K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2021

Hiện tượng "ma trơi" thường xuất hiện ở những vùng đầm lầy, nghĩa địa… Đó là hiện tượng xuất hiện những đốm lửa cháy sáng bay trong không khí. Theo trang Hóa học ngày nay, bản chất của hiện tượng này được giải thích với sự tham gia của 2 chất khí đó là photphin(PH3) và diphotphin(P2H4), P2H4 là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 150oC sau đó  PH3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện "ngọn lửa lân tinh", hay còn gọi là "ma trơi". PH3, P2H4 xuất hiện do sự phân hủy xương, xác động thực vật ở khu vực như đầm lầy, nghĩa địa. Đó là nguồn phốt-pho rất lớn để hình thành PH3,P2H4 bằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất. Chúng tích tụ lại và khi gặp điều kiện thuận lợi thì bốc cháy. 

27 tháng 3 2021

Trong cơ thể người và động vật đều có chứa phốt pho.Sau khi người và động vật chết đi,thì thể bị phân hủy sẽ tạo ra khí Photphin(PH3)

Điểm cháy của Photphin là 150oC nhưng kết hợp với diphotphin (P2H4) nó có thể cháy ngay trong không khí ở nhiệt độ thường (25oC-40oC) tạo nên những khối cầu lửa lơ lửng.

Vì vậy "Ma trơi" thực ra là lửa lân tinh,là một hiện tượng tự nhiên rất bình thường.

2 tháng 12 2016

Bản chất của hiện tượng này được giải thích với sự tham gia của 2 chất khí đó là photphin(PH3) và diphotphin(P2H4), P2H4 là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 150oC sau đó PH3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện “ngọn lửa ma trơi”.

PH3, P2H4 xuất hiện do sự phân hủy xương, xác động thực vật ở khu vực như đầm lầy, nghĩa địa. Đó là nguồn photpho rất lớn để hình thành PH3,P2H4 bằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất. Chúng tích tụ lại và khi gặp điều kiện thuận lợi thì bốc cháy.

2 tháng 12 2016
  • Ma trơi là hiện tượng các hợp chất phosphor được hình thành từ hoạt động của vi khuẩn sống dưới lòng đất phần mộ (gồm hai chất đó là Phốtphin (PH3) và diphotphin) trong xương người và sinh vật dưới mồ bốc lên thoát ra ngoài, gặp không khí trong một số điều kiện sẽ bốc cháy thành lửa các đốm lửa nhỏ với độ sáng khá nhỏ (xanh nhạt), lập lòe, khi ẩn khi hiện. Ban đêm mới thấy được ánh sáng còn ban ngày thì các đốm lửa này có thể bị ánh sáng mặt trời che khuất.
  • Hiện tượng ma trơi đuổi theo: khi gặp ma trơi, con người sẽ sợ, hoảng loạn và chạy. Khi đó sẽ sinh ra một luồng khí chuyển động làm ngọn lửa bay theo chiềugió theo hướng người chạy.
15 tháng 12 2021

- Lạc bị mốc là hiện tượng HH vì: có sự hình thành chất mới.

- Ma trơi là hiện tượng HH vì: do các chất \(PH_3\) và \(P_2H_4\) gặp KK trong một số điền kiện sẽ bốc cháy.

- Quang hợp ở cây xanh là hiện tượng HH vì: ban ngày cây hấp thụ khí \(CO_2\) và thải ra khí \(O_2\) ( ngược lại vào ban đêm)

25 tháng 4 2021

Bản chất sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào mùa lạnh chính là sự ngưng tụ của không khí. Mùa lạnh nhiệt độ không khí giảm xuống làm ngưng tụ lượng hơi nước tạo thành giọt đọng lại trên lá.

  

 

Ban đêm cây hút nước, nước được chuyển theo mạch gỗ lên lá và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ước, độ ẩm tương đối của không khí quá cao, bão hoà hơi nước, không thể hình thành hơi nước để thoát vào không khí như ban ngày, do đó nước ứ qua mạch gỗ ở tận các đầu cuối của lá, nơi có khí khổng. Hơn nữa do các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt, hình thành nên giọt nước treo đầu tận cùng của lá. Đặt biệt, hiện tượng ứ giọt thường xuất hiện ở thực vật một lá mầm như cây lúa, cây ngô, cây cỏ (sương treo đầu ngọn cỏ). Đối với những lá xẽ thuỳ(có nhiều đầu lá) thì có thể ứ giọt tại nhiều đầu lá. 

 
7 tháng 5 2021

Bản chất sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm chính là sự ngưng tụ của không khí. Ban đêm nhiệt độ không khí giảm xuống làm ngưng tụ lượng hơi nước tạo thành giọt đọng lại trên lá.

  
12 tháng 9 2015

lấy ra mỗi lọ một ít

sau đó bỏ vào từng lọ bacl2 lọ có pứ xảy là axit sunfuric đậm

lọ nào ko pứ là axit clohidric

12 tháng 9 2015

ma trơi là do trong xương người chết có chất photpho khi chôn xuống đất thì chất vẫn còn.vào buổi đêm chất photpho bay lên khỏi mặt đất,gặp khí lạnh thì photpho bốc cháy tạo nên hiện tượng ma trơi.buổi sáng thi ánh nắng làm giảm độ lạnh nên photpho ko thể bốc cháy cho nên chỉ vào buổi tối mới có. ngày xưa,khoa học chưa phát triển nên nhiều người mê tín gọi đó là hiện tượng siêu nhiên ( ma ).còn bây giờ khoa học phát triển nên người ta đã hiểu ra đó là hiện tượng thường gặp trong khoa hoc.

11 tháng 12 2023

- Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.

+ Tháng 5 là thời gian mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời. Việt Nam có ngày dài hơn đêm.

+ Tháng 10 là thời gian mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Việt Nam có ngày ngắn hơn đêm.

- Trong ba thành phố Hà Nội (21001′B), Huế (16024′B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10047′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố Hà Nội vì Hà Nội nằm ở vĩ tuyến xa Xích Đạo hơn so với Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi nào càng xa Xích Đạo thì độ dài ngày đêm chênh lệch càng nhiều.

 
12 tháng 12 2023

thanks bạn nhé

 

a, Khi buổi trưa trời nóng ,đứng dưới gốc cây ta thấy mát mẻ và dễ chịu vì : nhiệt độ cao khi gặp tán lá đã bị hấp thu vào thân và lá cây nên làm nhiệt độ giảm xuống. Dưới tán lá thì không khí đã được quang hợp nên quá trình trao đổi chất xảy ra cùng lúc (hơi nước thoát ra cùng với oxi )làm cho không khí thay đổi nên có cảm giác mát hơn.

b,Vào ban đêm cây xanh ngừng quang hợp lại, nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp. Nếu trong phòng kín, đóng kín cửa mà để nhiều cây xanh rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí ôxi của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí cacbônic.