Viết đoạn văn qui nạp làm rõ vẻ đẹp hình ảnh của ông đồ trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một trợ từ (Gạch chân và chú thích) giúp mình với !!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Refer
Bài thơ " Quê hương " của nhà thơ Tế Hanh là một bài thơ hay nói về tình yêu quê hương và sự gắn bó với làng chài vùng biển của tác giả. Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ là một đoạn thơ hay miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong tư thế đầy khỏe khoắn , vui tươi . Chiến thuyền ra khơi với tâm thế sẵn sàng cho một buổi lao động đầy tươi vui , hứng khởi. Nhà văn đã so sánh " Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã " . Chỉ một câu thơ ấy thôi , ta thấy được sự dũng mãnh , mạnh mẽ , nhanh nhẹn của con tàu khi vượt trùng khơi ra biển lớn , cùng với đó là sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển .Với những động tác nhanh nhẹn , dứt khoát , con thuyền nhanh chóng " phăng mái chèo " để mạnh mẽ " vượt trường giang " . Bên cạnh hình ảnh con thuyền , hình ảnh cánh buồm được tác giả so sánh với “mảnh hồn làng”. Cách so sánh ấy rất hay và độc đáo . Tác giả đã lấy một cái hữu hình là cánh buồm để nói về một cái vô hình là mảnh hồn làng , khiến cho hình ảnh quê hương trở nên gần gũi và thân thương hơn. Cánh buồm quen thuộc gắn bó bao đời với dân chài nay trở nên thiêng liêng và lớn lao lạ kì. Nó trở thành nơi lưu giữ hồn cốt của quê hương , là tình yêu nghề , yêu làng xóm của những người dân làng biển theo đoàn thuyền ra khơi . Cánh buồm ấy cùng hòa nhịp với người dân, đang “rướn thân” mình ra để vươn ra biển khơi . Như vậy, dưới ngòi bút tài tình và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Tế Hanh, đọan thơ tả cảnh người dân chài ra khơi đánh cá đã giúp cho người đọc cảm nhận được khí thế hăng say lao động, sự khỏe khoắn, tràn đầy sức lực, sức sống của người dân làng chài trong chuyến ra khơi và tình yêu quê hương sâu đậm của người dân chài. Chính điều này đã làm nên cái hay , cái đẹp của tác phẩm và góp phần đem đến thành công cho tác phẩm.
Nhắc đến ông đồ là nhắc đến những thầy dạy chữ Nho ngày xưa, mỗi dịp Tết đến xuân về ông thường xuất hiện bên đường phố để viết những câu đối đỏ:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.
Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc bởi Tết nào ông đồ già cũng xuất hiện cùng với mực tàu và giấy đỏ. Đó là thời đắc ý, thời vàng son của ông. Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Không gian làm việc của ông là bên phố.
Ta hãy hình dung dưới những bông hoa đào cùng tiết trời se lạnh có một ông đồ già đang vẽ những nét chữ điêu luyện và sự nhộn nhịp của bước chân người qua lại tạo nên một bức tranh thật tươi vui. Từ “mỗi”, “lại” đã phần nào thể hiện nhịp điệu đều đặn ấy.
Hoa đào và ông đồ đã song hành, sóng đôi cùng nhau để tôn thêm vẻ đẹp của ngày Tết. Màu hồng của hoa đào, màu đen của thỏi mực, màu đỏ của giấy đã làm bức tranh thật sinh động. Tài năng viết chữ của ông đồ được mọi người ngợi khen, thán phục:
“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
Rất nhiều người thuê ông viết chữ, họ không chỉ quý trọng những nét chữ của ông mà họ còn dành cho ông một lòng kính trọng. Ông đã phô diễn tài năng của mình qua các câu đối đỏ, qua những nét chữ rồng bay phượng múa. Phải là một người am hiểu về Hán học, chữ Nho thì ông đồ mới có thể viết những nét chữ tài hoa đến như vậy. Phép tu từ so sánh “như phượng múa rồng bay” đã thể hiện được lòng ngưỡng mộ, sự tôn trọng của Vũ Đình Liên cũng như của nhân dân ta dành cho ông đồ.
Đây cũng là sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chơi chữ là một thú vui thể hiện cốt cách thanh cao của người thưởng thức nó. Đồng thời, người viết chữ cũng được xem như một nghệ sĩ tài ba bởi nét chữ thể hiện được cái tâm, cái chí của người sáng tạo. Không những viết đẹp mà ông còn viết nhanh, điều này thật đáng khâm phục.
Những nét chữ uốn lượn một cách tài tình dưới đôi tay của một người có học thức khiến ai cũng muốn thuê ông viết cho câu đối đỏ. Có thể nói, thời đắc ý ông đồ vô cùng đông khách, người ta đến với ông vì sự thán phục những nét chữ phóng khoáng. Cả người viết chữ và người chơi chữ như có mối đồng cảm sâu sắc vì họ đều là người biết yêu và thưởng thức cái đẹp. Cả đoạn thơ như khúc hát ru ta, đưa bạn đọc đến với những cảm nhận tuyệt vời nhất về ông đồ.
Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ thuộc phong trào thơ mới. Và bài thơ "Ông đồ" đã cho chúng ta thấy một thời vàng son và nó cũng đồng thời cho ta thấy sự tàn lụi của ông đồ. Nhất là ở khổ thơ thứ 3 và thứ 4 đã cho các quý độc giả thấy được sự mai một và tàn lụi của những ông đồ. Bởi vì thời thế xoay chuyển nên vị thế của nho học và các nhà nho đã không giữ được. Mùa xuân vẫn tới, hoa đào vẫn nở nhưng những người xin chữ cũng dần thưa vắng và khung cảnh lúc này đã hoang vắng không còn giống như khung cảnh tấp nập ngày xưa,ai cũng tấm tắc khen đẹp. Ôi ! Vẻ đẹp truyền thống đang bị mài mòn đi theo năm tháng đã khiến cho ông đồ không còn được như xưa. Nhưng ông đồ vẫn lặng thinh ngồi đấy, vẫn tiếp tục công việc của mình mặc cho dòng người vẫn tấp nập đi qua mà không ai nguyện ý dừng chân xin chữ. Qua đó, ta thấy được hình ảnh ông đồ trở nên nhạt nhòa đến mức vô hình "ngồi đó" nhưng "không ai hay", cô đơn,lạc lõng. Nhưng càng nhấn mạnh sự cô đơn của ông đồ khi không gian xung quanh "lá vàng rơi trên giấy" lại thêm" ngoài giời mưa bụi bay". Những hình ảnh"lá vàng" và mưa bụi" đã thể hiện sự thiếu sức sống và có lẽ nó đang liên tưởng tới sự lụi tàn của nền nho học Việt Nam. Tóm lại, qua khổ thơ 3 và và 4 , ta thấy nhân vật ông đồ thời ế khách lạc lõng và cô đơn, lẻ loi giữa phố đông đồng thời lòng ông cũng đã trống vắng,sụp đổ cùng với đất trời lạnh lẽo mà thê lương.
Chú thích :
- Câu ghép : in đậm
- Thán từ : in nghiêng
Tham Khảo
Nhân vật Ông Đồ đem lại cho chúng ta cái cảm giác xao xuyến ,xót xa ,một sự thương thương cảm vô cùng to lớn khi nhìn lại hình ảnh ông đồ trong hoàn cảnh bị lãng quên bởi thời gian. Trông ông ,thân hình gầy yếu lặng lẽ dưới gió rét ,sương buôn ,vẫn cố chờ cho đến khi có người nhờ mình thuê viết.Trong thời hưng thịnh ,ông đồ là 1 người được mọi người yêu thích ,những đường bút nhẹ nhàng như rồng bay phượng múa làm cho mọi người phải xiêu lòng ,thế nhưng bây giờ điều đó đã trở nên xao lãng đối với mọi người. Thế là cứ năm này qua năm khác ,thân già yếu này vẫn ngồi bên đường chờ người đến thuê viết ,nhưng không chẳng có ai chú ý đến ông,chỉ nhìn thấy những khuôn mặt đầy dẫy sự xa lánh của mọi người .Chi tiết này khiến người đọc không khỏi thắc mắc ":Phải chăng sự đổi mới của xã hội đã làm mọi người nhớ đến sự vắng mặt của ông đồ già ?".Ông đồ già rồi cũng đã đi rồi ,hình dáng gầy gò ốm yếu của ông không còn nữa.Hình ảnh ông đồ đã mãi không còn trong tâm trí mọi người nữa , hình ảnh mà tất cả mọi người đã từng rất kính trọng trước đây.
Nhân vật Ông Đồ đem lại cho chúng ta cái cảm giác xao xuyến ,xót xa ,một sự thương thương cảm vô cùng to lớn khi nhìn lại hình ảnh ông đồ trong hoàn cảnh bị lãng quên bởi thời gian. Trông ông ,thân hình gầy yếu lặng lẽ dưới gió rét ,sương buôn ,vẫn cố chờ cho đến khi có người nhờ mình thuê viết.Trong thời hưng thịnh ,ông đồ là 1 người được mọi người yêu thích ,những đường bút nhẹ nhàng như rồng bay phượng múa làm cho mọi người phải xiêu lòng ,thế nhưng bây giờ điều đó đã trở nên xao lãng đối với mọi người. Thế là cứ năm này qua năm khác ,thân già yếu này vẫn ngồi bên đường chờ người đến thuê viết ,nhưng không chẳng có ai chú ý đến ông,chỉ nhìn thấy những khuôn mặt đầy dẫy sự xa lánh của mọi người .Chi tiết này khiến người đọc không khỏi thắc mắc ":Phải chăng sự đổi mới của xã hội đã làm mọi người nhớ đến sự vắng mặt của ông đồ già ?".Ông đồ già rồi cũng đã đi rồi ,hình dáng gầy gò ốm yếu của ông không còn nữa.Hình ảnh ông đồ đã mãi không còn trong tâm trí mọi người nữa , hình ảnh mà tất cả mọi người đã từng rất kính trọng trước đây.
đoạn thơ nào?
khổ 1 và khổ 2 ạ