K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2016

       Lá cây đã rơi đầy trên phố . một năm học đã bắt đầu khi mùa thu về . về theo mùa thu , mùa tựu trường là những kỉ niệm ấm áp của những ngày đầu tiên tới lớp . đẹp đẽ nhất trong những hình ảnh thân thương cô giáo lớp một của tôi , cô Nguyễn Thanh Huế .

     Năm ấy , cô  tôi rất trẻ . Có lẽ lúc đấy cô 29,30 tuổi thôi  . Cô giáo xinh lắm nhất , xinh nhất trường . Khuôn mặt cô tròn trịa , hiền hòa với đôi mắt nâu ấm áp . Mái tóc cô đen mượt óng ả càng là nổi bật nước da trắng hồng mịn màng của cô . Qủa thật cô tôi rất xinh ăn mặc quần áo giản dị mặc nhà cô giàu . Mỗi khi đến ngày kai trường  , ngày 20/11 , ngày 8/3 ... cô tôi lại càng xinh hơn trong bộ áo dài . Tôi cứ nghĩ mãi cái nhìn âu yếm khi cô cho lớp xếp hàng .

      Vào lớp , cô Huế dạy chúng tôi tập đọc , tập viết , tập làm toán . Bàn tay cô nắn nót viết từng chữ mẫu lên bảng xanh  . Giờ ra chơi cô dặn chúng tôi ở yên trong lớp ko được ra ngoài nhỡ các anh chị lớp lớn đánh cho . Đến buổi trưa bàn tay cô lại hối hả , nhịp nhàng xơi cơm , chan canh cho từng bạn học xinh ...............

 bạn viết tiếp nhé tớ viết nhé tớ viết cho bạn  đến đây thôi 

18 tháng 7 2017

Trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có vòng tay yêu thương, che chở của cha mẹ. Có những người luôn thèm khát, ước ao tình yêu thương đó. Đối với tôi, tôi cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc vì có một người mẹ tuyệt vời.

Mẹ tôi năm nay 43 tuổi, hiện đang làm giáo viên trường Nguyễn Viết Xuân. mẹ có khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt to, tròn. Nước da trắng hồng và nụ cười hiền từ, phúc gậu như bà tiên trong truyện cổ tích vậy! Mẹ có mái tóc đen mượt mà, dài ngang lưng. Các bạn có biết không? Hồi còn học phổ thông mẹ được mệnh danh là khoa khôi của trường. Vừa xinh đẹp, lại vừa nết na nên ai cũng yêu mến. Và chính bây giờ, tôi có cảm giác thời gian, ngày tháng như đã trôi qua. được hiện rõ trên khuôn mặt mẹ . Nhưng trong mắt tôi. mẹ luôn là người đẹp nhất mà trên thế gian này không có ai sánh bằng.

Người mẹ có thể hy sinh tất cả để cho con có một cuộc sống tốt, lo lắng cho tôi từng ngày, từng giờ, từng phút. Có một điều mà các bạn không biết! Các bạn biết đó là gì không? Gia đình mình thường gọi mẹ với cái biệt danh là" Vua đầu bếp" đấy! Bởi những món ăn mẹ nấu đều rất ngon và hợp khẩu vị với cả nhà.

Tôi càng yêu quý mẹ hơn bởi tình cảm mẹ dành cho tôi là vô bờ vến, là con đò chở tôi qua bao ghềnh thác, vượt qua bao ngọn núi, là cả không gian vũ trụ mà tôi chưa khám phá hết. Có lẽ, đó là thứ tình cảm không gì mua được, không gì sánh bằng nỗi bằng tình mẫu tử. Tôi thương mẹ tôi lắm! Trong gia đình, mẹ đảm nhiệm mọi công việc, có khi mẹ tôi mệt nhưng không nói cho cả nhà biết vì sợ mọi người lo lắng. Tôi thường giúp mẹ những công việc vặt như: Quets nhà, nấu cơm, lau nhà,... Mẹ tôi xoa đầu tôi và bảo : " Con gái của mẹ ngoan quá! Cảm ơn con nhiều!". Chỉ cần mẹ tôi vui, được nhìn thấy mẹ tôi cười thì đó chính là niềm hạnh phúc, sung sướng trong tôi.

Buổi tối, khi có những bài toán khó mẹ luôn tận tình, chỉ bảo cho tôi. Có lúc tôi còn nản chí, gặp phải chuyện buồn, mẹ là người đã ở bên tôi, động viên, an ủi tôi. Mặc dù, mẹ rất nghiêm khắc nhưng trong trái tim, tôi có thể cảm nhận được mẹ làm vậy, cũng chỉ vì muồn tốt cho tôi, cũng chỉ vì 2 chứ " Thương con". Vì vậy, nếu có ai hỏi tôi rằng: Người tôi yêu quý nhất là ai?. Tôi sẽ trả lời mà không cần đắn đo, đó chính là mẹ tôi. Trước khi đi ngủ, mẹ thường kể những câu chuyện cho tôi nghe về những bài học trong cuộc sống : Làm người thì phải biết vị tha, độ lượng, dù có vì dang lợi thì cũng đừng đánh mất chính mình,...Lời nói, câu nói đó như thấm vào dạ, vào lòng tôi. Trái tim tôi đã dần dần tan chảy. Giọng nói đó dù đi suốt con đường nhưng tôi vẫn không bao giờ quên.

Dù đi xa, dù có đi đến cuối chân trời nhưng hình bóng của mẹ vẫn khắc sâu trong tâm trí tôi, không phai mờ. Những kỉ niệm ấy , những khoành khắc đáng nhớ đó, tôi sẽ luôn giữ mãi như cuốn băng ghi lại từng giây hạn phúc của tôi và mẹ. Tôi sẽ luôn coos gắng học tập thật giỏi, vâng lời cha mẹ để mẹ tôi không phải buồn. con yêu mẹ , mẹ dấu yêu!

14 tháng 2 2016

bai toan nay kho

18 tháng 10 2021

nghĩa là phản bác, phản dối lại đó bạn

18 tháng 10 2021

từ bác đầu tiên là: bác bỏ. Nghĩa của nó là ko đồng ý với ý kiến của người đưa ra

17 tháng 10 2021

Bài 6: 

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:

\(\dfrac{x}{13}=\dfrac{y}{7}=\dfrac{z}{5}=\dfrac{x-y-z}{13-7-5}=\dfrac{6}{1}=6\)

Do đó: x=78; y=42; z=30

4 tháng 4 2016

NGUA = 7 BAO LUA 2 BAO

5 tháng 4 2016

các bạn tink mình nhé ơi giải rõ hộ mình nhé

20 tháng 10 2021

no cọt lịt no no nooooooooooooooooooooooo kb nha

hihi

hok tốt

rồi mọi truyện sẽ qua mà hãy tự tin lên nhé Bùi Thị Mai Li

Mình không biết nên mình chỉ copy trên mạng thôi nhé bạn , thông cả nha ? , đây này :

Lưỡng Hà là một trong những nền văn minh cổ đại và sớm nhất, xuất hiện tại vùng Trung Đông cách đây hàng nghìn năm. Đây là một trong bốn nền văn minh đồng bằng châu thổ nổi tiếng trên thế giới (ba nền văn minh còn lại là văn minh sông Nile - Ai Cập, văn minh đồng bằng sông Hằng - Ấn Độ và văn minh đồng bằng sông Hoàng Hà - Trung Quốc).

Theo bách khoa thư mở (WP), Lưỡng Hà (Mesopotamia) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ, nghĩa là “vùng đất giữa các con sông”. Đây là một nền văn minh ở Tây Á thuộc hệ thống sông Tigris và Euphrates, ngày nay tương ứng với phần lớn lãnh thổ Iraq, Kuwait, phía đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria và biên giới Iran - Iraq.

 
Lưỡng Hà thời cổ đại.

Do địa lý nên chính trị ở Lưỡng Hà có nhiều biến cố. Người Sumer và Akkad (cả người Assyria và Babylon) đã thống trị Lưỡng Hà từ khi lịch sử được ghi lại (năm 3.100 trước Công nguyên - TCN) cho đến khi Babylon bị Đế quốc Achaemenes Ba Tư thôn tính năm 539 TCN. Khu vực bị Alexander Đại đế chinh phục vào năm 332 TCN, và trở thành một phần của Đế chế Seleukos của Hy Lạp sau khi ông qua đời. Khoảng năm 150 TCN, Lưỡng Hà nằm dưới sự kiểm soát của Đế quốc Parthia. Từ đây, nó trở thành chiến trường giữa người La Mã và Parthia, với phần phía tây bị người La Mã chiếm đóng. Vào năm 226 TCN, phía đông Lưỡng Hà rơi vào tay đế chế Sassan Ba Tư.

Vùng đất của những phát minh

Đầu tiên phải kể đến ngôn ngữ và chữ viết độc lập như tiếng Sumer, Semit, Akkad... Phần lớn các ngôn ngữ này đều được sử dụng cho các mục đích hành chính, tôn giáo, văn học và khoa học.

Tiếng Sumer bắt đầu được viết bằng chữ hình nêm vì nó được viết bằng bút đầu hình tam giác khắc trên đất sét ướt. Một trong những bằng chứng về nền văn minh của Lưỡng Hà mà hậu thế biết đến đó là Sử thi Gilgamesh (The Epic of Gilgamesh) - một thiên anh hùng ca Lưỡng Hà, tác phẩm văn học cổ nhất còn tồn tại và là thư tịch tôn giáo lâu đời thứ hai chỉ sau Văn tự Kim tự tháp. Sử thi Gilgamesh khởi nguồn từ năm bài thơ Sumer về Bilgamesh (Gilgamesh), vua của Uruk, có niên đại từ triều đại thứ ba của Ur (2.100 TCN). Hiện còn khoảng hai phần ba trong số mười hai phiến đất sét ghi lại sử thi này đã được phục hồi.

 
Vùng đất Lưỡng Hà ngày nay.

Về toán học, từ xưa, người Lưỡng Hà đại biết cách làm 4 phép tính cộng trừ nhân chia, biết phân số... Họ biết tính diện tích nhiều hình và biết cả quan hệ giữa ba cạnh trong tam giác trước cả khi Pitago (khoảng năm 500 TCN) chứng minh điều này. Bằng chứng là bảng đất sét 3.700 của người Babylon cổ đại ghi chép nhiều phương pháp tính toán. Người dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống số đếm 60. Từ đó, người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây. Cũng chính nhờ vào cơ số 60, vòng tròn được chia thành 360 độ.

Về thiên văn học, khoa học và nông nghiệp, cư dân Lưỡng Hà dựa vào mặt trăng làm lịch 12 tháng dựa trên chu kỳ mặt trăng. Đây là cơ sở cho loại lịch âm dương mà chúng ta sử dụng ngày nay và những tấm bản đồ đầu tiên của nhân loại (2.300 năm TCN). Bản đồ này được khắc trên đất sét, mô tả vùng đất Akkadian ở Lưỡng Hà. Bản đồ được sử dụng như bản đồ thành phố, dùng trong quân sự hay trong thương mại. Người Lưỡng Hà còn là những cư dân đầu tiên chế tạo một phương tiện di chuyển nhờ vào sức kéo động vật.

Phát minh nổi tiếng của người Lưỡng Hà trong nông nghiệp là chiếc lưỡi cày. Nó được làm bằng gỗ, hình dạng đơn giản (khoảng năm 6.000 TCN). Phát minh này đóng góp nhiều cho trồng trọt, đảm bảo cuộc sống nông nghiệp định cư thay vì hình thức du canh du cư. Ngoài ra người Lưỡng Hà còn tìm ra các loại hạt giống đầu tiên như lúa mì, lúa mạch. Họ cũng tạo ra những khu vườn trồng nhiều loại cây khác nhau bao gồm đậu, dưa chuột, tỏi, rau diếp, nho, táo, sung... Một trong những khu vườn nổi tiếng được công nhận là kỳ quan thế giới đó là Vườn treo Babylon ở Iraq. Người Lưỡng Hà biết vắt sữa cừu, dê, bò để làm bơ, và giết mổ chúng để lấy thịt.

Ngoài ra, Lưỡng Hà còn là khu vực có những bộ luật sớm nhất ngay từ những năm 2.200 – 2.100 TCN. Tiêu biểu có bộ luật Hammurabi thời vua Hammaura (1796 TCN - 1750 TCN), vị vua thứ 6 của Babylon. Đây cũng là văn bản luật cổ nhất còn được bảo tồn tốt, có niên đại khoảng năm 1760 TCN. Bộ luật này hiện chỉ còn lại một phần được khắc trên một bia đá cao khoảng 2,44 m hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Louvre (Pháp).

Mik sẽ viết từng đoạn 1 vì mik không có thời gian nên không thể viết hết được đâu!

   Lưỡng Hà là một trong những nền văn minh cổ đại và sớm nhất , xuất hiện tại vùng Trung Đông cách đây hàng nghìn năm. Đây là một trong bốn nền văn minh đồng bằng châu thổ nổi tiếng trên thế giớ ( ba nền văn minh còn lại là văn minh sông Nile - Ai Cập cổ đại , văn minh đồng bằng sông Hằng - Ana Độ và văn minh đồng bằng sông Hoàng Hà tại Trung Quốc ) 

    Theo bách khoa thư mở ( tức WP ) , Lưỡng Hà ( Mesopotamia ) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại , nghĩa là vùng đất giữa các con sông . Đây là một nền văn minh ở Tây Á thuộc hệ thống sông Tigris và Euphrates , ngày nay tương ứng với phần lớn lãnh thổ Irap , Kuwait , phía đông Syria , đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và vùng dọc biên giwos Thổ Nhĩ Kỳ - Syria và biên giới Iran-lrap

       Mik sẽ vít típ phần típ theo và những chữ mik gạch chân thì bạn quay ngược lại nhé. Vì mik không thể đánh được chữ đó.

16 tháng 10 2021

 mình ko nhìn thấy gì cả bạn có thể chụp lại được ko

16 tháng 10 2021

Ok

6 tháng 2 2018

 Mưa mùa hạ đến rồi đi bất chợt mang theo không khí mát dịu, trong trẻo xóa tan nắng hè đổ lửa. Kỷ niệm ùa về. Cơn mưa đầu mùa mang đến mùa màng bội thu, nhưng có lúc lại lấy đi đồng lúa đang thì của người nông dân khắc khổ.
Trời đang nắng như đổ lửa, không khí xung quanh ngột ngạt, nhễ nhại. Trong khoảnh khắc, trời nhạt dần. Đi chưa hết một con phố, trời nổi giông quay cuồng. Và mưa đến. Bất ngờ. Có rất nhiều người không kịp tìm nơi trú ẩn. Không gian nhòa trong màn trắng của mưa hạ. 
Tôi lao xe vào quán cóc bên đường, vừa để tránh mưa, vừa để hưởng cái ngọt lành, mát mẻ của mưa đầu mùa. Cái quán nhỏ đã chật cứng người. Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt. Và trời càng sầm sì báo hiệu trận mưa dài. Phải chăng, đã lâu không được trút xuống nhân gian nguồn nước vô tận, mà hôm nay mưa càng xối xả! 
Nhấp ngụm trà nóng. Tôi suy nghĩ miên man chờ mưa tạnh. Trong mớ suy tưởng hỗn độn, nhộn nhạo không đầu không cuối, một chút lắng đọng... những trận mưa quê của tuổi thơ chợt ùa về, hiện lên trong tôi rõ ràng, trong sáng và đẹp như cổ tích.
Quê tôi ở vùng văn hoá Kinh Bắc. Cũng như bao làng quê Bắc Bộ khác, trồng lúa nước là công việc chính. Những việc mua, bán, sắm sửa, làm nhà, cưới hỏi... đều trông vào hạt thóc, hạt gạo, và một chút khoai sắn, con gà, con lợn. Chăn nuôi, trồng trọt, bên cạnh bàn tay chăm bón, săn sóc của con người, thì việc nắng, việc mưa đóng vai trò quan trọng. 
Tôi còn nhớ, mỗi lần khi trời đất vào độ tháng tư âm lịch, lúc những đồng lúa đang độ sung mãn nhất, hay như người ta thường gọi: lúa đang thì con gái, bà tôi và người dân quê lại ngày đêm mong chờ một trận mưa rào. Chỉ cần một trận mưa thôi, sáng hôm sau thức dậy đi thăm lúa, thật kỳ diệu, cả đồng lúa trở nên xanh mướt, những nụ đòng đòng tách ra khỏi lá vươn thẳng lên trời cao, để lộ những bông lúa non căng mẫm. 
Người dân quê tôi chắc mẩm: năm nay chắc được mùa to! Trận mưa rào đầu hạ đối với người nông dân quý giá biết nhường nào.
Nhưng có đợt, khi đồng lúa đang trổ đòng đòng, trời không phù hộ mang mưa kéo dài đến cả tuần. Mưa lâu khiến bà tôi ăn không ngon ngủ không yên... vì mấy sào ruộng sẽ ngập đầy nước. 
Mưa... nước đọng tràn trề. Nước ở mương con tràn vào đồng. Con mương cái ngày thường to là thế, vậy mà cũng không đủ lớn để thoát nước nhanh ra sông. Mưa mãi rồi cũng tạnh. 
Hàng ngày, bà tôi, những người dân quê tôi đứng trên bờ ruộng buồn rầu, ngao ngán nhìn đồng lúa ngập trắng nước. Những ruộng lúa ngâm cả tuần trời trong nước đang thối dần. Một năm thất bát được báo trước. Tiếc của, nhiều người xắn quần, xắn áo dầm mình xuống đồng múc nước đổ đi, và cố chọn những cây lúa còn xanh, nâng niu trong tuyệt vọng. Những giọt nước mắt lăn dài trên đôi má gầy gò, khắc khổ của những người nông dân quanh năm vất vả.

Người lớn khổ sở là thế, ấy vậy mà lũ trẻ con chúng tôi vẫn vui mừng khôn xiết. Những ngày mưa, sau mỗi bữa cơm độn khoai sắn, hôm nào chúng tôi cũng mang rổ, mang dậm ra chặn đầu dòng nước để bắt cá. Chờ một lúc, quãng mười phút, nhấc lên, những con cá rô, cá giếc ngửa cái bụng trăng trắng nhẩy nhót trong rổ. Cả lũ cười hả hê, khoái trá... 
Tiếng chuông điện thoại vang lên làm đứt đoạn dòng hoài niệm. “Anh có bị ướt không?”... Lời hỏi thăm ân cần của người bạn khiến tôi thấy lòng ấm áp... “Cậu về đi chứ, mưa kiểu này thì lâu tạnh lắm”, bà chủ quán vừa sốt ruột cho tôi, vừa ngán ngẩm. 
Tôi lao ra đường, trong nháy mắt quần áo ướt sũng. Lạ thay, cái lạnh biến đi đâu hết, thay vào đó là sự mát mẻ, sáng khoái, có cảm giác những bụi bẩn, nhọc nhằn, toan tính... đã được mưa gột rửa. Lòng lại trắng trong, nguyên sơ như thuở nào; mà chắc không chỉ riêng tôi có cảm giác sảng khoái này. Mưa làm cho người nhẹ nhàng, “sạch sẽ” hơn. Mọi vật xung quanh như mới hơn, đáng yêu hơn. Những con đường đã hết bụi bặm. Những hàng cây được tắm mát. Những ao hồ ăm ắp nước sau mùa khô cạn...
Trong mưa, lẫn vào dòng người vội vã, hối hả, đẹp nhất, vô tư nhất có lẽ là những cô cậu học trò thủng thẳng cùng chiếc xe đạp thong dong trên đường. Những đôi xăng đan được bỏ vào giỏ xe làm lộ đôi chân trần trắng trẻo xinh xắn. Chốc chốc, các cô cậu lại vung tay té mưa, đùa giỡn, khúc khích cười. Những đôi chân thiên thần thi thoảng chìa ra khoả nước, vung vẩy...Có lẽ chỉ tuổi học trò ngịch ngợm, vô tư mới đủ sức để đùa giỡn trong mưa.
Qua tiếp một con phố nữa, mưa ngớt dần. Phóng mắt về phía xa xa, mặt trời ló rạng trên những vầng mây trắng. Muôn ngàn tia nắng túa ra làm cho không gian rực rỡ trở lại. Nắng, mưa mùa hạ đỏng đảnh, hay hờn giận như tâm tình thiếu nữ...
Mưa đến bất ngờ và đi cũng bất ngờ. Mưa hạ như cuộc tình nồng nàn tuổi học học trò chưa kịp nhung nhớ đã vội chia ly. Mưa hạ như hai kẻ yêu nhau gặp nhau lần nào cũng vội...
Mưa tạnh hẳn!
Không hiểu vô tình hay cố ý, từ đâu đó, hình như nơi ô cửa nhỏ, ai đó đã “tặng” cho tôi những lời ca mượt mà, đằm thắm, và day dứt trong bài hát Cỏ và mưa: Em cỏ khát anh mưa rào đầu hạ. Cỏ úa mưa run rẩy cỏ đang thì. Mưa rào đến rồi đi, ngơ ngác em xanh. Em cỏ khát anh mưa rào nơi nào. Ngày nắng chang em chờ chẳng thấy mưa...
Nắng mỗi ngày thêm nóng nực. Đã mấy hôm rồi, trời nắng gắt, không khí thật oi nồng. Bỗng nhiên từ đâu một cơn mưa rào đổ xuống sầm sập.

Mây từ phía biển đùn lên. Rồi từng đám mây bạc xám lướt qua, đuổi nhau trên bầu trời. Mặt đất bắt đầu tối sầm lại. Gió thổi lên ù ù. Sấm nổi ầm âm. Chớp tức giận xé rách bầu trời đen kịt. Mưa bắt đầu xuống ào ào. Đất trời mù mịt trong màn mưa trắng xoá. Những giọt mưa to bằng hạt ngô đập xuống mái nhà, sân gạch. Cây cối hả hê đón cơn mưa rào đầu hạ, tắm và uống nước mưa thoả thích.. Cơn mưa đổ xuống làm cho mọi vật, mọi việc như ngừng lại. Cây cỏ sáng người lên xanh biếc.Khí nóng bị làn gió xua tan từ bao giờ. Trời mát mẹ, ai cũng cảm thấy vui sướng. Mưa nhẹ hạt dần rồi tạnh hẳn. Gió nhẹ và mát vô cùng. Thay bằng màn đêm đẹn kịt, bầu trời lại khoác chiếc ao màu xanh trong và thăm thẳm. . Mặt tròi từ trong bụi tre ló ra ửng hổng. Những con chim vàng anh không biết từ đâu tới đậu trên cành cây hót líu lo. Trên khắp các nẻo đường, xe cộ và người đi lại mỗi lúc rộn ràng hơn. 

Con đường từ trưởng trở về nhà sạch bong, phẳng lì. Gió thổi mắt rượi. Tan học chúng em kéo nhau ra về, khoác vai nhau, vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ.

6 tháng 2 2018

Suốt mấy tháng nay, trời nắng như đổ lửa nên cây cối khô héo cả. Thời tiết oi bức, ngột ngạt thật là khó chịu. Mọi người khao khát, chờ đợi một trận mưa rào.

Thế rồi, chiều hỏm qua mưa thật. Đang nắng chang chang, bỗng nhiên mây đen ùn ùn kéo đến che lấp cả bầu trời. Tiếng sấm ầm ì đây đó. Những ánh chớp nhoang nhoáng xanh lè, xé rách bầu trời xám xịt. Gió nổi lên xoáy thành những cơn lốc nhỏ cuốn lá khô bay ràn rạt trên mặt đường. Cả đất trời vần vũ mây giông. Khách bộ hành ai nấy rảo chân bước vội. Xe cộ cũng phóng nhanh hơn.

Lộp bộp. Lộp bộp. Những hạt mưa đầu tiên rơi xuống mái nhà, mặt đường. Hơi nóng hầm hập bốc lên. Chỉ trong phút chốc, mưa mau hơn, nặng hạt hơn. Bầu trời và mặt đất hầu như nối liền nhau bởi một màn mưa trắng xoá.

Mưa to bao nhiêu, gió lớn bấy nhiêu. Những cành cây, ngọn cây nghiêng ngả, vật vã trước cơn gió mạnh. Hai bên hè phố, người trú mưa mỗi lúc một đông. Đám trẻ chừng dăm sáu đứa cởi trần trùng trục lao ra tắm mưa. Chúng nhảy nhót, nô đùa ầm ĩ, nước văng tung tóe dưới chân. Nước tuôn ồ ồ xuống miệng cống hai bên đường. Mặt đường vắng hẳn. Chỉ còn mấy chiếc xe tải bật đèn lùi lũi đi trong màn mưa dày đặc.

Mưa ập đến nhanh và cũng rất mau tạnh. Những hạt mưa nhỏ dần, thưa dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời sau cơn mưa trở nên quang đãng, cầu vồng hiện ra bảy sắc lung linh. Không khí mát mẻ, dễ chịu. Mưa cuốn trôi bụi bặm khiến cho hàng cây ven đường lá như xanh thẫm lại. Em ngước nhìn lên tán cây bàng trước mặt, thấy mấy chú chim sâu đang rỉa lông, rỉa cánh, thỉnh thoảng lại kêu lên lích rích thật dễ thương.

Mưa đem lại sự sảng khoái cho con người sau bao ngày mệt mỏi vì nóng bức. Trận mưa rào đến đúng lúc đã tiếp thêm sự sống cho muôn loài. Với nhà nông, nó cần thiết biết bao!