Viết đoan văn ngắn 12-15 dòng miêu tả cảnh chợ Năm Căn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của "xóm chợ vùng rừng cận biển" với "những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa...", những ngôi nhà gạch "văn minh hai tầng", "những đống gỗ cao như núi", "những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn...". Tất cả tạo nên sự "ồn ào, đông vui, tấp nập".
Năm Căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh" rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ Quốc. Đoàn Giỏi vừa liệt kê vừa miêu tả làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp độc đáo của Năm Căn. Đây là một câu văn sử dụng rất đắt ẩn dụ, nhân hóa thể hiện cách nghĩ, cách nói của người nông dân Nam Bộ: "Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một thị trấn anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Cảnh vật và cuộc sống đa dạng, phong phú, sôi nổi. Có những hầm than gỗ đước... Có cảnh buôn bán rất độc đáo mà ở miền Bắc không có. Những ngôi nhà bè - những khu phố nổi - ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua "có thể cập thuyền lại, bước sang...", hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá "mà không cần phải bước khỏi thuyền". Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Người bán hàng, hoặc là những người con gái Hoa kiều "xởi lởi", hoặc những người Chà Châu Giang "bán vải", hoặc những bà cụ già người Miên "bán rượu". "Những khu phố nổi" với cảnh mua bán tấp nập, với đủ các giọng nói "líu lô", đủ kiểu ăn vận "sặc sỡ", đã tô điểm cho Năm Căn "một màu sắc độc đáo"... Có yêu mến Năm Căn mới viết hay và đậm đà thế!
Trang văn "Sông nước Cà Mau" cho thấy bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Đoàn Giỏi. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hoá. Bầu trời, biển đông, dòng sông, kênh, rạch, rừng đước, chợ Năm Căn vừa hoang dã hùng vĩ, vừa dào dạt sức sống, xa lạ mà mến thương. Thiên nhiên bao la, hào phóng; con người thì mộc mạc, hồn hậu.
Trang văn của Đoàn Giỏi như đưa ta đi thăm thú sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, tưởng như được đến chơi chợ Năm Căn, bước lên ngôi nhà bè mua một món hàng lưu niệm...
Quê em là một làng nhỏ nằm bên bờ sông Đáy hiền hòa, mềm mại uốn lượn giữa bạt ngàn ruộng mía, bờ dâu tươi tốt. Đám trẻ xóm Thượng chúng em thường hẹn nhau dắt trâu ra bãi cỏ xanh mượt cuối làng để chăn. Đây là thế giới kì thú của tuổi thơ với bao trò chơi hấp dẫn như đánh đáo, đánh khăng, đúc dế, đánh trận giả, thả diều… Nhưng dù chơi vui tới đâu thì đến lúc mặt trời lặn sau dãy núi Ba Vì tím biếc phía Tây, chúng em cũng bảo nhau dong trâu về nhà. Dẫn đầu là con trâu đực của Thắng. Nhìn nó ai cũng thích. Cặp sừng to và cong vút nghênh nghênh kiêu hãnh. Đôi mắt ốc nhồi đen ướt, hai cái tai lá mít ve vẩy, bốn chân vững chãi đỡ tấm thân đồ sộ với nước da đen bóng. Trên tấm lưng rộng của nó, Thắng ngồi vắt vẻo, tay nhịp chiếc roi tre, thỉnh thoảng lại phất nhẹ vào mông thúc trâu rảo bước.
Nối theo sau là chú trâu tơ của Đức, vóc dáng mập mạp, cái bụng no cỏ tròn căng. Vừa đi nó vừa ve vẩy đuôi, đôi mắt lim dim ra chiều thích thú. Đức ngồi vắt chân qua một bên, mải mê thổi sáo. Đức được bố dạy cho từ bé nên cậu ta thuộc nhiều bài và thổi khá hay. Tiếng sáo réo rắt, du dương ngân lên trong không gian êm đềm, tĩnh lặng. Hai bên đường, đồng lúa dập dờn như sóng biển trước cơn gió nồm nam mát rượi.
Đàn trâu vẫn thong thả bước. Tiếng móng trâu gõ lộp cộp đều đều như những nốt nhạc trầm làm nền cho tiếng sáo vút cao; Xa xa, chân trời mênh mông tím sẫm, điểm những cánh cò trắng đang vội vã bay vệ tổ sau một ngày lặn lội kiếm ăn.
Em thả hồn theo tiếng sáo véo von của Đức. Tiếng sáo như lời tâm tình thủ thỉ của người dân quê em. Em lẩm nhẩm hát theo: Có ai hỏi vì sao, quê hương chúng ta nhiều ngói mới. Rằng có đắng cay nên chừ mới có ngọt bùi… Hết bài này, Đức thổi sang bài khác. Nào là Việt Nam quê hương tôi, rồi lại Trường em, Em là búp măng non… Mấy bạn dong trâu sau lưng em cũng vui vẻ hát lên theo điệu sáo.
Trong bóng chiều nhập nhoạng, chiếc cổng làng bằng gạch cũ kĩ rêu phong đã hiện ra sau làn sương mỏng. Hai bên cổng, lũy tre ken dày kéo dài thành bức tường tự nhiên che chở xóm thôn. Ngọn tre uốn cong, đung đưa theo gió, thân tre cọ vào nhau phát ra âm thanh kẽo kẹt tựa tiếng võng trưa hè.
Đàn trâu vẫn đủng đỉnh bước trên con đường làng lát gạch vương vãi rơm rạ. Mùi béo dưới ao bốc lên ngai ngái hòa lẫn mùi khói bếp ấm nồng. Mùi lá cây tươi quyện lẫn mùi hoa cau, hoa bưởi thơm ngát… Tất cả tạo thành mùi vị quen thuộc của mảnh đất này.
Chúng em chia tay nhau dưới gốc đa trước sân đình rồi tản về các ngả, không quên hẹn gặp nhau vào chiều mai. Đức dắt chiếc sáo vào thắt lưng rồi nhảy xuống đất, ngoái lại bảo em: – Ăn cơm xong, cậu sang nhà tớ nhé ! Chúng mình sẽ giải nốt mấy bài toán thầy cho buổi sáng. À, mai đi chăn trâu, nhớ mang theo sáo. Tớ sẽ dạy cậu thổi, chẳng khó lắm đâu ! Nghĩ đến lúc mình cũng thổi sáo hay như Đức, lòng em rộn lên một niềm vui khó tả. Phải! Em sẽ mượn tiếng sáo để bày tỏ tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương yêu dấu!
Ông mặt trời đã lặng lẽ lùi vào sau dãy núi. Những cánh cò trắng ngần chao nghiêng trên bầu trời, rồi từng đôi một đáp xuống cánh đồng. Bức tranh quê man mác, huyền ảo trong làn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc. Xa xa, tiếng sáo vi vu, ngân nga của những mục đồng ngồi trên lưng trâu. Tiếng sáo ấy như khúc nhạc êm ả của đồng quê thôn dã dần nhừng chú trâu no kềnh về nhà nghỉ ngơi sau một ngày ăn cỏ thoả thích trên cánh đồng.
Bài 1:
Đồ Sơn – địa danh đó đã trở nên quen thuộc với người dân đất cảng. Đó là nơi em sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng em trong vòng tay nhân ái bao la. Mỗi mùa hè, du khách mọi phương lại về đây nghỉ ngơi sau những giây phút nóng nực và căng thẳng nơi thành phố ồn ào và náo nhiệt.
Mùa hè đến, Đồ Sơn như vui hơn, đông hơn và sôi động hơn. Biển lại chuyển mình, hò reo trên những lớp sóng trắng xoá. Biển Đồ Sơn vào lúc nào cũng đẹp. Bình minh, mặt trời lấp ló xa xa xoã tóc lấp lánh bốn bề. Mặt biển như dát bạc lung linh, trải ra mênh mông. Gió biển nhẹ tung, những rặng dừa rì rào, tàu dừa đu đưa xào xạc như đón chào những đoàn thuyền đánh cá thảnh thơi cập bến. Những bác chài, da sạm màu nắng gió, tiếng nói sang sảng đang hồ hởi xuống thuyền. Đây cũng là lúc làng chài náo nhiệt và sôi động nhất. Nắng đã sổ lồng, đùa nghịch trên vòm cây, nhảy nhót trong kẽ lá và những bãi biển bắt đầu đông người. Sóng biển không còn lăn tăn mà gầm lên cuồng nhiệt. Sóng ở xa như kẻ cô đơn, lặng lẽ nhưng càng gần bờ, càng gần người, nó lại chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng lớp sóng như những đoàn kị mã nối tiếp nhau tiến vào bờ. Bãi cát rực lên trong ánh nắng hè chói chang và những màu sắc sặc sỡ của quần áo. Tiếng em nhỏ tắm biển giòn tan hoà vào tiếng biển rì rào. Được ngập chìm trong làn nước mát lạnh, đùa giỡn với những con sóng tinh nghịch chốc chốc lại chồm qua mặt, thật thích. Nhưng em thích nhất là cùng bạn bè đuổi theo những con còng bé xíu liến láu biến xuống lỗ cát trên bãi biển hay tìm kiếm những con ốc biển thật đẹp đẽ làm kỉ niệm.
Hoàng hôn xuống! Mẹ mặt trời vội vã gọi đàn con nắng trở về. Mặt biển lại hiền hoà và lặng lẽ, lóng lánh những giọt ánh sáng còn sót lại. Mặt trời đỏ lựng xuống biển tìm chốn ngủ. Trăng lên tự lúc nào. Ánh sáng dát vàng trên mặt biển. Em cùng bạn đi dạo trên bãi biển, lắng nghe tiếng sóng biển rì rào, tiếng trở mình thở dài của biển cả khoan khoái trong làn gió mát lạnh đưa hơi thở mặn mòi của biển vào đất liền. Những du khách phương xa, ai cũng thích dạo chơi trên bãi biển về đêm để tận hưởng những giây phút tĩnh lặng và dịu dàng như vậy.
Có lẽ sau này, lớn lên em sẽ đi nhiều nơi có cảnh đẹp nổi tiếng hơn Đồ Sơn quê em nhưng em vẫn gắn bó với biển quê em, yêu biển hơn và tự hào về biển hơn. Em ước ao không bao giờ mình phải sống xa biển quê hương thân yêu của mình.
Bài 2:
Trên chiều dài đất nước Việt Nam, mỗi thành phố đều có một khu vực trung tâm được coi là linh hồn của mảnh đất đó. Nếu như Hà Nội lấy trung tâm là trục đường Tràng Tiền-Hàng Khay-Nhà hát lớn, Thành phố Hồ Chí Minh là trục đường Nguyễn Huệ-Lê Lợi thì trung tâm của thành phố Hải Phòng chính là khu vực từ đập Tam Kỳ đến cổng cảng Hải Phòng, nằm giữa hai trục đường Quang Trung - Trần Hưng Đạo và Nguyễn Đức Cảnh - Trần Phú thuộc quận Hồng Bàng. Vừa được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2013, dải trung tâm thành phố Hải Phòng được các chuyên gia quy hoạch đánh giá là dải trung tâm đẹp nhất cả nước.
Với diện tích gần 21ha, kéo dài 2,7km từ tây sang đông, dải trung tâm thành phố Hải Phòng bao gồm các công trình chính là: hồ Tam Bạc, Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố, tượng đài Nữ tướng Lê Chân, Quán hoa, Nhà hát thành phố, Nhà Kèn và khu vực vườn hoa. Đây là trục không gian đẹp và cũng là không gian cây xanh quan trọng nhất của thành phố, đóng vai trò là “lá phổi xanh” điều hòa khí hậu của thành phố, có giá trị về lịch sử, văn hóa và môi trường.
Hồ Tam Bạc - điểm nhấn của dải trung tâm thành phố
Điểm nhấn của dải trung tâm thành phố chính là hồ Tam Bạc. Hồ này xưa kia là lạch Liêm Khê thuộc địa phận làng An Biên cũ, (nay là thành phố Hải Phòng), nhánh nối sông Tam Bạc với sông Cấm (cổng chính cảng Hải Phòng). Năm 1885, người Pháp mở rộng, nắn thẳng lạch Liêm Khê thành một con kênh ngăn khu vực người Tây và người Việt dài 2.800m, rộng 74m, sâu 7m, khối lượng đào đắp tới 1.760.000m3. Năm 1925, người Pháp lại lấp đi một phần sông từ cảng Hải Phòng đến Nhà triển lãm ngày nay; đoạn còn lại nhân dân gọi nôm na là sông Lấp. Năm 1985, nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Hải Phòng, sông Lấp cũng tròn 100 tuổi (1885-1985), thành phố làm mới hồ này bằng cách đắp đập Tam Kỳ, ngăn sông Tam Bạc nối đường Trần Nguyên Hãn với đường Quang Trung và đặt tên là hồ Tam Bạc.
Hai bên hồ rợp bóng mát bởi những hàng cây
Hồ Tam Bạc có độ sâu 3m, diện tích mặt hồ khoảng 4,82ha. Toàn bộ hành lang vỉa hè được lát đá granit phối màu sinh động, tạo hình khối đẹp với hệ thống ghế đá được bố trí hợp lý với những hàng cây rợp bóng mát, là nơi để người dân và du khách dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh hồ. Khi màn đêm buông xuống, hồ Tam Bạc trở nên lung linh, huyền ảo bởi hệ thống điện chiếu sáng được bài trí đối xứng trên hè đường dọc hai bên hồ.
Đi hết hồ Tam Bạc, du khách sẽ tới Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố. Trước kia, khu vực nhà triển lãm là một phần của vườn hoa Dibutti cũ (nhân dân quen gọi là vườn hoa Đưa Người). Ngày nay, đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật.
Tượng đài nữ tướng Lê Chân - một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng
Ngay cạnh Trung tâm Mỹ thuật và Triển lãm thành phố là vườn hoa Lê Chân, nơi đặt tượng đài nữ tướng Lê Chân– vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 - 43) – người đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của Tp. Hải Phòng ngày nay. Công trình này là một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng, được khởi công xây dựng vào ngày 30/11/1999 và khánh thành ngày 31/12/2000. Tượng được đúc bằng đồng, cao 7,5m, nặng 19 tấn, sơn màu đen, đặt trên bệ đá granit phù hợp với kiến trúc cảnh quan. Trong khuôn viên vườn hoa còn có đài phun nước màu nghệ thuật được thành phố xây dựng và khánh thành vào ngày 13/5/2005 cùng với 2 đài phun nước tại khu vực quảng trường Nhà hát thành phố và vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi.
Quán hoa - nơi bày bán rất nhiều loài hoa với sắc màu rực rỡ
Tiếp tục rảo bước trên dải trung tâm thành phố, du khách sẽ gặp một công trình kiến trúc mà nhìn từ xa như những “Thủy Đình”, “Quán thơ” hay “Lầu vọng nguyệt”… của kiến trúc cổ truyền với rất nhiều loài hoa màu sắc rực rỡ được bày bán. Đó chính là Quán hoa. Công trình này được người Pháp xây dựng vào năm 1944, bao gồm 5 quán hoa nằm trên một trục thẳng với diện tích 300m²; mỗi quán cách nhau 6m, có diện tích rộng khoảng 20m², cao gần 4m. Quán được thiết kế bởi 4 cột gỗ lim tạo nên thế cân đối; hệ thống kèo là sự đơn giản của lối “chồng rường”; 4 mái lợp ngói vẩy rồng với bờ nóc có hình hoa chanh 4 cánh toả ra 4 phía; bờ dải chạy từ nóc xuống tạo thành một góc nhọn vươn lên cao, cong vút. Đây là điểm đến hấp dẫn đối với những ai yêu hoa và muốn thưởng lãm cái đẹp.
Quảng trường Nhà hát thành phố là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng
Nằm trên phố Hoàng Văn Thụ, ngay cạnh Quán hoa là Nhà hát thành phố. Đây được coi là khu vực trung tâm, nơi tổ chức các sự kiện quan trọng và cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật của thành phố. Nhà hát được người Pháp xây dựng vào năm 1904 trên nền một khu chợ cũ của làng cổ An Biên và được hoàn thành vào năm 1912, theo nguyên mẫu nhà hát Paris và được mô phỏng theo kiến trúc các nhà hát của Pháp thời trung cổ với phong cách Baroque. Nhà hát cao 2 tầng, có 100 cửa ra vào và cửa sổ, có hành lang, tiền sảnh, phòng gương, phòng gửi đồ, căng tin và một sân khấu chính với khán trường 400 ghế ngồi. Trần khán trường hình vòm, có trang trí lẵng hoa và ghi tên các văn nghệ sĩ nổi tiếng châu Âu như: Mozard, Betthoven, Moliere... Phía trên sân khấu có đặt tượng hình thần âm nhạc - vị thần bảo hộ cho các nghệ sĩ. Tầng 2 của nhà hát có các cửa hình mái vòm theo phong cách Gothic. Bên ngoài nhà hát có quảng trường rộng, trước mặt là vườn hoa, đài phun nước nghệ thuật.
Nhà Kèn (nguồn ảnh: haiphong.gov.vn)
Một trong những công trình kiến trúc làm nên bản sắc riêng độc đáo của dải trung tâm thành phố chính là Nhà Kèn do người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Nhà có 8 mái, lợp tôn dày và có vườn hoa nhỏ bao quanh tạo ra khuôn viên thoáng đãng, thanh bình. Ban đầu, người Pháp sử dụng Nhà Kèn làm nơi cho quân lính tập chơi kèn. Sau này, thành phố Hải Phòng đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, âm nhạc tại đây, thu hút đông đảo người dân thành phố nói chung và giới âm nhạc nói riêng. Nhiều nhạc sĩ tên tuổi của nền tân nhạc Việt Nam xem Nhà Kèn là nơi sinh hoạt văn hóa và giao lưu âm nhạc.
Đài phun nước trong vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi
Đặc biệt, nằm xen kẽ giữa các công trình kiến trúc nghệ thuật trên dải trung tâm thành phố là hệ thống các vườn hoa được đầu tư khá đồng bộ và trang trí đẹp mắt như vườn hoa Lê Chân, An Biên, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du và Kim Đồng. Tại đây, hàng trăm cây phượng vĩ được trồng bổ sung làm nổi bật hình ảnh hoa phượng – biểu tượng của thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó, hệ thống đèn chiếu sáng được lắp đặt và bố trí hài hòa cũng làm tăng tính thẩm mỹ của cây xanh, thảm cỏ khi đêm xuống. Trong khuôn viên một số vườn hoa còn có đài phun nước màu nghệ thuật và khu trò chơi dành cho thiếu nhi. Đây chính là nơi vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe được người dân thành phố rất ưa thích.
Dải trung tâm thành phố luôn là niềm tự hào của người dân thành phố Cảng và là điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua của du khách khi đến với Hải Phòng.
Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định
Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.
Ví dụ mở bài:
“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.
II. Thân bài
1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.
Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.
2. Sân trường vào giờ ra chơi.
a. Tả hoạt động của học sinh.
Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.
b. Tả hoạt động của thiên nhiên.
Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.
c. Sân trường sau giờ ra chơi
Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.
Câu trả lời:
Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định
Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.
Ví dụ mở bài:
“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.
II. Thân bài
1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.
Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.
2. Sân trường vào giờ ra chơi.
a. Tả hoạt động của học sinh.
Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.
b. Tả hoạt động của thiên nhiên.
Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.
c. Sân trường sau giờ ra chơi
Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.
xin lỗi tôi ăn cắp để có điểm
Quê hương em có dòng sông La hiền hòa, thơ mộng. Dòng sông giang rộng cánh tay ôm lấy mảnh đất quê hương em vào lòng như người mẹ ôm ấp đứa con thơ. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào quanh co, uốn khúc. Dọc theo bờ bên này, nhà cửa san sát, cảnh làng quê đầm ấm, yên vui. Xa xa, bờ bên kia, cây cối xanh tốt um tùm nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong veo. Những ngày hè, nước sông trong vắt. Dưới ánh nắng, những gợn sóng lăn tăn lung linh dát bạc xoa dịu cái nắng chói chang. Lũ trẻ chúng em thường đằm mình dưới dòng sông tắm mát, người lớn thì lấy nước sông để giặt giũ, tưới cây... còn những người già thì ngồi dưới gốc cây cạnh bờ sông hóng gió. Đến mùa mưa lũ, dòng sông như sâu hơn, rộng hơn chở nước về nơi biển cả. Dòng nước đục ngầu, giận dữ ấy trôi xuôi giúp làng êm yên bình trong dông bão. Con sông đã gắn bó với người dân quê em từ bao đời, ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ em. Em sẽ luôn nhớ về dòng sông quê hương với bao kỉ niệm êm đềm.
- So sánh: Dòng sông giang rộng cánh tay ôm lấy mảnh đất quê hương em vào lòng như người mẹ ôm ấp đứa con thơ
- Phó từ : đã
- Chỉ từ : kia
- Lượng từ : những
Nếu như Sài Gòn sôi động có bến Nhà Rồng, có chợ Bến Thành náo nhiệt; xứ Huế mộng mơ có đại nội thâm nghiêm, cổ kính thì Hà Nội bình yên có Hồ Gươm trầm mặc, trong xanh, với tuổi đời hàng nghìn năm. Hồ Gươm đã trở thành biểu tượng của thủ đô ngàn năm yêu dấu.
Hồ Gươm rất rộng, đến nỗi nếu đứng từ bờ bên này nhìn sang thì cảnh vật bờ bên kia sẽ trở nên vô cùng nhỏ bé và mờ ảo. Hồ Gươm như một tấm gương khổng lồ mà thiên nhiên đã ban tặng cho thủ đô ngàn năm văn hiến. Mặt hồ luôn êm ả. Có đôi lúc nàng gió nhẹ thoảng qua chỉ đủ làm mặt hồ xao động, mặt nước loang loáng. Nước Hồ Gươm xanh một màu xanh ngọc bích. Màu nước xanh đó thay đổi theo mùa. Thích nhất là những ngày thu, nước hồ có màu sắc thật đặc biệt mà như một nhà văn đã ví von thật độc đáo với màu nước rau muống luộc. Ngày đông, cái giá lạnh làm cho mặt hồ như cũng băng kín mình với màu xanh xám lặng lẽ. Hai bên bờ, những hàng liễu rủ xuống mặt hồ trông như những thiếu nữ đang buông mái tóc dài thướt tha, soi mình xuống mặt hồ xanh ngắt. Thỉnh thooảng chị gió nghịch ngợm trêu đùa làm tung tóc rối, thậm chí làm nó vương trên mặt nước hồ. Những con đường nhỏ chạy vòng quanh hồ là nơi người dân quanh vùng có thể thoải mái đi bộ, chạy thể dục buổi sáng hay những du khách bốn phương nhàn tản lững thững ngắm nhìn cảnh vật Hồ Gươm vào lúc hoàng hôn.
Hồ Gươm được bao bọc bởi một rừng hoa và cây. Những cây cổ thụ cố trườn mình ra mặt nước, tạo thành những chiếc cầu lơ lửng, làm thích thú bao du khách ghé chân. Mùa xuân, liễu xanh mướt rủ bóng hồ thướt tha. Mùa thu, những bồn cúc nở hoa, tỏa hương thơm ngát, những cây điệp vàng nở thắm một góc trời, tô sắc cho cảnh hồ. Mùa đông, những cây lộc vừng đồng loạt trổ bông, từng chùm, từng chùm, mềm mại, đong đưa làm sáng rực không gian quanh hồ. Con đường xung quanh hồ phủ kín hoa, như được trải lớp thảm rực rỡ, làm say mê bao du khách.
Nét nổi bật nhất và cũng chính là linh hồn của Hồ Gươm là tháp Rùa cổ kính hàng nghìn năm tuổi nằm giữa hồ. Rêu phong đã in màu thời gian lên ngọn tháp. Từ xa nhìn lại, tháp Rùa như một hòn đảo nhỏ nổi lên giữa mặt nước, trầm mặc, oai nghiêm. Đã bao đời nay, tháp vẫn sừng sững, soi bóng xuống mặt nước, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử thủ đô. Trên đỉnh tháp là ngọn cờ Tổ quốc luôn tung bay trong gió, đầy kiêu hãnh, tự hào.
Không chỉ thế, Hồ Gươm còn nổi tiếng bởi có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Cây cầu cong cong hình con tôm đầy duyên dáng với màu đỏ chót đã bao năm đưa du khách vào viễn cảnh đền. Ngôi đền nhỏ nằm giữa các cây cổ thụ quanh năm tỏa bóng mát, mang đến cho du khách những giây phút thư thái, yên bình mà cũng rất linh thiêng.
Hồ Gươm đẹp nhất là vào những buổi sáng mai. Khi ông mặt trời vẫn còn say ngủ, hồ được bao bọc bởi bầu không khí trong lành, dịu mát. Những làn gió nhè nhẹ thổi trên làn nước còn đang say ngủ. Từng màn sương trắng mỏng manh bao phủ khắp mặt hồ khiến mặt nước như được diện một tấm áo choàng lung linh hư ảo. Hàng liễu ven hồ rủ bóng thướt tha. Không khí se lạnh của buổi sớm tạo nên một nét rất riêng cho Hồ Gươm. Mùi hương trầm toả ra từ đền Ngọc Sơn khiến cho nơi đây như chìm vào thế giới của nhà Phật huyền ảo. Xa xa, tháp đồng hồ sừng sững cũng cố nghiêng mình soi bóng Hồ Gươm, đến giờ lại vang lên những tiếng chuông lảnh lót, làm xao động mặt hồ.
Hồ Gươm không chỉ đẹp mà còn linh thiêng bởi xung quanh nó còn được thêu dệt bởi vô vàn những huyền thoại. Được mang tên Hồ Gươm bởi theo truyền thuyết, đây là nơi Lê Lợi đã trả lại Rùa Vàng chiếc gươm thần mà thần linh đã trao cho Ngài để dẹp tan quân xâm lược nhà Minh. Nó còn thể hiện khát vọng hoà bình của muôn dân. Trả lại gươm là từ bỏ vũ khí để không còn cảnh đổ máu thương tâm. Có lẽ cũng vì lẽ đó mà giữa thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm nghìn năm vẫn còn đó thanh bình và yên ả. Mỗi du khách đến vãn cảnh hồ như được lắng mình trong sự thanh thản và bình yên như được chìm vào thế giới an lạc.
Hồ Gươm vẫn còn đó như một chứng tích về sự vững mạnh của non sông đất nước. Nó xứng đáng là một trong những cảnh quan đep nhất của Tổ quốc, là một trong những biểu tượng thiêng liêng của thủ đô ngàn năm văn hiến.
Khu phố em nằm bên cạnh trung tâm dịch vụ thương mại nên lúc nào cũng nhộn nhịp và đông vui,
Từ tờ mờ sáng, sau một giấc ngủ dài, phố xá như bừng tỉnh dậy Các dãy nhà cao tầng hai bên đường đứng sừng sững như thách đô với đất trời Những cánh cửa sắt khổng lồ như một lá chắn từ từ được xếp lại đẻ lộ ra bén trong là những gian hàng mua bán. Nơi đây bày bán bàn ghế, chỗ kia là gian hàng may mặc, chỗ nọ là cửa hàng bách hóa… Gần như nhà nào cũng trở thảnh cửa tiệm buôn bán. Thỉnh thoảng mới xen vào là một gian nhà để ở.
Ông mặt trời bắt đầu hé, những tia nắng dịu dàng chiếu xuống khu phố chợ, Những tia nắng tuy với màu sắc yếu ớt nhưng cũng xóa dần được bóng đêm. Và đường phố xuất hiện bóng người. Những hàng cây trồng ven đường như cố phô sắc nên vươn những cành lá xanh um còn đọng sương đêm. Một làn gió nhẹ thổi qua, chúng khẽ lay động vẫy tay chào một ngày mới. Từ trong các hẻm nhỏ, vài chiếc xe ba gác ì ạch chở hàng ra chợ. Xe nào xe nấy đều được chất cao hàng hóa… Trên lề đường khách bộ hành thong thả bước chân chầm chậm như đang hít thở không khí trong lành của buổi ban mai. Rẽ sang tay trái là một dãy nhà trệt, cổ xưa có lối kiến trúc giống nhau. Đây là khu dân cư nên sinh hoạt có vẻ muộn màng hơn. Nhà nào cũng có cửa rào, có trồng hoa trước sân hoặc trồng những cây che bóng mát như cây mận, cây trứng cá… để vào mùa hè làm giảm bớt sức nóng gáy gắt của ông mặt trời. So với các dãy phố khác, nơi đây yên tĩnh hơn.
Mỗi khi đi xa em đều nhớ về khu phố thân thương nhà mình
Trên các ngõ đường chỗ nào cũng có người qua kẻ lại tấp nập. Các cửa hàng tuy là buổi sáng mà đèn vẫn sáng choang, người mua ra vào lũ lượt. Người bán hàng ăn mặc tề chỉnh, lúc đi đến nơi này, lúc chạy sang chỗ khác để mời mọc hoặc lấy hàng cho khách. Tuy bận rộn, lăng xăng như vậy, thế nhưng họ vẫn vui vẻ tiếp đón nồng hậu với khách hàng. Trước một cửa hiệu buôn bán, trẻ em đang chơi trò chơi điện tử. Từ trong gương mặt, đôi mắt ánh lên một niềm say sưa khôn tả. Tay cầm bộ phận điều khiển máy còn đôi mắt dán chặt vào màn hình, nhanh nhẹn và thành thạo, các em bấm nút liền tay. Chốc chốc tiếng reo hò vang lên thích chi.
Ngoài đường xe cộ qua lại như mắc cửi. Đủ các loại: xe ô tô, xe đạp, xe máy nổ… chen chúc nhau lao nhanh trên mặt đường. Tiếng xe cộ, tiếng nói cười, tiếng đồ vật chạm vào nhau… tao nên một âm thanh thật là hỗn độn. Hòa lẫn vào âm thanh ấy là những thông báo của Ủy ban được phát ra từ một chiếc loa gắn trên cao của một trụ đèn đặt ở ngã ba đường.
Nắng đã lên cao, nhịp độ sinh hoạt trong khu phố cũng tăng lên.
Đây là một khu phố đông vui và nhộn nhịp nhất, mọi việc diễn tiến thật đều dặn như hết ngày rồi đến đêm. Chính vì vậy mà mỗi khi đi đâu xa em vẫn hình dung rất rõ từng dãy nhà, từng con đường thân quen ấy. Có phải chăng nơi đây đã trở thành một dấu ấn khó quên ở trong em?
Sáng nào thức dậy em cũng theo bố thả bộ từ nhà ra công viên tập thể dục nên có dịp quan sát cảnh vật hai bên đường …..
Sáng sớm, không khí nơi đây thật dễ chịu, thật trong lành, mát mẻ như xua tan cái oi bức của những trưa hè nắng gắt. Cả phố xá và mọi người như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Con đường rộng đổ nhựa phẳng lì và sáng loáng bởi ánh điện chiếu xuống. Không gian còn đang tĩnh lặng, bỗng chốc trở nên ồn ào tấp nập. Tiếng xe cộ qua lại náo nhiệt, tiếng chổi quét rác của các chị công nhân vệ sinh vang lên quèn quẹt hoà lẫn vào tiếng cười nói của mọi người đi đường như đang chào một ngày mới tốt đẹp. Con đường bây giờ bỗng trở nên tưng bừng, nhộn nhịp và rạo rực hẳn lên. Trên cao mặt trời nũng nịu trong chiếc chăn mây mềm mại như sắp hé ra để đón chào mọi người. Làn gió nhẹ và những giọt sương sớm làm cho em cảm giác thật mát lạnh. Hai bên vệ đường đã có nhiều cụ già và các cô chú đang vươn vai tập thể dục và hít thở không khí trong lành mà đất trời ban tặng. Những ngọn đèn đường đã tắt ngấm. Ông mặt trời ló ra toả xuống những tia nắng ấm cho mọi người. Cây cối như xanh hơn, tươi hơn. Bóng cây đổ dài trên các con đường, bãi cỏ trong công viên. Các khóm hoa cũng rực rỡ lên hơn, cùng đua nhau khoe sắc. Trên các bãi cỏ xanh mượt, những giọt sương còn đọng lại long lanh trong nắng sớm. Từng làn gió mát thổi qua, cành lá lao xao đùa vui, các khóm hoa rung rinh làm duyên cùng ong bướm. Trên những cành cây cao, trong những tán lá xanh um, chim chóc líu lo chuyền cành. Khung cảnh thành phố tấp nập và đông vui hẳn lên.
Có lẽ, em đã trở thành người bạn thân của con đường quen thuộc này không biết từ lúc nào . Nó đã thành một ký ức đẹp đẽ trong cuộc đời tuổi thơ của em. Em sẽ ghi nhớ và giữ gìn nó thật sạch sẽ.
Cảnh làng quê vào buổi sáng mùa hè.
Kỳ nghỉ hè vừa qua, em được bố mẹ thưởng cho thành tích học tập năm lớp 4 bằng một chuyến về thăm quê ngoại. những ngày sống ở đây em thấy cuộc sống thật thanh bình, yên tĩnh. Bởi quê hương em có những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những luỹ tre làng xanh mát và đồi núi trập trùng. Nằm vắt qua cánh đồng và luỹ tre làng là con sông quê hương. Con sông Ngàn Phố với bao phù sa bồi đắp cho dân làng. Cứ mỗi buổi sáng thức dậy em lại ra ngắm cảnh nơi đây. Buổi sáng ở quê em thật là đẹp.
Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, những tiếng ve trong trẻo, ấm nồng vang lên như đón chào một ngày mới bắt đầu.
Từ xa, men theo con đường làng, con đường đá đỏ khá rộng lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện.Thỉnh thoảng, các bạn lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Tiếng chó sủa râm ran cả một quãng đường. Những cô gái quẩy quang gánh vừa đi vừa trêu đùa nhau cười khúc khích. Mấy anh thanh niên kéo xe cải tiến, người dắt bò ra đồng như đang được tiếp thêm sức mạnh. Lúc này trời đã sáng rõ, ánh nắng đã rải khắp nơi. Vài đám mây trắng bồng bềnh nhởn nhơ ở một góc trời. đâu đó vài cái xe máy lướt nhanh trên mặt đường. Những em bé chăn trâu cũng đang nhanh nhẹn cho trâu ra ngoài đồng gặm cỏ.
Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa.
Em rất yêu quý quê hương em, bởi nó đã cho em được sống những ngày thanh bình, yên ả, bởi nó luôn bồi đắp cho em những giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng). Dù sau này có đi đâu thì em sẽ luôn nhớ mãi nơi này.☻☻
Một vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của "xóm chợ vùng rừng cận biển" với "những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa...", những ngôi nhà gạch "văn minh hai tầng", "những đống gỗ cao như núi", "những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn...". Tất cả tạo nên sự "ồn ào, đông vui, tấp nập".
Năm Căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh" rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ Quốc. Đoàn Giỏi vừa liệt kê vừa miêu tả làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp độc đáo của Năm Căn. Đây là một câu văn sử dụng rất đắt ẩn dụ, nhân hóa thể hiện cách nghĩ, cách nói của người nông dân Nam Bộ: "Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một thị trấn anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Cảnh vật và cuộc sống đa dạng, phong phú, sôi nổi. Có những hầm than gỗ đước... Có cảnh buôn bán rất độc đáo mà ở miền Bắc không có. Những ngôi nhà bè - những khu phố nổi - ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua "có thể cập thuyền lại, bước sang...", hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá "mà không cần phải bước khỏi thuyền". Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Người bán hàng, hoặc là những người con gái Hoa kiều "xởi lởi", hoặc những người Chà Châu Giang "bán vải", hoặc những bà cụ già người Miên "bán rượu". "Những khu phố nổi" với cảnh mua bán tấp nập, với đủ các giọng nói "líu lô", đủ kiểu ăn vận "sặc sỡ", đã tô điểm cho Năm Căn "một màu sắc độc đáo"... Có yêu mến Năm Căn mới viết hay và đậm đà thế!
Trang văn "Sông nước Cà Mau" cho thấy bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Đoàn Giỏi. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hoá. Bầu trời, biển đông, dòng sông, kênh, rạch, rừng đước, chợ Năm Căn vừa hoang dã hùng vĩ, vừa dào dạt sức sống, xa lạ mà mến thương. Thiên nhiên bao la, hào phóng; con người thì mộc mạc, hồn hậu.
Trang văn của Đoàn Giỏi như đưa ta đi thăm thú sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, tưởng như được đến chơi chợ Năm Căn, bước lên ngôi nhà bè mua một món hàng lưu niệm...
nãy mày bảo cái j cơ