K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chéo, mạnh mẽ vượt trường giang.Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió…( Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2019)Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên được trích từ...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chéo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

( Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2019)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của ai?

Câu 2. (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ có trong câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy?

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chéo, mạnh mẽ vượt trường giang”.

II. LÀM VĂN ( 8,0 điểm).

Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) với câu chủ đề: em làm gì để sống tử tế trước đại dịch Covid

Câu 2. (5,0 điểm): Thuyết minh cách làm một món ăn mà em yêu thích.

2

lm văn

Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo.Từ một câu ca đến những huyền thoại:

"Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi" (Ca dao)

Chiếc bánh ít lá gai là một đặc trưng của xứ dừa Bình Định. Không chỉ đặc trưng từ hương vị ngọt bùi thơm dẻo kết tinh từ lao động và sáng tạo của người nông dân; không chỉ đặc trưng từ hình dáng tựa những ngôi tháp Chàm cổ kính rêu phong, từ sắc màu đen lục của lá gai và nếp dẻo mà còn đặc trưng bởi cái tên gọi mang đầy chất huyền thoại...

Theo sự tích xưa, thì sau khi chàng Lang Liêu - con trai của vua Hùng thứ sáu đã thắng cuộc trong hội thi làm các món ăn để cúng trời đất, tổ tiên trong ngày tết đầu năm mới với hai thứ bánh ngon lành và đầy ý nghĩa là bánh chưng và bánh dày, một nàng con gái út của vua thường được mọi người gọi trìu mến là nàng Út ít, vốn rất giỏi giang, khéo léo trong công việc bếp núc, đã nhân dịp đó trổ tài, sáng tạo thêm ra những món bánh mới.

Nàng Út muốn có một thứ bánh mới vừa mang hương vị bánh dày, vừa mang hương vị bánh chưng của anh mình. Nàng liền lấy chiếc bánh dày bọc lấy nhân của chiếc bánh chưng. Thứ bánh mới này quả đã đạt được yêu cầu tuy hai mà một của nàng Út.

Có thứ bánh mới, nàng Út lại suy nghĩ rồi quyết định phỏng theo hình dáng của bánh dày và bánh chưng để làm thành hai dáng bánh khác nhau, một thứ dáng tròn không gói lá, giống hệt như bánh dày, mộ thứ dùng lá gói kín thành dáng vuông giống hệt như bánh chưng để đạt được ý nghĩa "tuy hai mà một". Nhưng cả hai thứ bánh đó đều làm nho nhỏ xinh xinh để tỏ ý khiêm nhường với thứ bậc út ít của mình trước các anh chị.

Sau hội thi, ngoài bánh dày, bánh chưng được coi như những thứ bánh thiêng liêng ra, những cặp bánh mang ý nghĩa "tuy một mà hai, tuy hai mà một" của nàng Út cũng được mọi người khen ngợi không ngớt. Sau này, những thứ bánh ấy được lưu truyền trong dân gian, mọi người làm theo và cứ gọi bánh này là bánh Út Ít. Trải qua nhiều thời đại, bánh nàng Út Ít đã được cải tiến trở thành nhiều hình vẻ hơn và tên bánh được gọi vắn tắt là bánh út ít, rồi thành bánh ít như ngày nay.

Cũng có người giải thích rằng loại bánh này nhiều hình nhiều vẻ: Thứ gói lá, thứ để trần, nặn cao, nặn dẹt, thứ trắng, xanh, đen, thứ nhân dừa, nhân đậu... nên khi làm bánh, dù là để ăn hay để bán, người ta cũng thường làm mỗi thứ một ít cho có thứ nọ, thứ kia, đủ vẻ, đủ hình, do đó mà thành bánh ít. Có câu ca dao:

Bánh thật nhiều, sao kêu bánh ít
Trầu có đầy sao gọi trầu không?

Đó là cách lý giải của người Việt xưa, còn người Bình Định thì lại lý giải bằng cách liên hệ giữa hình dáng bánh ít với tháp Chàm ở Bình Định. Hầu hết các tháp Chàm ở Bình Định đều đứng trên đồi cao, tạo một đỉnh nhọn ở giữa như chiếc bánh ít. Và thực tế, tại Bình Định cũng có hẳn một ngôi tháp mang tên Bánh Ít đi vào ca dao:

Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di
Vật vô tri cũng thế huống chi tui với bà.

Cách lý giải thứ hai là dựa vào tục lễ hồi dâu của các cặp vợ chồng mới cưới. Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo. Món quà tuy "ít", nhưng là "của ít lòng nhiều", ở đó nó còn có cả những giọt mồ hôi, sự nhẫn nại kiên trì, đôi bàn tay khéo léo, và đặc biệt là tấm lòng hiếu để của cô gái xa cha mẹ về làm dâu xứ người.

Dù chỉ trong ba ngày cưới, bận rộn với bao nhiêu niềm hạnh phúc, lo toan, song người con gái vẫn không quên cha mẹ mình, vẫn dành thì giờ để làm những chiếc bánh "ít" thơm thảo chờ ngày hồi dâu mang về làm quà cho bố mẹ. Nghĩa cử ấy thật không có gì bằng!

Để làm được chiếc bánh ít, người ta phải trải qua nhiều công đoạn, dụng khá nhiều công sức, sự dẻo dai, bền bỉ và khéo léo. Đầu tiên là phải chọn nếp để xay (nếp dùng làm bánh ít phải là nếp mới, thơm, độ dẻo vừa) rồi vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, sau đó mới xay nhuyễn. Nếu xay bằng cối xay thủ công, phải đăng cho ráo nước để được một khối bột dẻo.

Để có màu xanh đen và hương vị thơm chát cho bánh, người ta hái lá gai non (Cây lá gai thường mọc sẵn ở các hàng rào quanh nhà), rửa sạch rồi luộc chín, vắt khô, sau đó trộn với bột dẻo đem đi giã. Đây là công đoạn dụng khá nhiều sức. Vì nếu giã chưa nhuyễn, bánh ăn lợn cợn, tạo cảm giác không ngon.

Tiếp đến là công đoạn làm nhân "nhưng" bánh. Nhưng bánh ít lá gai bao gồm đậu xanh, đường, dừa, có chút quế và bột va-ni cho thơm. Đậu xanh đem xay vỡ đôi rồi ngâm và đãi cho sạch vỏ trước khi luộc chín. Cùi dừa được bào ra thành sợi, bỏ vào chảo gang xào chung với đường một lúc cho đến độ chín tới mới trộn tiếp đậu xanh. Xào nhưng trên bếp lửa liu riu cho đến khi nào đường chín tới, nhưng có màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là vừa.

Làm bánh ít không khó, nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ. Sau khi đã xào nhưng xong, ngắt một miếng bột nếp tẻ thành bánh mỏng hình tròn trên lòng bàn tay, rồi vốc một nhúm nhưng bỏ vào giữa, túm bốn bên lại cho khít mối, sau đó vo tròn trong lòng bàn tay. Lúc này bột nếp đã bọc toàn bộ nhưng bánh thành một khối tròn.

Để cho bánh khỏi dính, người ta chấm một chút dầu phộng, xoa đều trên tấm lá chuối xanh, sau đó bọc bánh lại theo hình tháp rồi mang đi hấp. Có nơi, người ta hấp bánh trần, bánh chín mới gói để giữ màu xanh của lá chuối. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng, đầy vẻ quyến rũ, huyền bí.

Ngoài bánh ít lá gai, có một số nơi làm bánh ít thường bằng bột nếp, màu trắng, có nhưng đậu xanh, nhân dừa đường hoặc nhân tôm, thịt; có loại gói lá chuối, có loại để trần; Cũng có loại làm bằng bột khoai mì, bột củ dong... và đều làm chín bằng phương pháp hấp như trên, song người An Nhơn, Bình Định thì chỉ làm bánh ít lá gai nhân dừa hoặc nhân đậu xanh gói lá chuối rồi mới đem đi hấp.

Ở hầu hết các làng quê Bình Định, đám giỗ nào cũng có bánh ít lá gai. Bánh cúng xong được dọn lên mâm cỗ làm món quà tráng miệng và làm quà bánh cho người ở nhà. Đây cũng là nét khác biệt trong văn hoá ẩm thực và văn hoá ứng xử của người Bình Định.

Ngày nay, dù có nhiều loại bánh hiện đại, ngon, rẻ và hấp dẫn hơn nhiều, song người Bình Định vẫn không bỏ nghề làm bánh ít lá gai. Nếu không làm để bán được thì cũng làm để cúng giỗ và làm quà cho lễ hồi dâu. Họ truyền nghề này cho thế hệ con cái, nhất là con gái, như một thứ bảo bối gia truyền, một nét đẹp văn hóa.

Thuyết minh về cách làm món Phở Hà Nội

6 tháng 3 2022

I.
1. Bài thơ Quê hương của Tế Hanh

2. Nội dung chính: cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

3. Biện pháp tu từ nhân hóa ở từ hăng, biện pháp so sánh con thuyền với con tuấn mã 

=> Tác dụng: thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, tâm thế hồ hởi 

II. 

1. Viết đoạn văn

- giải thích sống tử tế

- biểu hiện cụ thể

- ý nghĩa

- liên hệ bản thân: có tinh thần phòng chống dịch, chia sẻ, giúp đỡ người khác...

 

Bài 3. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió…”(Ngữ văn 8 - tập 2, trang 16)1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ.2. Ghi lại chính xác hai...
Đọc tiếp

Bài 3. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

(Ngữ văn 8 - tập 2, trang 16)

1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

2. Ghi lại chính xác hai câu thơ liên tiếp có hình ảnh người dân chài của một khổ thơ khác trong bài thơ chứa đoạn thơ trên.

3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp trình bày cảm nhận của em về hình ảnh những con thuyền ra khơi đánh cá được thể hiện trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc (gạch chân và chú thích).

4. Cũng trong bài thơ có chứa đoạn thơ trên, khi bày tỏ nỗi nhớ quê hương, tác giả đã có những dòng thơ dạt dào cảm xúc:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”

Hãy chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên

0
16 tháng 3 2022

ND chính : cảnh người dân và con thuyền ra khơi đánh cá tràn đầy sức sống.

16 tháng 3 2022

https://hoidap247.com/cau-hoi/1001957

19 tháng 3 2022

Tế Hanh là cây bút tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong số những tác phẩm ông để lại cho đời thì nổi bật nhất có lẽ là "Quê hương". Thi phẩm đã vẽ lên một bức tranh sống động, chân thực về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc bình minh. Điều này được thể hiện rõ nét qua những câu thơ "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng....". Chao ôi! ngay từ những vần thơ đầu tiên, thi sĩ đã đưa người đọc đến khung cảnh mênh mông, rộng lớn, bao la của biển cả. Trong không gian ấy, dân trai tráng bắt đầu đi đánh cá. Cùng đồng hành với họ là những con thuyền "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Tại sao tác giả lại so sánh con thuyền với con tuấn mã? Phải chăng đây chính là dụng ý của nhà thơ, là hình ảnh làm nên cái hay, cái đẹp của bài. Hơn thế nữa, với động từ "phăng", "rướn" đã thể hiện những động tác dứt khoát, nhanh nhạy cùng tư thế làm chủ thiên nhiên, đất nước của người dân làng chài. Qua đây, thầm cảm ơn nhà thơ Tế Hanh đã dệt nên một bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh ra khơi của người dân miền biển, cho bạn đọc được chiêm ngưỡng và say đắm, ngưỡng mộ vẻ đẹp ấy.

19 tháng 3 2022

Hay nhưng mình xong từ tối qua .-.

2 tháng 3 2022

tham khảo

Cảnh đan chài ra khơi đánh cá được miêu tả rõ qua Khổ thơ thứ 2 của bài thơ . Đó là những câu thơ đệp mở ra cảnh tượng bầu trời cao rộng , trong trẻo , nhuốm nắng hồng của bình minh . Trên đó nổi bật lên hình ảnh đoàn thuyền ra khơi . Hình ảnh so sánh : '' Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã'' và hàng loạt các từ ngữ ''hăng , phăng , vượt'' diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền lúc ra khơi và toát lên 1 sức sống mạnh mẽ , vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn .4 câu thơ vừa là phân cảnh tự nhiên trong sáng vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Hai câu tiếp miêu tả cánh buồm căng rất đẹp, 1 vẻ đẹp lãng mạn với sự so sánh độc đáo bất ngờ :''Cánh buồm giương to hư mảnh hồn làng/Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''.Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng nhiên trở nên lớn lao, thiêng liêng và cực kỳ thơ mộng.Tác giả Tế Hanh đã nhận ra đó là biểu tượng linh hồn của làng chài.Nhà thơ đã vẽ ra chính xác cái hình ảnh thơ mộng lại cảm nhận được cái hồn củ sự vật.Sự so sánh ỏ đây không làm cho viẹc miêu tả cụ thể hơn nhưng đã gợi ra 1 vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa thật lớn lao.Với cách diễn tả chính xác giàu ý nghĩa , đẹp đẽ này đã biểu hiện được linh hồn làng chài bằng cách so sánh hình ảnh cánh buồm trắng gương to no gió biển khơi cho ta thấy bút pháp lãng mạn hóa trong việc miêu tả .

22 tháng 2 2022

Mạch cảm xúc của bài thơ " Quê hương" chứa đoạn trích trên là hình ảnh quê hương qua nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ nhé =)

19 tháng 3 2022

nếu chỉ là đề ôn sao e phải chép điểm vào thế?

19 tháng 3 2022

em đang kiểm tra chị ak