K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2022

tham khảo

https://download.vn/phan-tich-bai-tho-ngam-trang-43103

20 tháng 2 2022

khét đấy

25 tháng 9 2024

Tinh thần lạc quan, ung dung tự tại trong mọi hoàn cảnh sống là nét đặc điểm nổi bật trong tính cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tinh thần đó đã trở thành một vũ khí để chiến đâu và chiến thắng mọi gian khó và kẻ thù. Thơ tức là người, thơ Bác thể hiện rõ phẩm chất cách mạng cao quý của người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được sáng tác tháng 2 năm 1941 ở núi rừng Pác Bó là một trong rất nhiều bài thơ mang đậm phong cách ấy của Bác:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

 

Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

    Pause 00:00 00:20 01:31 Mute    

Thời gian này Bác về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Trong điều kiện sống rất kham khổ: "Cháo bẹ rau măng", làm việc thiếu thốn "bàn đá chông chênh", bài thơ tràn ngập niềm vui và dí dỏm của một con người biết vượt lên hoàn cảnh để hướng tới một mục tiêu cao cả, đó là sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mở đầu bài thơ tứ tuyệt, Bác viết:“Sáng ra bờ suối, tối vào hang.” Câu thơ gọn gàng, súc tích, chỉ có bảy chữ mà có cả thời gian, hành động. Thời gian là "sáng", "tối", không gian là "bờ suối", "hang" và trên nền của thời gian, không gian ấy xuất hiện bóng dáng của một người đang miệt mài làm việc. Cái từ ngữ chỉ hành động "sáng ra", "tối vào" gợi cho ta sự liên tưởng ấy. Điểm sáng của câu thơ ở chỗ tác giả rất chú ý đến trật tự của hai vế câu. Nếu nói: "Tối vào hang, sáng ra bờ suối" thì trật tự này tạo nên giá trị biểu nghĩa khác. Chất lạc quan vốn là bản tính của con người gang thép ấy nên trật tự tất yếu của câu thơ phải là: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang.” Với trật tự này, cảnh như vận động, không đứng yên, theo quy luật tuần hoàn của thời gian. 

Vì vậy, ta không lấy làm lạ khi bắt gặp thái độ "vẫn sẵn sàng" của Bác ở câu thơ kế tiếp: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. Thơ nói về một khí phách, một thái độ, một nhân sinh quan mà lời thơ vẫn dung dị như lời nói hàng ngày. Đặc điểm của thơ tứ tuyệt là câu, chữ hết sức tiết kiệm và một bài thơ hay đã bật lên được "chữ thần". Cụm từ "vẫn sẵn sàng" là điểm sáng của bài thơ. Câu thơ làm ta liên tưởng đến triết lí sống của người quân tử ngày xưa, "quân tử ăn chẳng cần no". Bác sẵn sàng chấp nhận cuộc sống vật chất kham khổ với thái độ vui đùa, cười cợt. Bác coi thường cái gian khổ thậm chí cả những khi thân xác bị đoạ đày đau xót, người chiến sĩ cách mạng ấy vẫn đùa cợt, dí dỏm. Những bài thơ "Pha trò", "Ghẻ", "Dây trói"... trong "Nhật kí trong tù" là thái độ ung dung tự tại trước những hoàn cảnh khắc nghiệt với lời thơ hóm hỉnh bất ngờ.

Khác với người xưa: "An bần lạc đạo", Bác Hồ là con người lao động, luôn luôn hành động vì một lí tưởng cao cả: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.” Làm việc trong hoàn cảnh thiếu thốn những tiện nghi cần thiết, mượn đá làm bàn, bàn đá lại "chông chênh", chi tiết vui, ngộ và đó là một sự vật. Trong cách nhìn sự vật. Bác thường phát hiện những chi tiết ngộ nghĩnh, điều đó biểu hiện một tâm hồn lạc quan. Bài thơ kết thúc: “Cuộc đời cách mạng thật là sang!” Ngôn ngữ thơ bình dị mà ý thơ thì lớn lao. Nếu điểm sáng của hai câu thơ đầu là thái độ "vẫn sẵn sàng" thì sức nặng của bài thơ được dồn vào câu kết, đặc biệt với cụm từ "thật là sang!". Đây cũng là một cách nói vui, nói quá lên, chất hài hước đó ta thường gặp trong thơ và trong cuộc sống đời thường của Bác. Chất hài hước này làm cho bài thơ gợi lên niềm lạc quan cách mạng sáng ngời.

Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" là một bài thơ giản dị mà sâu sắc. Bài thơ thể hiện một đạo lí sống cao đẹp nhưng lời thơ tự nhiên, không một chút vẽ vời hoa mĩ. Giọng điệu thơ rất gần với cách nói hàng ngày, ta có cảm giác Bác không cố ý làm bài thơ nhưng nó cứ đọng lại mãi trong tâm trí ta, sức sống lâu bền của bài thơ chính là chỗ đó.

 
19 tháng 12 2016

1. Từ khi lọt lòng, không ai là không được nghe tiếng ầu ơ của mẹ ru con, của bà ru cháu. Vì vậy, những đứa trẻ được tình yêu của mẹ bao bọc thì đều yêu thương mẹ. Nhưng tôi thì khác, cho dù bố không chăm sóc tôi được như mẹ nhưng tôi vẫn yêu bố hơn.

Trong gia đinh, người cha luôn là ngọn núi cao ngất, là chỗ dựa vững chắc cho đứa con, là điểm tựa mỗi khi con gặp sóng gió. Không ai là không tự hào khi có một người cha như vậy phải không? Tôi càng hiểu rõ tình cảm ấy vào một ngày mẹ tôi đi công tác xa nhà.

Sáng hôm đi học, bố dặn tôi nhớ mang theo áo mưa. Tôi chợt nghĩ. Trời nắng thế thì sao có thể mưa được nên tôi vội chạy đến trường mặc kệ lời gọi của bố tôi. Chỉ một lúc sau, mây đen ùn ùn kéo tới, ngồi trong lớp mà tôi thấy nao nao, nhớ lại lời nhắc nhở của bố mà tôi thấy ân hận. Trời cứ mưa, mưa rả rích một lúc rồi lại ào ào mưa như thác. Những tiếng sấm rền vang khiến cho tôi nghĩ đến cảnh phải ở trường một mình. Tôi ước gì lúc đó mình nghe lời bố thì sao đến thế này. Tan học, tôi chạy thẳng về nhà mặc cho trời vẫn cứ mưa như trút. Đến tối, người tôi nóng ran, tôi thiếp đi trong cơn lo sợ. Trong đầu tôi vẫn in rõ hình ảnh buổi sáng hôm ấy. Bố tôi nhẹ nhàng đắp khăn lên trán tôi rồi dặn dò tôi. Tôi tự cảm thấy ân hận vì việc làm buổi sáng. Bàn tay bố thô ráp nhẹ nhàng, an ủi tôi. Lúc ấy, tôi mới hiểu được tình cha con thiêng liêng đến thế nào? Trông ngoài thì bố lạnh lùng lắm nhưng trong tim bố luôn cháy lên một tình yêu vô bờ bến đối với con.

Nếu ai không có một người cha thì đó là một thiệt thòi rất lớn. Bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, mất đi một vòng bảo vệ, một chỗ dựa vững chắc mỗi khi gặp sóng gió thì sẽ thế nào? Chỉ cần một cái xoa đầu của bố cũng đủ tiếp thêm cho ta sức mạnh. Tình cảm ấy cứ nuôi dưỡng tâm hồn ta đến bến bờ xa lạ. Bố luôn là người chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, luôn là người chăm sóc con cái thực sự một cách chu đáo.

Hay cứ yêu thương bố như vậy bởi vì những tình cảm của cha con và cả một cuộc sống âm thầm lặng lẽ, chỉ cho mà không nhận. Bố chính là một món quà vô cùng quý giá mà thượng đế ban tặng cho chúng ta đó.
19 tháng 12 2016

23456 đâu???

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Cách cảm nhận và phân tích vừa theo tuyến hình ảnh dọc bài thơ vừa theo trình tự câu thơ, khổ thơ giúp người đọc cảm nhận bài thơ một cách dễ hơn, rõ ràng hơn và không bị bỏ quên một chi tiết nào của bài thơ.

20 tháng 5 2018

khuyến khích những ai phân tích cả bài 

=> :v

ai làm theo đúng đề bài ra tớ

29 tháng 8 2023

Dàn ý

1. Mở bài

     Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và nội dung chủ đề của bài thơ

2. Thân bài

Phân tích theo khổ:

- Khổ thơ đầu: “cành mận… con trẻ”. Phân tích nội dung và hình thức của khổ thơ

+ Hoa mận trắng muốt mang theo không khí mùa xuân

+ Màu hoa mận cũng là màu của tuổi thơ

+ Màu hoa mận đi cùng năm tháng, lặng lẽ nhìn ngắm mọi sự thay đổi

- Khổ thứ 2: “cành mận… làm đu”

+ Mùa hoa mận là một phần của buôn làng

+ Mùa hoa mận là dấu hiệu để dân làng nhận ra một mùa xuân mới đã về

+ Màu hoa mận là biểu tượng của màu xuân

- Khổ thứ ba: “canh mận… trở về”

+ Mùa hoa mận là của hiện tại

+ Mùa hoa mận là sự tiếp diễn

+ Mùa hoa mận là vòng lặp

+ Mùa hoa mận là hồi ức, kỉ niệm

3. Kết bài

     Kết luận về mùa hoa mận, về dân làng và về mối quan hệ giữa dân làng và mùa hoa mận, đưa ra nhận xét của bản thân.

Bài làm

     Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.

     Khổ thơ đầu tiên:

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ

     Câu thơ đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.

     Khổ thứ hai:

Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu

     Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.

     Khổ thứ ba:

Cành mận bung cánh muốt

Nhà trình tường ủ hương nếp

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về

     "Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bản làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

     Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.

5 tháng 3 2023
 

     Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.

     Khổ thơ đầu tiên:

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ

     Câu thở đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.

     Khổ thứ hai:

Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu

     Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.

     Khổ thứ ba:

Cành mận bung cánh muốt

Nhà trình tường ủ hương nếp

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về

     "Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bảng làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

     Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.

29 tháng 5 2018

Bài thơ chia làm 4 phần:

     + Phần 1 (khổ thứ nhất): tác giả miêu tả cảnh nhà tranh bị gió thu thổi bay lớp tranh

     + Phần 2 (khổ 2): Những đứa trẻ lấy nốt những lớp tranh bị thổi tung

     + Phần 3 (khổ 3): Nỗi khổ mà gia đình tác giả đối mặt trong đêm mưa

     + Phần 4 (khổ 4) Ước mơ cao cả của tác giả

b, Bài thơ có 3 khổ thơ 5 câu: khổ 1, 2 và 4

- Khổ thơ 1,2, 3 đa phần có 7 chữ trong mỗi câu thơ

- Khổ thơ 4 số chữ là 9, 10 chữ trong mỗi dòng

- Cách gieo vần:

     + Khổ thơ 2 và 3 gieo vần trắc: thể hiện sự khốn cùng đến đau xót, dằn vặt của tác giả

     + Khổ thơ cuối chủ yếu là vần bằng thể hiện mơ ước của tác giả về cuộc sống ấm no hơn.