Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng là câu kể nào
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu | Kiểu câu | Tác dụng |
1) Bấy giờ tôi còn làm một chú bé lên mười. | Ai là gì ? | Giới thiệu nhân vật "tôi". |
2) Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm biết một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một. | Ai làm gì ? | Kể các hoạt động của nhân vật “tôi". |
3) Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng. | Ai thế nào ? | Kể về đặc điểm, tráng thái của buổi chiều ở làng ven sông |
Phụ trước | Trung tâm | Phụ sau |
Vốn đã rất | Yên tĩnh | |
sáng | vằng vằng ở trên không | |
Nhỏ | lại |
Vào mùa hè, em được bố mẹ cho về quê thăm ông bà. Em thích nhất là được ngồi bên cửa sổ ngắm trăng. Khi những giọt nắng cuối cùng đã biến mất sau rặng dừa phía tây. Cảnh vật quê em chìm dần vào bóng tối, cũng lúc đó ở phía sau rặng tre xuất hiện một ông trăng nhỏ.
Những đêm trăng sáng tỏ, tôi cùng bà thường ngồi cạnh cửa sổ để ngắm trăng lên, thật là thích khi được nhìn ánh trăng từ từ nhô lên khỏi rặng tre cuối làng. Càng lên cao, càng nhạt màu, trăng càng toả sáng hơn, bóng tối từ từ nhường chỗ cho ánh sáng huyền dịu của vầng trăng. Bầu trời trong và xanh thăm thẳm, thỉnh thoảng có một vài đám mây trắng bay qua tạo cho bầu trời một không gian huyền ảo. Những chị sao thường ngày yểu điệu lấp lánh khoe sắc là vậy, thế mà giờ đây phải khép mình trước ánh sáng rực rỡ của chị Hằng. Càng tuyệt dịu hơn, gió hiu hiu thổi. Chưa hết, hoa mẫu đơn, hoa chiếu thuỷ khe khẽ lắc lư theo gió.
Ánh sáng thấm đượm đất trời, xóm làng ruộng đồng, dòng sông và mây gió. Con người cùng cỏ cây, muôn vật sáng đẹp hơn, nồng nàn dưới ánh trăng.
Chiếc bánh rán to được chiên già lửa đang dần hạ thấp xuống. Hình ảnh tròn trịa vốn có của ông mặt trời không rõ nét lắm, bởi màn sương ban chiều đã được dòng sông giăng lên.
Bầu trời vẫn xanh ngỡ ngàng, mây còn lang thang đâu đó, chưa về. Từng đàn chim di chuyển về tổ theo hình chữ V. Chúng vừa bay vừa gọi nhau rộn cả khoảng trời, to tiếng nhất là con đầu đàn. Các luồng gió nhẹ đi qua, thoáng lay động cành cây ngọn cỏ. Trên cành, những chiếc lá kép trở mình thành lá đơn. Mặt sông làng đang bốc khói hơi nước, vờn quanh những ngó sen. Dưới chân bèo, những bong bóng không khí nổi nhanh rồi chóng vờ. Tiếng bìm bịp âm vang trong các vách hốc ven bờ, cạnh những cây bình bát sai trái, trĩu cành.
Xa xa nơi đầu làng, từng đàn trâu lững thững về trại theo hàng một. Trên lưng con to nhất đàn, ngồi vắt veo hai chú mục đồng đầu đội nón cỏ rơm để lộ bộ tóc trái đào, miệng tíu tít trò chuyện. Màu gạch nung của con đường làng dần chuyển sang màu đất sét. Khói bếp nhà ai ngun ngút, chờn vờn trong không gian như cuộn len bị quắng vào vòm trời sâu thẳm.
Cảnh vật mờ dần, bóng tối phủ kín khắp nơi. Tiếng côn trùng rỉ rả, rền vang cả rặng cây bụi cỏ. Văng vẳng đầu xóm, tiếng chó sủa bóng kéo dài thành tiếng tru.
Nhà nhà đã bật đèn, mọi người quây quần bên mâm cơm. Một ngày đã trôi qua chóng vánh, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, nhường lại không gian yên tĩnh, trầm lắng cho các vì sao chi chít trên bầu trời đêm.
A. Đọc thầm bài:
Chiều ven sông
Bấy giờ, tôi còn là một chú bé lên mười. Nhà tôi ở một làng ven sông, tuổi thơ tôi đã gắn bó với cái bến nước của làng. Quên sao được những buổi chiều thuyền về đậu kín, tiếng người lao xao trong tiếng hạ buồm cót két và mùi tanh nồng của những tấm lưới giăng dọc bờ cát. Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như người lớn. Chúng nó thường kéo tôi đi lên phía cuối làng, chỗ tôi vẫn cắt cỏ hàng ngày, lấy mũi dao bới đất thành một cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt lên và đặt xâu cá nệp chạm vào đầu ngọn lửa. Trong những phút yên tĩnh của buổi chiều làng, tôi đều nhận thấy mùi cá nướng hanh hao là một thứ phong vị ….
Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm lá, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một, mắt lơ đễnh nhìn lên cây gạo độc nhất hoa đỏ rực cuối bãi, trên đó có đàn sáo đen cứ đậu xuống rồi lại bay tung lên, như ta thổi một nắm tàn giấy trên lòng bàn tay vậy ….
Trần Hòa Bình
B. Dựa theo bài đọc, hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau :
Câu 1. Tuổi thơ của tác giả đã gắn bó với hình ảnh nào của làng quê ?
A. Cây đa B. Bến nước C. Sân đình
Câu 2. Tác giả nhớ những kỉ niệm gì về những người bạn thuở nhỏ ?
A. Cùng đi cắt cỏ ở cuối làng, đi chăn trâu.
B. Cùng nghịch ngợm, chơi các trò chơi trẻ nhỏ.
C. Cùng nướng cá, bạn nướng cá giỏi như người lớn.
Câu 3. Tác giả nhớ và miêu tả lại cái bến nước ở quê hương qua cảm nhận của những giác quan nào ?
A. Thị giác và thính giác.
B. Thính giác và khứu giác.
C. Cả thị giác, thính giác và khứu giác.
Câu 4. Câu nào dưới đây là câu ghép ?
A. Bấy giờ, tôi còn là một chú bé lên mười.
B. Nhà tôi ở một làng ven sông, tuổi thơ tôi đã gắn bó với cái bến nước của làng.
+ CN1: Nhà tôi.
+ VN1: ở một làng ven sông.
+ CN2: tuổi thơ tôi.
+ VN2: đã gắn bó với cái bến nước của làng.
=> Được ngăn cách bởi dấu ','. Là Câu ghép vì có 2 cụm CN-VN trở lên.
C. Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi.
Câu 5. Trong đoạn văn : “Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như người lớn. Chúng nó thường kéo tôi đi lên phía cuối làng, chỗ tôi vẫn cắt cỏ hàng ngày, lấy mũi dao bới đất thành một cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt lên và đặt xâu cá nệp chạm vào đầu ngọn lửa.”. Từ chúng nó được dùng để chỉ ai ?
A. Những thằng bạn cùng lớp.
B. Người lớn. C. Những người đi đánh cá về.
Câu 6. Hai câu văn “Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như người lớn. Chúng nó thường kéo tôi đi lên phía cuối làng, chỗ tôi vẫn cắt cỏ hàng ngày, lấy mũi dao bới đất thành một cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt lên và đặt xâu cá nệp chạm vào đầu ngọn lửa.” được liên kết với nhau bằng cách nào ?
A. Dùng từ ngữ đồng nghĩa để thay thế các từ ở câu đứng trước.
B. Lặp từ ngữ đã dùng ở câu trước.
C. Dùng đại từ thay thế cho từ ngữ ở câu trước.
Câu 7. Ý của đoạn cuối bài văn là gì ?
A. Tác giả miêu tả khung cảnh đồng quê vào mùa hè.
B. Tác giả nhớ lại cảm giác khoan khoái khi nằm cạnh sọt cỏ ngắm nhìn cây gạo mùa hoa đỏ và đàn sáo đen.
C. Tả cánh đồng và cây gạo quê tác giả vào buổi chiều.
Câu 8. Trường hợp nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển ?
A. Mũi dao.
B. Mũi con mèo.
C. Mũi em bé hơi hếch.
Câu 9. Dòng nào sau đây chỉ các tính từ ?
A. Nướng, bứt.
B. Đỏ rực, tanh nồng.
C. Lưới, bếp lò.
Câu 10. Dòng nào dưới đây chỉ các từ đồng nghĩa với từ yên tĩnh ?
A. Tĩnh tại, bình tĩnh, tĩnh mịch.
B. Tĩnh lặng, trầm tĩnh, yên vui.
C. Tĩnh mịch, tĩnh lặng, yên lặng.
mọi người cứu mình với, mình được cô giao từ sáng mà giờ chưa làm xong
Tác giả viết rất hay vì tác giả là một nhà thơ , nhà báo , nhà văn!!
Đề a: Bọn trẻ đứa nào đứa nấy tóc cháy khét, đỏ như râu ngô, da đen nhẻm vì nắng. Chúng thung thăng trên mình trâu, miệng vừa nghêu ngao hát vừa lùa đàn trâu tiến về phía sườn đồi: Đàn trâu vừa di chậm rãi vừa gặm cỏ, con nào cũng béo tròn. Buổi trưa, bọn trẻ không về làng mà ở lại bãi chăn. Mỗi đứa đều được mẹ hoặc chị gái chuẩn bị một phần cơm. Chúng lấy lá rừng trải xuống đất ngay dưới tán cây lớn rồi cùng ăn. Chúng vừa ăn vừa giưỡn, tiếng cười tiếng nói vang xa cả sườn đồi...
Ai thế nào đúng không
ai thế nào