Thế mạnh chăn nuôi tại địa phương em là gì? Ngành chăn nuôi có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của địa phương ra sao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chất thải từ chăn nuôi gồm những loại: chất thải rắn (phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa hoặc rơi vãi, xác vật nuôi,...), chất thải lỏng (nước tiểu, nước tắm, nước rửa chuồng,...) và chất thải khí (khí thở của vật nuôi, khí do phân hủy chất thải hữu cơ,...).
- Ảnh hưởng đến người, vật nuôi và môi trường: dịch bệnh lây lan, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và vật nuôi,...
- Để giảm ảnh hưởng xấu của chất thải chăn nuôi đến người, vật nuôi và môi trường: khí sinh học (biogas) và hồ sinh học, ủ phân compost, xử lí nhiệt, lọc khí thải.
- Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi do những nguyên nhân sau:
+ Chất thải chăn nuôi
+ Xác vật nuôi
- Ảnh hưởng đến vật nuôi và con người:
+ Chất thải chăn nuôi: gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và môi trường không khí.
+ Xác vật nuôi: gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, đồng thời là nguồn lây lan, phát tán dịch bệnh.
- Để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, cần:
+ Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt.
+ Mật độ và diện tích chuồng nuôi phù hợp
+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi
+ Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại.
+ Chuyển đổi phương thức chăn nuôi.
Trong sách vnen 7 có, mình học rồi
Ở địa phương em trâu là một loài động vật không thể thiếu trong mọi nhà. Đa số nhà nào cũng nuôi trâu, vì trâu mang lại sức kéo thần kì cho các bác nông dân. Trâu không chỉ đem lại sức kéo mà còn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu như: trống làm bằng da trâu, giày, dép, túi, đồ công mĩ nghệ,...Trâu còn đem lại ngành nghề sản xuất khác trong xã hội và cung cấp nguồn phân bón dồi dào cho cây ở địa phương em. Về phần phương thức chăn nuôi, hầu hết các gia đình đều chăn thả tự do. Đặc biệt là trâu không cần điều kiện vật chất nào. Nuôi trâu cần có kinh nghiệm cao như: Chăm sóc tốt, nuôi dưỡng tốt. Khi trâu bệnh phải tiêm ngừa, phòng bệnh cho trâu. Bổ sung thêm thức ăn tốt cho trâu nếu thức ăn ngoài tự nhiên chưa đủ,...
Kết quả nhận được sau 1 năm là một chú trâu to khỏe, chắc ngậy. Năng suất cực kì cao, chất lượng thơm ngon, bổ dưỡng.
Chuk bn hc tốt
Cái này bn phải tự tìm hiểu ở địa phương mk chứ, hoặc là bn phải ns cái địa phương của bn ra để bọn tớ còn tìm hiểu, chính q.hương mk mà cò ko bt có vật nuôi gì thì mk cg chịu bn thôi.
* Ý nghĩa của việc đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi: tạo môi trường sạch sẽ, an toàn cho cả con người và vật nuôi, là giải pháp quan trọng để phòng bệnh cho vật nuôi, phòng bệnh lây truyền giữa động vật và con người, làm giảm các tác động xấu của chăn nuôi đến môi trường, là chìa khóa cho sự phát triển chăn nuôi bền vững.
* Đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:
- Những việc nên làm:
+ Quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân, nước thải.
+ Vệ sinh khử trùng sau khi kết thúc đợt nuôi và trước khi bắt đầu đợt nuôi mới.
+ Hàng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.
- Những việc không nên làm:
+ Không xử lí chất thải thường xuyên
+ Không quan tâm đến việc quy hoạch chăn nuôi.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:
- Môi trường trong chăn nuôi bị ô nhiễm bởi nguyên nhân chính là do nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, xác gia súc, gia cầm chết không được tiêu hủy đúng kỹ thuật và quy trình. Các chất thải này được thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà không thông qua bất kì hệ thống xử lý bài bản nào. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn đất, nguồn nước và không khí xung quanh trang trại.
- Các loại khí hình thành thông qua quá trình hô hấp của vật nuôi ra môi trường không khí.
- Các trang trại chăn nuôi nằm xen kẽ trong khu dân cư có quỹ đất nhỏ hẹp. Nằm quá sát các hộ dân và không đủ diện tích để thực hiện các công trình bảo vệ môi trường, xử lý chất thải hiệu quả.
Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em: Đia phương vẫn xảy ra tình trạng gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Một số ít hộ chăn nuôi đã triển khai những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nhằm đảm bảo sức khỏe của con người và vật nuôi, giảm thiểu chi phí phòng, chữa bệnh,...
Tham khảo:
- Chất thải chăn nuôi phổ biến ở địa phương em bao gồm phân, nước thải, bã hèm, bã mía, bã đậu nành và các chất thải khác được sinh ra trong quá trình chăn nuôi.
-Một số biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi bao gồm sử dụng công nghệ sinh học, ứng dụng biogas, sử dụng phân bón hữu cơ, tái chế bã hèm, bã mía, bã đậu nành thành thức ăn cho động vật hoặc sản xuất thành phân bón hữu cơ. Các biện pháp này giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế và hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của chăn nuôi.
Muốn chăn nuôi đạt kết quả cao cần phải chăm soc vật nuôi tốt bằng các phương pháp như ủ ấm chuồng trại vào mùa đông, thông gió thoáng mát vào mùa hè, cho ăn thêm những thức ăn an toàn, hợp vệ sinh. Phòng bệnh, tiêm chủng khi vật nuôi bị bệnh,....
- Ở gia đình, địa phương em đang nuôi giống gà Đông Tảo. Lợi ích kinh tế của gà Đông Tảo:
Gà Đông Tảo dễ nuôi, thích nghi với điều kiện ấm áp, không đòi hỏi điều kiện chăm soc đặc biệt, chỉ cần ăn thức ăn tự nhiên và thích hợp với chăn thả tự do. Gà Đông Tảo nhiều thịt, trong thịt không có gân không dai. Khi nấu chín, miếng thịt gà chắc, thịt gà Đông Tảo là món ăn đặc sản, được nhiều người ưa chuộng nên có giá trị kinh tế cao. Ngay từ năm 2012, gà Đông Tảo xuất tại vườn đã bán được 350.000-400.000 đồng/kg. Gà giống bán được 100.000-120.000 đồng/con.
Một số loại thức ăn ở gia đình em sử dụng để nuôi gà Đông Tảo là:
Ngô, thóc, lúa,..... Với điều kiện của gà Đông Tảo thì chỉ cần thức ăn ở ngoài tự nhiên là đủ. Nếu lượng thức ăn chưa đủ với gà Đông Tảo thì mới cần bổ sung thêm thức ăn ở nhà( ngô, thóc, lúa,...)
Làm chuồng trại chăn nuôi có tác dụng chống lạnh vào mùa đông, chống ẩm và mùa hè. Chuồng trại còn là nơi để vật nuôi cư trú,...
Muốn chăn nuôi đạt kết quả cao cần phải chăm soc vật nuôi tốt bằng các phương pháp như ủ ấm chuồng trại vào mùa đông, thông gió thoáng mát vào mùa hè, cho ăn thêm những thức ăn an toàn, hợp vệ sinh. Phòng bệnh, tiêm chủng khi vật nuôi bị bệnh,....
- Ở gia đình, địa phương em đang nuôi giống gà Đông Tảo. Lợi ích kinh tế của gà Đông Tảo:
Gà Đông Tảo dễ nuôi, thích nghi với điều kiện ấm áp, không đòi hỏi điều kiện chăm soc đặc biệt, chỉ cần ăn thức ăn tự nhiên và thích hợp với chăn thả tự do. Gà Đông Tảo nhiều thịt, trong thịt không có gân không dai. Khi nấu chín, miếng thịt gà chắc, thịt gà Đông Tảo là món ăn đặc sản, được nhiều người ưa chuộng nên có giá trị kinh tế cao. Ngay từ năm 2012, gà Đông Tảo xuất tại vườn đã bán được 350.000-400.000 đồng/kg. Gà giống bán được 100.000-120.000 đồng/con.
Một số loại thức ăn ở gia đình em sử dụng để nuôi gà Đông Tảo là:
Ngô, thóc, lúa,..... Với điều kiện của gà Đông Tảo thì chỉ cần thức ăn ở ngoài tự nhiên là đủ. Nếu lượng thức ăn chưa đủ với gà Đông Tảo thì mới cần bổ sung thêm thức ăn ở nhà( ngô, thóc, lúa,...)
Làm chuồng trại chăn nuôi có tác dụng chống lạnh vào mùa đông, chống ẩm và mùa hè. Chuồng trại còn là nơi để vật nuôi cư trú,...
tham khảo
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 70% số dân sống ở vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế-xã hội nước ta. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Một kết quả kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong chuồng nuôi gia súc cho thấy, tổng số vi khuẩn trong không khí ở chuồng nuôi cao gấp 30-40 lần so với không khí bên ngoài.
Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi không cao, . . .. Sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên bùng phát dịch bệnh. Vì vậy, WHO [2005] khuyến cáo phải có các giải pháp tăng cường việc làm trong sạch môi trường chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ vững được an toàn sinh học, tăng cường sức khỏe các đàn giống. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường do vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh như ỉa chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1, . . ..
Theo tính toán thì lượng chất thải rắn mà các vật nuôi có thể thải ra (kg/con/ngày) là: Bò 10, trâu 15, lợn 2, gia cầm 0.2, do vậy hàng năm, đàn vật nuôi Việt Nam thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn (phân khô, thức ăn thừa) và 25-30 triệu khối chất thải lỏng (phân lỏng, nước tiểu và nước rửa chuồng trại). Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (20-24 triệu m3) xả thẳng ra môi trường, hoặc sử dụng không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ước tính một tấn phân chuồng tươi với cách quản lý, sử dụng như hiện nay sẽ phát thải vào không khí khoảng 0,24 tấn CO2 quy đổi thì với tổng khối chất thải nêu trên sẽ phát thải vào không khí 17,52 triệu tấn CO2. Các nhà nghiên cứu đã ước tính được rằng chăn nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên (biến đổi khí hậu toàn cầu), lớn hơn cả phần do giao thông vận tải gây ra.
Các yếu tố gây ra ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi có nhiều, trong bài này chúng tôi muốn đề cập đến hai yếu tố, đó là NH3 và các kim loại nặng.
Có cái nịt nhá em