K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2022

https://ket-noi.com/blog/threads/nhung-dac-diem-cua-truyen-ke-dan-gian-thai-binh.264836/

Bạn tham khảo link này nhé

8 tháng 1 2024

Tóm tắt truyện cổ tích Thạch Sanh.

Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lý Thông độc ác lừa Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Lý Thông cướp công giết Chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Lần nọ, đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã dùng tiếng đàn để giải oan, được vua gả công chúa cho. Nhờ niêu cơm ăn mãi không hết và tiếng đàn thần kì, Thạch Sanh đã chiến thắng mười tám nước chư hầu.

19 tháng 2 2022

TK

Ví dụ di sản văn hóa Vịnh Hạ Long:

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.

Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

19 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Ví dụ di sản văn hóa Vịnh Hạ Long:

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.

Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

31 tháng 8 2017

Em hãy tìm hiểu những di sản văn hóa vật thể hoặc di sản văn hóa phi vật thể của địa phương nơi mình sinh sống. Có thể hỏi bác trưởng làng, trưởng thôn hoặc có thể tìm trên sách, báo.

23 tháng 2 2021

Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Ngày 16.11.2010 UNESCO đã công nhận lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ngày xưa có 1 nhà vua cử 1 vị quan trong triều đi dò hỏi khắp mọi miền trong cả nước để tìm kiếm một người tài giỏi xuất sắc. Vị quan đó đã ghé qua rất nhiều thôn xóm ở rất nhiều vùng miền khác nhau, hễ cứ đến thôn nào vị quan cũng bày ra rất nhiều câu đố hóc búa để thử tài trí mọi người, nhưng mà tuy rằng tốn nhiều công sức mà vị quan này chưa tìm thấy một người nào đó thực sự lỗi lạc và nhanh trí.

1 hôm, vị quan này ngang qua 1 cánh đồng làng nọ, vị quan nhìn thấy phía bên vệ đường có 2 cha con nhà nông đang làm đồng: cha đánh trâu cày, con theo sau đập đất. Vị quan bèn xuống ngựa tiến lại hỏi hai cha con:

– Này người dân cày kia! Con trâu của ông cày 1 ngày được tất cả bao nhiêu đường?

Người cha nghe câu hỏi của vi quan không biết trả lời ra sao đứng ngẩn người ra không biết giải đáp câu hỏi của vị quan kia như thế nào thì người con chừng 7-8 tuổi nhanh nhảu hỏi vặn lại vị quan rằng:

– Thế cho cháu xin được hỏi bác câu này trước, nếu bác cho cháu biết được ngựa của bác đi 1 ngày được tất cả bao nhiêu bước thì cháu sẽ trả lời cho bác biết trâu của nhà cháu cày 1 ngày được bao nhiêu đường.

Vị quan nghe cậu bé hỏi vặn lại như thế thì rất lấy làm kinh ngạc và sửng sốt, không biết trả lời câu hỏi của cậu bé 7 tuổi kia sao cho ổn. Vị quan kia thầm nghĩ trong bụng mình rằng chắc chắn người tài ta đang nhọc người tìm kiếm chính là cậu bé này rồi, không cần phải đi tìm kiếm ở đâu nữa cho tốn sức. Vị quan bèn hỏi họ tên và địa chỉ của cha con cậu bé rồi lên ngựa phóng 1 mạch về cung để bẩm báo cho vua biết.

Thấy vị quan báo là đã tìm được nhân tài, vua rất lấy làm mừng. Song để khẳng định chắc chắn hơn nữa Vua bèn cử quân ban cho ngôi làng của cậu bé 3 thúng gạo nếp và 3 con trâu đực, ra chỉ lệnh dân làng ấy phải làm mọi cách chăm làm sao cho 3 con trâu đó đẻ được chín con trâu con, hẹn sang năm mang nộp đủ cho vua, nếu không làm được thì cả làng phải chịu tội.

Khi dân làng nhận được chiếu chỉ của vua ra ai nấy cũng đều lo âu, chẳng thể hiểu được thế là như thế nào. Rất nhiều cuộc họp toàn bộ người dân trong làng đã diễn ra, rất nhiều lời bàn tán, rất nhiều ý kiến được đưa ra nhưng vẫn không suy nghĩ ra được phương án nào giải quyết “bài toán” vua đưa cả. Tất cả từ già tới trẻ ai ai cũng đều coi đây là 1 tai họa. Sự việc đến được tai em bé con người nông dân cày kia. Em liền bảo cha mình:

– Cha bảo dân làng đừng lo lắng, mấy khi làng mình nhận được chút lộc vua ban, cha cứ bảo làng mình ngả thịt 2 con châu, lấy 2 thúng gạo nếp nấu thành sôi để cả làng ăn uống một trận linh đình. Còn 1 con trâu và 1 thúng gạo nếp còn lại thì cha xin dân làng bán đi để lấy chút tiền bạc làm lộ phí cho hai cha con ta lê kinh một chuyến.

– Đã giết trâu ăn thịt thì còn lo liệu gì được nữa? Mày đừng có dại dột kẻo cả làng bay đầu đấy nghe con.

Đứa con thì một mực quả quyết:

– Cha cứ yên tâm, mọi chuyện cứ để con lo liệu, rồi tất cả sẽ đâu vào đó cha ạ.

Người cha nghe lời con mình ra đình gặp các bô lão trong làng để trình bày câu chuyện. Khi nghe người cha nói thế, cả làng vẫn còn rất ngờ vực nên bắt hai cha con phải làm một tờ giấy cam đoan. Nếu hai cha con làm thì mới ngả trâu để đánh chén.

Mấy hôm sau, hai cha con thu xếp đồ đạc rồi tìm đường lên kinh. Đến hoàng cung, đứa con bảo người cha cứ ở ngoài đợi tin chiến thắng, còn mình thì nhanh trong lúc mấy tên lính canh bất cẩn sơ hở đã lẻn vào bên trong sân rồi la khóc um tùm.

Nghe thấy tiếng trẻ con la khóc, nhà vua sai quân lính ra điệu thằng bé vào để hỏi chuyện. Nhà vua hỏi:

– Thằng bé kia, nhà ngươi gặp chuyện gì mà lại đến sân của ta la khóc om sòm như thế?

Chú bé đáp:

– Tâu đức vua, mẹ con thì mất sớm, cả nhà chỉ có mỗi con và cha con. Vậy mà cha con không chịu đẻ em bé để con có người chơi cùng, chính vì vậy mà con khóc ạ. Mong đức vua ban lệnh bắt cha con đẻ em bé cho con được nhờ ạ.

Nghe thấy cậu bé nói vậy cả nhà vua và các vị quần thuần ai nấy cũng đều cười lắc cười lẻ. Vua phán tiếp:

– Nếu ngươi muốn có em bé để chơi cùng thì phải bảo cha của ngươi cưới vợ khác. Chứ cha ngươi là giống đực sao đẻ con được!

Cậu bé bỗng tươi tỉnh nói:

– Thế vậy sao vua lại lệnh cho làng con nuôi ba con trâu đực bắt chúng đẻ ra chín con trâu con để nộp cho ngài. Trâu đực là giống đực thì làm sao mà đẻ được.

Nhà vua cười bảo:

– Đấy là ta thử tài trí nhà ngươi thôi. Thế mà cả làng không biết đem 3 con trâu đó mà ngả thịt ăn mừng với nhau à?

Cậu bé nói:

Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết đây là lộc vua ban nên cả làng đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi ạ.

Nhà vua đã phải công nhận rằng, tên quan được cử đi tìm kiếm người tài đã nói đúng, cậu bé này rất thông minh lỗi lạc. Nhưng nhà vua vẫn muốn thử thách cậu bé thêm một lần nữa. Sang đến ngày hôm sau, khi hai cha con cậu bé đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua đem đến một con chim sẻ và nói:

Nhà vua lệnh cho hai cha con ngươi phải thịt con chim sẻ này để dọn thành 3 cỗ thức ăn.

Cậu bé nhanh trí bảo cha mình lấy ra một chiếc kim khâu và nói với sứ giả:

– Ông cầm lấy chiếc kim này về và tâu với đức vua rằng, hai cha con ta muốn xin đức vua hãy cho người rèn chiếc kim này thành một con dao để hai cha con ta có thể xẻ thịt chim.

Sau khi sứ về tâu lại với đức vua, nhà vua phục hẳn tài trí của cậu bé. Lập tức nhà vua cho gọi hai cha con vào cung và ban thưởng rất hậu hĩnh.

Hồi đó, nước láng giềng luôn âm mưu xâm chiếm nước ta. Để dò la xem bên này có nhân tài hay không, họ đã sai sứ giả sang và mang theo một câu đố rất oái oăm: “Làm cách nào để xuyên một sợi chỉ mảnh qua một con ốc xoắn rỗng hai đầu?”

Sau khi nghe sứ thần nói về mục đích ghé thăm lần này, tất cả vua quan đều đưa mắt nhìn nhau. Nếu như không trả lời được câu đố đó, thì sẽ tỏ ra thua kém và lép vế trước nước láng giềng, càng chứng tỏ đất nước không có người tài. Các đại thần vò đầu bứt tai suy nghĩ, người thì thử dùng miệng để hút cho sợi chỉ lọt qua, có người thì bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu hơn vv… Nhưng tất các các cách trên đều vô dụng.

Bao nhiêu quan trạng đều bó tay, cuối cùng để có thêm thời gian cử người đi hỏi cậu bé thông minh, nhà vua nghĩ ra cách mời sứ thần tạm nghỉ ở công quán một ngày cho đỡ mệt đường xa.

Một viên quan phi ngựa cầm theo dụ chỉ của nhà vua đến nhà cậu bé thông minh. Đúng lúc đó thì cậu và các bạn đang đùa nghịch ở sau nhà. Sau khi nghe viên quan trình bày ngọn ngành câu đố của sứ giả nước láng giềng, cậu bé không đưa ra câu trả lời mà chỉ hát lên một câu hát:

Tang tính tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…

Rồi cậu bé bảo:

– Tôi không nhất thiết phải cùng ông trở về triều làm gì. Cứ theo câu hát của tôi tức khắc sợi chỉ sẽ lọt qua con ốc!

Viên quan sung sướng phi ngựa trở về triều tâu lại với đức vua. Nhà vua và các quần thần như được cứu một nước cờ thua trông thấy. Quả nhiên con kiến đã xâu được sợi chỉ xuyên qua ruột ốc trước con mắt kinh ngạc của sứ giả nước láng giềng.

Kể từ lần đó, nhà vua đã phong cho cậu bé làm trạng nguyên, sai người xây riêng một dinh thự cho cậu bé gần bên cạnh hoàng cung để tiện hỏi han khi cần.

Học tốt!!!

4 tháng 10 2018

TÓM TẮT VỀ KIM ĐỒNG 

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng

Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.

Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.

Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.

      Sau khi kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng Vương, An Dương Vương Thục Phán đã đánh tan năm mươi vạn quân Tần xâm lược; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc và dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu xuống vùng Phong Khẻ, hay còn gọi là vùng Kẻ Chủ, tức cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay.

      An Dương Vương bắt tay ngay vào việc xây thành nhưng ngặt nỗi cứ ngày xây lên đêm lại đổ xuống, mãi không xong. Nhà vua bèn sai các quan lập đàn để cầu đảo bách thần, xin thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy, nhà vua bỗng thấy có một cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống cây gậy trúc, thong thả từ phía Đông đi tới trước cổng thành, ngửa cổ mà than rằng: "Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!". Mừng rỡ, An Dương vương rước cụ già vào trong điện, kính cẩn hỏi rằng: "Ta đắp thành này đã tốn nhiều công sức mà không được, là cớ làm sao?". Cụ già thong thả đáp: "Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thi mới thành công." Nói xong, cụ già từ biệt ra đi.

      Sáng hôm sau, có một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo với An Dương Vương rằng muốn xây được thảnh thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái thường hay quấy nhiễu. Quả nhiên, sau khi Rủa Vàng giúp nhà vua diệt trừ yêu quái thi chỉ khoảng nửa tháng là thành đã xây xong. Thành xây theo hình trôn ốc, rộng hơn ngàn trượng nên gọi là thảnh Ốc hay Loa Thành. Rùa Vàng ở lại ba năm thì ra đi. Lúc chia tay. An Dương Vương cảm tạ nói: "Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gi mà chống ?". Rùa Vàng tháo một chiếc vuốt trao cho An Dương Vương, dặn hãy lấy làm lẫy nỏ. Giặc đến, cứ nhằm mà bắn thi sẽ không lo gì nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông. Nhà vua sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra chiếc nỏ lớn, lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy. Đó là nỏ thần Kim Quy.

       Ít lâu sau, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương lấy nỏ thần ra bắn, mỗi phắt chết hàng vạn lên giặc. Chúng hoảng sợ quay đầu chạy về đến núi Trâu, cầm cự được vài ngày rồi rút về nước. Dân chúng Âu Lạc hân hoan mừng chiến thắng vẻ vang của vị vua tài giỏi.

       Thấy không nuốt nổi Âu Lạc bằng phương cách tấn công, Triệu Đà nghĩ ra một âm mưu thâm hiểm khác. Hấn cho con trai là Trọng Thuỷ qua cầu hôn Mị Châu, con gái yêu của An Dương Vương Không chút nghi ngờ, nhà vua vui lòng gả và còn cho phép Trọng Thuỳ được ở rể trong Loa Thành.

       Theo lởi cha dặn, Trọng Thuỷ ngầm để ý dò xét khắp nơi và rắp tâm phát hiện bằng được bí mật của nò thần Mị Châu nhẹ dạ, lại thực lòng yêu thương chồng nên đã đưa Trọng Thuỷ vào tận nơi cất giấu nỏ thần Trọng Thuỷ chế ra chiếc lẫy giống y như thật rồi đánh tráo, thay vuốt Rùa Vàng. Xong việc, Trọng Thuỷ nói với vợ : "Tình vợ chổng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu đến lúc hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta trở lại tìm nàng, lấy gì làm dấu ?". Mị Châu ngây thơ đáp : "Thiếp có cái áo lông ngỗng thường mặc, khi gặp biến, đi đến đâu sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường làm dấu mà tìm nhau".

        Trọng Thuỷ về đến nhà, Triệu Đà lập tức cất binh sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo hàng chục vạn quân giặc đã tràn sang, cậy có nỏ thẩn, An Dương Vương vẫn ngồi ung dung đánh cờ và cười nói: "Đà không sợ nỏ thần sao?". Quân Đà tiến sát cổng thành, vua mới sai lấy nỏ thần ra bắn nhưng không linh nghiệm nữa.

        Hai cha con đành lên ngựa, nhằm hướng phương Nam mà chạy, nhưng chạy đến đâu quân giặc cứ theo dấu lông ngỗng mà đuổi theo đến đó. Ra tới sát bờ biển, An Dương Vương cùng đường bèn kêu lớn: "Sứ Thanh Giang ở đâu mau đến cứu ta!". Ngay lập tức, Rùa Vàng hiện lên, chỉ tay vào Mị Châu mà nói với An Dương Vương rằng: "Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!". Hiểu ra cớ sự, An Dương Vương nổi giận, tuốt gươm định chém Mị Châu thì vừa lúc ấy, Trọng Thuỷ cũng đến nơi. Chàng lao vào đỡ nhát kiếm oan nghiệt của An Dương vương thay cho người vợ thân yêu. Bỗng nhiên, mặt nước rẽ ra, Rùa Vàng đón An Dương Vương xuống biển. Mị Châu nước mắt chan hoà, vùng chạy theo cha nhưng những đợt sóng giận dữ tung bọt trắng xoá đã ngăn bước chân nàng. Nàng gục xuống bên xác chổng, nức nở.

29 tháng 4 2017

Ở địa phương em có một số di sản văn hoá phi vật thể,ví dụ như:

- Đờn ca tài tử Nam Bộ: Đờn ca tài tử Nam Bộ được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 2013. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, được bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Nhạc cụ thường là đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, đàn tam, sáo và đàn guitar phím lõm. Nghệ thuật đờn ca tài tử hiện đang được phát triển ở 21 tỉnh.

Ở đất nước em có rất nhiều di sản văn hoá vật thể, ví dụ như:

- Danh lam thắng cảnh "Động Phong Nha-Kẻ Bàng" ở tỉnh Quảng Bình: Động Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 2003. Động được giới chuyên môn cho điểm cao với 7 cái nhất: sông ngầm đẹp nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát - đá ngầm đẹp nhất, hồ nước ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, hang nước dài nhất.

3 tháng 4 2017

Trả lời

Em có thể tìm hiểu những di sản văn hóa vật thể hoặc di sản văn hóa phi vật thể của địa phương nơi mình sinh sống. Có thể hỏi bác trưởng làng, trưởng thôn hoặc có thể tìm trên sách, báo.


19 tháng 12 2016

Trong những câu chuyện em đã được nghe, đọc, em thích nhất là câu chuyện Thánh Gióng. Dù em đã đọc đi kể lại bao nhiêu lần nhưng vẫn không thấy chán.

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.

Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.

Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở :

-Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
-Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.

Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

19 tháng 12 2016

hay nhung phan dau bn ghi lon ten nha