đề cương giữa kỳ 2
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BẠN THAM KHẢO NHA
Câu 1: Trong những nhóm cây sau đây, những nhóm cây nào gồm toàn cây có rễ cọc:
A. Cây táo, cây mít, cây su hào, cây ổi.
B. Cây xoài, cây ớt, cây đậu tương, cây hoa hồng, cây dừa.
C. Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây xoan.
D. Cây bưởi, cây cà chua, cây cau, cây cải.
Câu 2: Thân cây to ra do đâu?
A. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ.
B. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh trụ.
C. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
D. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ.
Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa thực vật với các sinh vật khác.
A. Thực vật sống ở khắp nơi trên trái đất.
B. Thực vật có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản.
C. Thực vật rất đa dạng, phong phú.
D. Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm trước các kích thích của môi trường.
Câu 4: Mạch rây và mạch gỗ ở cây có chức năng:
A. Mạch gỗ vận chuyển chất hữu cơ, mạch rây vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.
B. Vận chuyển chất hữu cơ
C. Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ, mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.
D. Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.
Câu 5: Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn cây có thân rễ:
A. Cây dong ta, cây giềng, cây gừng, cây cải .
B. Cây khoai tây, cây cà chua, cây cải củ.
C. Cây gừng, cây nghệ, cây dong ta, cây cỏ tranh.
D. Cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt, cây cà chua.
Câu 6: Đặc điểm của rễ móc là
A. rễ phình to.
B. rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
C. rễ cây mọc ngược lên trên mặt đất do cây sống trong điều kiện thiếu không khí.
D. rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác.
II. Phần tự luận (7 điểm).
Câu 7 (2 điểm).
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết thế nào là thực vật có hoa và thực vật không có hoa? Thế nào là cây một năm và thế nào là cây lâu năm? Cho ví dụ?
Câu 8 (2 điểm).
a. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?
b. Kể tên những bộ phận chính của thân cây mà chúng ta đã học.
Câu 9 (3 điểm): Cho đoạn văn dưới đây:
Dác và ròng.
Cưa ngang một thân cây gỗ già, thấy rõ hai miền gỗ khác nhau:
- Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ sống, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.
- Ròng là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây.
Quan đoạn văn trên và kiến thức hiểu biết bản thân trả lời các câu hỏi sau:
a. Trong thực tiễn người ta chọn phần dác hay phần ròng để đóng đồ như: Bàn, ghế, làm nhà, làm cửa....? Tại sao?
b. Những cây gỗ lâu năm bị rỗng ruột có sống được không? Tại sao?
TÍCH TỚ NHA
BẠN THAM KHẢO NHA
Câu 1. Đơn vị cấu tạo của cơ thể thực vật là gì?
A. Bào quan B. Tế bào C. Mô D. Các cơ quan
Câu 2. Loại tế bào nào trong cơ thể thực vật có khả năng phân chia?
A. Mô mềm B. Mô cứng C. Mô phân sinh D. Bào quan
Câu 3. Rễ cọc gồm:
A. Rễ cái và các rễ con
B. Rễ con mọc ra từ gốc thân.
C. Các rễ từ cành đâm xuống đất
D. Rễ chồi lên mặt đất.
Câu 4. Rễ gồm mấy miền:
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 5. Tại sao ở một số lá, mặt trên của lá có mầu sẫm hơn mặt dưới:
A. Mặt trên ít lỗ khí hơn
B. Mặt trên có nhiều lỗ khí hơn.
C. Tế bào thịt lá mặt trên chứa nhiều diệp lục hơn
D. Tế bào thịt lá mặt dưới chứa nhiều diệp lục hơn
Câu 6. Thân dài ra do đâu?
A. Do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
B. Do sự phân chia tế bào ở mô mềm.
C. Do sự phân chia tế bào ở mô cứng.
D. Do sự phân chia tế bào ở chồi ngọn.
Câu 7. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn cây mọng nước.
A. Cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng.
B. Cây xoài, cây cóc, cây xương rồng.
C. Cây mít, cây nhãn, cây ổi.
D. Cây cành giao, cây cóc, cây hành.
Câu 8. Cấu tạo trong của phiến lá gồm:
A.Thịt lá, ruột, vỏ
B. Bó mạch, gân chính, gân phụ
C. Biểu bì, thịt lá, lỗ khí.
D. Biểu bì, gân lá, thịt lá.
Câu 9. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể lại phải thả thêm các loại rong?
A. Vì làm thức ăn cho các.
B. Vì làm bể cá đẹp.
C. Vì rong sẽ lấy nước và tạo khí cacbônic
D. Vì rong tạo ra khí ôxi cung cấp cho cá hô hấp.
Câu 10. Cây nào sâu đây là cây lá đơn:
A. Cây mồng tơi B. Cây me C. Cây phượng D. Cây hoa hồng
Câu 11. Phương pháp nhân giống cây trồng nhanh và tiết kiệm nhất là:
A. Chiết cành.
B. Ghép cành
C. Giâm cành.
D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
Câu 12. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp là:
A. Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, lá.
B. Sinh sản bằng rễ củ, lá.
C. Sinh sản bằng thân bò, rễ củ, lá.
D. Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá.
B/ TỰ LUẬN:
Câu 1. Thế nào là quá trình quang hợp? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? (2đ)
Câu 2. Có những loại biến dạng nào của lá? Chức năng của mỗi loại biến dạng là gì? (2đ)
Câu 3. Tại sao phải thu hoạch cây có rễ củ trước khi cây ra hoa kết quả? (1,5đ)
Câu 4. Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? (1,5đ)
TÍCH TỚ NHA
Đề tham khảo:
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...
(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.
c. Nêu dung chính của đoạn văn trên.
Câu 2: (1 điểm)
Xác định đại từ trong hai câu thơ sau, và cho biết chúng thuộc loại đại từ nào?
“Mình về với Bác đường xuôi.
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người”
(Việt Bắc” –Tố Hữu)
Câu 3: (1 điểm) Tìm
a. Một từ láy mô phỏng tiếng động của lá.
b. Một từ láy mô tả hình dáng sự vật.
Câu 4: (5 điểm)
Cảm nghĩ về bài thơ” Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
Đáp án đề thi1. Câu 1 (3 đ )
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Mẹ tôi” : 0,5 đ
- Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (hoặc ghi A-mi-xi vẫn cho điểm tối đa) 0,5 đ
b. Tìm 2 từ láy : hổn hển, quằn quại, nức nở, sẵn sàng, đau đớn 0,5 đ
- Tìm 2 từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận 0,5 đ
c. Nội dung chính đoạn văn (1 đ)
Đoạn văn trên trong bức thư bố viết cho con, gợi lại hình ảnh người mẹ. Đó là những hình ảnh dễ rung động cảm xúc nhất để đứa con nhận thức được sự bội bạc của mình. Nhấn mạnh sự hi sinh của người mẹ. Con không được quên tình mẫu tử ấy.
2. Câu 2: (1 đ)
- Các đại từ: Mình, Bác. Người. (0,5đ)
- Đại từ xưng hô. (0,5 đ)
3. Câu 3: (1 đ)
a. Từ láy mô phỏng tiếng động của lá: xào xạc ( 0,5 đ)
b. Từ láy mô tả hình dáng sự vật: nhấp nhô, gập ghềnh, li ti ( 0,5 đ)
4. Câu 4 (5 đ)
a) Mở bài: (0,5 đ) - Bạn đến chơi nhà là một bài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến thể hiện một tình bạn đẹp, chân thành và xúc động.
b) Thân bài: (4 đ)
- Đồng cảm, chia sẻ với hoàn cảnh đón bạn hết sức éo le, nan giải của nhà thơ:
+ Cảm nhận nỗi vui mừng khôn xiết của nhà thơ khi lâu ngày gặp bạn .
+ Thấu hiểu nỗi băn khoăn của nhà thơ khi muốn đãi bạn một buổi ra trò để thể hiện tấm chân tình nhưng hoàn cảnh éo le thì không chiều lòng thi nhân (Câu 2).
- Thấm thía giá trị của tình bạn chân thành, sâu sắc:
+ Bất ngờ trước ứng xử tuyệt vời của nhà thơ trước tình thế nan giải (Câu 8)
+ Nhận thức sâu sắc: Tình bạn tự nó đã là một bữa tiệc tinh thần vô giá , hơn mọi “thứ mâm cao cỗ đầy.”
+ Hình dung rất rõ nụ cười nhân hậu đầy hóm hỉnh yêu đời của Nguyễn Khuyến qua câu thơ cuối bài.
c) Kết bài: (0,5 đ)
Bạn đến chơi nhà là bài thơ đẹp về tình bạn trong sáng, chân thành. Bài thơ sẽ mãi còn vẹn nguyên giá trị ở mọi thời đại.
\(\Leftrightarrow\dfrac{2bc}{2bc+a^2}+\dfrac{2ac}{2ac+b^2}+\dfrac{2ab}{2ab+c^2}\le2\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{2bc}{2bc+a^2}-1+\dfrac{2ac}{2ac+b^2}-1+\dfrac{2ab}{2ab+c^2}-1\le2-3\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{a^2}{2bc+a^2}+\dfrac{b^2}{2ac+b^2}+\dfrac{c^2}{2ab+c^2}\ge1\)
BĐT trên đúng theo C-S:
\(\dfrac{a^2}{2bc+a^2}+\dfrac{b^2}{2ac+b^2}+\dfrac{c^2}{2ab+c^2}\ge\dfrac{\left(a+b+c\right)^2}{a^2+b^2+c^2+2ab+2bc+2ca}=1\)
Dấu "=" xảy ra khi \(a=b=c\)
Hả đề đâu bạn
cho mik đề