Vịt Con đi lạc“ Gà mẹ dẫn đàn con đi ăn, thấy Vịt Con đi lạc liền gọi:- Này Vịt Con, đi với cô nào! Cô sẽ giúp con kiếm ăn.Vịt Con nghe vậy liền đi theo, ăn chung với đàn gà. Đàn gà con thấy Vịt Con được mẹ chia mồi nên phàn nàn:- Sao mẹ lại cho Vịt Con ăn chung với tụi con? Nó đâu có cùng loài với mình?Gà mẹ giải thích:- Các con thử nghĩ nếu bản thân mình đi lạc và gặp đàn vịt khác thì sao? Lúc đó thì...
Đọc tiếp
Vịt Con đi lạc
“ Gà mẹ dẫn đàn con đi ăn, thấy Vịt Con đi lạc liền gọi:
- Này Vịt Con, đi với cô nào! Cô sẽ giúp con kiếm ăn.
Vịt Con nghe vậy liền đi theo, ăn chung với đàn gà. Đàn gà con thấy Vịt Con được mẹ chia mồi nên phàn nàn:
- Sao mẹ lại cho Vịt Con ăn chung với tụi con? Nó đâu có cùng loài với mình?
Gà mẹ giải thích:
- Các con thử nghĩ nếu bản thân mình đi lạc và gặp đàn vịt khác thì sao? Lúc đó thì các con muốn được họ giúp đỡ hay bị bỏ rơi chỉ vì khác loài?”
(Trích Giọt Sương Chạy Trốn, NXB Kim Đồng, 2020)
Câu 1 (2 điểm).
a. Đoạn văn trên được viết theo thể loại nào?
b. Em hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn văn?
Câu 2 (2 điểm).
a. Trong đoạn trích, tác giả tập trung miêu tả tính xấu của bầy gà con là gì?
b. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 3 (1 điểm). Hãy trình bày cảm xúc của em khi giúp đỡ một ai đó?
5- 6 dòng:
Câu 4 (2 điểm).
a. Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của những câu dưới đây:
- Vịt con đi lạc.
- Trời lạnh.
- Hoa nở.
b. Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả hai thành phần chính trong các câu trên.
GIÚP MIK NHANH ĐƯỢC KO Ạ!!
1. Ngôi kể thứ 3. Nhân vật: gà mẹ , vịt con, đàn gà con.
2. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Những nhân vật trong đây là động vật nhưng lại có thể nói, hành động giống như con người nên đây là biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Tác dụng của BPNT này là giúp cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn và cũng giúp người đọc dễ dàng hình dung câu chuyện hơn.
3. Hãy luôn biết chia sẻ, giúp đỡ người khác vì khi cho đi bạn luôn nhận lại được những điều xứng đáng.