“Hùng Vương lúc về gìa, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, biết chọn ai cho xứng đáng? Nhà vua bèn gọi các con lại, nói:
[…] Năm nay, nhân lễ Tiên vương, hễ trong các con, người nào làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám
Người buồn nhất là Lang Liêu. Ông là con thứ mười tám […] So với anh em, ông thiệt thòi nhất. […] Từ khi lớn lên, ra ở riêng, ông chỉ lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai!
Một đêm, ông nằm mộng thấy thần nhân đến bảo:
- Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác, tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì tự tay ta trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương!
[…] Ông bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn đùm lại thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, ông đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.
Đến ngày lễ Tiên vương, vua dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý […] Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất, cúng Tiên vương. […] Vua họp mọi người lại nói:
- Bánh hình tròn là tượng Trời, đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ, muôn loài, đặt tên là bánh chưng. Lá gói ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. […] Lang Liêu sẽ nối ngôi ta.
Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mới có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh gầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.”
(Trích Bánh chưng, bánh giầy)
Bài 1: Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” thuộc thể loại truyện dân gian nào?
A. Truyền thuyết. B. Cổ tích. C. Truyện cười. D. Ngụ ngôn.
Câu 2: Câu văn dưới đây có mấy từ ghép?
“Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ.”
A. 6 từ. B. 7 từ. C. 8 từ. D. 9 từ.
Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương?
A. Hai thứ bánh thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người.
B. Hai thứ bánh là sản phẩm do chính bàn tay con người tạo ra.
C. Hai thứ bánh hàm chứa ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Câu chuyện trên giải thích cho điều gì?
A. Sự ra đời của đất nước Âu Lạc.
B. Cách chọn người nối ngôi của người xưa.
C. Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy và tục lệ ngày Tết.
D. Thuyết minh về cách thức làm ra bánh chưng, bánh giầy của người xưa.
Câu 5: Chi tiết nào sau đây mang tính kì ảo, hoang đường?
A. Vua khi về già chọn người nối ngôi.
B. Lang Liêu được thần báo mộng.
C. Ý nghĩa của hạt gạo trong lời của vị thần.
D. Bánh hình tròn là tượng Trời, bánh hình vuông là tượng Đất.
Câu 6: Vì sao vị thần lại chọn báo mộng cho Lang Liêu mà không phải các vị lang khác?
A. Vì Lang Liêu rất thiệt thòi so với các vị lang khác nên thần thương hại.
B. Vì thần chọn một vị lang bất kì để báo mộng.
C. Vì nghe lời chỉ bảo của Ngọc Hoàng.
D. Vì Lang Liêu là người rất gần gũi với nhân dân, hiểu ý nghĩa của hạt gạo.
cho em á
https://danviet.vn/he-lo-6-loi-tien-tri-dang-so-cua-ba-vanga-ve-van-menh-the-gioi-trong-nam-2022-20210827084238268.htm
thanks cj