Hãy ghi một việc em đã làm thể hiện lòng yêu quê hương.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger (hay lắm đấy). Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về dến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:
- Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 120.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi.
- Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít. Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em.
Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người và bạn sẽ những nụ cười từ những người khác.
Thời gian vừa qua, trên các trang mạng phản ánh thông tin về sự việc một số bạn trẻ do non kém về nhận thức đã vô tình trở thành quân cờ trong tay thế lực thù địch với mưu đồ phá bỏ thành quả cách mạng mà các thế hệ người Việt Nam đã bao công gây dựng. Điều này đặt ra cho các bạn trẻ - lứa tuổi khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị, xã hội - về bản lĩnh trước âm mưu, cám dỗ của các thế lực thù địch và cách thể hiện lòng yêu nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước...”. Vậy ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tinh thần yêu nước được thể hiện ở những khía cạnh nào?
Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Nó không phải là những gì quá to tát hay cần phải phô trương, mà là những việc bình dị hằng ngày, ai cũng có thể làm được để thể hiện lòng yêu nước.
Đối với các bạn học sinh, sinh viên, lòng yêu nước được đo bằng điểm học tập và rèn luyện. Đối với các bạn thanh niên nông thôn, đô thị, yêu nước là chăm chỉ lao động, sản xuất, làm giàu chính đáng. Đối với các bạn thanh niên công chức, viên chức, làm việc trách nhiệm, mẫn cán, chí công vô tư, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Đối với các bạn thanh niên trong lực lượng vũ trang, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ, chính là biểu hiện của tinh thần yêu nước. Có những việc rất nhỏ, như: không vứt rác bừa bãi, có ý thức giữ gìn tài sản công cộng và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tôn trọng với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, không sính dùng từ “ngoại”, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Lòng yêu nước còn thể hiện ở những hành động “sống đẹp, sống có ích” như hiến máu cứu người, nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tham gia giao thông có văn hóa, gương mẫu chấp hành pháp luật, tôn trọng nét đẹp văn hóa truyền thống, tinh thần đoàn kết cộng đồng, tình nguyện xung phong về làm việc tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, xây dựng các công trình thanh niên vì cuộc sống cộng đồng. Chúng ta yêu nước khi chúng ta thực hiện phương châm “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, khi chúng ta thành kính trước lá cờ Tổ quốc và hát vang bài Quốc ca trong Lễ chào cờ, khi chúng ta giữ gìn bản sắc của dân tộc Việt Nam, hình ảnh của con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế…
Còn nhớ, trong buổi nói chuyện với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam), Thủ tướng Hàn Quốc Lee Han Dong bày tỏ: "Nhìn hình ảnh các bạn sinh viên tươi trẻ tràn đầy sức sống, tôi lại nhớ thời sinh viên của tôi cách đây 40 năm, ngay khi chiến tranh vừa kết thúc. Lúc đó chúng tôi học với mục đích rõ ràng: tái thiết đất nước. Nếu thế hệ trước của các bạn đã trả bằng máu, mồ hôi và nước mắt vì triết lý "Không có gì quý hơn độc lập tự do”, thì nay các bạn phải nỗ lực nhằm mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”…”. Người nước ngoài còn nhìn thấy được phương hướng thực hiện lý tưởng sống của tuổi trẻ Việt Nam, huống gì chúng ta, người con của Đất Mẹ Việt Nam lại không nhìn thấy được hướng đi của mình?
Giáo sư Trần Văn Giàu đã nhận định: “Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam”. Tin rằng, với trí tuệ và bản lĩnh của người Việt Nam, thế hệ trẻ chúng ta hôm nay sẽ vận dụng truyền thống yêu nước một cách đúng đắn và lòng yêu nước sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc.
k nha bn
- Những việc em đã làm thể hiện tình yêu quê hương:
+) Bảo vệ môi trường sống xung quanh.
+) Tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
+) Dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ.
+) Thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.
+) Tìm hiểu lịch sử quê hương.
- Những việc em sẽ làm để thể hiện tình yêu quê hương:
+) Vẽ tranh quê hương.
+) Giới thiệu cho bạn bè quốc tế biết về vẻ đẹp quê hương mình.
+) Cố gắng học giỏi để xây dựng quê hương.
- Các nhóm học sinh sẽ làm những việc vừa sức mình nhằm góp phần thể hiện tình yêu quê hương như quét dọn vệ sinh, chăm sóc cây,...
- Các bạn trong tranh đã làm những việc sau để thể hiện tình yêu quê hương:
+ Tranh 1: Yêu thương, chăm sóc các thành viên trong gia đình
+ Tranh 2: Thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ
+ Tranh 3: Vẽ tranh về quê hương ta
+ Tranh 4: Tưới cây, dọn dẹp vệ sinh bảo vệ quê hương ta
+ Tranh 5: Tìm hiểu, nghe kể về lịch sử quê hương ta
+ Tranh 6: Viết thư gửi lời thăm hỏi ông bà
- Em còn biết những việc làm sau đây thể hiện tình yêu quê hương:
+ Không giẫm cỏ, ngắt hoa, bẻ cành
+ Cố gắng học tập tốt
Em có thể kể những việc làm sau đây:
- Hưởng ứng các cuộc thi văn nghệ ở quê hương (hát, nhảy múa, vẽ tranh, làm thơ,…)
- Quyên góp, ủng hộ xây dựng quê hương hoặc giúp đỡ hộ nghèo,…
-Tích cực tham gia vệ sinh làng xóm.
- Cố gắng học giỏi, đạt nhiều thành tích để làm rạng danh quê hương.
- Giới thiệu với mọi người về quê hương mình.
- Tham gia và mời các bạn tham gia các lễ hội ở quê hương.
Bố mẹ em đều là công nhân của nhà máy dệt. Hàng ngày khi em và em của em còn yên giấc ngủ ngon, bố mẹ đã phải dậy sửa soạn ra ngã tư để chờ xe ô tô của nhà máy chở đi làm. Thương bố mẹ vất vả có lúc về đến nhà đã 7 giờ tối, ngoài việc chăm chỉ học hành, em thay bố mẹ chăm sóc em bé, dỗ dành em ăn sáng, đưa em đi nhà trẻ, chiều đón em về tắm rửa cho em, nấu cơm, quét dọn nhà cửa…
Về thăm quê hương
Giữ gìn và bảo vệ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương.