K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2021

Trong những ngày này, nhân dân cả nước đang vui mừng kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020).

Đất nước sau 45 năm thống nhất liên tục đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện ở tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, công tác đối ngoại và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị; các nhiệm vụ về bảo đảm an sinh xã hội, chính sách người có công... 

Tuy nhiên, từ ngày 23/1/2020, dịch COVID-19 được xác định ở Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc chiến đầy cam go, thử thách. Để kết nối sự chung tay, đoàn kết của cả hệ thống chính trị, huy động sự vào cuộc của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Lời kêu gọi "Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19" và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng sau 45 ngày chính thức phát động.

Lan tỏa mạnh mẽ nghĩa cử cao đẹp

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trụ sở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như cơ quan Mặt trận 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã đón nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân đến ủng hộ phòng, chống dịch. 

Thông điệp của lòng yêu thương đã lan tỏa mạnh mẽ. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn chia sẻ: "Thật xúc động khi được tiếp nhận rất nhiều sự ủng hộ dù ít, dù nhiều từ tấm lòng của các cụ, các bác lớn tuổi đến các cháu thiếu nhi; từ những người có điều kiện kinh tế hay đang còn khó khăn; của các tổ chức tôn giáo, đồng bào ta ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế; các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước đến các doanh nghiệp tư nhân; từ các thầy cô giáo đến các em học sinh; từ các chiến sỹ công an, quân đội đến huấn luyện viên bóng đá, các cầu thủ, nghệ sỹ và rất nhiều những cô bác, anh chị với nhiều nghĩa cử cao đẹp."

Tính từ khi phát động đến ngày 29/4/2020, số tiền, hiện vật các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ và đăng ký ủng hộ phòng, chống dịch được hơn 1.900 tỷ đồng, trong đó thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gần 914 tỷ đồng, tại 63 tỉnh, thành phố, tổng số tiền, hàng ủng hộ và đăng ký ủng hộ được hơn 1.025 tỷ đồng; trong đó ủng hộ bằng tin nhắn thông qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia đầu số 1407 do Ban Thường trực phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam và Bộ Y tế phát động từ ngày 19/3/2020 đến nay được khoảng hơn 150 tỷ đồng. 

Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường trực đã chuyển tiền ủng hộ tới Bộ Y tế để mua sắm các trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời chuyển hiện vật tới Bộ Quốc phòng, Bộ Công an… để có thêm những đồ dùng, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ đồng bào, cán bộ, chiến sỹ tại các địa điểm cách ly trên cả nước.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trân trọng ghi nhận sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong suốt thời gian qua; đồng thời ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao Mặt trận Tổ quốc các địa phương đã thường xuyên phối hợp, kịp thời hưởng ứng thực hiện hiệu quả ngay sau khi phát động, nhất là các đồng chí ở cơ sở, đã rất vất vả, cực nhọc trong quản lý, theo dõi, phục vụ tại các khu vực cách ly...

Đồng chí Trần Thanh Mẫn cũng bày tỏ sự cảm ơn, trân trọng, chia sẻ về những nhọc nhằn, sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn ngành Y tế, lực lượng Quân đội, Công an, đặc biệt, là sự đồng tâm, hiệp lực của đồng bào, cán bộ, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài trong cuộc chiến với đại dịch; qua đó hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên đã chủ động, kịp thời quán triệt, triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được thực hiện với nhiều hình thức; vận động nguồn lực ủng hộ công tác phòng, chống dịch thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở. 

Ở các địa phương, phát huy vai trò của Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư, người uy tín trong cộng đồng, trong đồng bào dân tộc, tôn giáo, triển khai tuyên truyền đến từng địa bàn khu dân cư, hộ gia đình... Bên cạnh đó, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần phòng, chống dịch. 

 

Nhiều suất cơm, phần quà vẫn tiếp tục được chia sẻ với người nghèo tại TP.HCM
dù đã kết thúc thời gian giãn cách xã hội. 


Chung sức, đồng lòng khắc phục khó khăn

Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, qua quá trình tổ chức thực hiện công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, Việt Nam đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý, góp phần làm nên những thành công bước đầu trong việc hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Trước hết, đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó nổi bật là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, cán bộ ngành ngoại giao, các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương… đã vào cuộc quyết liệt, quyết đoán với thông điệp quan trọng là "chống dịch như chống giặc," không ai đứng ngoài cuộc. 

Bên cạnh đó, Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả những nguyên tắc: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và phương châm "4 tại chỗ": chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ, cùng với tinh thần quyết tâm, ý thức trách nhiệm của toàn dân. 

Ngay từ những ngày đầu dịch bệnh, thông qua các tin nhắn, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cung cấp thông tin chính thống, minh bạch, giúp mỗi người dân tiếp cận liên tục, kịp thời để hiểu rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh và cách phòng ngừa. Những thông tin về diễn biến của bệnh được cơ quan chức năng cập nhật và thông báo công khai trên trang thông tin của Bộ Y tế và các phương tiện truyền thông, giúp người dân tin tưởng, có cách ứng phó hợp lý. 

Đến nay, Việt Nam đã 13 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Với 270 ca mắc COVID-19 trong 100 triệu dân, hệ số lây nhiễm dịch bệnh ở nước ta thuộc nhóm thấp nhất thế giới.

Đồng chí Trần Thanh Mẫn cho rằng, Việt Nam đã thực hiện tốt, có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch đúng đắn, với chi phí thấp, được các tổ chức quốc tế, các quốc gia đánh giá cao. Có thể nói, Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được COVID-19. 

"Tuy nhiên, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, lơi lỏng; nhiệm vụ hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc các cấp là tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thật tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại hội nghị của Bộ Chính trị ngày 23/4/2020 và Chỉ thị số 19, ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới," Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định. 

Do đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần động viên nhân dân huy động nguồn lực, khắc phục hậu quả nghiêm trọng của dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, giúp nhau ổn định cuộc sống; lan tỏa những nghĩa cử cao đẹp trong xã hội, nhân rộng những mô hình, sáng kiến, sáng tạo giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng hay hợp tác xã, doanh nghiệp… vươn lên mạnh mẽ trong khó khăn, thử thách. 

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bày tỏ tin tưởng: Mỗi người, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, đồng bào trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, quyết tâm khắc phục khó khăn, chung sức, đồng lòng, đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh hơn nữa các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước để góp phần khắc phục nhanh hậu quả của dịch COVID-19; phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, tạo khí thế mới trong quá trình tổ chức Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./. 

26 tháng 3 2021

Quyết sách đúng đắn của Việt Nam là huy động toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, cùng chung tay quyết chiến thắng đại dịch Covid-19. Chính sự phối hợp nhịp nhàng cùng tinh thần quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị đã tạo nên sức mạnh kiên cường để chiến đấu và quyết chiến thắng đại dịch Covid-19.Khi tôi viết những dòng này thì đại dịch Covid-19 do virus SARS-COV-2 gây ra, khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019 đã lan ra trên 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đại dịch Covid-19 này nguy hiểm đến mức, đêm 11/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố là đại dịch toàn cầu và ngày 18/3, người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phát biểu với báo giới rằng, Covid-19 là kẻ thù chống lại nhân loại.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “minh bạch, công khai, không giấu dịch”, cả hệ thống chính trị của Việt Nam đã tích cực vào cuộc, dành mọi ưu tiên tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau, đồng thời giữ gìn sự ổn định, không để xảy ra hoang mang, lo lắng, xáo trộn trong xã hội. Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch đề ra phương châm chỉ đạo chủ động, bình tĩnh, sáng suốt, đồng bộ, bám sát tình hình diễn biến của đại dịch để xử lý linh hoạt, nhanh nhạy với tinh thần Bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ.

Đặc biệt, hơn bao giờ hết, Việt Nam chú trọng thông tin, tuyên truyền, vận động, động viên, hướng dẫn... người dân thường xuyên, liên tục, bằng rất nhiều hình thức, phong phú, đơn giản, dễ hiểu, hấp dẫn, dễ đi vào lòng người (tin nhắn nhắc nhở, hướng dẫn; thơ, ca, tranh, tiểu phẩm…) trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, báo giấy, trang tin điện tử, mạng xã hội, đến cả loa phát thanh phường, xã, nơi công cộng…

Bên cạnh đó, Chính phủ đã có các biện pháp ngăn chặn quyết liệt như: cách ly, phong tỏa khu có dịch, đóng cửa trường học, hoãn các hoạt động tổ chức đông người, triển khai làm việc online... Để đảm bảo đời sống dân sinh, Chính phủ có các phương án đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, thiết bị y tế cần thiết cho người dân, có biện pháp chống tăng giá…

Với phương châm chỉ đạo đúng đắn và tinh thần cả hệ thống chính trị đồng bộ vào cuộc, cũng như việc thực hiện tốt nguyên tắc chống dịch như: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, trong đó việc phát hiện sớm và ngăn chặn và rất quan trọng, nên giai đoạn 1 của chiến dịch chống dịch Covid-19 của Việt Nam (từ ngày 23/1 đến 18h ngày 19/4) đã giành được thắng lợi trọn vẹn. Tất cả 205 ca nhiễm đã được chữa khỏi và xuất viện.

Các chiến sĩ biên phòng, bác sĩ quân y trở thành những người lính trên tuyến đầu, sẵn sàng đối mặt với những rủi ro của dịch Covid-19.

Đó là sự gắn kết, đồng lòng giữa Đảng, Chính phủ và toàn thể quân đội, nhân dân trong trận chiến chống đại dịch Covid-19.

Đó là hàng chục nghìn “thiên thần áo trắng”, các y, bác sỹ trong bộ đồ bảo hộ kín mít, nhìn và đối thoại với đồng nghiệp qua ánh mắt, cử chỉ, hành động, tạm gác lại tình thân, những ngày tháng chung sống cùng gia đình, người thân để làm nhiệm vụ; những nhà khoa học sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để nuôi cấy, phát hiện cơ chế hoạt động của virus, điều chế vaccine phòng dịch, sáng tạo bộ kit xét nghiệm, buồng khử khuẩn toàn thân di động, dung dịch sát khuẩn…

Đó là hàng nghìn y, bác sỹ đã về hưu và sinh viên trường y trong toàn quốc tình nguyện xin ra tuyến đầu chống dịch.

Đó là hàng trăm nghìn người Việt ở các vùng dịch khắp thế giới được đón miễn phí về nước, được cách ly, điều trị miễn phí.

Đó là hơn 700 tiếp viên hàng không - những người đang làm công việc mà nguy cơ lây nhiễm nằm trong top 3, đăng ký xin không nhận lương hoặc nghỉ không lương 2,3 tháng để đảm đương nhiệm vụ.

Đó là hơn 10.000 chiến sĩ quân đội hàng tháng trời sẵn sàng hy sinh thầm lặng, ngủ bạt giữa rừng, bên ngoài sân, sảnh các khu tập thể, nhường doanh trại để làm khu cách ly tập trung, và chính họ thâu đêm suốt sáng lo từng bữa ăn miễn phí cho gần nửa triệu người Việt Nam từ nước ngoài về và cả người nước ngoài đến Việt Nam trong khu cách ly tập trung.

Đó là những cán bộ ngoại giao ở các cơ quan đại diện trên khắp thế giới không quản ngày đêm bám trụ ở địa bàn, liên tục đưa ra những khuyến cáo kịp thời cho công dân Việt Nam ở nước ngoài, bất chấp nguy cơ lây nhiễm để tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân khi công dân gặp khó khăn như mất hộ chiếu, "kẹt" ở sân bay do đóng cửa đường hàng không... 

lm văn mà bn

26 tháng 10 2021

bạn tham khảo các mẫu sau đây

26 tháng 10 2021

Trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân được Bộ Y Tế khuyến cáo nên đeo khẩu trang khi ra đường và rửa tay thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Được coi là nhu cầu thiết yếu, khẩu trang và nước sát khuẩn nhanh chóng trở nên khan hiếm, hết hàng. Lợi dụng việc này nhiều người đã trục lợi về cho bản thân, tổ chức bằng việc tăng giá bán khẩu trang, nước sát khuẩn lên nhiều lần. Đó là hành động cần lên án, cần được chấm dứt, bởi nó đang làm cho hình ảnh con người, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta từ bao đời nay trở nên xấu đi. Hơn nữa nó ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe đến những người tiêu dùng bởi nếu họ sử dụng những loại khẩu trang, dung dịch sát khuẩn kém chất lượng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và nhiều hệ lụy kéo theo. Tất cả có lẽ chỉ vì “Lợi nhuận”, “Đồng tiền” mà ai đó đã bất chấp tất cả, bất chấp làm tổn hại đến sức khỏe của người khác. Để chấm dứt việc này, trước hết mỗi cá nhân cần nhận thức đúng về việc sử dụng các nhu yếu phẩm cần thiết, tránh gây lãng phí và biết san sẻ với cộng đồng, để không xuất hiện việc xếp hàng, chen lấn làm giảm cơ hội trục lợi từ người khác. Đồng thời về phía cơ quan chức năng cần mạnh tay, xử lý dứt khoát các trường hợp để những người có ý định cần phải bỏ ngay. Vì một Việt Nam nói không với dịch bệnh, nói không với tăng giá, làm giả chúng ta cần chung tay đẩy lùi bằng sức mạnh của đoàn kết.

3 tháng 3 2022

Từ xa xưa,dịch bệnh không phải là điều hiếm gặp và nó đã từng xuất hiện trong lịch sử con người. Ta có thể kể tên những đại dịch khiến cả thế giới đều e ngại như bệnh dịch hạch, Ebola, SARS, .. và đến cuối năm 2019, ta một lần nữa chứng kiến đại dịch của thế giới: Covid-19. Đó là một loại virus được xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, gây là bệnh viêm đường hô hấp cấp ở con người. Đại dịch lây lan một cách nhanh chóng, tính đến đầu tháng 4/2020, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia, hơn 1 triệu người nhiễm bệnh, gần 60.000 ca tử vong. Thật đáng mừng rằng, Việt Nam ta đã thực hiện vô cùng tốt trong công tác phòng chống dịch, mọi thứ đều được thực hiện theo quy định, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong cả nước được nâng lên mức cao nhất. Vậy trách nhiệm của mỗi công dân khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp là gì? Đầu tiên, ta cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở,… hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo tới cơ sở y tế để kiểm tra, và tiến hành cách ly an toàn. Mỗi người đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay khô mỗi khi ra đường, rửa thường xuyên với dung dịch khử trùng mỗi khi tiếp xúc mới bề mặt cứng ở ngoài. Không nên tụ tập đông người, vứt khẩu trang đúng nơi quy định. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ những thông tin chính thống từ Chính phủ, Bộ Y tế cho người thân, bạn bè để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Tất nhiên, vẫn còn tồn đọng những cá nhân thiếu ý thức, ích kỷ và không tôn trọng sức khỏe của bản thân cũng như của cả cộng đồng, việc này nhất định phải lên án, phê bình. Nếu mỗi công dân đều chung tay, đồng lòng, quyết tâm thì việc chiến thắng đại dịch Covid-19 là điều chắc chắn!

13 tháng 11 2021

Tham khảo

Từ khi cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19” được khởi động, chúng ta đã nhìn thấy tinh thần quyết liệt, khẩn trương ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được ban hành để kịp thời ứng phó với những diễn biến mới của “quân địch”; các biện pháp ngăn chặn, cách ly tại địa bàn dân cư và các cơ sở kinh doanh dịch vụ đã được triển khai nhằm cô lập, triệt tiêu và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19”, đã xuất hiện nhiều tấm gương các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự nguyện, tự giác đóng góp công sức, tiền của chống giặc. Đó chính là tinh thần yêu nước, tương thân tương ái.

13 tháng 11 2021

Ảo tưởng đến thế là cùng. 

WT_Fuck.