn Hành, Tham tướng Dương Hưng Long, Vương Tuyên, Anh Lâm đều tử trận. Tri châu Ðiền Châu Sầm Nghi Ðống không được viện binh đành tự tử, số thân binh tự tử cũng đến hàng trăm. Quốc vương An Nam Lê Duy Kỳ vào lúc binh thua tới dinh Tôn Sĩ Nghị họp bàn, thấy Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, bèn hoảng hốt vượt sông chạy lên phương bắc, đến đây nhà Lê diệt vong.
Nguyễn Văn Huệ xua quân tiến vào thành, chiến bào mặc trên người nhuốm đen, do bởi thuốc súng. Ðề đốc Ô Ðại Kinh mang đạo quân Thanh tại Vân Nam xuất phát từ Mã Bạch quan vào ngày 20 tháng 11 năm ngoái, đến Tuyên Quang vào ngày 21 tháng 12; khi đến sông Phú Lương thấy cầu nổi bằng tre đã bị chìm đứt, nhìn sang bên kia bờ thấy lửa rực bốn phía, bèn triệt hồi Tuyên Quang, rồi lập tức lui vào trong nước.
Cuộc chiến vẫn còn tiếp tục, nhưng rõ ràng rằng phần thắng sẽ thuộc về những lý tưởng chiến đấu vì chính nghĩa. Tinh thần hy sinh và tài năng của dân tộc ta một lần nữa được khẳng định với bạn bè năm châu khi một lần nữa nhắc lại chiến công oai hùng.
Em đã được xem một trận chiến oanh liệt của quân và dân ta nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất nước. Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ (mật danh chiến dịch là "Trận Đình"), quân và dân ta gồm cả công binh, bộ binh và thanh niên xung phong mở đường thắng lợi đi vào chiến dịch. Với kế hoạch tác chiến Đông Xuân 53 54, quân và dân ta ra sức sửa đường, làm đường. Tại các bến đò, các đèo cao địch ném bom, bắn phá ác liệt, song công tác mở đường, thông tuyến vận chuyển vẫn bảo đảm tiến độ. Ở đường thuỷ, nhiều thanh niên, bộ đội nhiều ngày ngâm mình dưới nước lạnh buốt phá thác, phá ghềnh khai thông dòng chảy để các đoàn thuyền độc mộc, các bè mang đưa gạo thóc từ các nơi ra chiến dịch. Đặc biệt, là đường bộ, biết bao thanh niên nam nữ phá núi, phá đèo để bộ đội đưa pháo vào trận địa. Hình ảnh hàng dãy người kéo pháo lên núi thật gian khổ và dũng cảm biết bao. Bên cạnh đó là hình ảnh tấp nập của đông đảo dân công hỏa tuyến bằng quang gánh, bằng xe đạp thồ đưa lương thực, đạn dược ra tuyến đầu bất chấp mưa bom bão đạn của giặc.
Mở màn chiến dịch vào lúc 17 giờ ngày 13/03/54, pháo ta từ trên núi bắn cấp tập vào đồi Him Lam, phân khu Trung tâm, sân bay Mường Thanh. Quân địch khiếp sợ trốn chui trốn nhủi vào các hầm hào. Sau đó chúng phản công nhưng bị bộ dội ta đánh trả quyết liệt...
Ngày 30/3, chúng ta bước qua giai đoạn 2 với cuộc đánh chiếm các đồi phía đông , F, D, đặc biệt là trên đồi A1, cuộc chiến đã diễn ra hết sức gay go trên từng tấc đất. Nơi đây, địch cố thủ trong các hầm ngầm, địa đạo kiên cố. Quân ta ngày đêm đào biết bao giao thông hào, đặc biệt là đào hầm vào tận căn cứ của địch...
Đợt cuối cùng của chiến dịch là vào ngày 3/5 khi quân ta tiến sâu vào trung tâm, chỉ cách sở chỉ huy địch khoảng 300 mét. Giặc thả tiểu đoàn dù cuối cùng hòng giúp phá vòng vây chạy qua Lào. Nhưng toàn bộ pháo binh và đặc biệt đại đội hỏa tiễn 6 nòng bắn dồn dập đã phá tan âm mưu này. Lúc 21 giờ ngày 6/5, khối bột phá gần 1 tấn, đặt giữa đồi bằng đường ngầm đã nổ tung vang trời, và đó là lệnh tổng tiến công. Lúc 17g30 ngày 7/5, tướng Đờ Cát-tơ-ri cùng toàn bộ tham mưu đầu hàng. Ngọn cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch phất cao trên nóc hầm của tên tướng này.
Xem xong các trận đánh ác liệt trong bộ phim, em rất cảm phục tinh thần dũng cảm của bộ đội ta đã tạo nên một chiến thắng chấn động địa cầu như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Nhân ngày 26/3 vừa qua, tại sân vận động trường em có tổ chức trận thi đấu bóng đá chung kết giữa hai đội 5A và 5B. Mới sáng sớm, sân trường đã chật ních người. Em và Phong cũng đến sớm để tìm một chỗ ngồi sao cho dễ quan sát.
Sau lời tuyên bố khai mạc trận đấu của thầy Hiệu trưởng, hai đội lần lượt ra sân. Đội 5A các anh mặc áo đỏ quần xanh, đội 5B mặc áo xanh quần trắng. Hai đội làm thủ tục bắt tay nhau, chào khán giả. Tiếng còi của thầy Tổng phụ trách vừa cất lên hai đội đã lao vào cướp bóng. Đội trưởng 5A dẫn bóng rất hay, quả bóng đi lắt léo, luồn qua chân người này người khác khiến cho các cầu thủ 5B không làm cách nào lấy được bóng. Một cú đá cực mạnh từ xa bay vụt đầu thủ môn 5B lọt vào lưới, thủ môn 5B lặng lẽ vào khung thành nhặt bóng.
Sang hiệp 2, tình thế trận đấu càng hấp dẫn hơn, đội 5A liên tục tấn công buộc đội 5B phải phòng thủ, đội 5A hưởng quả phạt góc hẹp bên phải, một cú sút bằng chân trái của anh Huy đi thẳng vào khung thành lưới của 5B lại rung lên lần nữa. Tất cả vận động viên vỗ tay cổ vũ đội 5A tưởng chừng không dứt.
Tỉ số giữa hai đội là 2 - 0 nghiêng về đội 5A. Mặc dù trận đấu đã kết thúc, nhưng dư âm của nó mãi còn in đậm trong tâm trí em về sự nhiệt tình, hăng say và lối chơi đẹp của các cầu thủ 5A
Em còn nhớ mãi trận đấu bóng đá hấp dẫn giữa hai đội tuyển Việt Nam gặp Thái Lan giải U21 quốc tế ở Ninh Thuận.
Hôm đó em được bố mẹ dẫn đi xem bóng đá ở sân vận động Ninh Thuận. Trận đấu diễn ra vô cùng hấp dẫn và nhiều gay cấn.
Vào những phút đầu tiên, đội tuyển Thái Lan dẫn trước với tỉ số 1-0. Sau đó không lâu ,đội chủ nhà tấn công quyết liệt, áp đảo khung thành đối phương. Cuối cùng cầu thủ mang áo số 7 tên Văn Quyến đã sút liền hai trái vào lưới Thái Lan. Tiếng reo hò vang dội rất náo nhiệt. Việt Nam chiến thắng với tỉ số 2-1.
Em rất thích xem bóng đá vì khi xem bóng đá giúp em thư giản và không còn thấy mệt mỏi trong những giờ học tập căng thẳng. Em còn tự hào bóng đá Việt Nam
Nguyễn Huệ là một người anh hùng rất tài giỏi, ông có tài điều binh khiển tướng. Nguyễn Huệ từng chỉ huy nhiều cuộc chiến lớn và đã giành thắng lợi, trong đó có cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Thanh, ông đã góp phần đem lại những mốc son vàng chói lại cho lịch sử Việt Nam. Trong đó phải kể đến chiến công thần tốc đại phá quân Thanh. Lê Chiêu Thống vốn là một tên vua ươn hèn, do lo cho cái ngai vàng mọt rỗng của mình nên hắn cầu cứu nhà Thanh, mở đường cho quân Thanh xâm lược nước ta. Ngày 24 tháng 11, Văn Tuyết vào Nam cấp báo cho Bắc Bình Vương, Lê Chiêu Thống thì nhận sắc phong của vua Thanh là Nam Quốc Vương, còn Sở và Lân rút lui về Tam Điệp. Điều này có nghĩa là nước ta mất hết đất từ cửa ải phía Bắc vào đến Thăng Long, đây quả là một biến cố lớn. Trước sự việc đó, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ định mở cuộc tấn công ra Bắc đại phá quân Thanh cứu nguy cho đất nước.
Mấy hôm trước khi xuất quân, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của Vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung vào tháng chạp năm Mậu Thân (1788). Nguyễn Huệ lên ngôi rất uy nghi đường bệ, nghi lễ vô cùng trang nghiêm. Đây là một con người có dung mạo vô cùng đặc biệt. Trong cuốn Các triều đại Việt Nam có viết: ông là người tóc quăn, da sần, tiếng nói sang sảng như chuông, mắt sáng như chớp có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối nên không một ai dám nhìn vào mắt Nguyền Huệ. Ta có thể thấy ở vị vua này toát lên vẻ mặt cương nghị, oai phong, lẫm liệt. Vua Quang Trung sai lính là Hám Hổ Hầu tuyển quân ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, chẳng mấy chốc đã được một vạn quân tinh nhuệ. Sau đó, vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trận, những hàng quân thẳng tắp, gươm giáo nhất loạt bên mình, lá cờ tung bay phấp phới đã khí thế sẵn sàng luôn chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ đất nước. Trước khi xuất quân, vua Quang Trung cưỡi voi thân chinh ra doanh trại yên ủi quân lính bằng phủ dụ của mình. Giọng nói của ông sang sảng giữa bốn bề núi rừng thanh vắng, đầy hào khí, tuyên bố với ba quân, khẳng định niềm tin, ý chí quyết chiến quyết thắng của đội quân chính nghĩa. Lời vua Quang Trung nói vừa như ân cần khuyên bảo, vừa như răn dạy khiến cho quân sĩ rất cảm phục. Vì vậy họ đồng thanh mà nói rằng: xin vâng lệnh không dám hai lòng. Ngay hôm sau, Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các hàng quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Đến núi Tam Điệp, ông gặp Sở và Lân. Vua Quang Trung phân tích rõ công tội của họ. Không những không chém mà còn tha tội chết cho họ. Quang Trung đã thể hiện sự am hiểu, lòng vị tha độ lượng và quán lệnh nghiêm minh quân thua chém tướng khiến cho mọi người nhất là Sở và Lân đều vô cùng cảm động và biết ơn ông. Ngoài ra ông còn nói rõ sẽ cho quân sĩ hiểu rằng quân Thanh là đội quân lớn mạnh gấp mười lần đội quân mình, nếu chúng thua trận này ắt thấy thẹn mà báo thù như vậy việc binh đao không bao giờ dứt, lúc đó dân chúng sẽ lâm vào cảnh lầm than. Điều này đã thể hiện rõ vua Quang Trung còn rất biết lo xa, lo lắng cho vận mệnh dân chúng. Đêm 30 tháng chạp, ông cho mở tiệc khao quân, bữa tiệc Tết trước khi ra trận tuy làm không to, không khí không có tiếng đàn, ca hát nhưng quân sĩ ai ai cũng thấy lòng phơi phới niềm vui và niềm tin quyết thắng vào trận chiến hôm sau. Vua Quang Trung dõng dạc tuyên bố với một vài tướng sĩ của mình trước ngày thắng trận đã cho thấy ông là người có khả năng tiên đoán trước tình hình, có tầm nhìn xa trông rộng. Vào tối 30 Tết lập tức lên đường ra Bắc. Để giữ sức cho quân sĩ, ông liền nghĩ ra cách lấy cáng làm võng cứ hai người khiêng một người nằm ngủ luân phiên nhau đi suốt, đêm ngày, mau chóng thần tốc, tiến thẳng ra Bắc. Khi quân sĩ của vua Quang Trung ra đến sông Gián, nghĩa binh trân thủ ở đó tan vỡ chạy trước lúc đến sân Thanh Quyết, quân Thanh ở đó trông thấy cũng chạy nốt. Vua Qung Trung liền thúc quân đuổi theo, đến huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết không để tên nào về báo tin. Lại nói Quang Trung đi rất nhiều ngày đêm, quần áo sộc sệch bám đầy bại đường, da den sạm đi vì nắng và gió. Có lúc quân sĩ còn lên cơn sốt nửa đường do không quen với khí hậu phía Bắc và do cái lạnh căm căm của ngày Tết. Nhưng ông vẫn đủ minh mẫn để chỉ huy cả đội quan tiến đánh. Việc tấn công của quân ta là hoàn toàn bí mật tiến về đồn Hà Hồi - Ngọc Hồi. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng, năm Kỉ Dậu (1789), sau khi đi suốt 3 đêm 23 ngàv, nghĩa quân đã tới làng Hà Hồi. Từ nửa đêm mồng 3 tháng giêng vua Quang Trung lặng lẽ cho bao vây khắp làng, ông đã rất thông minh khi dùng kế nghi binh: bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ran hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc đó mới biết, ai nấy đều rụng rời xin hàng. Toàn bộ vũ khí và lương thực đều bị quân Nam lấy hết. Chính vì vậy nên việc hạ đồn Hà Hồi rất nhanh gọn. Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván cứ ghép ba tấm làm một bức, lấy rơm đắp nước phủ quanh ngoài. Mờ sáng ngày mồng 5, đoàn quân đã tiến sát đến đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra nhưng chẳng trúng người nào, nhân có gió Bắc bọn chúng liền dùng ống phun lửa, khói lửa mù trời. Nhưng bỗng trời trở gió Nam thành ra quân Thanh tự hại mình. Sự việc đó lại càng chứng tỏ việc làm của nghĩa quân Quang Trung là rất chính nghĩa đến trời đất cũng ủng hộ. Quân Thanh chống không nổi. Bỏ chạy tán loạn giẫm đạp, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Quân ta thừa thế xông lên chém giết, máu chảy thành suối, ! quân Thanh đại bại. Giữa chưa hôm ấy Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi vào thành. Vua Quang Trung cho mở tiệc khao quân ăn mừng, hôm ấy là ngày mồng 5 tháng giêng. Như vậy dự đoán của Quang Trung quả không sai. Quân sĩ hết sức vui mừng cho chiến thắng oanh liệt này.
Qua đây ta càng cảm thấy khâm phục trước chiến công thần tốc của vua Quang Trung. Nó mang lại một ý nghĩa vô cùng lớn lao. Tuy Đại Việt chỉ là một nước nhỏ nhưng dân tộc ta lại có một sức mạnh vô cùng ghê gớm, sức mạnh này có thể đánh bại bất kỳ một nước lớn nào dám sang xâm lược. Hằng năm, Việt Nam ta thường tổ chức lễ hội Đống Đa cũng là đế tưởng nhớ đến người anh hùng áo vải Quang Trung cùng toàn bộ quân sĩ đã dũng cảm chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
Em còn nhớ mãi trận đấu bóng đá hấp dẫn giữa hai đội tuyển Việt Nam gặp Thái Lan giải U21 quốc tế ở Ninh Thuận.
Hôm đó em được bố mẹ dẫn đi xem bóng đá ở sân vận động Ninh Thuận. Trận đấu diễn ra vô cùng hấp dẫn và nhiều gay cấn.
Vào những phút đầu tiên, đội tuyển Thái Lan dẫn trước với tỉ số 1-0. Sau đó không lâu ,đội chủ nhà tấn công quyết liệt, áp đảo khung thành đối phương. Cuối cùng cầu thủ mang áo số 7 tên Văn Quyến đã sút liền hai trái vào lưới Thái Lan. Tiếng reo hò vang dội rất náo nhiệt. Việt Nam chiến thắng với tỉ số 2-1.
Em rất thích xem bóng đá vì khi xem bóng đá giúp em thư giản và không còn thấy mệt mỏi trong những giờ học tập căng thẳng. Em còn tự hào bóng đá Việt Nam.
Trong chuyến tham quan tại Bát Tràng – Đền Đô, chúng em đã được tham gia các trò chơi dân gian do các anh chị hướng dẫn viên và nhà trường tổ chức, nhưng trò chơi để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm nhất là trò chơi kéo co.
Mỗi lớp sẽ cử ra hai mươi bạn để tham gia thi đấu. Cầm chắc trên tay các bạn là sợi dây thừng rất to và dài, ở giữa là một dải lụa màu đỏ đánh dấu điểm mốc. Dưới sân có vạch sơn trắng để phân chia ranh giới hai đội. Khi đã biết đối thủ của mình là lớp 3H, chúng em hồ hởi ra sân thi đấu. Bạn nào cũng thể hiện tinh thần quyết tâm rất cao. Tiếng hô "bắt đầu" vang lên, cả hai đội đều dồn sức vào đôi tay, hai chân bám chặt xuống đất, người ngả về phía sau ra sức kéo. Sợi dây khi thì nhích về phía đội em, khi thì lại nghiêng sang phía đội bạn. Tiếng trống, tiếng reo hò cổ vũ của các bạn cổ động viên càng làm cho chúng em thêm phấn khích. Cuối cùng, sau hai hiệp thi đấu, chiến thắng đã thuộc về lớp 3I chúng em. Cả lớp ôm nhau nhảy múa, vui mừng chiến thắng. Em rất thích chơi kéo co vì kéo co đem lại cho chúng em sức khỏe và tình đoàn kết.
Em mong nhà trường sẽ tổ chức nhiều chuyến đi tham quan hơn nữa để chúng em lại được chơi những trò chơi dân gian đầy bổ ích và lí thú.
#NPT
Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), quân của Nguyễn Huệ nước An Nam vượt sông Gián Thủy đánh bại quân phòng thủ của Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống), lại bắt toán quân Thanh tuần thám giết sạch. Ngày mồng hai, Tôn Sĩ Nghị được tin hoảng hốt ngự địch, ra lệnh Tổng binh Trương Triều Long mang ba ngàn quân tăng cường cho các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi để chống cự, lại ra lệnh cho Ðề đốc Hứa Thế Hanh mang một ngàn năm trăm tên, tự đốc suất một ngàn hai trăm tên để tiếp ứng. Quân Nguyễn Huệ tiến tới đông như ong, vây đồn bốn phía, đánh nhau một ngày một đêm, quân Thanh bị đánh tan bèn bỏ chạy.
Vào canh năm ngày mồng 5 Nguyễn Văn Huệ mang đại binh tiến đánh, thân tự đốc chiến, dùng một trăm thớt voi khỏe làm tiên phong. Rạng sáng quân Thanh cho kỵ binh nghênh đón địch, ngựa bị voi quần kinh hãi bỏ chạy, quân rút lui vào trại cố thủ. Phía ngoài trại, lũy đầy chông sắt, bên trong bắn súng ra cự địch. Vào giờ Ngọ quân Nguyễn bắn hỏa châu, hỏa tiễn tới tấp; lại dùng rạ bó to lăn mà tiến đều, khinh binh theo sau, trước ngã sau tiến lên một lòng quyết chiến, tại các trại quân Thanh đồng thời tan vỡ, quân Nguyễn thừa thắng chém giết, quân Thanh tử thương quá nửa.
Ðề đốc Hứa Thế Hanh thấy thế lực nhiều ít rõ ràng, bảo gia nhân đem ấn triện Ðề đốc mang đi, rồi ra sức đánh, bị chết tại trận. Lúc này quân địch càng bị giết càng nhiều, chia cắt quân Thanh từng nhóm rồi vây kín. Thống soái Tôn Sĩ Nghị mất liên lạc với Hứa Thế Hanh và các đại viên Ðề, Trấn; bèn ra lệnh Phó tướng Khánh Thành, Ðức Khắc Tinh Ngạch mang ba trăm quân đoạt vây chạy về phía bắc. Khi tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy đến bờ sông, thì số quân Thanh ba ngàn tên trú đóng tại bờ phía nam đã được Tổng binh Thượng Duy Thanh mang đi tiếp ứng cho Hứa Thế Hanh, bèn ra lệnh cho Tổng binh Lý Hóa Long vượt qua cầu nổi chiếm cứ bờ phía bắc, để tiện việc yểm hộ qua sông. Không ngờ Lý Hóa Long đi đến giữa cầu, trượt chân rơi xuống nước chết, số quân mang đi kinh hãi không biết làm gì. Tôn Sĩ Nghị ra lệnh Khánh Thành yểm hộ mặt sau bằng cách bắn súng điểu thương vào quân Nguyễn Văn Huệ đang truy kích, riêng mình tự mang quân theo cầu nổi lui về bờ phía bắc; rồi lập tức cho chặt đứt cầu nổi, cùng với bọn Khánh Thành rút lui về sông Thị Cầu.
Quân Thanh tại phía nam sông thấy cầu đã bị đứt chìm, không có đường về, bèn đánh trở lại thành nhà Lê. Các Tổng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Phó tướng Na Ðôn Hành, Tham tướng Dương Hưng Long, Vương Tuyên, Anh Lâm đều tử trận. Tri châu Ðiền Châu Sầm Nghi Ðống không được viện binh đành tự tử, số thân binh tự tử cũng đến hàng trăm. Quốc vương An Nam Lê Duy Kỳ vào lúc binh thua tới dinh Tôn Sĩ Nghị họp bàn, thấy Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, bèn hoảng hốt vượt sông chạy lên phương bắc, đến đây nhà Lê diệt vong.
Nguyễn Văn Huệ xua quân tiến vào thành, chiến bào mặc trên người nhuốm đen, do bởi thuốc súng. Ðề đốc Ô Ðại Kinh mang đạo quân Thanh tại Vân Nam xuất phát từ Mã Bạch quan vào ngày 20 tháng 11 năm ngoái, đến Tuyên Quang vào ngày 21 tháng 12; khi đến sông Phú Lương thấy cầu nổi bằng tre đã bị chìm đứt, nhìn sang bên kia bờ thấy lửa rực bốn phía, bèn triệt hồi Tuyên Quang, rồi lập tức lui vào trong nước.
Cuộc chiến vẫn còn tiếp tục, nhưng rõ ràng rằng phần thắng sẽ thuộc về những lý tưởng chiến đấu vì chính nghĩa. Tinh thần hy sinh và tài năng của dân tộc ta một lần nữa được khẳng định với bạn bè năm châu khi một lần nữa nhắc lại chiến công oai hùng.
Trong chuyến tham quan tại Bát Tràng – Đền Đô, chúng em đã được tham gia các trò chơi dân gian do các anh chị hướng dẫn viên và nhà trường tổ chức, nhưng trò chơi để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm nhất là trò chơi kéo co.
Mỗi lớp sẽ cử ra hai mươi bạn để tham gia thi đấu. Cầm chắc trên tay các bạn là sợi dây thừng rất to và dài, ở giữa là một dải lụa màu đỏ đánh dấu điểm mốc. Dưới sân có vạch sơn trắng để phân chia ranh giới hai đội chơi. Khi đã biết đối thủ của mình là lớp 3A, chúng em hồ hởi ra sân thi đấu. Bạn nào cũng thể hiện tinh thần quyết tâm rất cao. Tiếng hô "bắt đầu" vang lên, cả hai đội đều dồn sức vào đôi tay, hai chân bám chặt xuống đất, người ngả về phía sau ra sức kéo. Sợi dây khi thì nhích về phía đội em, khi thì lại nghiêng sang phía đội bạn. Tiếng trống, tiếng reo hò cổ vũ của các bạn cổ động viên càng làm cho chúng em thêm phấn khích. Cuối cùng, sau hai hiệp thi đấu, chiến thắng đã thuộc về lớp 3B chúng em. Cả lớp ôm nhau nhảy múa, vui mừng chiến thắng. Em rất thích chơi kéo co vì kéo co đem lại cho chúng em sức khỏe và tình đoàn kết.
Em mong nhà trường sẽ tổ chức nhiều chuyến đi tham quan hơn nữa để chúng em lại được chơi những trò chơi dân gian đầy bổ ích và lí thú.
Chủ nhật tuần qua, lớp em và lớp 3C đã tổ chức một trận thi đấu bóng đá thật hào hứng, sôi nổi.
Sân bóng ở tại sân đình của làng. Đúng mười bốn giờ ba mươi, cả hai lớp đã tập trung vây quanh sân bóng. Trận thi đấu diễn ra sôi nổi. Các cầu thủ hăng hái cướp bóng và dồn bóng về phía cầu môn của đối phương, chúng em đứng xem với những tràng vỗ tay vang dội để động viên các cầu thủ của lớp mình. Kết quả trận thi đấu đã đem lại niềm vui cho lớp chúng em, đội bóng đá của lớp em đã ghi bàn thắng với tỉ số 5-3. Đây là kết quả luyện tập tích cực của cả đội bóng trong thời gian qua.
tham khảo thôi nha:
Trận chung kết bóng đá lượt về giữa Việt Nam và Malaysia tại sân Mỹ Đình của thủ đô Hà Nội là trận đấu rất hấp dẫn. Cả gia đình em ngay từ sớm đã cố gắng hoàn thành công việc để dành thời gian cổ vũ cho đội tuyển. Mặc dù chỉ xem qua tivi nhưng ai nấy đều hào hứng, chuẩn bị áo cờ để cổ vũ cho đội tuyển nước nhà. Mấy chú hàng xóm cũng tụ tập lại ở nhà em để cùng nhau cổ vũ nên rất đông vui. Sau khi hát Quốc ca, đúng 20 giờ, trận đấu bắt đầu sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài. Những phút đầu tiên hai đội đều tập trung cao độ, ai cũng hồi hộp dõi theo trận đấu. Phút thứ 6, "Vào….”, tiếng chú bình luận viên hét vang, mọi người vỡ òa sung sướng với sự xuất sắc của chú Anh Đức đã giúp Việt Nam dẫn trước 1-0.
Tiếp tục cuộc đấu vẫn diễn ra trong thế trận ngang bằng, cân sức cân tài, đội tuyển Malaysia thi đấu mạnh mẽ quyết tâm gỡ hoà nhưng rất khó khăn trước hàng phòng ngự chắc chắn của đội tuyển Việt Nam. Hiệp một kết thúc với bàn thắng dẫn trước của ta. Nghỉ 15 phút giải lao, trận đấu diễn ra hiệp hai, đối thủ tiếp tục phản công với những pha bóng xuất sắc nhưng không cản phá được thủ thành chắc chắn - người hùng Văn Lâm. Trên khán đài, khán giả hò reo nô nức theo từng đường bóng của các cầu thủ, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới.
Trận đấu dần đến hồi kết và chiến thắng chung cuộc thuộc về Việt Nam với tỉ số 3-2, chức vô địch gọi tên nước nhà. Mọi người trong xóm ai nấy đều vui mừng phấn khởi trước thành tích của đội tuyển. Trong xóm, mấy anh chị thành niên rủ nhau ra đường chúc mừng Việt Nam trong không khí đầy hứng khởi. Trận đấu đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng đẹp, đặc biệt em rất thích chú Duy Mạnh, chú ấy không chỉ đẹp trai mà còn chơi bóng rất hay và bình tĩnh. Nếu có dịp em sẽ xin chữ kí của chú làm kỉ
k mik đi
phải lm j
VT VĂN ĐỂ EMK THAM KHẢO AK