Kể lại một trải nghiệm giúp cho tâm hồn em trở nên phong phú hơn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Mùa hè vừa rồi, em đã được về quê ngoại và sống cùng ông bà hai tuần. Tuy đó không phải là một thời gian dài, nhưng nó thực sự đã đem đến cho em những trải nghiệm tuyệt vời không bao giờ có thể quên được.
Chiều hôm ấy, sau hơn năm tiếng háo hức trên xe khách, em đã có mặt tại nhà của ông bà với một chiếc vali lớn và cái bụng đói meo. Ngôi nhà của ông bà nhỏ hơn nhà của em ở thành phố, nhưng nó lại có một khu vườn rất lớn, và một cái ao cá xinh xắn. Chúng khiến em vô cùng thích thú và khát khao được khám phá đến mức quên ngay đi sự mệt nhọc của chuyến đi dài. Tuy nhiên, ông bà đã ngăn em lại bởi vòng tay ôm dịu dàng và ấm áp. Ông bà dẫn em vào nhà, chỉ chỗ cho em sắp xếp đồ đạc, sau đó cho em ăn một bữa cơm thật ngon lành.
Từ sau hôm ấy, em chính thức được trải nghiệm cuộc sống thú vị và khác lạ cùng ông bà của mình. Buổi sáng, em dậy sớm để cùng ông chạy bộ buổi sáng. Thay vì chạy bộ ở công viên như ở phố, em được theo ông chạy dọc theo cánh đồng lúa xanh tốt của làng. Mùi lúa thơm ngọt phảng phất trong cơn gió buổi sáng, tiếp thêm cho em sức mạnh để có thể chạy bền bỉ cả một quãng đường dài. Sau đó, em trở về nhà và cùng ông bà ăn sáng. Ăn xong, em xung phong giúp bà rửa bát ở cái giếng nhỏ sau nhà. Tuy mới đầu có chút khó khăn do lạ lẫm, nhưng chỉ loáng cái là em quen ngay. Sau đó, em lại được theo bà đi chợ quê để mua đồ. Đồ đạc ở đây cũng đa dạng lắm, và được bày bán rất thân thiện với môi trường. Em cứ xuýt xoa mãi các món bánh và đồ ăn vặt ở đây. Vừa thơm ngon lại còn to và nhiều nữa.
Vào các buổi chiều, em được theo ông đi câu cá ở hồ, ở sông. Đi thả diều ở chân đê, đi cắt cỏ cho bò ở sau đồi. Đi hái quả chín ở sau vườn, đi bắt ếch, mò cua mò ốc ở ruộng. Những trải nghiệm ấy khiến em vui lắm. Được hòa mình vào thiên nhiên và được tận hưởng các món ăn do chính mình kiếm được khiến em sung sướng vô cùng. Tối tối, em lại ra nằm trên chiếc chõng tre trước sân cùng ông bà. Nghe ông bà kể những chuyện ngày xưa, kể về lúc mẹ còn nhỏ. Câu chuyện nào cũng hay và thú vị. Em nằm nghe mà thiếp đi lúc nào không hay. Tuy là mùa hè, nhưng ở quê lúc nào cũng mát rượi nhờ bóng râm của các cây ăn quả cao lớn, và những cơn gió thổi từ ao lên. Vậy nên, dù không bật điều hòa, em vẫn luôn cảm thấy mát mẻ.
Sau hai tuần ở với ông bà, em học thêm được rất nhiều điều thú vị. Em cảm thấy bản thân khỏe mạnh hơn, dạn dĩ hơn và nhanh nhẹn hơn hẳn. Trở lại thành phố, em tiếc nuối lắm những ngày được sống cùng ông bà. Nhất định, em sẽ lại về thăm ông bà vào kì nghỉ gần nhất.
Năm nay, bố mẹ tôi có thời gian rảnh, nên đã quyết định sẽ tự gói bánh chưng để thờ cúng tổ tiên và ăn trong những ngày Tết.
Nghe quyết định ấy của bố, tôi phấn khích lắm. Bởi vì từ bé đến lớn, tôi đã được đọc, được nghe kể, được xem rất nhiều hình ảnh cả gia đình quây quần gói rồi nấu bánh chưng rất ấm áp, hạnh phúc. Nay cuối cùng cũng được thử, tôi sung sướng mãi không thôi. Hôm cùng mẹ đi mua nguyên liệu, tôi cẩn thận ôm bó lá dong trên tay vì sợ làm rách lá. Về nhà, tôi thích thú nhìn mẹ thái thịt, ướp gia vị rồi ngâm đỗ, ngâm nếp. Bố thì rửa sạch lá, rồi cắt thành các đoạn vừa đủ để sử dụng. Tôi thì ngồi tước và cắt các đoạn dây thành từng đoạn bằng nhau theo độ dài bố bảo. Loay hoay như thế, đến hết buổi trưa thì khâu chuẩn bị mới xong.
Tiếp theo, chính là công đoạn gói bánh. Nhìn bố gói, tôi cảm thấy khâm phục không thôi, bởi bố điệu nghệ quá. Bàn tay bố thoăn thoắt gấp lá, cho nhân vào rồi gói lại, thắt dây như một người thợ làm bánh vậy. Từng chiếc bánh qua tay bố đều vuông vức, to như cái đĩa. Tôi cũng đã được bố dạy và hướng dẫn gói bánh. Sau khoảng ba mươi phút, tôi đã hoàn thành. Chính tay tôi đã gói hai cái bánh chưng đấy. Tuy không đẹp nhưng chắc chắn là nó rất ngon. Chỉ có lúc buộc dây là tôi chật vật mãi, phải nhờ đến sự can thiệp của bố thì mới xong được.
Sau đó bố chuẩn bị một chiếc nồi thật to. Khi bố mang bánh đi nấu ở sau vườn, tôi mong lắm. Ngồi cạnh bếp lửa, tôi vừa nhìn nồi bánh, vừa lắng nghe bố kể những câu chuyện về ngày Tết lúc bố còn bé. Nghe những điều vừa lạ vừa quen ấy, khiến tôi cảm thấy nôn nao vô cùng. Một lát sau, mẹ mang ra rất nhiều xiên thịt, rau củ để nướng. Cả nhà có một bữa tối no nê bên bếp lửa ấm nồng. Đến khuya, khi tôi gần ngủ quên thì bánh chín. Bố gắp từng cặp bánh ra để ở mâm cho nguội và ráo nước. Hai chiếc bánh mà tôi gói đã được đem ra để thưởng thức đầu tiên. Tuy hơi xấu xí, nhưng bên trong vẫn ngon và dẻo lắm. Được bố mẹ khen mà tôi đỏ hết cả mặt.
Trải nghiệm tự gói bánh chưng ngày hôm ấy là một trải nghiệm hết sức tuyệt vời. Tôi được cảm nhận rõ hơn bao giờ hết bầu không khí tấp nập, rộn ràng của ngày Tết. Có lẽ niềm vui và nôn nao ấy chỉ hiện hữu rõ nét khi tôi chính tay chuẩn bị những món đồ cho ngày lễ quan trọng này.
refer
Cuối tuần trước, em đã được đến xem một buổi biểu diễn chèo truyền thống. Buổi biểu diễn nghệ thuật này đã đem đến cho em những trải nghiệm tuyệt vời và giúp em có một cái nhìn khác đi về các loại hình nghệ thuật truyền thống.
Chiều hôm ấy, theo sự phân công của nhóm trưởng, em đã cùng hai người bạn nữa của mình đến nhà hát chèo để xem tiết mục chèo Quan Âm Thị Kính. Khi đến nơi, ấn tượng đầu tiên của em về sân khấu là ở đây trang trí có phần mộc mạc và giản dị. Trên cả một sân khấu rộng lớn, là một tấm màn nhung lớn với vài chiếc đạo cụ nhỏ ở trên sân. Tuy nhiên, khi vở kịch chính thức bắt đầu thì em đã có một cảm nhận hoàn toàn khác.
Tùy theo từng phân cảnh diễn ra, mà từng đạo cụ được mang ra sân khấu. Đoạn thì là một chiếc chõng tre, đoạn thì là một gốc cây giả, đoạn thì là một phiên chợ với vài gánh hàng rong. Điều đặc biệt là tuy các đạo cụ ít ỏi, lời thuyết minh cũng không có nhiều như các bộ phim, nhưng em vẫn nhập tâm và hiểu được bối cảnh đó có đặc điểm gì. Thật là thú vị. Khi các diễn viên bước ra sân khấu, em lại một lần nữa được trầm trồ. Bởi bộ trang phục mà các cô chú ấy khoác trên mình đều là các bộ trang phục truyền thống rất đẹp. Kiểu tóc cũng được tạo hình vô cùng đơn giản. Dù vậy vẫn làm bật lên vẻ đẹp của các cô chú diễn viên ở đó.
Khi tiết mục diễn ra, em đã xem say sưa và chăm chú vô cùng. Bởi vì các nghệ sĩ đều diễn rất tròn vai và cuốn hút. Các sự kiện được diễn ra tuần tự với tốc độ nhanh và hấp dẫn, khiến người xem không thể rời mắt. Điều này khác hẳn với vở chèo trong trí tưởng tượng của em. Trước giờ, em cứ cho rằng vở chèo sẽ diễn ra một cách chậm rãi và tẻ nhạt, các diễn viên thì cứ đứng chỉ hát và nói suông trên sân khấu mà thôi. Nhưng hôm nay, vở chèo Quan Âm Thị Kính đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của em. Vở chèo giúp em nhận ra cái hay của thể loại nghệ thuật truyền thống. Giúp em nhận được những bài học đạo đức ý nghĩa được gói ghém trong tác phẩm.
Kết thúc vở chèo, mà tâm trí em vẫn còn dừng lại ở trên sân khấu. Phải nói rằng đây thực sự là một buổi biểu diễn hay và ý nghĩa nhất em từng được xem. Chính vở diễn đã thay đổi cái nhìn tiêu cực của em về các loại hình nghệ thuật truyền thống. Và chắc chắn rằng, sau này em sẽ đi xem thêm nhiều vở chèo khác nữa vì chính sự yêu thích của mình chứ không vì một yêu cầu của ai cả.
tham khảo:
Mùa hè vừa rồi, em đã được về quê ngoại và sống cùng ông bà hai tuần. Tuy đó không phải là một thời gian dài, nhưng nó thực sự đã đem đến cho em những trải nghiệm tuyệt vời không bao giờ có thể quên được.
Chiều hôm ấy, sau hơn năm tiếng háo hức trên xe khách, em đã có mặt tại nhà của ông bà với một chiếc vali lớn và cái bụng đói meo. Ngôi nhà của ông bà nhỏ hơn nhà của em ở thành phố, nhưng nó lại có một khu vườn rất lớn, và một cái ao cá xinh xắn. Chúng khiến em vô cùng thích thú và khát khao được khám phá đến mức quên ngay đi sự mệt nhọc của chuyến đi dài. Tuy nhiên, ông bà đã ngăn em lại bởi vòng tay ôm dịu dàng và ấm áp. Ông bà dẫn em vào nhà, chỉ chỗ cho em sắp xếp đồ đạc, sau đó cho em ăn một bữa cơm thật ngon lành.
Từ sau hôm ấy, em chính thức được trải nghiệm cuộc sống thú vị và khác lạ cùng ông bà của mình. Buổi sáng, em dậy sớm để cùng ông chạy bộ buổi sáng. Thay vì chạy bộ ở công viên như ở phố, em được theo ông chạy dọc theo cánh đồng lúa xanh tốt của làng. Mùi lúa thơm ngọt phảng phất trong cơn gió buổi sáng, tiếp thêm cho em sức mạnh để có thể chạy bền bỉ cả một quãng đường dài. Sau đó, em trở về nhà và cùng ông bà ăn sáng. Ăn xong, em xung phong giúp bà rửa bát ở cái giếng nhỏ sau nhà. Tuy mới đầu có chút khó khăn do lạ lẫm, nhưng chỉ loáng cái là em quen ngay. Sau đó, em lại được theo bà đi chợ quê để mua đồ. Đồ đạc ở đây cũng đa dạng lắm, và được bày bán rất thân thiện với môi trường. Em cứ xuýt xoa mãi các món bánh và đồ ăn vặt ở đây. Vừa thơm ngon lại còn to và nhiều nữa
Vào các buổi chiều, em được theo ông đi câu cá ở hồ, ở sông. Đi thả diều ở chân đê, đi cắt cỏ cho bò ở sau đồi. Đi hái quả chín ở sau vườn, đi bắt ếch, mò cua mò ốc ở ruộng. Những trải nghiệm ấy khiến em vui lắm. Được hòa mình vào thiên nhiên và được tận hưởng các món ăn do chính mình kiếm được khiến em sung sướng vô cùng. Tối tối, em lại ra nằm trên chiếc chõng tre trước sân cùng ông bà. Nghe ông bà kể những chuyện ngày xưa, kể về lúc mẹ còn nhỏ. Câu chuyện nào cũng hay và thú vị. Em nằm nghe mà thiếp đi lúc nào không hay. Tuy là mùa hè, nhưng ở quê lúc nào cũng mát rượi nhờ bóng râm của các cây ăn quả cao lớn, và những cơn gió thổi từ ao lên. Vậy nên, dù không bật điều hòa, em vẫn luôn cảm thấy mát mẻ.
Sau hai tuần ở với ông bà, em học thêm được rất nhiều điều thú vị. Em cảm thấy bản thân khỏe mạnh hơn, dạn dĩ hơn và nhanh nhẹn hơn hẳn. Trở lại thành phố, em tiếc nuối lắm những ngày được sống cùng ông bà. Nhất định, em sẽ lại về thăm ông bà vào kì nghỉ gần nhất.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Thời gian vừa rồi lịch học tập dày đặc khiến em cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Biết vậy nên cuối tuần vừa rồi mẹ đã đưa em đến chùa ... để nghe pháp thoại cũng như vãn cảnh chùa cho tâm hồn phong phú hơn...)
TB:
Bàn luận:
Em giới thiệu về trải nghiệm của em:
+ Ngôi chùa đó ở đâu? Có to, đẹp không?
+ Buổi pháp thoại đó do sư thầy/sư cô nào giảng?
+ Sau buổi pháp thoại đó em đã học được gì?
+ Phong cảnh ở chùa đó giúp em cảm thấy như thế nào?
+ Về nhà sau buổi đi chùa đó, tâm trạng của em như thế nào?
+ Cảm nghĩ của em về buổi đi chùa đó?
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi”. Đúng như vậy, cha mẹ thường nói với em dù ở đâu, đi đâu cũng phải luôn hướng về quê hương, nguồn cội. Cuối tuần vừa rồi, cả gia đình em đã cùng nhau về quê thăm ông bà ngoại. Đây là chuyến đi vô cùng vui vẻ và ý nghĩa đối với em.
Quê ngoại em là một ngôi làng nhỏ ở miền núi thuộc tỉnh Lạng Sơn. Sau gần bốn tiếng ngồi xe xóc nảy, cả gia đình em cũng về đến cổng làng. Từ xa, em đã nhìn thấy bác cả đứng chờ ở đầu làng. Thấy bố mẹ và em xuống xe, bác vui mừng bắt tay từng người một. Trên đường về nhà bà, ai đi qua cũng dừng lại hỏi thăm và gửi đến gia đình em những nụ cười thật hiền lành. Điều đó giúp em cảm nhận được sự ấm áp của tình làng nghĩa xóm chốn thôn quê. Về đến nhà bà, em nhận ra ngay hình dáng quen thuộc đang đứng chờ ở trước sân. Thế là, em liền chạy lại, ôm chầm lấy bà ngoại. Khi mọi người đều đã tề tựu đông đủ thì kéo nhau vào nhà để tiện hàn huyên tâm sự. Ông bà hỏi thăm về đủ thứ chuyện, nào là mọi người có khỏe không, chuyện học tập như thế nào, công việc ra sao… Tất cả thể hiện sự quan tâm, lo lắng của ông bà dành cho con cháu. Tình cảm ấy thật đáng quý biết bao.
Chiều hôm ấy, trong khi bà và mẹ đang chuẩn bị bữa tối, thì ông dẫn em đi dạo vòng quanh xóm. Ông dẫn em ra hồ sen ở sau làng, có gió mát lồng lộng và những bông sen nở rộ. Ông dẫn em đến ngắm ruộng lúa xanh tốt, cạnh đó còn có cả bãi mía nữa. Ông thoăn thoắt chặt vài cây mía rồi cùng em kéo về để tráng miệng sau bữa tối. Trên đường về, trời đã dần tối. Nhìn ngắm những dãy núi xa xa lẫn sau màn mây khói tía; nhìn từng đàn chim đang vội bay về tổ, em thấy lòng mình bình yên lạ kì. Lúc ấy, em mới thấu hiểu thật sự ý nghĩa của quê hương. Đó là nơi để con người ta được trở về, được nghỉ ngơi, được là chính mình.
Tối hôm đó, em được ngủ cùng với bà ngoại. Bà kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích từ ngày xửa ngày xưa. Những câu chuyện đó em đều đã nghe hết rồi. Thế nhưng có lẽ chính ánh trăng thanh, làn gió mát rượi, tiếng ve kêu, tiếng lá xào xạc, cùng giọng kể hiền từ của bà đã khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn, và làm em dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Ngày hôm sau, sau khi ăn cơm trưa thì cả nhà em vội lên xe để trở về Hà Nội. Trên xe mang theo những món quà như trứng gà, rau xanh, ổi, mít… Tất cả là do ông bà ngoại, cùng bà con láng giềng đem sang cho. Tuy không quá đắt đỏ hay quý hiếm, nhưng chúng vẫn có giá trị vô cùng to lớn, bởi được mạ lên lớp vàng của tình người.
Trên đường rời xa quê ngoại, lòng em cảm thấy tiếc nuối vô cùng. Em mong sao thời gian trôi nhanh, để lại lần nữa được về quê thăm ông bà. Và những chuyến về quê ấy đã nuôi dưỡng, vun đắp cho tâm hồn em phong phú hơn.
Tham khảo:
Cuối tuần trước, em đã được đến xem một buổi biểu diễn chèo truyền thống. Buổi biểu diễn nghệ thuật này đã đem đến cho em những trải nghiệm tuyệt vời và giúp em có một cái nhìn khác đi về các loại hình nghệ thuật truyền thống.
Chiều hôm ấy, theo sự phân công của nhóm trưởng, em đã cùng hai người bạn nữa của mình đến nhà hát chèo để xem tiết mục chèo Quan Âm Thị Kính. Khi đến nơi, ấn tượng đầu tiên của em về sân khấu là ở đây trang trí có phần mộc mạc và giản dị. Trên cả một sân khấu rộng lớn, là một tấm màn nhung lớn với vài chiếc đạo cụ nhỏ ở trên sân. Tuy nhiên, khi vở kịch chính thức bắt đầu thì em đã có một cảm nhận hoàn toàn khác.
Tùy theo từng phân cảnh diễn ra, mà từng đạo cụ được mang ra sân khấu. Đoạn thì là một chiếc chõng tre, đoạn thì là một gốc cây giả, đoạn thì là một phiên chợ với vài gánh hàng rong. Điều đặc biệt là tuy các đạo cụ ít ỏi, lời thuyết minh cũng không có nhiều như các bộ phim, nhưng em vẫn nhập tâm và hiểu được bối cảnh đó có đặc điểm gì. Thật là thú vị. Khi các diễn viên bước ra sân khấu, em lại một lần nữa được trầm trồ. Bởi bộ trang phục mà các cô chú ấy khoác trên mình đều là các bộ trang phục truyền thống rất đẹp. Kiểu tóc cũng được tạo hình vô cùng đơn giản. Dù vậy vẫn làm bật lên vẻ đẹp của các cô chú diễn viên ở đó.
Khi tiết mục diễn ra, em đã xem say sưa và chăm chú vô cùng. Bởi vì các nghệ sĩ đều diễn rất tròn vai và cuốn hút. Các sự kiện được diễn ra tuần tự với tốc độ nhanh và hấp dẫn, khiến người xem không thể rời mắt. Điều này khác hẳn với vở chèo trong trí tưởng tượng của em. Trước giờ, em cứ cho rằng vở chèo sẽ diễn ra một cách chậm rãi và tẻ nhạt, các diễn viên thì cứ đứng chỉ hát và nói suông trên sân khấu mà thôi. Nhưng hôm nay, vở chèo Quan Âm Thị Kính đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của em. Vở chèo giúp em nhận ra cái hay của thể loại nghệ thuật truyền thống. Giúp em nhận được những bài học đạo đức ý nghĩa được gói ghém trong tác phẩm.
Kết thúc vở chèo, mà tâm trí em vẫn còn dừng lại ở trên sân khấu. Phải nói rằng đây thực sự là một buổi biểu diễn hay và ý nghĩa nhất em từng được xem. Chính vở diễn đã thay đổi cái nhìn tiêu cực của em về các loại hình nghệ thuật truyền thống. Và chắc chắn rằng, sau này em sẽ đi xem thêm nhiều vở chèo khác nữa vì chính sự yêu thích của mình chứ không vì một yêu cầu của ai cả.
THAM KHẢO :
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành phố và thôn quê khác nhau như thế nào chưa? Trong kì nghỉ hè năm ngoái, tôi đã về quê ngoại chơi, tôi đã có được trải nghiệm đáng nhớ, những bài học mà chỉ có thôn quê dạy cho tôi hiểu. Đối với tôi, đây là kì nghỉ hè đáng nhớ nhất trong kí ức.
Tháng 6, chúng tôi thi hết học kì hai kết thúc năm học vất vả. Tôi lên chuyến xe khách của một bác người quen ở quê ông ngoại nên rất yên tâm (do bố mẹ tôi bận đi công tác) bắt đầu kì nghỉ hè. Những ngày đầu tôi khá xa lạ với cuộc sống ở nơi đây. Mọi người thức dậy rất là sớm để đi làm, ăn cơm cũng rất đúng bữa, tối thì tĩnh lặng không ồn ã như trên thành phố. Nhưng dần tôi cũng làm quen với nó. Thật tuyệt, cuộc sống bình lặng trôi qua như vậy đó!
Hơn một tháng sau, trên những cánh đồng trải dài khắp các làng quê đã đến vụ thu hoạch lúa. Lần đầu tiên, tôi được ngoại cho đi thu gặt lúa cùng. Dưới cái nắng bức oi ả của mùa hè, tất cả mọi người vẫn chăm chỉ gặt lúa, tay ai người nấy gặt nhanh thoăn thoắt, rồi những con bò hì hục kéo lúa về. Trên đồng, mỗi nhà ba bốn người đi gặt gọi nhau í ới, nói chuyện rôm rả, cười đùa để quên đi cái mệt nhọc. Tối hôm ấy về nhà, tôi nằm suy nghĩ, tôi đi gặt mới biết sự mệ nhọc của người nông dân, sự vất vả để có được bát cơm ngon hằng ngày. Nếu cứ ở thành phố mãi, tôi sẽ chẳng bao giờ biết được hạt gạo có được từ đâu.
Gần hết kì nghỉ là lúc tôi phải chuẩn bị quay trở lại thành phố. Bố mẹ tôi đã về quê đón tôi và đã kể cho họ nghe những gì tôi trải qua, cảm nhận về cuộc sống nơi đây. Nó gần gũi, bình dị và ấm áp đến lạ thường.
Kì nghỉ là một trải nghiệm đặc biệt với tôi. Lần đầu tôi được sống trong cuộc sống bình yên đến thế khác xa nơi đô thị phồn hoa. Tôi càng thêm yêu quê hương của mình.
Bài viết tham khảo:
“Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi”. Đúng như vậy, cha mẹ thường nói với em dù ở đâu, đi đâu cũng phải luôn hướng về quê hương, nguồn cội. Cuối tuần vừa rồi, cả gia đình em đã cùng nhau về quê thăm ông bà ngoại. Đây là chuyến đi vô cùng vui vẻ và ý nghĩa đối với em.
Quê ngoại em là một ngôi làng nhỏ ở miền núi thuộc tỉnh Lạng Sơn. Sau gần bốn tiếng ngồi xe xóc nảy, cả gia đình em cũng về đến cổng làng. Từ xa, em đã nhìn thấy bác cả đứng chờ ở đầu làng. Thấy bố mẹ và em xuống xe, bác vui mừng bắt tay từng người một. Trên đường về nhà bà, ai đi qua cũng dừng lại hỏi thăm và gửi đến gia đình em những nụ cười thật hiền lành. Điều đó giúp em cảm nhận được sự ấm áp của tình làng nghĩa xóm chốn thôn quê. Về đến nhà bà, em nhận ra ngay hình dáng quen thuộc đang đứng chờ ở trước sân. Thế là, em liền chạy lại, ôm chầm lấy bà ngoại. Khi mọi người đều đã tề tựu đông đủ thì kéo nhau vào nhà để tiện hàn huyên tâm sự. Ông bà hỏi thăm về đủ thứ chuyện, nào là mọi người có khỏe không, chuyện học tập như thế nào, công việc ra sao… Tất cả thể hiện sự quan tâm, lo lắng của ông bà dành cho con cháu. Tình cảm ấy thật đáng quý biết bao.
Chiều hôm ấy, trong khi bà và mẹ đang chuẩn bị bữa tối, thì ông dẫn em đi dạo vòng quanh xóm. Ông dẫn em ra hồ sen ở sau làng, có gió mát lồng lộng và những bông sen nở rộ. Ông dẫn em đến ngắm ruộng lúa xanh tốt, cạnh đó còn có cả bãi mía nữa. Ông thoăn thoắt chặt vài cây mía rồi cùng em kéo về để tráng miệng sau bữa tối. Trên đường về, trời đã dần tối. Nhìn ngắm những dãy núi xa xa lẫn sau màn mây khói tía; nhìn từng đàn chim đang vội bay về tổ, em thấy lòng mình bình yên lạ kì. Lúc ấy, em mới thấu hiểu thật sự ý nghĩa của quê hương. Đó là nơi để con người ta được trở về, được nghỉ ngơi, được là chính mình.
Tối hôm đó, em được ngủ cùng với bà ngoại. Bà kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích từ ngày xửa ngày xưa. Những câu chuyện đó em đều đã nghe hết rồi. Thế nhưng có lẽ chính ánh trăng thanh, làn gió mát rượi, tiếng ve kêu, tiếng lá xào xạc, cùng giọng kể hiền từ của bà đã khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn, và làm em dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Ngày hôm sau, sau khi ăn cơm trưa thì cả nhà em vội lên xe để trở về Hà Nội. Trên xe mang theo những món quà như trứng gà, rau xanh, ổi, mít… Tất cả là do ông bà ngoại, cùng bà con láng giềng đem sang cho. Tuy không quá đắt đỏ hay quý hiếm, nhưng chúng vẫn có giá trị vô cùng to lớn, bởi được mạ lên lớp vàng của tình người.
Trên đường rời xa quê ngoại, lòng em cảm thấy tiếc nuối vô cùng. Em mong sao thời gian trôi nhanh, để lại lần nữa được về quê thăm ông bà. Và những chuyến về quê ấy đã nuôi dưỡng, vun đắp cho tâm hồn em phong phú hơn.
REFER
Tết đến, xuân về - đây là thời điểm mà mọi người háo hức bắt đầu chuẩn bị đi mua sắm Tết. Những khu chợ trở nên đông vui nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Đặc biệt nhất là khu chợ hoa Tết thu hút nhiều người đến mua. Năm nay, em đã có một trải nghiệm thú vị, đó là đi chợ hoa Tết cùng bố.
Từ hai lăm đến ba mươi Tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa. Những người người đến xem đông như trẩy hội. Nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược… Muôn loài hoa đang khoe sắc để chào đón một năm mới sang. Khoảng chín giờ sáng hai mươi sáu Tết, bố nói với mẹ sẽ ra chợ để sắm hoa Tết. Em thuyết phục bố cho đi cùng. Sau mười lăm phút đưa ra đủ lý do, bố cũng đồng ý. Hai bố con đi khoảng mười lăm phút là tới nơi. Chợ hoa ngày cuối năm nhộn nhịp và náo nhiệt không kém chợ tết là mấy. Chợ hoa Tết cũng đông vui không kém những khu chợ khác. Người mua, kẻ bán cười nói rôm rả, xôn xao khắp cả chợ.
Những chiếc xe chở phía sau những chậu quất, cành đào ra vào tấp nập. Gương mặt của mọi người đều tươi rói, hớn hở vì một mùa xuân mới lại sắp về. Bên cạnh những gian hàng bán đào và quất là các gian bán hoa tươi. Các loại hoa được bày bán rất đa dạng. Hoa hồng, hoa cúc, hoa vi-ô-let, hoa lan, hoa dơn, hoa thược dược… Tất cả tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc cho chợ hoa. Đắt Những quầy bán hoa thu hút rất đông người mua. Bởi có lẽ mọi người đều muốn chọn cho mình những bông hoa tươi nhất, đẹp nhất để về đặt lên bàn thờ tổ tiên trong ngày tết.
Người bán hồ hởi mời chào khách mua hoa, người mua vừa chiêm ngưỡng những đóa hoa đẹp nhất vừa đắn đo lựa chọn những bó hoa đủ mọi sắc màu. Người ta đi chợ hoa như đi trẩy hội để dành cho mình những sắc hương đẹp nhất mang về trang hoàng và mang không khí tết về với gia đình. Đông đúc nhất phải là những khu bán đào, mai và quất. Bởi đây là những loại cây đặc trưng của ngày tết, nên mọi người đều muốn mua một chậu đào, mai hoặc quất về chơi Tết. Những chậu cây được tạo với nhiều hình dáng độc đáo. Những nụ hoa đào, hoa mai đã bắt đầu bung nở trong những cơn mưa xuân.
Hai bố con đi dạo một vòng quanh khu chợ. Thỉnh thoảng, bố dừng lại trước một khu bán đào hay bán quất để ngắm. Cuối cùng, bố em cũng chọn được một chậu đào rất đẹp. Khi bố mang chậu hoa về, em cảm thấy rất thích nó. Chợ hoa Tết chính là một nét đẹp của dịp Tết cổ truyền dân tộc. Trải nghiệm được đi chợ hoa vào những ngày giáp Tết khiến em không chỉ cảm nhận được không khí Tết đang về. Mà còn cảm thấy tự hào hơn về một nét đẹp cần giữ gìn của dân tộc.
Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Và những khu chợ hoa cũng đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu của những ngày tết.
tham khảo
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành phố và thôn quê khác nhau như thế nào chưa? Trong kì nghỉ hè năm ngoái, tôi đã về quê ngoại chơi, tôi đã có được trải nghiệm đáng nhớ, những bài học mà chỉ có thôn quê dạy cho tôi hiểu. Đối với tôi, đây là kì nghỉ hè đáng nhớ nhất trong kí ức.
Tháng 6, chúng tôi thi hết học kì hai kết thúc năm học vất vả. Tôi lên chuyến xe khách của một bác người quen ở quê ông ngoại nên rất yên tâm (do bố mẹ tôi bận đi công tác) bắt đầu kì nghỉ hè. Những ngày đầu tôi khá xa lạ với cuộc sống ở nơi đây. Mọi người thức dậy rất là sớm để đi làm, ăn cơm cũng rất đúng bữa, tối thì tĩnh lặng không ồn ã như trên thành phố. Nhưng dần tôi cũng làm quen với nó. Thật tuyệt, cuộc sống bình lặng trôi qua như vậy đó!
Hơn một tháng sau, trên những cánh đồng trải dài khắp các làng quê đã đến vụ thu hoạch lúa. Lần đầu tiên, tôi được ngoại cho đi thu gặt lúa cùng. Dưới cái nắng bức oi ả của mùa hè, tất cả mọi người vẫn chăm chỉ gặt lúa, tay ai người nấy gặt nhanh thoăn thoắt, rồi những con bò hì hục kéo lúa về. Trên đồng, mỗi nhà ba bốn người đi gặt gọi nhau í ới, nói chuyện rôm rả, cười đùa để quên đi cái mệt nhọc. Tối hôm ấy về nhà, tôi nằm suy nghĩ, tôi đi gặt mới biết sự mệ nhọc của người nông dân, sự vất vả để có được bát cơm ngon hằng ngày. Nếu cứ ở thành phố mãi, tôi sẽ chẳng bao giờ biết được hạt gạo có được từ đâu.
Gần hết kì nghỉ là lúc tôi phải chuẩn bị quay trở lại thành phố. Bố mẹ tôi đã về quê đón tôi và đã kể cho họ nghe những gì tôi trải qua, cảm nhận về cuộc sống nơi đây. Nó gần gũi, bình dị và ấm áp đến lạ thường.
Kì nghỉ là một trải nghiệm đặc biệt với tôi. Lần đầu tôi được sống trong cuộc sống bình yên đến thế khác xa nơi đô thị phồn hoa. Tôi càng thêm yêu quê hương của mình.