K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2022

Những đêm hè

Khi ve ve đã ngủ

Tôi lắng nghe

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng tre

Tiếng chổi tre

Đêm hè quét rác

Trong đêm khuya tĩnh mịch, nổi lên tiếng chổi soàn soạt trên mặt đường nhựa. Tiếng chổi như một âm thanh đều không dứt, tạo thành âm điệu chung cho cả bài thơ. Nó đặc tả sự vất vả, khó nhọc, kéo dài, không ngừng, không nghỉ:

Những đêm động

Khi cơn giông vừa tắt

Tôi đứng trông

Trên đường lặng ngắt

Chị lao công

Như sắt, như đồng

Chị lao công

Đêm đông

Quét rác.

Ở khổ thơ thứ nhất, mới nổi lên tiếng chổi tre xào xạc. Đến khổ thơ thứ hai, hình ảnh chị công nhân quét rác được tác giả miêu tả với tình cảm thật trân trọng. Cái rét buốt của đêm đông, không gian vắng vẻ càng làm tôn vẻ đẹp của chị. Nhà thơ so sánh chị như bức tượng đồng thể hiện nét khỏe khoắn, đáng yêu của người phụ nữ lao động. Tấm lòng nhân ái của tác giả ẩn chứa sau từng câu, từng chữ.

Phố xá được dọn dẹp sạch sẽ từ ban đêm. Sáng hôm sau những gánh hoa từ các làng hoa Ngọc Hà, Hữu Tiệp theo đường Trần Phú, Điện Biên Phủ xuôi về các chợ trong thành phố. Hoa hồng, hoa cúc ngát hương, thược dược, cam chướng rực rỡ... Gách hoa đi đến đâu, con đường như nở rộ đến đó:

Sáng mai ra

Gách hàng hoa

Xuống chợ

Hoa Ngọc Hà

Trên đường rực rỡ

Hương bay xa

Thơm ngát

Đường ta...

Những con đường sạch sẽ không một chút rác rưởi vây bẩn màu hoa, không chút hôi hám làm vẩn đục hương hoa tinh khiết. Cuộc đời đẹp biết bao nhiêu! Có ai biết, ai nhớ tới công lao của những nữ công nhân quét rác?

Nhà thơ nhắc nhở hoa:

Nhớ nghe hoa

Người quét rác

Đêm qua

Nhắc nhở các em nhỏ:

Nhớ nghe em

Tiếng chổi tre

Chị quét

Những đêm hè

Đêm đông

Gió rét...

Hãy luôn luôn nhớ để biết ơn, để kính trọng người lao động, từ đó có ý thức giữ gìn thành quả lao động, góp phần làm đẹp quê hương:

Giữ sạch lề,

Đẹp lối

Em nghe!

4 tháng 3 2022

Chào bạn, đây là một bài mẫu bạn có thể tham khảo nhé!

Bài làm

"Tiếng chổi tre" với những dòng thơ vài ba tiếng một, đã tạo nên một nhạc điệu đặc biệt, khó quên. "Tiếng chổi tre/ Xao xác/ Hàng me/ Tiếng chổi tre/ Đêm hè/ Quét rác...". Nhịp ngắt 3-2-2-3-2-2 này với âm điệu hầu hết thuộc thanh không và thanh sắc là những thanh cao, khiến em mường tượng như nghe thấy tiếng chổi tre quét từng nhát mau gọn, dứt khoát trên mặt đường nhựa, giữa đêm khuya thanh vắng. Qua cảm giác trực tiếp này, em thấy một không khí riêng, một cái gì khiến mình xúc động, nghe xao xác vọng mãi trong lòng.

Từ âm hưởng ấy, nhà thơ đã làm sống lại trong em chân dung chị lao công quét đường. Đó là một bức chân dung thầm lặng mà sắc nét, cần mẫn, kiên trì, hoạt động trong những đêm hè khuya khoắt. "Khi ve ve - đã ngủ", trong những đêm đông "Khi cơn giông vừa tắt". Công việc quét rác đêm khuya ấy, chị làm không ai biết, một mình chịu đựng bẩn thỉu, hôi hám, chịu giá rét, chống lại cơn buồn ngủ trĩu mí mắt; một mình tự nguyện xa rời sinh hoạt, hạnh phúc thường tình của sự nghỉ ngơi ban đêm với người thân thuộc, giữa chăn ấm nệm êm...

Em còn cảm nhận thấy hình như đây không chỉ là bức chân dung miêu tả ngoại hình động tác bên ngoài, mà còn cao hơn thế. Nhà thơ phải chăng đã lột tả được chân dung tinh thần của những người lao động bình thường, thầm lặng trong xã hội ta, vất vả mà người đời ít ai biết đến? Bức chân dung đơn giản mà rực sáng lên vẻ đẹp của hi sinh, vẻ đẹp của những hoạt động dọn đường, "giữ sạch lề - đẹp lối" trên phố phường cho bao người qua lại. Hơn nữa, ẩn ý tượng trưng của bài thơ còn bao hàm một nội dung sâu xa, với những nét thơ tạo hình, tạo thành cả một bức tượng toàn thân rắn rỏi, uy nghi.

"Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng"

Những dòng thơ trên khác nào những đường dao điêu khắc thật sắc gọn, thật khỏe khoắn đã tạo nên bức tượng đầy ý nghĩa: Người mở đường.

Chính những câu nhắc nhở trong bài đã khiến em liên tưởng đến ý nghĩa trên của hình tượng chị lao công. Không chỉ một lần, mà nhắc đi nhắc lại : "Nhớ nghe hoa - Người quét rác - Đêm qua", "Nhớ nghe em - Tiếng chổi tre - Chị quét".

Không chỉ nhắc đi nhắc lại tiếng quét, tác giả còn nhắc đi nhắc lại về bối cảnh quét rác: "Những đêm hè - Đêm đông gió rét", nhấn mạnh đến cái thời điểm gian khổ gay go. Rõ ràng, chị lao công ở đây không chỉ là chị lao công ngoài trời. Trong văn học xưa nay, bao giờ cũng mượn cái này để nói đến cái kia, nổi bụi tre nhưng thâm ý là nhè bụi chuối, hình tượng văn hóa nghệ thuật bao giờ cũng đa nghĩa. Nhà thơ ở đây vừa trực tiếp miêu tả, ca ngợi chị lao công quét rác; vừa nhân đó mà ghi công cho bao nhiêu chiến sĩ không tên, đã thầm lặng gánh vác lấy công việc dọn đường, mở đường cho cuộc sống có thể vui đó lấy "Hoa ngọc hà... thơm ngát đường ta".

Nếu như để khỏi phụ công những người quét rác đêm khuya, chúng ta phải "giữ sạch lề - đẹp lối" của phố phường mỗi ngày, thì để đền đáp công ơn những người đi trước mở đường cho Tổ quốc độc lập thống nhất, tiến lên hiện đại hóa hôm nay, chúng em càng cần phải giữ lấy nề nếp tốt đẹp của truyền thống dân tộc, giữ vững kỷ cương đạo lí tốt đẹp, quyết chống lại những tệ nạn xã hội như xì ke, ma túy đang cố tình xả rác độc hại vào con đường đi tới của Tổ quốc ta hiện nay.

Chúc bạn học tốt nhé!

15 tháng 12 2016

không biết làm

 

24 tháng 12 2023

Tham khảo

Bài thơ "Tiếng chổi tre" của Tố Hữu là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, vừa có giá trị về nội dung sâu sắc, vừa mang đến những hình ảnh và ngôn ngữ tinh tế, độc đáo.

Về nội dung, bài thơ "Tiếng chổi tre" mang thông điệp về sự quyết tâm và ý chí kiên cường của con người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày. Tác giả đã sử dụng hình ảnh chổi tre - một công cụ lao động đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, để tả sự cần cù, bền bỉ và không ngừng cố gắng của người lao động. Bài thơ thể hiện lòng tự hào và tình yêu quê hương, khơi gợi sự tận tụy và sự hy sinh của người dân Việt Nam trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

Hình thức nghệ thuật của bài thơ cũng rất đặc sắc. Tố Hữu đã sử dụng các hình ảnh và ngôn ngữ tươi sáng, sống động để tạo nên một không gian thơ mộng và sâu lắng. Những câu thơ ngắn gọn, nhịp điệu nhẹ nhàng và âm điệu trôi chảy của bài thơ tạo nên một cảm giác như tiếng chổi tre vỗ nhẹ, êm ái. Tác giả cũng sử dụng các từ ngữ và biểu đạt hình ảnh tinh tế, như "tiếng chổi reo rắc", "màu xanh lá", "đàn chim hát ríu rít", để tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống quê hương.

Ngoài ra, bài thơ còn mang đậm chất nhân văn và tình cảm. Tố Hữu đã tận dụng hình ảnh chổi tre để kết nối con người với thiên nhiên, gợi lên tình yêu và lòng biết ơn đối với môi trường xung quanh. Bài thơ khơi gợi sự nhìn nhận và trân trọng những giá trị đơn giản nhưng quan trọng trong cuộc sống, đồng thời khuyến khích mọi người sống tích cực và đóng góp cho xã hội.

Tổng kết, bài thơ "Tiếng chổi tre" của Tố Hữu là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, kết hợp giữa nội dung sâu sắc và hình thức nghệ thuật tinh tế. Bài thơ mang đến thông điệp về sự quyết tâm và ý chí kiên cường của con người Việt Nam, đồng thời khơi gợi tình yêu và lòng biết ơn đối với cuộc sống và môi trường xung quanh.

4 tháng 10 2024

Tố Hữu là cây đại thụ trong làng thơ ca cách mạng Việt Nam và cũng là một nhà thơ lớn của dân tộc với nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà. Cuộc đời và sự nghiệp ông như gắn liền, hòa quyện với thi ca, mỗi tập thơ ông cho ra đời đều gắn liền với một giai đoạn lịch sử đầy máu lửa của dân tộc. Những tập thơ tiêu biểu có thể kể đến như “Từ ấy”, “Việt Bắc” hay “Máu và Hoa” hay “Gió lộng”, chúng đều viết về cuộc cách mạng và chứa đựng tình yêu của người thi sĩ dành cho quê hương và con người Việt Nam. Trong đó, bài thơ “Tiếng chổi tre” sáng tác năm 1981 trong tập thơ “Gió lộng” mang nhiều giá trị to lớn nhờ vào nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của nó:...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/nghi-luan-phan-tich-danh-gia-net-dac-sac-ve-noi-dung-va-nghe-thuat-cua-bai-tho-tieng-choi-tre

 

4 tháng 2 2023

Bạn đưa luôn câu thơ để nhận hỗ trợ nhé.

16 tháng 12 2021

Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .

              "Vì tiếng gà cục tác

                Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !!!!

16 tháng 12 2021

câu này mik báo cáo nha!

19 tháng 11 2021

Tham Khảo 

Khổ thơ đầu đã diễn tả tâm trạng của người chiến sĩ vào lúc nghỉ chân ở xóm nhỏ

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

"Cục....cục tác cục ta"

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Trong một ngôi xóm nhỏ vào ban trưa,tiếng gà nhảy ổ quen thuộc vang lên làm người chiến sĩ bồi hồi,xúc động."Cục..cục tác cục ta"-câu thơ ghi âm lại tiếng gà trưa mới thực,mới sống động làm sao! Ở ba câu thơ tiếp theo,từ "nghe" được điệp lại ba lần,đồng thời cũng là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.Tiếng gà xua tan đi cái nắng chói chang,gay gắt của trưa hè.Tiếng gà làm dịu bớt đi sự mệt mỏi,nhọc nhằn của người chiến sĩ.Và hơn thế nữa,tiếng gà đã gợi dậy những cảm xúc về kỉ niệm đẹp đẽ thưở ấu thơ của Xuân Quỳnh.Tiếng gà thật kì diệu,tài tình biết mấy! Đọc các dòng thơ,lòng tôi trào dâng sự bồi hồi ở sâu thẳm đáy lòng

14 tháng 12 2021

Tham khảo

Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .

              "Vì tiếng gà cục tác

                Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !!!!

14 tháng 12 2021

cảm ơn bạn

 

13 tháng 12 2018

Nghe tiếng gà trưa, người chiến sĩ bồi hồi, như được sống lại bao kỉ niệm tuổi thơ về người bà tần tảo, đôn hậu, như được mang theo tình hậu phương để ra trận:
 
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
 
Câu thơ “Giấc ngủ hồng sắc trứng” là một câu thơ hay có hình tượng đẹp và rất biểu cảm.
 
Tiếng gà trưa làm sáng lên trong tâm hồn người chiến sĩ tình yêu xóm làng quê hương, tình yêu Tổ quốc, tình yêu bà và gia đình thân yêu. Tiếng gà trưa làm sáng lên trong trái tim người lính trẻ về lí tưởng chiến đấu cao đẹp với bao niềm tin. Chữ “vì” được điệp lại 4 lần, làm cho cảm xúc và niềm tin trở nên tha thiết, mãnh liệt:
 
“Cháu chiến đấu hôm nay,
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
ổ trứng hồng tuổi thơ”
 
Đọc đoạn thơ, ta nhớ đến những cha chú, những anh chị của chúng ta, những Giải phóng quân thời chống Mĩ. Nhớ đến để biết ơn và tự hào.

hok tốt

nhớ k mk

  • … Cháu chiến đấu hôm nay
    Vì lòng yêu Tổ quốc
    Vì xóm làng thân thuộc
    Bà ơi! Cũng vì bà
    Vì tiếng gà cục tác
    Ổ trứng hồng tuổi thơ
    (Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh)
    Bài làm
    Hình tượng người lính đã từ lâu trở thành nguồn cảm hứng sang tác cho
    nhiều nhà thơ, nhà văn. Các anh ra đi bảo vệ tình yêu quê hương, Tổ quốc, vì
    những điều bình dị nhất. Vẻ đẹp tâm hồn ấy của những người lính được tái hiện
    chân thực mà giản dị trong tác phẩm “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.
    Trong khổ cuối của tác phẩm, nhà thơ có viết:
    … Cháu chiến đấu hôm nay
    Vì lòng yêu Tổ quốc
    Vì xóm làng thân thuộc
    Bà ơi! Cũng vì bà
    Vì tiếng gà cục tác
    Ổ trứng hồng tuổi thơ
    Bài thơ được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ trên
    phạm vi cả nước. Bị thua ở chiến trường miền Nam, giặc điên cuồng mở rộng
    chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc nhằm phá hoại hậu
    phương lớn của tiền tuyến. Trong hoàn cảnh khốc liệt ấy, hàng triệu thanh niên
    Việt Nam đã lên đường với khí thế “xẻ dọc Trường Sơn” đi đánh Mĩ. Nhân vật trữ
    1
  • tình trong tác phẩm là người chiến sĩ trẻ đang cùng đông đội lên đường vào miền
    Nam chiến đấu.
    Tiếng gà trưa trên đường hành quân đã gợi nhớ những kỉ niệm đẹp của tuổi
    thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu
    đất nước.
    Khổ cuối là lời tâm sự chân thành của người chiến sĩ trẻ trên đường ra tiền
    tuyến gửi về người bà kính yêu nơi hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu
    đến tình cảm to lớn như lòng yêu xóm làng, yêu Tổ quốc đều được thể hiện bằng
    ngôn ngữ giản dị, mộc mạc như lời ăn, tiếng nói hàng ngày. Điệp từ “vì” lặp lại
    bốn lần nhằm nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Những lí do anh
    đưa ra rất giản dị, tự nhiên: vì tiếng gà, vì bà, vì xóm làng, vì Tổ quốc. Tình cảm
    ấy bắt nguồn từ tình cảm chân thực, giản dị, tình cảm gia đình với những kỉ niệm
    mộc mạc, đáng yêu. Điều đó giúp vun đắp và là động lực giúp anh thêm sức mạnh
    vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Tình yêu
    quê hương, Tổ quốc khiến người chiến sĩ trẻ thổn thức tấm lòng, rời bỏ quê nhà ra
    chiến đấu ở chiến trường gian nan, khốc liệt. Sau đó, tác giả nêu lên hai lí đó nữa là
    vì bà và vì tiếng gà cục tác. Ở dòng thứ tư, tác giả viết: “bà ơi!”. Cụm từ vang lên
    đầu câu thơ như một tiếng nấc nghẹn ngào, ngân dài trong nỗi nhớ bà, nhớ quê
    nhà. Điều đó cho thấy người cháu rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận hi
    sinh, gian khổ để bảo vệ bình yên cho bà và cũng để giữ mãi những kỉ niệm tuổi
    thơ về tiếng gà cục tác. Bình thường, khi nhắc về tiếng gà, không ai nhắc đến từ
    “cục tác”. Nhưng trong đoạn trích này lại có điều khác biệt. Có lẽ tác giả muốn
    nhấn mạnh rằng chính tiếng gà mới là lời nhắc nhở, gợi nhớ kí ức, thôi thúc người
    chiến sĩ bảo vệ đất nước, quê hương thanh bình. Điều đó cũng lí giải tại sao tác giả
    lại đặt tên nhan đề của tác phẩm là “tiếng gà trưa”.
    Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, từ ngữ gần gũi, bình dị, tác giả đã cho
    ta thấy được mục đích chiến đấu của người lính. Đọc đoạn thơ cuối của bài thơ
    “Tiếng gà trưa”, ta mới thấm thía hết ý nghĩa trong câu nói của nhà văn Nga I-li-a
    E-ren: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải Trường giang Vôn-ga, con sông
    Vôn-ga đổ ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
    quốc”.