Viết một đoạn văn tổng phân hợp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về cảnh thuyền cá về bến. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu cảm thán (gạch chân dưới câu cảm thán đó).
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé:
Nguồn: Hoidap247
Nếu cảnh ra đi đã mang một khí thế, một vẻ đẹp đặc biệt thì khi trở về trong “ngày hôm sau”, đoàn thuyền mang đến một niềm náo nức qua khung cảnh “ồn ào trên bến đỗ”, được dân làng “tấp nập” đón tiếp. Ôi! (Câu cảm thán) Niềm vui như được nhân lên gấp bội khi những người đi biển đã trở về bình an và mang về những chiếc ghe đầy ắp cá mà ai cũng tâm niệm rõ ràng theo cách của dân gian: “Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Những chiếc thuyền đầy ắp “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” thể hiện cách đánh giá bằng cảm giác, bằng sự ngon miệng, rất thực nhưng cũng rất dân dã. Màu trắng của những con cá tương phản với màu “da ngăm rám nắng” của những người dân chài cho thấy nỗi cực nhọc hòa trộn cùng niềm vui lao động. Câu thơ “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” miêu tả chân thực hình ảnh của những người dân chài không những luôn phải phơi mình dưới nắng,luôn phải ngâm mình trong nước biển mà cònluôn phải đương đầu với mọi gian nan để mang về “những con cá tươi ngon”. Con thuyền gắn bó chặt chẽ với người đi biển. Nó cũng được nhân hóa bằng các cảm xúc như con người khi “nằm”, “im”, “nghe”: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Cách miêu tả bằng sự cảm nhận các sự vật một cách sống động cho thấy tấm lòng gắn bó và tình yêu sâu nặng với quê hương của tác giả. Nhà thơ như muốn thốt lên : " Ôi ! Cảnh quê mình đẹp quá!" Cảm xúc trữ tình đó được bộc lộ qua những vần thơ với những cảm xúc chân thành. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về đúng là 1 đoạn thơ tuyệt hảo mang đầy những hình ảnh tươi đẹp và xúc cảm mãnh liệt in mãi trong tâm trí nhà thơ Tế Hanh.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh
Nêu lên vấn đề cần bàn luận
TB:
''Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã''
+ Nhà thơ đã sử dụng bptt so sánh để làm nổi bật hình ảnh con thuyền. Con thuyền lướt nhanh và mạnh mẽ trên mặt biển giống như đàn ngựa phi trên mặt đất khiến. Ôi! Chiếc thuyền gợi ra một khung cảnh đẹp biết bao (Câu cảm thán). Tác giả đã có một so sánh rất thú vị để làm rõ hình ảnh con thuyền lướt sóng.
''Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang''
+ Con thuyền với đầy khí thế sẵn sàng cho một chuyến đi dài. ''Vượt trường giang'' là vượt qua sông dài, đi đến những vùng miền mới. Câu thơ thể hiện vẻ dũng mãnh của con thuyền trước sóng gió biển khơi, tinh thần hăng hái cùng ngư dân ra biển.
''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng''
+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi, cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài.
''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''
+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng.
Đánh giá của em về khổ thơ?
KB: Cảm nhận của em về khổ thơ
_mingnguyet.hoc24_
Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối bài “ Ngắm trăng”, trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán (gạch chân) đây ạ ai giúp em với ạ
Tham khảo:
“Trong lòng mẹ” trích “Những thời thơ ấu” của Nguyên Hồng là một bài ca về tình mẫu tử bất diệt. Tại sao lại nói như vậy? Nhìn nhận sâu xa trong thời kì những năm 1930-1945 là thời kì mà cái “khái niệm” “Trọng nam khinh nữ” đặt nặng nhất. Người phụ nữ không được đi lấy chồng khác, ai đi lấy chồng khác thì bị thả trôi sông, cạo đầu bôi vôi,.. thoát nạn được là quá giỏi. Nhìn lại những gì trong văn bản, người phụ nữ – mẹ của bé Hồng đi lấy chồng khác, chịu những thành kiến “thối nát” của xã hội, tiêu biểu là bà cô của bé Hồng, bà mang ra nhiều thứ để nói, cố làm bé Hồng buồn. Bà ấy không tha cả một đứa con nít, không nghĩ đến cảm nhận của cháu mình, giả vờ tốt bụng mà như đâm một vạt dao vậy, bà ta có cay nghiệt trong ẩn ý khiến bé Hồng phải ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng, tình mẫu tử luôn cao quý và thiêng liêng, đâu chỉ một hai lời nói “cay nghiệt” của một con người mà chia cắt được, bé Hồng không những không trách móc, ghét thù mẹ mình mà càng yêu quý mẹ nhiều, trong suy nghĩ mới “trưởng thành” chỉ nghĩ “Tại sao xã hội đầy rẫy bất công lại đặt ra thành kiến cho người phụ nữ như vậy?”. Rồi khi gặp được mẹ, bé Hồng cảm động, như bao đứa trẻ khác, sà vào lòng mẹ, tựa vào bầu sữa ấm áp của mẹ, mẹ của bé Hồng cũng thế, âu yếm, yêu thương con hết mực. Chao ôi! (thán từ) Nhìn lại như thế, ta thấy được tình mẫu tử nào dễ dập tắt, hỏi thử chăng đây phải chăng là một bài ca?
tham khảo
Trong khung cảnh trở về trong “ngày hôm sau”, đoàn thuyền mang đến một niềm náo nức qua khung cảnh “ồn ào trên bến đỗ”, người người tụ họp đi lại nườm nượp đông vui. Dân làng “tấp nập” đón tiếp những ” chiến binh” trở về đất liền.Và niềm vui như được nhân lên gấp bội khi những người đi biển đã trở về bình an và mang về những chiếc ghe đầy ắp cá mà ai cũng tâm niệm rõ ràng theo cách của dân gian: “Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Những ghe, thuyền đầy ắp “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Huy Cận đã thể hiện cách đánh giá bằng cảm giác, bằng sự ngon miệng, rất thực nhưng cũng rất dân dã. Ôi, màu trắng của những con cá tương phản với màu “da ngăm rám nắng” của những người dân chài, thật sung sướng mà cũng rất xót xa!( biểu cả. Nỗi cực nhọc hòa trộn cùng niềm vui lao động. Câu thơ “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” miêu tả chân thực hình ảnh của những người dân chài luôn phải phơi mình dưới nắng, luôn phải ngâm mình trong nước biển, luôn phải đương đầu với mọi gian nan để mang về “những con cá tươi ngon”. “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm – Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Tại sao tác giả lại sử dụng từ “nghe” để miêu tả dáng vẻ con thuyền nằm nghỉ? (nghi vấn).Cách miêu tả bằng sự cảm nhận các sự vật một cách sống động cho thấy tấm lòng gắn bó và tình yêu sâu nặng với quê hương của tác giả. Cảm xúc trữ tình đó được bộc lộ qua những vần thơ với những cảm xúc chân thành.