K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2016

LÀ sƠN tÙNG , AI SÁNG TÁC MÀ CHẢ ĐC

4 tháng 3 2016

cũng có thể ko phải Sơn Tùng

Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát, ông cười trả lời: "Tôi viết trong hai tiếng cộng cả cuộc đời! Bởi nêu không sống những ngày gian khổ, không nuôi khát vọng giải phóng dân tộc, làm sao cảm xúc có thể vỡ òa cùng ngày chiến thắng. Dễ có được như ngày hôm nay, chúng ta đã phải đổi bằng máu và nước mắt. ". (Nguyệt Cát)a) Tìm trạng ngữ của câu mở đâu đoạn văn và cho biết: Vì sao tác...
Đọc tiếp

Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát, ông cười trả lời: "Tôi viết trong hai tiếng cộng cả cuộc đời! Bởi nêu không sống những ngày gian khổ, không nuôi khát vọng giải phóng dân tộc, làm sao cảm xúc có thể vỡ òa cùng ngày chiến thắng. Dễ có được như ngày hôm nay, chúng ta đã phải đổi bằng máu và nước mắt. ". (Nguyệt Cát)

a) Tìm trạng ngữ của câu mở đâu đoạn văn và cho biết: Vì sao tác giả không cần nêu đích xác ngày tháng như trong các văn bản Hồ Chí Minh và " Tuyên Ngôn Độc lập", Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (Sách Ngữ văn 6 tập 1, trang 90, 94)?

b) Tìm trạng ngữ của câu thứ hai trong đoạn văn và cho biết: Nội dung trạng ngữ đó được giải thích ở những câu tiếp theo như thế nào? Cách viết này phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản (Trình bày sự kiện theo quan hệ nguyên nhân- kết quả) như thế nào?

1
D
datcoder
CTVVIP
5 tháng 12 2023

a. Trạng ngữ: Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát. Tác giả không cần nêu đích xác vì đây chỉ là bài viết nhắc lại hồi ức của tác giả. Còn các trạng ngữ  trong các văn bản Hồ Chí Minh và " Tuyên Ngôn Độc lập", Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ đều liên quan dẫn chứng về một sự kiện có tính lịch sử trọng đại của dân tộc, là dấu mốc lịch sử quan trọng mở ra một thời kì mới của cả một quốc gia nên các sự kiện cần có ngày tháng rõ ràng

b. Trạng ngữ: Dễ có được như ngày hôm nay

- Nội dung trạng ngữ đó được chính là lí do, giải thích cho mối quan hệ nguyên nhân kết quả ở những câu tiếp theo: để có được ngày nay, chúng ta đã phải đánh đổi bằng xương máu và nước mắt

- Cách viết này phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản nêu theo quan hệ nguyên nhân- kết quả, trình bày ra được lí do nào dẫn đến sự việc ấy.

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

20 tháng 1 2017

Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh:

- Hình ảnh lầu Hoàng Hạc (thắng cảnh, biểu tượng sự chia li)- thành Châu Dương (nơi bạn nhà thơ sắp tới, phồn hoa)- dòng Trường Giang mênh mông, hun hút

   + Lí Bạch tiễn bạn tới chốn phồn hoa vẫn không giấu nổi nỗi buồn

   + Lầu Hoàng Hạc càng gợi khoảng cách xa cách nghìn trùng giữa bản thân với bạn còn buồn hơn

- Mối quan hệ thời gian: Tháng ba- mùa hoa khói

   + Lúc đó dòng Trường Giang nhộn nhịp khói mùa xuân

   + Hoa khói tượng trưng cho sự phồn hoa của Dương Châu- nơi Mạnh Hao Nhiên sắp tới

   + Cảnh vào lúc ấy tuy gợi một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không lấn được nỗi buồn chia ly

- Mối quan hệ giữa hai con người: cố nhân, sự gắn bó thân thiết, thấu hiểu giữa những người bạn với nhau

→ Khi giải mã được những mối quan hệ này, chúng ta cảm nhận rõ và sâu sắc tình cảm sâu sắc, tế nhị của nhà thơ

4 tháng 12 2021

 Câu 1:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya chưa vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Câu 3:

Nghệ thuật :

* So sánh : " Tiếng suối" với "tiếng hát xa"

* Điệp ngữ : "lồng", "chưa ngủ"

* Tiểu đối

* Lấy động từ tả tĩnh

* Chất cổ điển lồng vào chất hiện đại

=> Bức tranh thiên nhiên đẹp ở vùng núi rừng Việt Bắc

=> Bác là người yêu thiên nhiên

Câu4:

nỗi thao thức, tâm trạng đầy bất trắc, âu lo không yên bình.

Câu 5:

Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

thiếu câu 2 bạn

22 tháng 12 2022

Đáp án B

6 tháng 2 2022

tham khảo 

1 vì em đi học muộn nên em bị phạt 

do em bị ngã nên em mới bị chảy máu

bởi tôi đọc sai đề nên tôi mới làm sai

2 nếu tôi là 1 chú chim tôi sẽ bay thật cao và xa

 hễ tôi trả lời đúng là cả lớp lại vỗ tay ầm ầm

giá như mk chuẩn bị bài kĩ hơn thì mk đã hoàn thành bài rồi

3 ko những Nam học rất giỏi mà bn ấy còn rất tốt bụng

 

ko chỉ  mùa màng bội thu mà lúa gạo còn nhiều hơn năm ngoái

có đúng ko vậy :V