K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2017

Mỗi giờ cả hai máy cùng làm được số phần cánh đồng là:

   \(1:10=\frac{1}{10}\) (cánh đồng)

Sau 7 giờ cả hai máy cày được:

   \(\frac{1}{10}\times7=\frac{7}{10}\) (cánh đồng)

Số phần cánh đồng còn lại là:

    \(1-\frac{7}{10}=\frac{3}{10}\) (cánh đồng)

3/10 cánh đồng máy thứ hai phải cày trong 9 giờ , vậy mỗi giờ máy thứ hai cày là:

   \(\frac{3}{10}:9=\frac{1}{30}\) (cánh đồng)

Máy thứ hai để cày hết cánh đồng cần số giờ là:

   \(1:\frac{1}{30}=30\) (giờ)

Mỗi giờ máy thứ nhất cày được số phần cánh đồng là:

   \(\frac{1}{10}-\frac{1}{30}=\frac{1}{15}\) (cánh đồng).

Máy thứ nhất  cày hết cánh đồng hết số giờ là:

   \(1:\frac{1}{15}=15\)(giờ)

ĐS: máy 1: 15 giờ, máy 2: 30 giờ

8 tháng 11 2017

Bạn xem ở đây nhé:

Câu hỏi của nguyen thi thien huong - Toán lớp 5 - Học toán với OnlineMath

17 tháng 1 2019

Gọi x (giờ) là thời gian máy cày 1 làm một mình xong khu đất.

Gọi y (giờ) là thời gian máy cày 2 làm một mình xong khu đất.

Điều kiện: x, y > 12

Mỗi giờ máy 1 và máy 2 làm được tương ứng là 1/x và 1/y khu đất

Vậy máy 1 làm một mình trong 300 giờ thì xong khu đất.

Máy 2 làm một mình trong 200 giờ thì xong khu đất.

Đáp án: D

16 tháng 5 2016

Trong 1 giờ máy thứ nhất và máy thứ hai làm được 1/12 công việc

Vậy 3 giờ máy thứ nhất và máy thứ hai làm được là : 3 x 1/12 = 1/4 ( công việc )

Trong 5 giờ máy thứ nhất và máy thứ ba cày được là : 1 - 1/4 = 3/4 ( công việc )

Một giờ xe thứ nhất và xe thứ ba cày được : 3/4 : 5 = 3/20 ( công việc )

=> Một giờ máy thứ hai làm được là ; 1/12 - x công việc

=> Một giờ máy thứ ba làm được là : 3/20 - x công việc

Do năng suất của máy thứ ba gấp đôi máy thứ hai nên ta có :

 3/20 - x = 2 x ( 1/12 - x ) => x = 1/60

Vậy máy thứ nhất cày 1 mình mất là : 1 : 1/60 = 60 ( giờ )

Máy thứ hai cày 1 mình mất là : 1 : ( 1/12 - 1/60 ) = 15 ( giờ )

Máy thứ ba cày 1 mình mất là ; 1 : ( 3/20 - 1/60 ) = 7,5 ( giờ )

Đáp số : ......

Bài 1: Ba vòi nước cùng chảy vào bể thì sau 1 giờ 20 phút sẽ đầy bể. Nếu riêng vòi thứ nhất chảy thì sau 6 giờ sẽ đầy bể, riêng vòi thứ hai chảy thì sau 4 giờ sẽ đầy bể. Hỏi riêng vòi thứ ba chảy thì sau mấy giờ sẽ đầy bể?Bài 2: Máy cày thứ nhất cần 9 giờ để cày xong diện tích cánh đồng, máy cày thứ hai cần 15 giờ để cày xong diện tích cánh đồng ấy. Người ta cho máy cày...
Đọc tiếp

Bài 1: Ba vòi nước cùng chảy vào bể thì sau 1 giờ 20 phút sẽ đầy bể. Nếu riêng vòi thứ nhất chảy thì sau 6 giờ sẽ đầy bể, riêng vòi thứ hai chảy thì sau 4 giờ sẽ đầy bể. Hỏi riêng vòi thứ ba chảy thì sau mấy giờ sẽ đầy bể?
Bài 2: Máy cày thứ nhất cần 9 giờ để cày xong diện tích cánh đồng, máy cày thứ hai cần 15 giờ để cày xong diện tích cánh đồng ấy. Người ta cho máy cày thứ nhất làm việc trong 6 giờ rồi nghỉ để máy cày thứ hai làm tiếp cho đến khi cày xong diện tích cánh đồng này. Hỏi máy cày thứ 2 đã làm trong bao lâu?
Bài 3: Hai vòi nước cùng chảy vào bể bơi sau 48 phút sẽ đầy bể. Một mình vòi thứ nhất chảy 2 giờ sẽ đầy bể. Hãy tính xem bể bơi này chứa được bao nhiêu mét khối nước, biết rằng mỗi phút vòi thứ hai chảy nhiều hơn vòi thứ nhất 50 m3 nước.
Bài 4: Ba người thợ cùng làm một công việc. Nếu người thứ nhất làm một mình thì sau 8 giờ sẽ xong công việc; nếu người thứ ba làm một mình thì sau 6 giờ sẽ xong việc đó;nếu người thứ hai làm một mình thì sau 3 giờ sẽ xong việc. Hỏi cả ba người cùng làm thì sau bao lâu sẽ xong công việc này?
Bài 5: Có một công việc mà Hoàng làm một mình thì sau 10 ngày sẽ xong việc, Minh làm một mình thì sau 15 giờ sẽ xong việc đó. Anh làm một mình phải cần số ngày gấp 5 lần số ngày của Hoàng và Minh cùng làm để xong việc đó. Hỏi nếu cả ba người cùng làm thì sau bao lâu sẽ xong việc này?
Bài 6: Có ba vòi nước chảy vào một cái bể cạn nước. Nếu một vòi thứ nhất và vòi thứ hai cùng chảy trong 9 giờ thì được 3/4 bể. Nếu mở vòi thứ hai và vòi thứ ba cùng chảy trong 5 giờ thì được 7/12 bể. Nếu vòi thứ nhất và vòi thứ ba chảy trong 6 giờ thì được 3/5 bể.
Nếu mở cả ba vòi cùng chảy thì sau bao lâu bể sẽ đầy?

9
12 tháng 8 2015

1. Cho lượng nước đầy bể là 720 phần bằng nhau thì mỗi phút cả ba vòi chảy được số phần bể :
                           720 : 80 = 9 ( phần )
Mỗi phút vòi 1 chảy một mình được số phần bể :
                         720 : 360 = 2 ( phần )
Mỗi phút vòi 2 chảy một mình được số phần bể :
                          720 : 240 = 3 ( phần )
Mỗi phút vòi 3 chảy một mình được số phần bể :
                         9 - (2 + 3) = 4 ( phần )
Thời gian để vòi thứ 3 chảy một mình đầy bể :
                720 : 4 = 180 ( phút )
Đổi : 180 phút = 3 giờ
 Vậy sau 3 giờ thì vòi 3 chảy đầy bể

 

12 tháng 8 2015

Mấy bạn xạo quá cận 7 độ là mù rùi ! Qua 7 độ à hết thuốc chữa !